- Dẫn nhập
- 1. Tạo một môi trường tình cảm tích cực
- 2. Bắt đầu mọi việc sớm hơn một chút
- 3. Người đang vui là người sẵn lòng giúp đỡ
- 4. Học hỏi trẻ con để sống trong hiện tại
- 5. Bảo vệ sự riêng tư của bạn
- 6. Tha thứ cho những cơn nóng giận
- 7. Hãy lắng nghe
- 8. Những trận cãi nhau của trẻ con
- 9. Một công việc không bao giờ hoàn tất
- 10. Đừng trả lời điện thoại
- 11. Sống thật với lòng mình
- 12. Hãy giữ lời hứa
- 13. Mua thêm một món, hãy bớt đi một món
- 14. Cứ để cho trẻ con có đôi lúc buồn chán
- 15. Chờ đợi điều không may
- 16. Những «khoảng trắng» trong thời biểu
- 17. Hãy trân trọng cuộc sống
- 18. Giảm nhẹ sự căng thẳng
- 19. Bạn muốn các con sẽ như thế nào?
- 20. Đánh giá cao giai đoạn trẻ con
- 21. Không để những chuyện ấy làm bận tâm
- 22. Đừng bỏ lỡ cơ hội bày tỏ lòng thương yêu
- 23. Tự điều chỉnh lại mình đúng lúc
- 24. Khám phá cách sống giản đơn tự nguyện
- 25. Chọn bạn mà chơi
- 26. Chấp nhận sự bất đồng
- 27. Đừng tự hạ mình
- 28. Đừng nhắc lại những chuyện không hay
- 29. Hãy nêu gương tốt
- 30. Sống buông xả bình thản
- 31. Tạo ra một thông lệ «vị kỷ»
- 32. Nếu bạn có con, quên đi chuyện thời biểu
- 33. Những biểu hiện của yêu thương
- 34. Đừng để đồng tiền làm bạn quỵ ngã
- 35. Bắt đầu một ngày với yêu thương, sống trọn một ngày với yêu thương, và kết thúc một ngày cũng trong yêu thương
- 36. Đừng coi thường những người chung sống
- 37. Một giới hạn cho những ước muốn
- 38. Để cho người khác thắng
- 39. Giữ một nhịp sống tỉnh táo
- 40. Đừng làm một người hy sinh thái quá
- 41. Từ bỏ những điều mong đợi
- 42. Tôn trọng cha mẹ vợ (hoặc chồng)
- 43. Những trạng thái tâm lý
- 44. Tách biệt công việc ra khỏi tất cả
- 45. Khi yêu thương hãy chấp nhận mọi thứ
- 46. Những thói tật nhỏ nhặt
- 47. Đừng nhấn mạnh sự bận rộn của mình
- 48. Dễ dãi hơn với những người hàng xóm
- 49. Những khó khăn của người khác
- 50. Đừng mang những cơn giận vào giấc ngủ
- 51. Vì sao tôi có thể không giống mọi người?
- 52. Tự mình thoát khỏi những khó khăn
- 53. Hành động có ý nghĩa nhiều hơn lời nói
- 54. Tập trung sự chú ý
- 55. Giảm bớt sự bực dọc
- 56. Bố trí thời gian cho những việc làm tốt
- 57. Đừng phê phán sau lưng người khác
- 58. Tổ chức những buổi họp mặt gia đình
- 59. Bày tỏ sự đánh giá cao về người khác
- 60. Nhìn mọi việc theo đúng thực tiễn
- 61. Đừng quá chú ý vào những kỳ nghỉ
- 62. Đối thoại bằng lòng yêu thương
- 63. Ngồi yên
- 64. Đón nhận khi sự việc đến
- 65. Giữ gìn sức khỏe
- 66. Trước hết phải quan tâm đến tình cảm
- 67. Quá chú ý đánh giá việc làm của mình
- 68. Tưởng tượng rằng ai đó đang theo dõi bạn
- 69. Nội tâm thế nào, cuộc sống thế ấy
- 70. Tạo quan hệ mới với con người cũ
- 71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
- 72. Đừng nói quá công việc ở nhà
- 73. Hãy trân trọng cuộc sống
- 74. Đừng lập lại những lỗi lầm cũ
- 75. Khi ai đó không hiểu được một vấn đề
- 76. Cung cách ứng xử trong gia đình
- 77. Đi cắm trại
- 78. Xem trẻ con như những người thầy
- 79. Bạn không thể mang theo được gì
- 80. Chọn một tổ chức từ thiện cho gia đình
- 81. Hãy kiên nhẫn với chủ cho thuê nhà
- 82. Tập thể dục
- 83. Chú ý đến những gì ngày càng tốt hơn
- 84. Những mong ước của con cái
- 85. Đừng suy diễn về người khác
- 86. Nói năng dịu dàng
- 87. Giữ tâm trạng vui vẻ
- 88. Nghĩ đến điều tốt đẹp đã làm hôm nay
- 89. Khám phá một niềm vui đơn sơ
- 90. Những điều nhỏ nhoi sẽ được nhớ đến
- 91. Nêu lên một tấm gương hiền hòa
- 92. Sự may mắn có được một căn nhà
- 93. Đừng phàn nàn về những lời phàn nàn
- 94. Chấp nhận sự thay đổi
- 95. Chuyển đổi vai trò giữa vợ chồng
- 96. Bao giờ cũng có một việc gì đó cần làm
- 97. Giải phóng những thứ phế thải
- 98. Hoãn lại những mong muốn của mình
- 99. Hãy nhớ rằng, mọi việc rồi đều sẽ qua đi
- 100. Như lần cuối cùng
Nguyễn Minh Tiến dịch
71. Những cuộc tấn công của ý tưởng
Trong tất cả những cuốn sách tôi viết, và trong những bài diễn thuyết, tôi đều cố đưa vào đôi điều về chủ đề «những cuộc tấn công của ý tưởng». Bởi vì gia đình là nguồn căng thẳng lớn cho rất nhiều người, nên tập sách này cũng không đi ngoài thông lệ đó.
