Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần B: Các Pháp Tu Của Quán Thế Âm

23/11/201017:58(Xem: 3437)
Phần B: Các Pháp Tu Của Quán Thế Âm

Phần B : CÁC PHÁP TU CỦA

QUÁN THẾ ÂM


I. PHÁP TU NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Sau khi đã ý thức được điều kiện mở gút các căn, ông Anan, nhân vật chánh đối thoại với đức Phật trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, mới thỉnh cầu Ngài chỉ dạy thêm cho ông biết phải tu căn nào mới được viên thông ?

Đức Phật bèn bảo 25 vị thánh trong pháp hội trần thuật lại pháp tu nào đã giúp họ chứng đắc đạo qủa.

Lần lượt 25 vị A La hán và Bồ Tát đứng lên trình bày pháp tu chứng của mình. Trước tiên có 6 vị giải bày rằng nhờ tu 6 trần là sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp mà được thành đạo. Kế đó có 5 vị cho biết nhờ tu nhãn, tỷ, thiệt, thân, ý căn mà được viên thông. Tiếp theo có 6 vị tu lục thức chứng được viên thông. Còn có 7 vị khác nhờ tu 7 đại mà cũng chứng được đạo quả. Vị thứ 25 cũng là Bồ Tát Quán Thế Âm trần thuật trước Phật và pháp hội pháp VĂN, TỰ, TU (nghe, suy tư và tu tập) của Ngài.

Ngài nói khi vừa nghe âm thanh, Ngài liền xoay cái nghe đó trở vào Chơn tâm, nhờ đó thể nhập được Chơn tâm thanh tịnh, chứng được hai quả thù thắng, đó là trên chỉ hiệp với đức tánh Từ độ của chúng sanh. Ngoài ra Ngài còn hiện ra 32 ứng hóa thân hộ độ chúng sanh khiến cho họ được 14 món vô úy và 4 món vô tác vi diệu, khó thể nghỉ bàn.

Sau khi 25 vị A La Hán và Bồ Tát trình bày xong, Phật bảo Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi hãy chọn lựa một pháp môn nào trong số 25 pháp tu chứng của các vị A La Hán và Bồ Tát, có khả năng giúp cho ông A nan và các chúng sanh đời sau để thành đạo vô thượng Bồ Đề.

Bồ Tát Văn Thù nói rằng pháp Đại Thừa vốn có nhiều, pháp nào cũng có thể giúp đạt kết quả tốt, tuy rằng đối với người tu sơ cơ thì thấy dường như có pháp dễ, có pháp khó.

Ngài nhận định rằng trong cõi Ta Bà, Phật đã dùng lời nói để thuyết pháp, còn chúng sanh thì dùng nghe đễ lãnh hội, do đó cũng nên dùng pháp tu nhĩ căn để tu chứng tam muội. Bồ Tát Văn Thù liền xưng tán nhĩ căn vì nhĩ căn thông cùng khắp và có 3 đức tánh viên, thông và thường hơn hẳn các căn khác. Viên là tròn, giúp mình nghe được âm thanh khắp 10 phương, thông là không ngăn ngại vì mình có thể nghe cách vách, nghe được tiếng xa, tiếng gần thường vì tánh nghe vẫn hoạt động dù mình đang hôn mê hay đã chết.

Bồ Tát Văn Thù cũng không quên tán thán công đức của Bồ Tát Quán Thế Âm vì Bồ Tát đã chứng được tánh nghe nhiệm mầu, ứng hợp với mọi hoàn cảnh nhưng vẫn không rời chơn tâm thanh tịnh.

Dưới đây là bản văn pháp tu nhĩ căn viên thông trích từ bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm.

1. PHÁP TU NHĨ CĂN VIÊN THÔNG

Pháp này gồm có 3 giai đoạn sau đây :

Giai đoạn 1: Sở ư văn trung, nhập lưu vong sở, sở nhập kỷ tịch, động tịnh nhị tướng, liễu nhiên bất sanh.

Tạm dịch : Trước tiên trong chỗ nghe, liền đưa những gì mình nghe nhập vào tánh nghe (chơn tâm), nhờ vậy mà quên đi những gì đã nghe. Khi chỗ nhập đã yên ỗn thì hai tướng động tịnh rốt ráo không còn nữa.

Giai đoạn 2: Như thị tiệm tăng, văn, sở văn tận, tận văn bất trụ, giác, sở, giác không, không giác tịch viên.

Tạm dịch : Như thế cứ tăng dần, cái nghe và cái bị nghe đều đứt. Nhưng không trụ ở chỗ hết nghe. Cái biết rằng mình không trụ như thế và cái bị biết (chính là sự việc mình không trụ ở chỗ hết nghe) cũng không. Cuối cùng cái biết “tướng không” ấy được tăng trưởng đến mức độ tròn đầy, vắng lặng.

Giai đoạn 3: Không, sở Không diệt, sanh diệt dĩ diệt, tịch diệt hiện tiền.

Tạm dịch : Cái biết tướng không và cái tướng Không là cái bị biết, cả hai cũng dứt luôn. Đến đây cãnh giới sanh diệt, đối kháng hoàn toàn mất, chỉ còn trạng thái tịch diệt, vắng lặng tuyệt đối mà thôi.

Cả ba giai đoạn trên đây đều nhằm tạo cái “không” trong đầu của hành giả. Giai đoạn 1 là không nghe, giai đoạn 2 là không biết, giai đoạn 3 là không cái không biết tức là cái không biết cũng không luôn.

Nếu chúng ta chấp văn tự thì chúng ta liền rơi vào lối suy diễn của Nhị Thừa vốn chấp Không: không nghe, không biết, không cái không biết. Thật vậy, Nhị Thừa chủ trương không nghe, không biết vì họ muốn dứt bặt thọ và tưởng để từ đó có thể đi vào cái không, tuyệt đối vắng lặng.

Chúng ta thử phân tích từng giai đoạn một như sau.

Trong giai đoạn 1, hành giả đưa cái gì đã nhe nhập vào bản thể thanh tịnh của Chơn tâm, cốt đễ quên cái đã nghe. Nhập được yên ổn rồi thì 2 tướng động, tịnh không sanh. Động là nghe, tịnh là không nghe. 2 tướng này cũng chi là 2 tướng đối đãi về mặt văn tự, chớ thật ra không có ý nghĩa gì trong vấn đề thể hiện trạng thái vắng lặng tuyệt đối, bởi lẽ trong giai đoạn 2, hành giã còn phải lo dứt trừ cái biết, mà cái biết tức là tưởng động.

Mục đích của giai đoạn 1 là nhằm làm bặt cái khả năng nghe âm thanh của lỗ tai, y hệt như nhét bông gòn hay bịt lỗ tai vậy.

Trong giai đoạn 2, hành giả không còn nghe gì nữa, nhưng còn biết, biết rằng mình đã hết nghe. Cái biết này xuất phát từ ý thức, cũng phải dứt luôn. Dứt bằng cách nào ?

Phải chăng bằng cách đè bẹp tư tưởng biết, giống như người ta lấy đá đè cỏ. Tư tưởng biết sẽ tạm thời chấm dứt, nhưng sau đó sẽ tiếp tục xẹt ra trong đầu, vì tư tưởng là dòng thác từ nguồn đổ xuống làm sao chận được ?

Vẫn biết rằng hàng Nhị Thừa có thể làm tê liệt 6 thức, từ nhãn thức cho đến ý thức nhưng họ chỉ có thể tạm thời làm được công việc vô bổ này mà thôi. Do đó câu “không giác tịch viên”, hoàn toàn không đúng với chơn lý.

Đến giai đoạn 3, hành giả phải dứt bặt hết mọi tư tưởng như tư tưởng biết mình không còn nghe nữa, tư tưởng biết mình đang ở trong trạng thái trống không. Dứt bặt kiểu này là dứt bặt mọi cảm thọ liên quan đến cái nghe, dứt bặt tư tưởng biết mình hết nghe, biết đầu mình đang rỗng không.

Câu “không, sở không diệt” được ghi trong giai đoạn 3 thật hết sức khó hiểu. Vì sao ? Bởi lẽ nó quá vắn tắt, khiến cho chúng ta phân vân về ý nghĩa của chữ không. Ở trên đả đề cập đến “ không giác” là cái biết mình đã không còn nghe nữa, nay lại nói đến chữ Không. Phải chăng nó hàm ý rằng hành giả biết mình đang ở trong trạng thái rỗng không. Đây là cái năng biết, còn trạng thái rỗng không là cái bị biết mà kinh gọi là sở không. Còn phân biệt năng, sở tức là còn trong vòng đối đãi. Vì thế kinh dạy phải diệt phải dứt trừ cái tâm phân biệt này mới có thể đạt được trạng thái tịch diệt.

Trạng thái tịch diệt là như thế nào ?

Theo phương pháp này thì hành giả phải ở trong trạng thái không còn nghe, không còn biết gì hết, thậm chí không biết mình có còn thở nữa hay không ? Đó là trạng thái tịch diệt của người hành pháp Thiền DIỆT TẬN ĐỊNH, hoàn toàn vô tri, vô giác, như gỗ đá.

Xét cho chung, pháp tu nhĩ căn viên thông như được trích trên đây không khác gì pháp Thiền Diệt Tận Định.

Như thế thì pháp tu này có tánh không thiết thực, khó thực hành đối với người đời, vì người đời trong ngày lúc nào cũng nghe đủ thứ âm thanh, từ những lời chửi mắng, chê trách, gièm pha đến những lời nịnh hót, tâng bốc, ngợi khen. Không lẽ khi mới vừa nghe một tiếng nói nặng của người láng giềng, mình vội chạy vào phòng riêng để thực hành pháp tu nhĩ căn hay sao ?

Chỉ có những đạo sĩ, các hàng Nhị Thừa, sống cô đơn, xa lánh cuộc đời, nơi rừng sâu, núi thẳm, mới có thể hành pháp Thiền Diệt tận định, nói cách khác, hành pháp tu nhĩ căn viên thông như trên đã trình bày. Chúng ta nhớ lại trường hợp ông Xá Lợi Phất đang nhập Diệt Tận định dưới gốc cây trong rừng bị ông Duy Ma Cật chỉnh một phen mà không biết cách nào để đối đáp.

Nhiều nhà tu hành gọi pháp tu nhĩ căn viên thông là đại định hay tam muội Thủ Lăng Nghiêm. Gọi như thế có phần nào không đúng, bởi lẽ Thủ Lăng Nghiêm tượng trưng cho trí huệ Phật, do đó khi đã nhập tam muội Thủ Lăng Nghiêm thì không có pháp chi mà hành giả không liễu ngộ. Đằng này, trong tiến trình nhập Diệt tận định với pháp nhĩ căn viên thông, hành giã hoàn toàn không biết gì nữa hết, thì làm sao gọi là liễu ngộ các pháp. Biết với tâm vô trụ mới gọi là liễu ngộ, là trí huệ.

Người tu Phật Thừa luôn luôn niệm rằng hề mang thân tướng nào thì phải sống và tiếp xúc với cảnh giới thân tướng đó, nghĩa là không lìa cảnh giới nhộn nhịp của người đời, vì nếu, lìa thì không thể nào biết các pháp để rồi, sử dụng chúng một cách vô ngại.

Với quan niệm trên, chúng ta phải sống với đời, sử dụng nhĩ căn của mình để nghe trọn vẹn mọi thứ âm thanh ở trên đời, nghe nhưng không để bị nhiễm, bị lôi cuốn, vì nếu để bị ngoại cảnh lôi cuốn thì tâm mình sẽ mê mờ, làm sao biết được thực tướng của các pháp, làm sao nhập được bản thể chơn như ?

Vì thế Chân sư của chúng tôi gọi pháp tu nhĩ căn viên thông với cái tên mới cho phù hợp với thời đại ngày nay. Đó là pháp nghe mà như không nghe, mà là nghe như thật, còn gọi là pháp lắng nghe, lắng nhìn vô sở thọ.

Pháp này không khác pháp chiếu Kiến trong Tâm kinh, vì chiếu kiến hay chiếu soi của cặp mắt là thấy, nhìn, chiếu, soi của lỗ tai là nghe.

2. PHÁP LẮNG NGHE, LẮNG NHÌN VÔ SỞ THỌ.

Trong phần trình bày trên đây, chúng tôi chỉ đề cập đến pháp lắng nghe vì các sự thấy, nghe, hay, biết của mình đều là những cảm thọ của lục căn có cùng một tánh chất. Thật vậy, chúng ta thọ vui, thọ khổ, thọ không vui không khổ, chớ không có cách cảm thọ nào khác hơn.

