Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Tất cả pháp đồng ý ở một điểm

12/01/201103:47(Xem: 4463)
19. Tất cả pháp đồng ý ở một điểm

CON ĐƯỜNG CĂN BẢN ĐẾN GIÁC NGỘ

Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của phái Kadam
Nguyên tác: Training the Mind and Cultivating Loving-Kindness by Chošgyam Trungpa
Nhà xuất bản Shambhala, 1993
Việt dịch: Trùng Hưng - Nhà xuất bản Thiện Tri Thức, 2001
 

ĐIỂM NĂM
SỰ ĐÁNH GIÁ VIỆC TU TÂM

ĐIỂM NĂM VÀ THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT

19
Tất cả pháp đồng ý ở một điểm

Ở đây, Pháp không liên hệ gì với danh từ pháp theo nghĩa triết học, hay là “những sự vật như chúng là” ; pháp ở đây chỉ có nghĩa là những giáo lý. Chúng ta có thể nói rằng tất cả mọi giáo lý về căn bản là một cách khuất phục hay làm rơi rụng bản ngã của chúng ta. Và tùy theo bài học khuất phục bản ngã được nắm giữ ở trong chúng ta nhiều bao nhiêu, thì thực tại cũng được hiển lộ với chúng ta nhiều bấy nhiêu. Tất cả các pháp đã được dạy đều nối kết với điều này. Không có pháp nào khác. Không có những giáo lý khác, đặc biệt trong những giáo lý của Phật.

Trong hành trình đặc biệt này hành giả có thể đặt một hệ thống chia độ, và tình trạng của người ấy có thể đo được. Nó cũng giống như hệ thống chia độ của công lý : nếu bản ngã của bạn rất nặng, bạn sa xuống ; nếu bản ngã của bạn nhẹ, bạn nâng lên. Thế nên bãi bỏ chương trình cá nhân bành trướng cái ngã của chúng ta và đạt đến chương trình phi cá nhân của giác ngộ tùy thuộc vào việc chúng ta “cân nặng” hay rỗng rang bao nhiêu.

Dù những giáo lý tiểu thừa hay đại thừa, chúng đều đồng ý với nhau. Mục đích của tất cả chúng chỉ là chiến thắng bản ngã. Khác đi thì không có mục đích nào trong đó. Bất cứ kinh điển, sớ giải nào về giáo lý Phật giáo bạn có thể đọc, chúng đều nối kết với hiện thể của bạn và được hiểu như là những cách thức để thuần hóa bản ngã của bạn. Đây là một trong những khác biệt chính giữa hữu thần và vô thần. Những truyền thống hữu thần nhắm đến việc xây dựng một loại bản chất cá nhân, để cho bạn có thể bước nhanh và làm kiểu diễn dịch riêng của bạn về những hành động bồ tát giả hiệu. Nhưng trong truyền thống Phật giáo vô thần, chúng ta nói theo lối không có con người riêng biệt, không có những tính chất của bản ngã, và bởi thế có thể biểu hiện một sự diễn dịch rộng lớn hơn nhiều hoạt động bồ tát.

Kiểu diễn dịch tiểu thừa về thuần hóa bản ngã là cắt đứt sự luộm thuộm, ủy mỵ và tâm thức lang thang bằng sự áp dụng kỷ luật shamatha, hay chánh niệm. Sự thực hành shamatha cắt đứt cơ cấu nền tảng của bản ngã, chính bản ngã này tự duy trì chính nó bằng cách cung cấp những lời nói nhảm nhí thuộc tiềm thức và những tư tưởng lan man. Ngoài ra, nguyên lý vipashyana của sự tỉnh giác cũng cho phép chúng ta cắt đứt bản ngã của chúng ta. Thức tỉnh với toàn thể môi trường chung quanh và đem nó vào trong kỷ luật nền tảng của chúng ta cho phép chúng ta thành ra ít chấp ngã và nhiều tiếp xúc với thế giới quanh chúng ta, thế nên có ít điểm quy chiếu vào “tôi” hay “của tôi”.

Trong đại thừa, khi chúng ta bắt đầu thấu hiểu nguyên lý bồ tát qua thực hành Bồ đề tâm, sự quan tâm của chúng ta thì có nhiều hơn sự ấm áp và khéo léo, thiện xảo. Chúng ta thấu hiểu chúng ta không có gì để bám nữa trong chúng ta, thế nên chúng ta có thể cho đi mọi lúc. Căn cứ của lòng bi như thế là sự không có lãnh địa, không bản ngã chút nào. Nếu bạn như thế, bạn có lòng bi. Bây giờ sự ấm áp, sự có thể dùng được và dịu dàng hơn nữa cũng có mặt. “Tất cả các pháp đều đồng ý ở một điểm” nghĩa là nếu không có chấp ngã, bấy giờ tất cả các pháp là một, tất cả các giáo lý là một. Đó là lòng bi.

Để có một thái độ thương yêu người nào khác, bạn phải không có một nền tảng nào, căn cứ nào để khởi sự. Khác đi thì bạn trở thành một kẻ mắc chứng yêu lấy bản ngã của mình, cố gắng hấp dẫn người ta chỉ từ sự quyến rũ của bạn, đam mê của bạn hay sự kiêu căng của bạn. Lòng bi khai triển từ tánh Không, hay cái không nền tảng, bởi vì bạn không có gì để bám chấp vào, không có gì để làm với, không dự phóng, không sở đắc cá nhân, không những động cơ phía sau. Bởi thế, bất cứ điều gì bạn làm đều là một công việc sạch sẽ, có thể nói như vậy. Thế nên đại bi và tánh Không làm việc cùng nhau. Giống như bạn tắm nắng trên bãi biển : một mặt bạn có một cái thấy đẹp đẽ về biển cả, bầu trời và mọi sự, và cũng có ánh nắng mặt trời, hơi nóng và biển cả đến với bạn.

Trong tiểu thừa, bản ngã chúng ta bắt đầu được cắt tóc ; râu ria của nó được cạo sạch. Trong đại thừa, tứ chi của bản ngã được cắt, thế nên không còn tay chân nữa. Chúng ta bắt đầu mở tung thân thể của bản ngã. Bằng cách phát triển Bồ đề tâm tối hậu, chúng ta lấy đi trái tim để cho không có gì tồn tại chút nào. Rồi chúng ta thử dùng đám hổ lốn còn lại, tay, chân, đầu, tim bị cắt đứt, cùng với một số máu. Áp dụng cách tiếp cận bồ tát, chúng ta dùng chúng, chúng ta không vất chúng đi. Chúng ta không muốn làm ô nhiễm thế giới của chúng ta với số bộ phận còn lại của bản ngã. Thay vì thế, chúng ta đem chúng vào con đường của Pháp bằng cách khảo sát chúng và sử dụng chúng. Thế nên bất cứ cái gì xảy ra trong đời bạn đều trở thành một cách thức để đo sự tiến bộ của bạn trên con đường – bạn đã có thể cắt lìa tay chân, thân mình và trái tim bạn được bao nhiêu. Đấy là tại sao châm ngôn này đi cùng với một câu nói khác của các vị thầy Kadam, “Sự rơi rụng của bản ngã là hệ thống chia độ đo lường hành giả.” Nếu bạn có nhiều bản ngã, bạn sẽ nặng hơn trên bàn cân này ; nếu bạn có ít bản ngã ; bạn sẽ nhẹ hơn. Đó là sự đo lường thiền định và tỉnh giác đã được triển khai bao nhiêu, và sự thất niệm đã được chiến thắng bao nhiêu.


 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]