Chúng ta là những sinh vật biết suy nghĩ. Và bởi vì chúng ta liên tục suy nghĩ, nên rất dễ dàng quên mất đi, hoặc ít nhất là không nhận thấy sự thật rằng chúng ta đang suy nghĩ. Thay vì vậy, chúng ta chìm mất trong tư tưởng, sự suy nghĩ của chúng ta trở thành một thứ phản xạ tự động. Nói cách khác, chúng ta suy nghĩ đến mọi việc – bao nhiêu công việc phải làm, cuộc sống đã căng thẳng đến như thế nào, chúng ta mắc kẹt trong những phần việc bận rộn thường xuyên đến mức nào... – mà không chủ động có một nhận thức tỉnh táo là mình đang suy nghĩ.
Vấn đề rắc rối là, những suy nghĩ của chúng ta lại trở về với chúng ta dưới dạng những cảm xúc. Điều tôi muốn nói ở đây là, nếu chúng ta có những suy nghĩ giận dữ, chúng ta cảm thấy giận dữ. Nếu chúng ta có những suy nghĩ oán hận, chúng ta cảm thấy oán hận. Nếu chúng ta có những suy nghĩ hối hả, chúng ta cảm thấy như thể là mình không có đủ thời gian. Nếu chúng ta có những suy nghĩ căng thẳng, chúng ta cảm thấy căng thẳng. Bạn không tin tôi sao? Hãy thử cố tức giận vào lúc này đi, nhưng đừng nghĩ đến bất cứ điều gì làm bạn giận dữ. Bạn không thể làm như thế được. Trong thực tế, cảm xúc của bạn theo sau những suy nghĩ, hệt như một con cừu non đi theo mẹ.
Một cách tiêu biểu, những cuộc tấn công của ý tưởng tự nó phát sinh từ một chuyện gì đó theo cách như thế này: Giả sử, bước vào một căn phòng dơ bẩn, thoạt tiên bạn phát khởi một ý tưởng như là: «Cái nơi khốn nạn này thật chẳng bao giờ được dọn sạch.» Tự thân một ý tưởng như thế, hẳn cũng không tai hại lắm. Tuy nhiên, chúng ta rất hiếm khi có đủ khôn ngoan để chận đứng ý tưởng này ngay lúc đó. Thay vì vậy, một ý tưởng này lại thường dẫn đến những ý tưởng khác như là: «Mình là người duy nhất ở đây phải làm hết thảy mọi việc.» và có thể là: «Tôi ghét nơi này quá.» Không bao lâu, chúng ta trở nên bực dọc và khó chịu, nhưng không hề nhận ra mức độ thật sự mà những ý tưởng của chúng ta đã đóng góp tạo thành sự đau khổ tinh thần này.
Khi kiểu đối thoại tinh thần này diễn tiến, chỉ có hai điều có thể xảy ra. Thường xảy ra hơn, là việc bạn sẽ tiếp tục suy nghĩ theo cách này cho đến khi nhận lãnh hậu quả căng thẳng của những ý tưởng đó. Dòng tư tưởng của bạn có thể tiếp tục mãi cho đến khi nào có tiếng chuông cửa hoặc chuông điện thoại reo chẳng hạn.
Tuy nhiên, cách chọn lựa khác hơn là nhận ra chính mình trong diễn tiến của cuộc tấn công bằng ý tưởng này, nhận rõ được điều gì đang xảy ra trong suy nghĩ của bạn. Tự nói với mình: «À, lại vướng vào nữa rồi đây.» hoặc một điều gì khác tương tự, có thể nhắc nhở bạn là chính những tư tưởng của bạn đang sắp làm cho bạn phát khùng lên, và làm tăng thêm bất cứ cảm giác căng thẳng nào đang có sẵn. Khi bạn trở thành một người quan sát tư tưởng của mình theo cách này, bạn sẽ có thể chặn đứng sự căng thẳng và bực tức ngay từ khởi điểm của nó, bằng cách thoát ra khỏi dòng tư tưởng đó và trở về ngay với giây phút hiện tại. Điều này giúp bạn lấy lại tư thế của mình bằng cách không để cho những ý tưởng của bạn có thể làm cho cuộc sống trở nên dường như khó khăn hơn cả thực tiễn vốn có. Điều rõ ràng là, khi bạn ngăn chặn những tư tưởng xấu đó càng sớm, sẽ càng dễ dàng hơn để tỉnh táo lại và trở về đúng hướng.
Tôi không thể nói hết với bạn sự ích lợi mà giải pháp đơn giản nhỏ nhoi này đã mang lại trong cuộc sống của chính tôi và của hàng ngàn người khác khi áp dụng nó. Bạn sẽ thấy vui với giải pháp này – nhưng tôi phải cảnh báo với bạn trước, mặc dù khái niệm này có vẻ đơn giản, không phải bao giờ nó cũng dễ dàng để thực hiện. Một khi bạn đã bắt đầu chú ý đến, bạn có thể sẽ khám phá ra rằng bạn thường có rất nhiều cuộc tấn công của ý tưởng, nhiều hơn là bạn tưởng. Nhưng lợi ích có được là xứng đáng. Với sự rèn luyện đôi chút, bạn sẽ được dễ chịu hơn nhiều trong gia đình.