Do đó, chúng ta chỉ cần nắm vững pháp lắng nghe là đủ rồi. Hơn nữa lỗ tai có tới 1,200 công đức, trội hơn rất nhiều công đức của mắt chỉ có 800 mà thôi. Chúng ta nên nhớ rằng cứu cánh tu tập là hòa nhập Phật tánh, Chơn Như tâm, pháp giới tánh. Tuy được gọi dưới nhiều tên khác nhau, nhưng tất cả những danh từ ấy đều có cùng một nghĩa. Hòa nhập Phật tính tức là hòa nhập trọn vẹn 4 đặc tánh: Thường hằng, Năng Sanh, Chiếu Soi và Thanh tịnh hay tỏ thấu được 3 mặt: Thể, Tướng, Dụng của Phật tánh.

Nếu hòa nhập đầy đủ 4 đặc tánh thì gọi là đắc qủa Vô thượng Bồ Đề, Hòa nhập chưa đủ thì gọi là từng phần giác. Đó là trường hợp của các bậc A La hán, của các vị Tam Hiền chỉ đạt được một đặc tánh Thanh tịnh trong 4 đặc tánh nói trên, nên chưa phát huy được hết Tướng và Dụng của Phật tánh.

Chúng ta cũng nên nhớ rằng xưa nay tất cả động tác như suy nghĩ, tính, toán, lý luận, phê phán, phân biệt v.v… của chúng ta đều do tâm chủ động cả. Mà cái tâm ấy vốn vô tướng, không thể lấy phàm nhân mà thấy được, lấy ý thức mà biết được. Tâm vốn vô tướng nên không biến đổi, không chết sống, không thọ dụng.

Thí dụ như ý khởi niệm ăn, nhưng ý không ăn, chỉ có sắc thân này ăn. Tâm khởi phát ý nghĩ có lấy, có bỏ nhưng thật ra tâm chẳng có lấy chẳng có bỏ gì cả. Sở dĩ tâm phân biệt có lấy, có bỏ là vì tâm lầm chấp, là vì tâm còn mê vọng. Tâm mê vọng được gọi là vọng tâm, tâm không lầm chấp là chơn tâm.

Như vậy, chơn hay vọng cũng chỉ là tên gọi cái vô tướng đó mà thôi, giống như ta gọi người uống rượu say là người say rượu, khi người đó hết say thì gọi là người tỉnh rượu. Say hay tỉnh rượu cũng chỉ là cách gọi một người mà thôi.

Đề cập đến vấn đề thọ tụng, chúng ta thấy rằng tâm vô tướng không cảm thọ bất cứ điều gì. Vì tâm lầm chấp nên cho rằng cảnh hát xướng là cảnh vui, cảnh tù tội là cảnh khổ, nhưng trên thực tế, tâm không bao giờ cảm thọ.

Đối với các pháp ngoài sắc thân như núi sông, rừng rậm, đồng cỏ, tinh tú, mặt trời, mặt trăng, tất cả đều biến hiện, sanh diệt liên tục, nhưng cái vô tướng chỉ đạo không bao giờ sanh diệt, giống như tâm sai khiến xác thân làm đủ thứ việc nhưng bổn tâm vẫn hằng hữu.

Vậy thì cái vô tướng chỉ đạo sơn hải đại địa và cái vô tướng chi đạo xác thân này đều đồng một tánh năng sanh. Như thế trong cái tướng hư vọng luôn có cái vô tướng. Tốm lại, không phải chỉ có con người hay súc vật mới có cái vô tướng mà nơi âm thanh, sắc tướng, sơn hà, đại địa cũng có cái vô tướng. Trong kinh, Phật dạy ông Tu Bồ Đề muốn hàng phục vọng tâm để hiển bày chơn tâm, thì phải vô trụ, không chấp, nghĩa là muốn lấy nước thì phải múc ngay nơi sống, muốn thấy chơn thì phải tìm nơi vọng, muốn thấy đạo thì phải chung sống với đời.

Nay muốn tìm chơn mà có thể lìa bỏ các pháp tức là làm bặt cái nghe, cái thấy hay sao ?

Muốn thấu triệt pháp tu nhĩ căn viên thông, chúng ta nên phân biệt 3 trường hợp như sau ?

a) Nghe và không nghe.

b) Nghe mà không nghe.

c) Nghe như không nghe mà lại nghe như thật.

Trường hợp 1. NGHE VÀ KHÔNG NGHE.

Đó là trường hợp chung cho kẻ phàm phu chúng ta, có khi nghe, có khi không nghe.

Không nghe là khi chúng ta điếc hay lảng tai hoặc bị ngăn cách. Dù có nghe hay không nghe, chúng ta cũng đều phát khởi ý niệm phân biệt yêu ghét, lấy bỏ. Tâm chạy theo ngoại cảnh được gọi là tâm nhiễm ô, tâm chấp tướng. Mà hễ còn chấp tướng thì làm sao thấy được tánh ? Vì thế phàm phu chúng ta phải bị lưu chuyển trong vòng sanh tử luân hồi, phải thọ lãnh nghiệp báo vui sướng, khổ không khổ.

Trường hợp 2. NGHE MÀ KHÔNG NGHE.

Hàng Nhị Thừa vì chủ trương ngăn ngừa nhĩ căn không có cho tiếp xúc với âm thanh bên ngoài nên không thể phân biệt được tướng của âm thanh, êm dịu hay chua chát, thanh hay thô. Do không phân biệt nên họ không khởi tâm yêu ghét, lấy bỏ, tất nhiên không bị nhiễm ô, nên họ không tạo nghiệp ác để lãnh quả báo sanh tử.

Trường hợp này liên hệ trực tiếp đến đạo qủa của Nhị Thừa.

1) Nghe là trường hợp của Thanh Văn, nhờ nghe được pháp Tứ Đế mà đạt được quả giải thoát gọi là tiểu quả Niết Bàn.

2) Không nghe là trường hợp của A La Hán.

A La Hán chủ trương không nghe tất cả mọi thứ âm thanh nên chẳng những ngăn nhĩ căn không để bị tác động mà còn tìm cách an trụ trong cái không, tịch diệt của Diệt tận định. Dù đạt được quả vô sanh, nhưng A La Hán vẫn còn chấp pháp vì còn phân biệt có pháp thanh thô, yêu ghét, lấy bỏ, như họ nghĩ rằng tất cả các thứ âm thanh đều là ô trược cần phải loại bỏ.

Tu theo pháp nghe mà không nghe vẫn còn bị kẹt, vì khi chúng ta không tiếp xúc với các pháp thế gian, chúng ta không thể nào tỏ ngộ được tánh của chúng.

Trường hợp 3. NGHE NHƯ KHÔNG NGHE MÀ LẠI NGHE NHƯ THẬT.

Do nguyên tắc tướng của âm thanh tuy có thanh thô khác nhau, nhưng tánh của nó là chơn không, bình đẳng, không thanh, không thô. Nói cách khác, lìa sóng không thấy nước, lìa tướng không thấy tánh, lìa thế gian không Phật, lìa vọng niệm hay chúng sanh tánh, không thấy Phật tánh hay Phật tâm.

Vì thế muốn lắng nghe một cách tự tại và viên thông, chúng ta không nên phân biệt tướng thanh thô của âm thanh, không nên phân biệt cái gì cần nghe, thích nghe, và cái gì không cần nghe, không thích nghe. Nếu nghe được thì chúng ta cứ nghe mà như không nghe, nghĩa là cứ nghe mà lòng không chấp, không trụ, không sanh tâm ưa ghét, nhờ vậy mà chúng ta rốt cuộc được nghe như thật.

PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH

Nói không chấp, không trụ thì dễ nhưng khi thực hành mới thấy khó khăn vô cùng. Nếu áp dụng khoa động lực học, chúng ta sẽ tìm ra được một phương cách tương đối dễ thực hiện.

Người tu Bát Nhã không chủ trương tận diệt mọi tư tưởng. Họ chỉ tìm cách dứt trừ mọi tư tưởng tham, sân, si, thất tình, luc dục (tâm chấp ngã, chấp pháp) khi đối cảnh, đối pháp hay những hình ảnh có sức quyến rũ được ghi trong ký ức.

Thất tình, lục dục, tham, sân, si là những tướng thô của các thứ tâm chấp ngã là ngã si, ngã mạn, ngã kiến, ngã ái. Thất tình gồm có: hỉ, nộ, ố, ái, dục, cụ còn lục dục thì có tài, danh, sắc, thực, thùy (ngủ nghĩ), tật đố (ganh ghét) hoặc 6 thứ ham muốn của 6 căn.

Vì không chủ trương tận diệt tư tưởng nên người tu chỉ muốn làm chủ tất cả tư tưởng, bất luận chơn hay vọng, đang diễn biến trong nội tâm nghĩa là chẵng những họ không để cho các thứ tâm chấp ngã lôi cuốn mà còn tùy nghi sử dụng chúng để làm lợi người, lợi mình.

Có đối pháp, tâm liền phát khởi. Tâm phát khởi là tâm bị động, tâm nghe bên trong là tâm tịnh. Tuy nói hai tâm nhưng cả hai đều cùng sử dụng một lực, đó là tâm lực nói chung, trung tính, không thiện, không ác.

Tâm lực đó có sẵn trong mỗi người chúng ta cũng như có sẵn trong vũ trụ, trùm khắp không gian và thời gian. Vì vậy tâm lực của chúng ta chính là LỰC của VŨ TRỤ còn gọi là lực năng sanh của Chơn Như tâm.

Khi đối pháp, nếu chúng ta sanh lòng tham thì liền đó có một lực thúc đẩy chúng ta phải hành động. Nếu chúng ta kịp thời lắng nghe nội tâm thì lực tham sẽ mất, khiến cho tư tưởng tham lần hồi mất theo.

Vậy thì với kỷ thuật làm tăng trưởng lực lắng nghe đến mức tối đa, chúng ta đã làm tan biến ma lực của thất tình, lục dục, bởi lẽ nếu mình đã tận dụng trước tâm lực ở nơi lòng thì còn tâm lực nào khác để cho thất tình, lục dục sử dụng ?

Thí dụ như đi xem vở tuồng cải lương Lan và Điệp, các bà mẹ và các cô thường hay rơi lệ khi nghe những lời ca oán than não nùng của Lan quyết tâm cắt đứt mối tình xưa giữa hai người. Do đâu mà các bà và các cô phải mgậm ngùi, bi lụy như thế ? Có phải là vì các bà, các cô chưa từng tu tập pháp lắng nghe nên đã vô tình để cho âm thanh lôi cuốn. Nếu đã thuần thục được pháp này rồi thì làm gì còn có vấn đề thương cảm số kiếp hồng nhan đa truân ?

Thực hành liên tục pháp lắng nghe, tức là tập cho tâm lắng nghe có một cái lực mạnh mẽ đủ sức hàng phục các vọng niệm chấp ngã, chấp pháp cũng như thất tình, lục dục.

Câu hỏi được đặt ra là tại sao có người hành pháp lắng nghe mà vẫn bị lôi cuốn bởi các ma lực của vọng niệm ?

Chúng ta nên hiểu tâm lực có tánh chất trung tính. Khi bắt đầu tu tập pháp lắng nghe, chúng ta đã lấy một phần của tâm lực chuyển sang cho tâm lắng nghe. Từ đó tâm lắng nghe mới có được một lực, nhưng lực này vẫn còn yếu, so với ma lực của tham, sân si vốn đã được un đúc từ vô lượng kiếp về trước.

Lúc bấy giờ tâm lực bị chia thành hai phân lực, một phân lực đi với tâm lắng nghe, một phân lực đi với tham, sân, si, thất tình, lục dục, phân lực này chính là ma lực nói trên.

Đừng ngần ngại trốn tránh các cơ hội đối pháp, bởi lẽ mỗi lần đối pháp, chúng ta có dịp huấn tập lực lắng nghe, huấn tập nhiều chừng nào thì lực này sẽ được mạnh chừng nấy. Dĩ nhiên ma lực của tham, sân, si sẽ yếu dần cho đến cuối cùng không còn có đủ khả năng để lôi cuốn chúng ta nữa. Do đó mới nói đời là một lò rèn vô giá để tôi luyện tâm phàm phu thành tâm Phật. Đi tìm đạo giác ngộ mà lìa đời là một sự sai lầm rất lớn.

Bí quyết dụng công nằm trong câu << Phản văn, văn tự tánh >>. Phản văn là xoay cái nghe vào trong, vào chơn tâm thanh tịnh. Văn tự tánh có nghĩa là lắng nghe chơn tâm, tức là giữ cho tâm mình yên lặng. Sau khi tâm được yên tịnh rồi thì dù có nghe trở lại âm thanh bên ngoài, mình vẫn được bình thản, không còn cảm thọ.

Đối với những vị mới tu tập, muốn thành tựu pháp lắng nghe nội tâm cũng thật là khó khăn. Vì thế chúng tôi xin đề nghị một phương pháp lắng nghe như sau: Mỗi buổi tối, khi trong nhà được yên tĩnh, chúng ta có thể nằm hoặc ngồi để tập lắng nghe nội tâm. Trong bốn uy nghi, ngồi là tư thế lợi nhứt, vì nó có thể giúp mình dễ dàng theo dõi tạp niệm có thể xẹt ra trong đầu mà không bị mệt mõi hay buồn ngủ. Nếu tạp niệm, vọng niệm xẹt ra thì phải cố gắng tỉnh táo giác cho kịp. Giác niệm đúng lúc thì niệm liền mất. Nên nhớ rằng nhờ có lắng nghe nội tâm, chúng ta mới có thể kịp thời giác niệm. KHÔNG LẮNG NGHE, CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ GIÁC ĐƯỢC NIỆM.

Đừng sợ niệm xẹt ra, chỉ sợ chúng ta lơ là mà giác không kịp. Vọng niệm, tạp niệm càng xẹt ra nhiêu chừng nào thì chúng sẽ được chuyển hóa càng sớm chừng nấy.

Đối với bất cứ loại âm thanh nào, dù là một bản nhạc tango êm dịu, hay một bản nhạc rốc kích động, chúng ta phải tập lắng nghe, tự tại, vô sở thọ, không duyên theo chúng, nghĩa là không tỏ ra vui buồn, khen chê, thích không thích không thích.

Pháp môn NGHE NHƯ KHÔNG NGHE MÀ LẠI NGHE NHƯ THẬT thuộc Phật thừa, vốn chủ trương nghe rốt ráo, đầy đủ cả âm thanh, không phân biệt chơn vọng, thanh thô.

Người đời khi đau khổ thường than thở đủ điều. Chư Phật và Bồ Tát đều nghe hết nhưng như không nghe, vì các Ngài không khởi tâm đau khổ, cảm xúc theo, mà lại nghe như thật, vì các Ngài thấu rõ nhân duyên, nhân quả, hoàn cảnh, ảnh hưởng hay hậu quả của âm thanh, từ đó các Ngài mới tùy thuận sử dụng các phương tiện khéo léo nhằm cứu độ các chúng sanh đau khổ.

Khi nhĩ căn đã viên thông rồi, được mở gút rồi thì 5 căn còn lại sẽ được viên thông theo. Tánh biết lúc đó không còn bị các căn chi phối nữa, mà chỉ thời nhờ chúng để hiện bày. Tánh biết là chủ, các căn là tớ. Các căn sẽ dung thông nhau, 1 căn là 6 căn, 6 căn là 1 căn.


II. PHÁP CHIẾU KIẾN TRONG TÂM KINH BÁT NHÃ.

Tâm kinh Bát Nhã khởi đầu bằng một định lý như định lý hình học, toán học. Đó là định lý thoát khỏi khổ ách, nằm trong câu sau đây:

" QUÁN TỰ BỒ TÁT HÀNH THÂM BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHỨT THIẾT KHỔ ÁCH ".

Tạm dịch:

" Khi Bồ Tát Quán Tự tại thực hành sâu rộng Bát Nhã Ba la mật đa (liền) soi thấy 5 uẩn đều không, (nhờ thế nên) vượt qua mọi khổ ách ".

Theo Phật giáo, việc đặt danh hiệu các vị Bồ Tát thường dựa theo các pháp môn hay công hạnh mà các Ngài đã chuyên tu và chứng đắc. Sở dĩ ở đây vị Bồ Tát này được gọi là Bồ Tát Quan Tự Tại là vì nhờ hành pháp quán 5 uẩn đều không nên tâm Ngài được tự tại. Bồ Tát Quán Tự Tại còn được tôn xưng dưới nhiều danh hiệu khác nữa, nào là Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Bất Nhị, Bồ Tát Bát Nhã.

1. Bát Nhã và tánh KHÔNG.

Lý Bát Nhã là nguyên lý tuyệt đối, bật hết mâu thuẫn mặc dù trong đó có những thành phần mới thoáng qua, đường như có tánh cách mâu thuẫn đối kháng nhau. Lý Bát Nhã còn được gọi là lý sắc không vì nó bao gồm một cách hài hòa, nói khác đi, vì nó viên dung cả sắc Không, cả tướng lẫn tánh.

Chữ KHÔNG ở đây, ngụ ý Chơn tâm hằng hữu còn sắc là tâm còn mê vọng, là "vọng tâm". Vọng và chơn tuy hai mà là một, giống như sóng và nước vậy. Nước không lìa sóng, cũng như chơn không lìa vọng. Sóng yên trở thành nước, cũng vậy vọng hết liền trở thành chơn.

Nhà Phật còn gọi cái KHÔNG này là CHƠN KHÔNG, vì nó đã có từ vô thỉ, trước khi có vũ trụ và con người, vì nó có tánh cách thường hằng, không biến đổi trong không gian vô tận và trong thời gian vô cùng.

Có nhiều người hiểu lầm chữ KHÔNG, cho là không Cố định, trong khi đó Tâm kinh đã định nghĩa rõ ràng chữ KHÔNG như sau: tướng KHÔNG hay tánh của vạn pháp là không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không thêm, không bớt, tức là không có đối đải gì cả, không có ngã (được hình dung bằng thân ngũ uẩn với 6 căn, 6 trần, 18 giới) và cũng không có pháp nào cả, dù là các pháp xuất thế, giải thoát như pháp Tứ Đế, pháp 12 Nhân Duyên, pháp Lục Độ.

Tuy là Chơn Không nhưng cũng Diệu hữu vì nó có khả năng sanh sanh, hoá hoá ra muôn loài, muôn vật.

Vạn pháp duy tâm tạo, tâm ở đây là Chơn tâm, Chơn Không. Sở dĩ tâm tạo ra vạn pháp là vì tâm có đặc tánh năng sanh như đã nói ở trên. Tâm cũng còn có những đặc tánh khác như Thường Hằng, Chiếu Soi và Thanh Tịnh. Đặc tánh Chiếu Soi là Trí Huệ Bát Nhã, là Chơn Giác, Chơn Trí, vượt lên trên các cặp đối đãi, mâu thuẫn của cảnh giới nhị nguyên. Hành thâm Bát Nhã Ba la Mật đa có nghĩa là lúc nào cũng sử dụng Chơn TRí, Chơn Giác để không còn làm chấp ngã và pháp, như thế mới có thể đến bờ giác bên kia. Sử dụng chơn trí để chiếu soi vạn pháp bằng cách giữ tâm không trụ, không chấp. Tâm không trụ, không chấp còn được gọi là tâm không.

Người đời cũng như hàng Nhị Thừa vì hiểu sai hai chữ Tâm KHÔNG cho đó là tâm rỗng không, không suy nghĩ, không tính toán, không vọng niệm, không chơn niệm nên đã rơi vào trạng thái KHÔNG, ngu đần mà nhà Phật gọi là ngoan không (ngoan có nghĩa là ngu si, mê muội).

Nhờ có tâm không trụ nên người tu trí huệ Bát nhã mới có thể tỏ thấu được thực tướng, tướng hằng hữu của vạn pháp, mới có thể thấy biết tất cả sự vật trên đời đều như thật, đúng theo tướng đồng nhứt còn gọi là tướng Chơn Như, tướng như thật. Tất cả chúng sanh tuy tướng trạng bề ngoài có vô cùng sai khác nhưng đồng một tướng Chơn Như.

Thấy biết như thật hay thấy biết Trung Đạo là nhìn thấy ba mặt TƯỚNG, THỂ, DỤNG của một vấn đề, của một sự vật. Mặt ngoài, là mặt huyễn tướng, giả tướng mặt trong là mặt thực tướng, là mặt của thể tánh và mặt hữu dụng vô cùng thiết yếu cho đời sống vật chất và tinh thần của muôn loài trên thế gian.

Người tu trí huệ Bát Nhã lúc nào cũng tích cực hành động trong tinh thần KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC. Không là tâm không, tâm không chấp, không trụ theo nghĩa tổng quát, Vô Tướng là tâm không chấp tướng, VÔ TÁC là tâm không chấp kết quả việc làm.

2.NGŨ UẨN GIAI KHÔNG.

Ngũ uẩn hay ngũ ấm có nghĩa là 5 nhóm, 5 chúng ẩn tàng hay được che lấp trong xác thân con người hay loài vật. Thân ngũ uẩn chính là thân này do 5 chúng tạm thời kết hợp mà thành. Vì thế mới có danh từ Chúng sanh để nói lên tính cách giả hợp của 5 uẩn làm thành thân và tâm của 4 loài chúng sanh (thai sanh, noãn sanh, thấp sanh là sanh ở chỗ ẩm ướt như côn trùng, hóa sanh như các loài bướm).

Ngũ uẩn gồm có: Sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

Sắc uẩn thuộc thành phần vật chất bao gồm 5 đại, đất nước, gió, lửa và hư không, làm thành thân người. Còn 4 uẩn kia thuộc tinh thần được gọi chung là danh vốn bao gồm 2 đại còn lại của thất đại là kiến đại và thức đại, tức là 2 khả năng thấy và biết của con người.

Vì thế, hai chữ danh, sắc được dùng ghép để chỉ ngủ uẩn hay thất đại.

a) Do đâu mà có ngủ uẩn, có thân này ?

Nhà Phật gọi thân này là thân ngủ uẩn vì nó gồm đầy đủ hai phần: vật chất là thân, là sắc, là sắc thân và tinh thần là tâm, là danh.

Nếu biết được nguyên nhân sanh ra thân ngũ uẩn thì chúng ta có thể tìm cách dứt trừ nó. Dứt trừ được thì chúng ta sẽ thoát khỏi sanh tử luân hồi.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, đức Phật đã từng dạy rằng nguồn gốc nguyên nhân của ngủ uẩn là vọng tưởng, là vọng tâm.

Vì chúng ta lầm chấp từ vô lượng kiếp xác thân này là TA thật, vì vọng tưởng kiên cố như thế nên mới sanh ra Sắc uẩn.

Các thứ cảm thọ của lục căn làm cho chúng ta thấy, nghe, hay, biết không thật, đó là một thứ vọng thưởng u tối của thọ uẩn.

Tư tưởng của con người tuy có khả năng trùm khắp không gian và thời gian, tuy có thể sanh khởi bất cứ lúc nào, lúc ngủ cũng như lúc thức, nhưng nó vẫn là vọng tưởng vì nó còn mang lấy cái tôi, còn chấp ngã. Đó là tưởng uẩn.

Ngoài ra tư tưởng còn thiên diễn không ngừng, luôn sanh diệt, luôn âm thầm tìm cách hiện hành bằng lời nói và việc làm. Đó là hành uẩn.

Cuối cùng tư tưởng tuy là huyễn nhưng nó có khả năng bám sâu gốc rễ trong tàng thức của chúng ta khiến chúng ta khó dứt trừ, khó chuyển hóa chúng. Đó là thức uẩn, do vọng tưởng vi tế, nhỏ nhiệm tạo thành.

Qua phân tích trên đây, chúng ta thấy rằng sở dĩ chúng ta mang lấy thân ngủ uẩn là do vô minh, mẹ đẻ của vô số vọng tưởng, vọng niệm chấp ngã.

b) Làm thế nào để dứt ngủ uẩn tức là để thoát khỏi sanh tử luân hồi ?

Tâm kinh Bát Nhã dạy phải chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Có thể nói 6 chữ này là bí quyết tu tập để vượt qua mọi khổ ách do thân ngũ uẩn gây nên và để đi tới bờ đại giác. 6 chữ này cũng là chía khóa để mở cửa giải thoát. Không có chìa khóa tức là không soi thấy 5 thứ vọng tưởng này đều là không mà hễ không soi thấy được như vậy thì không được giải thoát.

Trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, Đức phật củng đem bí quyết này ra giảng dạy, nhưng Ngài nói một cách khác như sau:

" Phàm Sở hữu tướng giai hư vọng ... Nhược kiến chư tướng phi tướng tức Như Lai ".

Tạm dịch:

Phàm cái gì có sắc tướng đều là hư vọng, không thật... Nếu soi thấy các sắc tướng chẵng phải tướng (tức là tướng chơn thật) thì thấy Như Lai.

Thật vậy, cái gì có hình tướng đều phải chịu quy luật vô thường chi phối, đều biến đổi theo nguyên lý thành, trụ, hoại, không. Vì thế kinh mới nói các tướng đều là hư vọng, Không thật. Người tu Kim Cang Bát Nhã phải soi thấy cái tướng hằng hữu, chơn thật. vô hình ẩn tàng bên trong các tướng hữu hình. Cái tướng hằng hữu vô hình đó là cái thực tướng, cái thể tánh của vạn pháp vạn vật, còn được gọi là cái Chơn Không vô tướng.

Thiền Tông do Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang đất Trung Hoa vào đầu thế kỷ thứ 6 sau Tây Lịch cũng chủ trương trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật nghĩa là chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật.

Tóm lại Tâm kinh Bát Nhã, Kim Cang Bát Nhã cũng như Thiền Tông đều cùng dạy chúng ta 1 bí quyết giải thoát, đó là Soi thấy cho được thể tánh KHÔNG của ngủ uẩn, thấy cho được thực tướng của vạn pháp.

c) Định nghĩa 3 chữ PHÁP TƯỚNG TÂM.

Tâm là nguồn gốc sanh ra vạn pháp, là tánh của vạn pháp. Tánh này là tánh KHÔNG. Khi pháp chưa hiện hành, còn đang chuyển biến trong tâm thì gọi là PHÁP TƯỚNG TÂM. Một khi đã chuyển biến xong, pháp xuất hiện ra ngoài, thành pháp tướng có thể nhìn thấy, sờ mó và hình dung được. Như thế PHÁP TƯƠNG TÂM là trung gian giữa tâm và pháp tướng, chính là pháp tướng còn trong giai đoạn chuyển biến ở nội tâm.

Thân người là pháp tướng, xuất phát từ tâm chúng sanh, nhưng phải qua trung gian của sắc uẩn được coi là Pháp tướng tâm.

d) LÂN TRẦN hay một siêu nguyên tử của ngày mai.

Căn bản của vật chất được khoa học phát minh đến ngày hôm nay, trước sau vẫn là nguyên tử. Trong nguyên tử có những vật thể vi tế chỉ có thể thấy được qua kính hiển vi mà thôi.

Về mặt khoa học, thân người gồm có vô số tế bào, trong một tế bào có vô số nguyên tử.

Trong tương lai, nhân loại sẽ phát minh thêm một số siêu nguyên tử nữa, nhỏ hơn rất nhiều so với kích thước và khối lượng của nguyên tử hiện được biết. Trong số các siêu nguyên tử của ngày mai, cái nhỏ nhứt mà chúng tôi tạm gọi là lân trần, là một thứ vật thể vô cùng vi tế, có thể ví như hư không. Do đó hư không mà chúng ta thường xem như là một bầu trời rỗng không, thật ra là một kho chứa vô lượng, vô biên, lân trần.

Theo khoa học, không có gì mất mà cũng không có gì tự lập.

Khi thân người chết, tất cả vật chất làm thành thân này, liền trở về hư không, dưới dạn lân trần, vì thế mới nói không có gì mất.

Thân này cũng không thể tự lập. Dù cho khoa học có tiến bộ tột đỉnh đi nữa cũng không tự nó làm ra con người, bởi lẽ con người là kết qủa của một số nhân duyên, của tứ đại tụ hợp lại làm thành. Mà tứ đại : đất, nước, gió, lửa là vật chất, là tổng hợp các lân trần trong hư không. Cũng vậy, vạn pháp đều do lân trần kết hợp mà hình thành.

Với thuyết lân trần được trình bày như trên, chúng ta mới hiểu vì sao chơn không của nhà Phật lại trở thành Diệu Hữu. Không có thuyết này, chúng ta không thể nào giải được do đâu mà có vũ trụ, có tinh tú, có ngân hà, có cả hành tinh v.v... ? Khi tìm cách giải thích những hiện tượng kỳ bí ấy, các tôn giáo thương cho rằng tất cả những thứ lạ lùng, vĩ đại hoặc vi tế ấy đều do một bàn tay của Đấng Tạo Hóa làm ra. Rồi từ quan niêm ấy, các giáo chủ mới bày ra những nghi thức tôn thờ lễ bái, cúng kiến hướng về đấng Tối Cao, chính đấng ấy, cách đây trên 2.500 năm, đức Phật Thích Ca đã đơn thuần tạm gọi là Chơn Không với dụng đích ám chỉ cái không thể mô tả, không thể định danh, không thể nghĩ bàn, cái không tăng, không giảm, không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, tức là cái không chấp, không trụ.

e) Các phương thức chiếu kiến ngũ uẩn.

Chiếu kiến còn được gọi là quán chiếu, là chiếu soi. Có nhiều phương thức quán chiếu ngũ uẩn. Chúng ta chỉ cần quán chiếu một uẩn, đó là sắc uẩn, chớ khỏi cần quán chiếu đầy đủ 5 uẩn. Nếu chúng ta quán thấy Sắc uẩn là không, thì 4 uẩn kia còn lại đương nhiên cũng là không.

Chúng ta cũng có thể quán trực tiếp thân ngủ uẩn vì thân tướng hữu hình là pháp tướng, còn ngũ uẩn là pháp tướng tâm.

Cuối cùng, chúng ta cũng có thể chiếu soi vọng tâm của chúng ta, vì vọng tâm là danh từ tổng hợp dùng để gọi các uẩn : thọ, tưởng, hành, thức.

Từ một câu chiếu kiến ngũ uẩn giai không, chúng ta tìm ra được ba phương thức quán chiếu đó là quán chiếu sắc uẩn, quán chiếu thân, quán chiếu tâm.

* e1. PHƯƠNG THỨC QUÁN CHIẾU SẮC UẨN.

Nguồn gốc sanh ra sắc uẩn là vọng tưởng kiên cố. Như trước đã nói, sắc uẩn là pháp tướng tâm còn trong giai đoạn chuyển biến ở nội tâm, chưa hiện ra để trở thành pháp tướng tức là thân người. Nhưng pháp tướng tâm, trong khi chuyển biến lại tạo thành những làn sóng tư tưởng với những tần số riêng biệt. Chính các làn sóng này quy tụ các lân trần trong vũ trụ để cấu tạo vật chất, cấu tạo tứ đại. Do ở chỗ vật chất được cấu tạo từ lân trần, mà lân trần lại nằm trong hư không nên vật chất hay tứ đại lúc nào cũng nằm trong hư không. Vì thế tứ đại phải gắn liền với hư không. Đó là lý do vì sao trong cơ thể con người lại có những chỗ trống ấy thì làm sao chúng ta có thể cử động, phát triển và tồn tại ?

Trong buổi sơ khai, chưa có vật chất, vũ trụ và con gnười cũng như chưa có các loài chúng sanh khác, chỉ có cái chơn không mà thôi. Chơn không viên dung hai thế lực động và tĩnh, vọng và chơn. Hai thế lực này ở thế cân bằng nên tuy thấy hai nhưng mà như một. Do đặc tánh năng hóa của chơn không nên hai thế lực ấy tạm thời mất sự cân bằng. Thế lực động liền phát khởi, chuyển biến các lân trần thành một thứ đại đầu tiên gọi là GIÓ đại.

Gíó thổi không ngừng, càng nhiều và càng mạnh, vì thế lân trần tụ hợp lại càng đầy, càng kiên cố nên làm thành ĐẤT đại, trong đó có cả loại kim khí.

Gió thổi kim khí làm cho chúng cọ xát nhau mãi nên sanh ra LỬA đại và vì có lửa nên kim khí chảy sanh ra NƯỚC đại. Từ khi có tứ đại mới sanh ra côn, đảo, biển, núi non, cây cối và các loài chúng sanh.

Qua sự trình bày trên đây, chúng ta thấy thế lực động được phát khởi từ tánh năng sanh của Chơn Không hay của Chơn Như. Mà động tức là vọng, vì thế nhà Phật mới bảo do vọng tâm mới sanh ra tứ đại. Tâm chúng sanh lại gồm có 2 phần vọng và chơn, chính là 2 thế lực động tịnh nằm trong Chơn Không ở buổi sơ khai vậy.

Nếu vọng tâm là một thế lực của Chơn Như Tâm, thế lực ấy lại sanh ra tứ đại, sắc uẩn, ngược lại sắc uẩn tức là con đẻ của Chơn Như Tâm, nói khác đi sắc uẩn tức là Chơn Như Tâm, tức là Chơn Không. Do vậy SẮC TỨC LÀ KHÔNG, 4 uẩn còn lại cũng tức là Không.

Chúng ta cũng có thể quán chiếu trực tiếp Sắc tức là không, không qua trung gian của Tứ đại.

Như đã nói, Không, Chơn Không, Chơn Như, Chơn Như Tâm có đặc tánh năng sinh, năng hóa. Đó là ý nghĩa của câu "Vạn pháp duy tâm tạo". Nhưng trước khi hình thành vạn pháp còn gọi là pháp tướng, các tư tưởng phải trải qua một giai đoạn chuyển biến trong nội tâm với sự xuất hiện của các pháp tướng tâm, sắc uẩn tức là pháp tướng tâm.

Chơn Như vô hình, vô tướng, sắc uẩn cũng vô hình, vô tướng. Sắc uẩn chính là một loại vọng tâm kiên cố. Mà vọng tâm, chơn tâm, trên căn bản chỉ là một tâm mà thôi, giống như sóng và nước. Vì thế, chúng ta có thể kết luận Sắc tức là không.

* e2. PHƯƠNG PHÁP QUÁN CHIẾU THÂN NGŨ UẨN.

Như đã nói, tứ đại hay sắc làm thành thân người.

Mà thân thể chúng ta được hình thành vì nuôi dưỡng bằng vật chất do đó thân thể gồm có vô lượng, vô biên tế bào. Trong mổi tế bào còn có vô lượng, vô biên nguyên tử.

Khi thân này chết, thịt xương lần hồi tan rã, các tế bào và các nguyên tử cũng phải biến theo. Chúng trở về với là cái kho tàng vĩ đại chứa đựng vô lượng, vô biên nguyên tử, siêu nguyên tử còn gọi là lân trần.

Vì thế thân ngũ rốt ráo chỉ là một tổng hợp của lân trần, mà lân trần là một loại siêu nguyên tử của ngày mai, kích thước và khối lượng không thể thấy được bằng mắt thường, chỉ có thể thấy qua kính hiển vi siêu điện tử. Lân trần do đó có thể ví như hư không.

Để kết luận, thân ngũ uẩn sau một quá trình tan biến sẽ trở thành hư không. Mà hư không lại là biểu tượng của Chơn Như. Tóm lại, tuy thân tướng con người có hình, có dạng nhưng bên trong luôn luôn có cái thể tánh Chơn Như Xuyên qua tướng mà thấy được tánh như thế mới gọi là chiếu kiến ngũ uẩn giai không. Với trí Bát Nhã, với tâm không, không trụ, không chấp tướng, chúng ta mới có thể thấy tánh, nói khác đi, KHÔNG, VÔ TƯỚNG là 2 đều kiện cốt yếu có thể giúp chúng ta thấy Tánh, thoát khỏi sanh tử, luân hồi, không còn bị bắt buộc phải mang lấy xác thân nặng nề trong tương lai.

e3. PHƯƠNG PHÁP QUÁN TÂM.

Vì tâm thuộc về tinh thần nên bao gồm 4 uẩn còn lại, đó là thọ, tưởng, hành, thức. Quán chiếu tâm tức là quán chiếu, chiếu soi 4 uẩn này.

4 uẩn này là 4 vọng tưởng có sức tác hại lớn lao nhứt đối với sự an vui và hạnh phúc của con người. Chúng ta thành ma, quỉ, thánh, thần hay Tiên, Phật cũng đều do chúng.

" Trồng bông kiểng, giống chi hưởng nấy.
Địa ngục cũng tại tâm làm quấy,

Về Thiên đàng, tâm ấy tạo ra.

Cái chữ tâm là quỉ hay ma,

Tiên hay Phật cũng là tại nó.

Vì thế, người tu pháp chiếu soi cần phải hết sức thận trọng, luôn tỉnh táo mới có thể kịp thời đối phó, chống trả các ma lực của chúng.

Định lý chiếu kiến ngũ uẩn giai không trong Tâm kinh Bát nhã là do Bồ Tát Quán Tự tại hay Quán Thế Âm mà ra. Khi đưa ra định lý này, Ngài đã xác định giá trị tuyệt đối của nó. Nay trong chương trình tu học Bát Nhã, chúng ta chỉ cần hiểu vì sao 5 uẩn đều là Không, đều là Chân Như, nói khác đi, chúng ta chỉ cần tỏ thấu định lý "vọng tâm, vọng niệm chính là chơn tâm, chơn niệm, vọng tức là chơn, chơn tức là vọng".

Định lý này chính là nguyên lý nhứt như hay bất nhị không hơn không kém.

Chúng ta đã rõ sắc uẩn là không, nếu suy diễn rộng ra, 4 uẩn còn lại, tức là tâm, đương nhiên cũng là không.

Sở dĩ chúng ta quán thêm phần tâm là vì chúng ta muốn phát huy pháp chiếu soi bằng cách triệt để áp dụng định lý của Bồ Tát Quán Thế Âm trong khi đối pháp, đối cảnh.

Chúng ta nên nhớ rằng thân này cũng như sự vật và ngoại cảnh, tức là ngã và pháp, tự chúng không gây tác hại nào cả. Chúng là những phương tiện để chúng ta sử dụng trong cuộc sống vật chất và tinh thần của chúng ta.

Vì thế mới nói chúng có cái tướng dụng riêng. Nếu trong khi đối pháp, chúng ta biết khai thác cái tướng dụng của chúng, chúng ta sẽ làm cho đời càng thêm tươi đẹp. Nếu chúng ta không biết thì chúng là chúng, ngã và pháp vẫn là ngã và pháp, không có một chút liên hệ gì đến sự an vui và hạnh phúc của chúng ta.

Tứ tổ Đạo Tín có lần giải đáp như sau cho một đệ tử chân truyền lá Pháp Dung : "Cảnh vật không có tốt hay xấu, tốt xấu tại nơi tâm. Tâm chẳng khởi, thất tình làm sao có ? Thất tình không khởi thì chơn tâm tha hồ hiện bày ! "

Lời nói của Tứ Tổ xác đáng làm sao ! Ngã và pháp là những gì đã hình thành từ vô lượng kiếp về trước, đã được cu sinh, nghĩa là sinh ra một lượt với con người, do đó chúng ta hãy để yên ngã và pháp, bằng cách đừng chấp, đừng Ôm ngã và pháp, thì tự nhiên chúng ta sẽ được an vui và hạnh phúc.

Mà muốn không chấp, không trụ ngã và pháp, tức là không chấp, không trụ các thứ vọng tâm, vọng niệm, chúng ta hãy áp dụng nguyên lý nhứt như theo đó thì vọng và chơn đều là một.

Chúng ta nên nhớ rằng, Chơn Như tuy bất biến mà tùy duyên, tuy tịnh mà động. Tịnh là thể, động là dụng. Do đó tất cả vọng tâm, vọng niệm, ngã và pháp đều là cái dụng của Chơn Như, đều là Phật pháp, mà Phật pháp chính là pháp giải thoát. Mặc dù cái dụng của ngã và pháp là cái dụng thô trược, nhưng nó sẽ thúc đẩy chúng sanh với thời gian đạt đến chỗ giác ngộ, giải thoát giống như bùn lầy sẽ thúc đẩy hoa sen trổ bông thơm ngát.

Tu bát Nhã, chiếu soi ngã pháp, chúng to hãy theo gương của chư Phật và Bồ Tát chỉ thấy có tánh năng sanh trong bất cứ việc gì, từ những tư tưởng chấp ngã cho đến lời nói và hành động của mình và của người, chớ đừng để ý đến hiện tượng, bởi lẽ hiện tượng chỉ là những vật ảo hóa do tánh năng sanh biếc hiện ra mà thôi.

" Chiếu soi ! Chiếu soi ! soi cho rõ.
Trăm ngàn niệm, niệm khởi trong lòng.

Niệm niệm chẳng khác nào niệm không,

Bát Nhã ! Bát Nhã ! bừng sáng tỏ. "

Niệm không trong bài kệ đây có nghĩa là niệm chơn, là chơn niệm, còn niệm niệm là vọng niệm. Nếu chúng ta đã thấm nhuần nguyên lý vọng chẳng khác nào chơn thì liền đó Bát Nhã bừng sáng tỏ.

Mỗi khi đối pháp, đối cảnh mà thấy thất tình, lục dục khởi nơi lòng, chúng ta hãy nhớ ngay lúc đó chúng là cái dụng của Chơn Như, củng là những hiện tượng do tánh năng sanh biến hiện.

Biết được như vậy, chúng ta sẽ không còn làm nô lệ cho ngã pháp, chúng ta sẽ được an nhiên, tự tại, sẽ được hưởng một thứ hạnh phúc tuyệt vời mà nhà Phật gọi là Đại Bát Niết Bàn thường, lạc, ngã, tịnh.

Đừng bao giờ nghỉ vọng niệm khác với chơn niệm, nghỉ như thế tức là nghỉ theo lối nhị nguyên. Chúng ta hãy quán tưởng cho thật nhuần nhuyễn nguyên lý nhứt như, hãy thâm nhập nguyên lý để không còn phân biệt vọng chơn, thiện ác v.v... Nhờ thâm nhập như thế, chúng ta sẽ soi thấy được cái dụng của mọi vọng tưởng, vọng tâm chấp ngã, chấp pháp, từ đó chúng ta mới thấu triệt được đặc tánh năng sanh của bản thể chơn như của các hiện tượng đang diễn biến trước mắt chúng ta hằng giờ, hằng phút.

Tóm lại câu ngủ uẩn giai không sắc tức là không, không tức là sắc đồng nghĩa với câu vọng tức là chơn, chơn tức là vọng, bởi lẽ sắc cũng như ngũ uẩn đều do vọng tưởng sanh ra nên chúng là vọng, còn không là chơn không, là chơn.

Vì quen soi rọi các tư tưởng của mình nên lúc nào chúng ta cũng tỉnh táo, bén nhạy để kịp thời biết các vọng niệm đang xẹt ra trong đầu. Khi đối pháp mà thấy tâm mình động thì liền biết một vọng tình sắp phát sanh. Biết kịp như thế tức là mình đã làm chủ được nó rồi. Mà làm chủ được nó thì đương nhiên mình đã chuyển hóa được nó.

Trong tất cả pháp môn tu tập của Bồ Tát chỉ có pháp chiếu soi là pháp môn đem lại hiệu quả nhanh nhứt vì nó vốn bao gồm cả Định lẫn Huệ. Từ lâu rồi, đa số các Phật tử vì lầm chấp Định Huệ là hai pháp riêng biệt, họ cho rằng định có trước ; Huệ mới có sau, nên đã quên mất đi cái diệu thể đồng nhứt nằm trong 2 pháp, bởi lẻ nơi Định có Huệ, nơi Huệ có Định. Đinh Huệ tuy nói hai nhưng thật ra chỉ là một.

Gọi là Huệ vì thấy được 3 mặt Tướng, Thể, Dụng của một vấn đề, thấy được như thế là thấy đúng như thật mà văn chương Phật giáo gọi là NHƯ THỊ.

Còn gọi là Định vì trước mọi cảnh vật bên ngoài, vẫn được bình thân, không dao động, không bị lôi cuốn, không bị nhiễm ô.

Pháp chiếu soi rất phù hợp với người đời nay vì hết sức đơn giản, trong khi các loại Thiền khác rất phức tạp. Bất cứ giờ phút nào, chúng ta cũng có thể thực hành được, không cần phải có sẵn nơi thanh tịnh hay phải có đủ phương tiện cần thiết.

Viên bi đang lăn trên mặt bằng tượng trưng cho 2 pháp Định và Huệ, bởi lẽ nó không bị cát bụi bám vào, đó là Định. Mặt ngoài của viên bi càng lăn càng thêm bóng láng, sáng sủa nhờ cọ xát, đó là Huệ.

Pháp Chiếu soi chính là pháp hành thâm Bát nhã. Gíá trị của nó có tánh cách muôn đời và vô cùng lớn lao. Nếu được hành trì liên tục, nó có thể giúp mọi người một mạch đi đến quả vị giác ngộ.


III. PHÁP PHỔ MÔN TRONG KINH PHÁP HOA

Pháp này nằm trong Phẩm 25 của bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa, được đức Phật giảng dạy trong giai đoạn chót của cuộc đời Ngài.

Dưới đây là phần tóm lược những gì có liên quan đến pháp này.

1. TÓM LƯỢC.

Lúc bấy giờ, Bồ Tát Vô Tận Ý Bạch Phật ! Thế Tôn ! Do nhân duyên nào mà Bồ Tát Quán Thế Âm có danh hiệu là Quán Thế Âm ?

Phật bảo : “ Chúng sanh nào đang đau khổ mà một lòng xưng niệm danh hiệu của Bồ Tát thì Bồ Tát biết ngay và chúng sanh ấy liền thoát khỏi đau, liền được giải thoát ”.

Người nào trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì :

• Vào lửa, lửa chẳng cháy.

• Bị nước cuốn trôi thì liền đến chổ cạn,

• Đi thuyền giữa đại dương tìm châu báu mà tấp vào nước của quỉ La Sát thì dược thoát nạn La Sát.

• Sắp bị người đánh chém, thì dao gậy liền gãy.

• Không bị quỉ Dạ Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Xà, Phú đơn Na ám Hại.

• Bị xiềng xích, gông cùm thì xiềng gông tan rã.

• Đi lạc vào nơi hiểm trở, gặp giặc cướp thì liền thoát khỏi và không sợ sệt.

• Nếu chúng sanh nào còn nhiều ái dục, giận hờn, ngu si mà niệm hồng danh Quán Thế Âm thì sẽ hết dục, hết giận hờn và ngu si.

Người nữ nào lễ bái, cúng dường để cầu con trai thì được con trai đầy đủ phước huệ. Cầu con gái thì được con gái xinh đẹp, hiền lành, được nhiều người mến yêu.

Lễ bái, cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm được phước đức nhiều như phước đức của người trì niệm danh hiệu và cúng dường 62 ức hằng Sa Bồ Tát.

Bố Tát Vô Tận Ý Bạch Phật : “ Thế Tôn ! Bồ Tát Quán Thế Âm làm cách nào đi dạo khắp cõi Ta Bà ? Sức phương tiện của Bồ Tát về việc này như thế nào ? ”

Phật bảo : “ Nếu cần 1 thân Phật để độ thoát 1 chúng sanh nào đó thì Bồ Tát Quán thế Âm liền niệm hìện thân Phật để nói pháp. Nếu đáng dùng thân của Duyên Giác, Thinh Văn, Phạm Vương, Đế Thích, Tự Tại Thiên, Đại Tự Tại Thiên, Thiên Đại Tướng Quân, Tỳ Sa Môn, Tiểu Vương, Trường Giả, của cư sĩ, của tể quan, của Ba là môn, thân con trai, con gái, thậm chí đến thân của Bát Bộ chúng để độ chúng sanh ở nước nào đó, thì Bồ Tát Quán Thế Âm tùy thuận mà hiện thân. Này Vô Tận Ý ! Công đức của Bồ Tát Quán Thế Âm to lớn như thế các ông phải một lòng cúng dường. Bồ Tát vốn được cõi Ta Bà tôn vinh là bậc bố thí Vô Uý ”.

Đáp câu hỏi của Bồ Tát Vô Tân Ý về danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm Phật nói bài kệ đại ý như sau :

“ Ông đã biết công danh của Quán thế Âm, đó là vì Quán Thế Âm đã phát thệ sâu rộng, khó nghĩ bàn, nhằm hầu hạ vô lượng đức Phật để đạt sự thanh tịnh tuyệt đối ”.

Những người luôn tưởng nhớ Bồ Tát Quán Thế Âm thì thoát khỏi mọi nạn tai. Bồ Tát Quan Thế Âm hiện thân cùng khắp, nhằm dứt trừ 4 thứ khổ và 3 đường dữ cho cúng sanh. Hãy thường xuyên chiêm ngưỡng Bồ Tát bằng cách áp dụng thứ quán sau đây:

 Chơn quán
 Thanh tịnh quán
 Trí huệ quán
 Từ Bi quán

Quán Thế Âm là ánh sáng thanh tịnh, là mặt trời Huệ, soi sáng các chỗ tối tăm, hàng phục nạn tai khói lửa, là tâm đại bi rưới mưa pháp cam lồ, dứt trừ phiền não, xua đuổi hận thù nơi pháp đình cũng như nơi trận địa.

Bồ Tát Quán Thế Âm là Diệu Âm, Phạm Âm, Hải triều Âm Vi diệu hơn tất cả các tiếng thế gian. hãy thường xuyên trì niệm và lễ bái.

Phần TÓM LƯỢC trên đây được trích dẫn trong quyển PHÁP HOA TÂM ẤN do chúng tôi biên soạn năm 1990.

Việc trước tiên mà chúng ta có thể tự hỏi là vì sao Phẩm Phổ Môn được đức Phật giảng trong kinh Pháp Hoa, Tại sao Ngài không giảng trong các kinh khác như Thủ Lăng Nghiêm, Viên Giác ?

Kinh Pháp Hoa Được Ngài nói không bao lâu trước khi Ngài tịch diệt. Từ lúc mới bắt đầu hoằng pháp cho đến giờ phút nhập diệt, Ngài đã dẫn dắt các đệ tử qua nhiều đoạn chứng ngộ, từ thấp đến cao.

Qua Pháp Tứ Đế, các đệ cử đã tỏ ngộ đời là bể khổ, cần phải sớm nhàm chán để lo tu các pháp giải thoát. Đó là giai đoạn chứng khổ đầu tiên.

Thời gian trôi qua, các môn đồ của Ngài đã thấm nhuần pháp Tứ Đế, cảm thấy quả thật mình đã nhàm chán cuộc đời, không còn luyến tiếc những gì mình đã ôm ấp trước kia. Để giúp cho họ thật sự buông bỏ mọi thứ có ở trên đời, Phật bèn giảng dạy các pháp trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, kinh Viên Giác... theo đó chỉ vạn pháp thế gian này đều là huyễn hóa, người tu biết huyễn liền phải lìa ngay. Giai đoạn 2 này là giai đoạn ngộ được tánh chất huyễn hóa của cuộc đời để từ đó thật sự dứt trừ tâm chấp ngã, chấp pháp.

Nhưng đức Phật chưa ngừng tại đây. Tiến lên một tầng nữa. Ngài liền đem chơn lý "vạn pháp đều không" ra giảng dạy cho các cao đồ. Giai đoạn 3 này là giai đoạn dài nhứt nói về lý Bát nhã, chiếm trọn 22 năm trời hoằng pháp của Ngài. Sở dĩ Ngài kéo dài thời gian nói pháp KHÔNG là vì pháp này vốn là pháp căn bản tối yếu của người tu Phật. Chẳng liểu ngộ lý KHÔNG thì làm sao hòa nhập được bản thể Chơn Không Diệu Hữu ? Phật dạy Bát Nhã suốt 22 năm chỉ nhằm mục đích giúp các đệ tử có đủ thời gian tu tập để thấm nhuần cái tâm không chấp, không trụ nhưng lại có thể dung nhiếp vạn pháp, vạn vật để rồi hoàn tất lộ trình tu Huệ đi từ Sắc trở về Không.

Cuối cùng khi thấy có một số đệ tử đã hòa nhập được bản thể chung cùng, đức Phật mới giảng các bộ kinh Viên Giác như Pháp Hoa, Duy Ma Cật, cốt để thúc giục các vị này sớm phát đại hạnh nguyện, lăn lộn trở lại thế gian để xây dựng, củng cố và hoàn mãn công đức độ sanh, đồng thời để thành tựu và trang nghiêm quốc độ thanh tịnh của mình. Đó là lộ trình thứ hai tu Phước, ngược với lộ trình đầu, còn gọi là lộ trình đi từ Không trở về Sắc.

Trong lộ trình này, các Bồ Tát sẽ sắp vào hạng ưu tiên 1, tất cả những gì phải làm để cứu độ chúng sanh, khai thị ngộ nhập cho họ nhằm giúp họ thoát khỏi căn nhà lửa của 3 cõi.

Chính trong thời kỳ cuối này, Phật mới nói pháp Phỗ Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm vốn được chúng sanh vinh tặng danh hiệu là Bồ Tát bố thí vô úy.

Hôm nay, tu tập pháp Phổ Môn, chúng ta cũng ôm ấp một hoài bảo độ sanh như Bồ Tát, bởi ở thời buổi cuối thế kỷ 20 này, tất cả mọi người đang cấu xé lẫn nhau vì miếng cơm, manh áo, vì của cải vật chất, do đó đã vô tình tạo ra không biết bao nhiêu nỗi khỗ đau cho nhân loại, khiến cho chúng ta mặc dù chưa hoàn tất lộ trình tu Huệ không lẽ nhắm mắt ngồi yên mà không ra tay cứu vớt ? Tuy không làm được những công tác xã hội lớn lao như các tổ chức từ thiện quốc tế, nhưng chúng ta cũng phãi góp công sức, tiền bạc, để giúp đỡ phần nào những kẻ nghèo đói, bệnh tật, cô đơn đang chịu tai trời, ách nước. Ngoài những phần đóng góp bằng vật chất, chúng ta cần đạt trọng trâm vào công việc giải thích cho các tín hữu đang chịu khổ hiểu rõ về bộ máy nhân quả, về sự cần thiết phải làm lành lánh dữ, nhứt là về khả năng thánh Phật của mỗi người, bởi lẽ ai ai cũng có Phật tâm, cũng có ngội Tam Bảo nơi lòng.

Đây là lý do vì sao pháp Phổ Môn được Phật giảng dạy trong kinh Pháp Hoa trước khi Ngài nhập diệt.

Diệu Pháp Liên Hoa, cái tên của bộ kinh vĩ đại mà Phật đã để lại cho chúng ta, cái tên ấy có nghĩa là vạn pháp đang diễn biến hằng ngày trước mắt chúng ta đều có tánh cách vi diệu đều là Phật pháp. Vì thế người tu Phật khi đã nhìn thấy các pháp đều là diệu rồi thì tâm sẽ trở nên bất nhiễm giống như hoa sen đang tỏa hương thơm ngát trên vũng bùn lây nước đọng. Với cái tâm bất nhiễm ấy, người tu sẽ tự tại hành trì pháp Phổ Môn cứu khổ cứu nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm, hành như không hành mà là hành. Đó là hạnh vô công dụng của Bồ Tát từ đệ bát Địa trở lên. Ở phần trước, chúng tôi đã trình bày rằng muốn hòa nhập bản thể Chơn Như, chúng ta phải đi qua hai cửa ải, đó là cửa KHÔNG và cửa VÔ TƯỚNG. Nay cửa ải thứ ba đang chờ chúng ta, đó là cửa VÔ TÁC.

Qua lọt cửa ải này, chúng ta đã hoàn tất lộ trình tu Phước, đi từ Không trở về Sắc.

Noi gương của bồ Tát Quán Thế Âm, chúng ta hãy phát đại nguyện hành trì pháp Phổ Môn của Ngài. Với pháp này, chắc chắn chúng ta sẽ có ngay hoàn mãn sự nghiệp xây dựng công đức và phát huy trí huệ.

2. NGUỒN GỐC CÁC NỖI KHỔ CỦA CHÚNG SANH.

Người đời chịu muôn thứ khổ, nào là khổ vì nghèo đói, vì bệnh mà không có thuốc uống, hoặc tuy được chữa trị mà không lành, khổ vì tật nguyền, vì gia đình xào xáo, con cái ngỗ nghịch, khổ vì bị chà đạp, áp bức, tù tội, sợ hãi v.v...

Cảnh ngộ trên đời tự nó không làm mình khổ, chính tâm mình vì còn mê vọng nên mới làm mình khổ. Thật vậy, cảnh ngộ tuy có ngang trái, éo le, khắc nghiệt nhưng nếu tâm mình giữ được bình thản, an nhiên thì làm gì khổ ? Vì thế, sau khi truy nguyên, chúng ta mới thấy rằng các nổi khổ không xuất phát từ sự việc và cảnh vật bên ngoài, trái lại chúng đều bắt nguồn từ nơi tâm.

Có những người tuy sống trong cảnh cô đơn, nghèo đói mà vẫn cãm thấy an, vui, không khổ. Cũng có những tù nhân sống nhiều năm trong các trại cải tạo, đáng lẽ họ phải buồn rầu, oán hận, trái lại họ vẫn an phận, bình thản chấp nhận trả nghiệp.

Riêng về những kẻ khùng điên, dù họ đang sống trong cảnh vất vả, đói khát, bệnh tật họ không khi nào cảm thấy khổ đau. Đó là vì họ không có ý thức để có thể nhận định đâu là khổ, đâu là vui sướng ? Tuy ngũ căn của họ vẫn có đầy đủ, nhưng giữa các căn và cảnh vật bên ngoài, ý thức vốn đóng vai trò trung gian mà nay không còn hoạt động nữa. Người ta chửi mắng họ, nhưng vì không biết ý nghĩa của lời chửi mắng, nên họ không phản ứng giận hờn. Do đó, chúng ta mới thấy rắng thức đóng vai trò chủ yếu, ý thức là nguồn gốc sinh ra các cảm giác khổ đau.

Và điểm này, trong kinh Thủ Lăng nghiêm, đức Phật đã dạy ông A Nan như sau:

“ Căn trần (tức là ngã pháp) đều phát sinh từ một nguồn gốc, đó là Chơn Như. Chúng không thể tách rời nhau giống như hai cánh tay của con người. Chúng sanh vì vô minh nên phân biệt chúng thành năng và sở, năng là các căn vốn là chủ sở là trần tức là Khách.”

Phân biệt căn trần thành hai thứ riêng biệt như thế, đó là do thói quen vọng chấp. Chư Phật và Bồ Tát giác ngộ căn trần là đồng thể, là như một, tuy chúng đối đãi nhau nhưng các Ngài không phân biệt năng sở nên được giải thoát khởi các sự ràng buộc của chúng.

Căn trần chính là nơi chúng ta bị cột trói mà cũng là nơi chúng ta được cởi mở. Nếu chúng ta thuận theo 6 căn, chạy theo chúng nghĩa là chúng ta để chúng lôi cuốn thì chúng ta không sẽ cảm thọ liên tục, từ khổ đến sướng từ buồn đến vui. Tâm của chúng ta không lúc nào mà không loạn động. Nhưng thật ra căn trần không có lỗi trong việc cột trói hay cởi mở chúng ta. Kẻ gây tội lỗi chính vì ý thức vọng chấp, làm trung gian giữa căn trần.

Sở dĩ chư Phật và Bồ Tát không bị căn trần lôi cuốn là vì ý thức của các Ngài đã được chuyển hóa thành trí huệ. Chính nhờ có trí huệ này nên các Ngài mới thấy biết căn trần là đồng thể. Đó là trí bình đẳng vô phân biệt.

Phàm phu chúng ta vì chưa chuyển hóa được ý thức phân biệt, chưa làm chủ được vọng tâm chấp ngã, chấp pháp, chấp căn trần là nên còn bị các nỗi niềm sướng khổ, vui buồn chi phối.

3. NHỚ TƯỞNG QUÁN THẾ ÂM LÀ PHÁP GIẢI KHỔ VI DIỆU.

Nếu không tu tập các pháp thích nghi thì người đời khó thoát khỏi các nỗi khổ đau, phiền não.

Pháp giải khổ được ví như cái phao mà người rớt xuống biển, đang chơi vơi giữa dòng nước, phải mau mau nắm lấy. Pháp giải khổ còn được gọi là Phật pháp, bởi lẽ Phật pháp gồm có những pháp tu nhằm giải thoát tâm thức mình khỏi những sợi dây trói buộc vô hình vốn là những nguyên nhân gây khổ. Nhưng Phật pháp có tới 84.000 pháp môn, pháp môn nào cũng có công năng giải khổ. Sở dĩ có nhiều pháp môn là vì căn cơ, trình độ, hoàn cảnh, xử sở của chúng sanh có nhiều sai biệt. Hơn nữa, chư Phật và Bồ Tát vì thương xót chúng sanh nên trong sự nghiệp giáo hóa, các Ngài luôn tùy thuận các sở thích và mong cầu của họ.

Như đã nói, ở thời buổi văn minh vật chất, nghiệp chướng của chúng sanh quá đầy, những nỗi khổ đau ngày càng chồng chất, nhân loại phải liên lụy khổ chung.

Mỗi người chúng ta phải sớm tìm cho được pháp giải khổ có công năng mạnh nhứt, nhanh nhứt, vi diệu nhứt. Qua Phẩm Phổ Môn, chúng tôi hết sức tin tưởng nơi lời dạy của đức Phật khi Ngài nói : “ Chúng sanh nào đang đau khổ mà một lòng xưng niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì Bồ Tát biết ngay và chúng sanh ấy liền thoát khỏi khổ đau ”.

Lời dạy trên đây tuy đơn giản nhưng nó có rất nhiều diệu nghĩa. Trước tiên, khi xưng danh hiệu của Bồ Tát, chúng ta phải có tâm chí thành, phải một lòng một dạ chú tâm vào lời nguyện cầu. Bồ Tát có nơi xa xăm nhưng có thể nghe lập tức, vì Ngài từ lâu đã thành tựu pháp tu nhĩ căn viên thông. Khả năng nghe của Ngài, đối với các tiếng kêu cứu của chúng sanh, lúc nào cũng trùm khắp 10 phương pháp giới. Đừng nghĩ rằng Ngài không nghe được những lời nguyện cầu của chúng ta, chỉ sợ một nỗ là chúng ta có thành tâm hay không, khi niệm hồng danh của Ngài, nghĩa là chúng ta có thật tâm cảm niệm đến Ngài hay không ?

Cảm niệm càng mãnh liệt bao nhiêu thì sự đáp ứng càng nhanh bấy nhiêu. Đó là luật cảm ứng trong nhà Phật.

Cảm là nhân, là nguyên động lực, ứng là quả là động lực đáp lại. Như nói cảm điều lành thì phước ứng, còn cảm điều ác thì họa ứng. Quy luật cảm ứng còn gọi là quy luật nhân quả.

Chúng ta thành tâm, một lòng cảm niệm Quán thế Âm thì Ngài sẽ tùy theo lời nguyện cầu của mình mà ứng hiện hộ trì. Mổi ngày thường xuyên cảm niệm, nghĩ tưởng đến ngài, chúng ta sẽ tạo được một niệm lực ngày càng mạnh, nhờ đó chúng ta mới có thể bắt đầu liên lạc với Ngài. Liên lạc được với Bồ Tát, chúng ta sẽ luôn gần gũi với Ngài vì Ngài ở khắp mọi nơi. Đối với chư Phật và Bồ Tát, không gian và thời gian không còn là những ngăn cách nữa.

Gần gũi với Ngài, chúng ta sẽ được Ngài hộ trì, giúp chúng ta thoát khỏi những khổ mà người đời thường gặp phải, bởi lẻ Bồ Tát Quán Thế Âm có nghĩa là quán sát, thấu rõ những tiếng kêu than, nguyện cầu của người đời, thấu rõ như thế nào mới có thể diệu dụng các phương tiện khéo léo để cứu giúp. Tuy danh hiệu của ngài là Quán Thế Âm, nhưng trong kinh đã nó, Ngài cũng là Diệu Âm, Phạm Âm, Hải Triều Âm vi diệu hơn tất cả. Theo nguyên lý nhứt như, bình đẳng, người đã quán triệt thế âm phải là bậc ban phát lời nói vi diệu có khả năng làm tan biến những nỗi sợ sệt, khổ đau của chúng sanh, đó là Diệu Âm... Người đó phải là đấng từ phụ thương và dạy con bằng những lời lẽ đầy minh triết, bằng những Phạm Âm. Sau cùng, chúng ta nên nhớ rằng Diệu Âm, Phạm Âm, Thế Âm không bao giờ mất, lúc nào cũng tồn tại trong không gian, trong vũ trụ bao la, giống như những làng sóng trên mặt đại dương, đó là Hải Triếu Âm.

4. PHÁP HỆ QUÁN THẾ ÂM.

Chúng ta tu pháp Quán Thế Âm giống như những sinh viên đang theo học môn học, chẳng hạn như môn y khoa. Hoàn thành môn y khoa, sinh viên liền trở thành bác sĩ có khả năng chữa trị cho bệnh nhân. Cũng vậy, chúng ta tu pháp Quán Thế Âm, sau khi thành tựu còn được gọi là đắc pháp sẽ thuộc về pháp hệ Quán Thế Âm, chúng ta sẽ lảnh lấy nhiệm vụ cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh như ngài vậy. Chúng ta sẽ phát huy 4 đức tánh của Ngài, đó là Từ, Bi, Hỉ, Xả.

Thật vậy, càng nhớ tưởng đến Ngài, chúng ta càng huân tập 4 đức tánh ấy còn gọi là tứ vô lượng tâm để biến chúng thành những tâm vô lượng, vô biên, trùm khắp pháp giới 10 phương.

Trong Phật giáo có rất nhiều pháp hệ, bởi lẽ nhân đại phát hạnh và pháp tu để đối trị một vọng tâm đặc biệt đó luôn có sai biệt.

Pháp hệ Bồ Tát Quán Thế Âm là pháp hệ BI, TRÍ trong đó có tình thương và trí huệ chiếm địa vị độc tôn và tối thẳng.

Trong kinh Kim Cang Bát Nhã, ở Mục 7, Phật đã từng nói : "Hết thảy hiền Thánh đều tu pháp vô vi nhưng kết quả có tầng bực khác nhau".

Cũng vậy, hiện nay chúng ta đang tu tập các pháp của Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng vì căn cơ, trình độ của chúng ta mỗi người mỗi khác, hoàn cảnh thuận nghịch trong quá trình tu tập cũng khác, thành thử kết quả gặt hái của mỗi người chúng ta, sau một thời gian tu tập, sẽ khác hẳn nhau.

Có người đắc một phần pháp, có kẻ đắc hai hay ba phần, cũng có những vị, nhờ có sẵn pháp khí đại thừa, tức là đã có vốn lớn do ở chỗ đã dày công tu tập trong vô lượng kiếp trước, nên đắc đa số phần hay toàn phần.

Tuy cùng một pháp hệ Quán Thế Âm nhưng rồi đây, mỗi người chúng ta sẽ thực hành Bi, Trí trong những phạm vi khác nhau. Có vị sẽ thành tựu việc cứu khổ, cứu nạn cho vô số người, có vị chỉ có thể cứu độ một số ít mà thôi. Dù vậy, tất cả chúng ta, trước sau rồi, với sự hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Âm, sẽ được an vui và hạnh phúc trong đời sống hằng ngày, sẽ được hoàn toàn tự tại, vô ngại trong nội tâm.

Ý NGHĨA SÂU MẦU CỦA 4 CHỬ TỪ, BI, HỈ, XẢ.

Nằm trong pháp hệ Quán Thế Âm, chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa sâu mầu của 4 chữ Từ, Bi, Hỉ, Xả. Nếu không tận biết thì làm sao chúng ta có thể thực hành cho đúng ?

4 tâm vô lượng Từ, Bi, Hỉ, Xả của Bồ Tát Quán Thế Âm là những tâm quảng đại, tròn đầy, trên thì thông với chư Phật đồng một từ lực, dưới thì hiệp với chúng sanh trong 3 cõi 6 đường đồng một lòng bi ngưỡng.

Nói 4 tâm nhưng thật ra chỉ là 1, 1 mà là 4 vì chúng bất khả phân do ở chỗ chúng xuất phát từ bản thể chung cùng, bản thể chơn tâm thường, lạc, ngã, tịnh. Nói khác đi, Thường, lạc, ngã, tịnh chính là THỂ, Từ, Bi, HỈ, Xả là Tướng Dụng. Nhưng chúng ta phải hành Tứ vô lượng tâm như thế nào mới đúng với ý nghĩa tướng dụng ?

Chúng ta phải hành Tứ Vô Lượng tâm, Vô trụ, bởi lẽ nếu hành trì pháp này mà còn thấy đối tượng ngã, nhân chỉ vẫn còn ở cấp bực sơ cở, còn bị kẹt, không phát huy được trọn vẹn ý nghĩa sâu mầu của 4 chữ Từ Bi Hỉ Xả vốn là tướng dụng của Chơn Như,

a) Tâm Từ là tâm bình đẳng ban phát an vui trong tinh thần Vô Trụ, cho mọi loài chúng sanh vì chúng có đồng một thể tánh như mình, cũng như đối nới tất cả chúng sanh tánh tức là đối với các niệm trong tâm mình bất luận là niệm chơn hay vọng, thanh hay thô.

Muốn hành tâm từ cho thật rốt ráo, chúng ta phải hành tâm từ đối với mình trước, nghĩa là chuyển hóa tất cả vọng niệm của mình thành những chơn niệm, sau đó mới hành tâm từ đối với các chúng sanh, hướng dẫn họ chuyển hóa các vọng niệm của họ. Hành Tâm Từ như thế còn gọi là tự giác, giác tha, làm được như vậy chúng ta mới có thể làm những những việc nhiều ích, đem lại nhìều lời lạc cho quần sanh.

b) Tâm Bi là tâm thương xót các chúng sanh đang đau khổ, đang lâm nạn. Đó là tâm hằng cứu vớt.

Thương xót người thì phải tìm cách cứu người, không lẽ thương xót trên đầu môi, chót lưỡi.

Các thuyền nhân Việt Nam trong khi vượt biển thường gặp tai nạn. Họ cầu nguyện Phật Bà Quan Âm Nam Hải giúp cho họ được tai qua nạn khỏi.

Câu chuyện của cô Lê Thị Bích Loan mà soạn gỉa đã có dịp được nghe cô thuật lại, chứng minh tâm Bi vô lượng của Bồ Tát. Cô bị chủ thuyền ác ôn liệng xuống biển, hồi 8 giờ tối. Ngay trong lúc đầu cô còn cố gắng bơi nhưng về sau, vì quá mệt mỏi, cô đành phó mặc cho số mệnh, cô chỉ còn biết xưng niệm hồng danh cuả Bồ Tát, cô nằm trên biển mà không chìm, có lúc cô ngủ quên. Cô trôi dạt từ biển Trà Vinh đến biển Bến Tre, trong tay không có 1 cái phao nào. Đến 4 giờ sáng cô được 1 thuyền đánh cá vớt lên. Báo chí Sài Gòn đã đăng tải câu chuyện hi hữu này và Tòa Án cũng đã xử những kẻ có tội.

Tâm Bi còn có nghĩa là tâm kham nhẫn, vô tranh, không chống chỏi, không đè bẹp, không tiêu diệt các vọng niệm của mình mà chỉ biết cứu hộ các tư tưởng chấp ngã, chấp pháp của mình tức là chuyển hóa chúng thành những tư tưởng bạch tịnh, chuyển phàm thức thành thánh trí.

Thể hiện trọn vẹn tâm Bi đối với các chúng sanh tánh nơi lòng mình trước, sau đó mới thể hiện tâm Bi đối với các loài chúng sanh trong pháp giới bao la. Có tâm bi mẫn đối với mình trước bằng cách phát tâm sám hối, tự nguyện không còn phạm những lổi lầm như đã phạm trong quá khứ, trong các tiền kiếp.

Chúng ta cũng không trụ tâm vào những việc cũ để lấy đó làm đay nghiến lòng mình. Đó là khởi tâm bi mẫn đối với mình.

Trở lại vấn đề, chúng ta thử hỏi tư tưởng bạch tịnh là gì ?

Thông thường, người tu Phật cho rằng tư tưởng hay niệm bạch tịnh là những niệm không có ngã, pháp. Nhưng chúng ta đừng vội cho rằng không có ngã pháp là rỗng không, bởi lẽ các niệm bạch tịnh vẫn còn có tác dụng ứng hóa, diễn biến theo nhu cầu của mình, tạo nên căn thân còn gọi là báo thân và thế giới còn gọi là quốc độ thanh tịnh.

Chỉ có pháp vô trụ, vô niệm mới có thể chuyển hóa chúng sanh tánh của mình thành các tư tưởng bạch tịnh. Hành pháp này, tánh năng sanh của Chơn Như sẽ biến hóa theo lý vô trụ, thoát khỏi tác động của các ma lực ngã, pháp. Khi chúng còn đủ sức hấp dẫn mình thì lúc đó chúng được gọi là những niệm bạch tịnh.

Nên nhớ rằng trong A lại da thức của chư Phật và Bồ Tát, các chủng tử ngã pháp vẫn còn giữ nguyên, nhưng chúng không còn tác động tâm của các Ngài. Đó là ý nghĩa của ngã không, pháp không. Nếu chúng bị tiêu diệt thì làm sao các Ngài có thể nhớ lại những việc đã xảy ra trong quá khứ, trong các tiền kiếp, làm sao các Ngài có thể hiện thân người trên thế gian vì đã mất hết các chủng tử người rồi.

Đây là điểm mà lâu nay 1 số lớn Phật tử thường hay mê mờ vì họ nghĩ rằng phải diệt hết mọi vọng niệm, mọi tạp niệm trong thức A lại da mới có thể biến thức này thành thức Bạch tịnh.

c) Tâm Hỉ là tâm vui mừng khi thấy chúng sanh vui mừng. Tùy hỉ có nghĩa là tạm thời vui theo cái vui của người, tuy rằng tâm Bồ Tát là tâm Như Như Bất Động, không vui, không buồn, không khổ, không sướng. Bồ Tát hay Phật chia sẻ nỗi vui, nỗi buồn với chúng sanh vì đó là cách mà các Ngài sử dụng để biểu hiện đặc tánh tùy duyên.

Câu chuyện thánh Rama Krishma khi thấy 1 người bị đánh bằng roi da đang oằn oại trong cơn đau niền cảm thấy như mình đang bị đánh và ngay lúc đó trên lưng của thánh hiện ra những lằn roi rướm máu.

Trong kinh Duy Ma Cật, ở Phẩm 5, Trưởng giả Duy Ma Cật có nói : “ Nếu chúng sanh bệnh hay hết bệnh, Bồ Tát cũng bệnh hay hết bệnh ”.

Tâm hỉ còn có nghĩa là tâm tùy thuận, tùy thuận tức là nương theo Chơn tánh trong quá trình chuyển hóa các tập khí sanh tử luân hồi thành các chơn niệm để cuối cùng ngộ nhập Chơn Như.

Trong kinh Viên Giác, Phật phân tích có 4 trường hợp tùy thuận Viên Giác của các hàng Bồ Tát từ Thập Tín đến Diệu Giác.

Bồ Tát Thập Tín tùy thuận Viên Giác để tìm cách dứt trừ cái biết rằng mình đã tỏ ngộ dược Chơn tâm thanh tịnh chỉ cái biết ấy là 1 chướng ngại lớn.

Bồ Tát Tam Hiền tùy thuận Viên Giác bởi lẽ tuy đã dứt trừ cái biết nói trên nhưng vẫn còn chấp rằng mình là bậc giác ngộ.

Bồ Tát Tháp Địa cũng tùy thuận Viên Giác nghĩa là các Ngài thường giác nhưng không chấp cái giác.

Bồ Tát Diệu Giác còn gọi là Phật cũng còn tùy thuận Viên Giác. Các Ngài luôn thấy vọng và chơn đều là tướng giải thoát, Giới, Định, Huệ hay Dâm, Nộ, Si, đều là Niết Bàn.

Từng phần, từng phần chúng ta sẽ tùy thuận Chơn Như để có thể hoàn tất việc chuyển hóa các tập khí sanh tử luân hồi.

Thành tựu được như thế, chúng ta mới có thể đem ra áp dụng pháp này, hành tâm Hỉ đối với các chúng sanh hầu giúp họ chuyển hoá hết các thói quen tật xấu ngàn đời đang che lấp tâm của họ.

d) Tâm Xả cũng như tâm Hỉ, nhưng khác nhau ở mức độ chuyển hóa. Xả là rốt ráo chuyển hóa các vọng niệm. Xả không có nghĩa là buông bỏ mà có nghĩa là không trụ, không chấp.

Dạy về pháp phá Ngã, Phật nói phá ngã là phá cái lầm chấp cho rằng những đìều thấy, nghe, hay biết của mình là ngã. Thật ra, những điều ấy là vô ngã, vì chúng không thật, chúng là vọng. Chính cái khả năng thấy, nghe, hay, biết của chúng ta mới là chơn ngã. Xả là không còn chấp cái vọng làm chơn để có thể tỏ thấu bản lai thường giác nơi mình.

Vì còn nhớ đến các chuyện tình cảm xa xưa, nên chúng ta thường hay hối hận ray rứt nơi lòng. Do đó chúng ta phải hành tâm Xả đối với mình trước nghĩa là đừng để những ái niệm nói trên gây phiền lụy cho mình. Cũng còn có những trường hợp khác, chẳng hạn như khi làm những việc giúp đời, chúng ta đừng ôm giữ tưởng đến những việc đó mà sanh tâm vui vẻ giả tạo.

Hành tâm Xả đối với mình trước, sau đó mới hành tâm Xả đối với chúng sanh. Làm được như vậy mới thật sự làm lợi người và lợi mình.

Trên đây là phần luận về Tứ Vô Lượng Tâm nhằm giúp cho tất cả chúng ta sớm thành tựu trong tiến trình ngộ nhập Chơn Như.

Riêng đối với các hàng Bồ Tát đã ngộ nhập, các Ngài luôn trụ vào Tứ Vô Lượng tâm đẻ phát đại nguyện độ tận chúng sanh. Chẵng hạn như các Ngài khởi tâm Từ đối với tất cả chúng sanh vì các Ngài đã thấy rõ vạn pháp dù thanh hay thô đều bình đẳng trong thực tướng cũng như trong huyễn tướng. Các Ngài khởi tâm Bi đối với các chúng sanh mà chẵng thấy độ thoát một ai hay riêng độ pháp nào. Các Ngài nhờ có hạnh nguyện lớn lao độ tận chúng sanh nên tuy có sở hành mà như không có hành. Các Ngài cũng khởi tâm Hỉ đối với các pháp bởi lẽ các ngài đã xa lìa sự run sợ, coi tất cả các pháp dù thuận hay nghịch như là nhửng phương tiện thiện xão trong sự nghiệp độ tha.

Tuy rốt ráo thể nhập Chơn Như, nhưng các Ngài vẫn giữ tâm Xả, luôn vô trụ trong khi hành dụng hạnh nguyện trang nghiêm và thành tựu quốc độ. Tuy nương theo nhứt thiết chủng trí, tuy áp dụng mọi pháp nhưng các Ngài vẫn không trụ nhứt thiết chủng trí, vẩn không trụ pháp nào, tuy đạt được vô phân biệt trí nhưng không trụ trí này, bởi lẽ các Ngài không còn phân biệt Phật trí, Bồ Tát Trí, Thinh Văn, Duyên Giác trí nghĩa là đã rốt ráo vô trụ hay đã thành tựu tâm xả rồi vậy.

Nắm vững ý nghĩa sâu mầu của 4 chữ Từ, Bi, Hỉ, Xả, chúng ta hảy bắt đầu quán tưởng chúng, tưởng nhớ và vun bồi chúng trong tâm thức mình khiến cho mình ngày càng thâm nhập chúng. Thâm nhập đề mục quán tức là đã thành tựu pháp quán rồi vậy.

Tóm lại, gọi là thành tựu pháp quán Từ, Bi, Hì, Xà, khi đã thấy mình hòa nhập được các hạnh này, không còn thấy chúng là những đối tượng bên ngoài để mình quán tưởng nữa.

Khi đã hòa nhập được 4 thứ tâm này rồi thì trí huệ liền hiện, chừng đó mình và Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ là 1. Tư tưởng, lời nói và hành động của mình sẽ tương ứng với Ngài. Công hạnh của Ngài sẽ là công hạnh của mình.

Cái năng lực tỏ thấu từng đề mục quán và đưa đè mục ấy đến chỗ hiện thực được gọi là Thiền, vì thế quán không phải là Thiền mà là cái dụng của Thiền. Do đó 2 chử Thiền và quán được ghép chung thành Thiền quán.

Thiền quán rốt ráo mới có thể hòa nhặp để mục quán, mà hể hòa nhập được rồi thì liền có trí huệ.

Thiền quán đóng vai trò trung gian giử Định và Huệ. Đắc pháp Quán Thế Âm, chúng ta đã vô tình thực hành pháp Thiền Mật song tu. Tại sao vậy ?

Như đả biết, Thiền chỉ nương nhờ tự lực, hoàn toàn thiếu tha lực. Tha lực ở đây là sức mạnh vô hình hết sức vi diệu do Bồ Tát Quán Thế Âm ban phát để hổ trợ cho chúng ta thành tựu pháp quán Tứ Vô Lượng tâm.

Bồ Tát là hiện thân của tình thương và trí huệ, hiện thân của Bi, Trí, do đó tâm lực của Ngài trùm khắp pháp giới, che chở cho toàn thể chúng sanh trong 3 cõi như vầng mây lành vĩ đại lơ lững ở giữa bầu trời bao la vô tận.

Có thể nói mà không sợ sai lầm, tha lực tỏ ra rất cần thiết trong thời buổi nhân loại đang mê đắm ngoại cảnh, đang chạy theo các thú vui vật chất. Không có tha lực, chúng ta khó bề khắc phục những cám dỗ của ngoại cảnh. Do đó Thiền phải được phối hợp với Mật Tông, tức là Thiền Mật phải đồng hành, đồng tu.

Mà hạnh quán tưởng Tử Vô Lượng tâm là 1 hình thức song tu Thiền Mật Không hơn không kém. Do đó hành pháp Quán Thế Âm không có nghĩa đơn thuần là tu tập các pháp của Ngài như pháp Nhĩ căn viên thông được gọi với cái tên mới là lắng nghe, Lắng nhìn vô sở thọ, như pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không để thấy cho được thể tánh qua thân tướng, như pháp Phổ Môn với chủ trương cứu khổ, cứu nạn, mà còn phải trì niệm các thần chú của Ngài như đại thần chú Bát Nhã trong tâm kinh Bát Nhã, như chú Đại Bi với 2 câu chú vệ tinh là Lục tự đại minh chú và Chuẩn Đề Chơn ngôn.

Chúng ta nên biết rằng Mật Tông là 1 môn bí yếu nhứt trong Phật pháp. Mỗi chơn ngôn là 1 đại diện cho số nhân và 1 số quả phát sanh từ sự tu chứng từng pháp môn hay hạnh môn.

Làn sóng tư tưởng của con người tạo ra những tần số âm thanh và ánh sáng được ghi nhận ở mỗi cõi bằng những ký hiệu khác nhau.

Thí dụ về tần số âm thanh OM MANI PADME HUM, tần số này là kết quả tu tập của Bồ Tát Quán Thế Âm trong quá trình hoàn mãn hạnh nguyện độ sanh cũng như độ các vọng niệm của Ngài, hoàn mãn cả lý lẩn sự. Vì thế, khi hàng phục được 1 vọng tâm nào thì tần số tư tưởng phát ra được gọi là Đà La Ni vì nó tổng hợp, tổng trì lý và sự. Bồ Tát, tác giả Đà La Ni là người trồng cây có trái, chúng ta trì niệm Đà La Ni của Bồ Tát là người ăn trái. Đó là cái lợi ích của Mật Tông đối với chúng ta vì không trồng cậy mà được hưởng quả.

Pháp Quán Thế Âm là pháp Thiền Mật song tu, lấy Đà La Ni làm chủng từ, làm tần số rung động nội tâm, để chuyển hóa các chủng tử vọng niệm thành những chủng tử của Đà La Ni.

5. CÁC HÓA THÂN CỦA BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.

Trước khi trình bày về các hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm được Ngài sử dụng trong công cuộc cứu khổ, cứu nạn, chúng ta cũng cần phải hiểu thêm về pháp thân. Mỗi người chúng ta đều có tam thân như chư Phật và Bồ Tát nhưng tam thân của chúng ta chưa được hình thành rõ nét.

a) PHÁP THÂN

Pháp Thân còn được gọi là Phật thân như đã trình bày trong kinh Duy Ma Cật, Phẩm 2 : Phương tiện.

“ Thân PHật là pháp thân sanh ra vô lượng công đức, trí huyệ. Thân này là do Giới, Định, Huệ, giải thoát, trị kiến giải thoát, do Từ, Bi, Hỉ, Xả, do lục độ Ba la mật v.v... do trực tâm, do tánh không buông lung, tóm lại thân Phật do vô lượng Pháp thanh tịnh nói trên sanh ra ”.

Phật theo nghĩa hẹp là giác, mà giác chỉ là phần sáng suốt của bản thể mà thôi. hiểu rộng hơn, Phật chính là bản thể Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã, Chơn tịnh. Gọi là chơn ngã vì nó lìa hết mọi sự đối đãi, sinh tử, vì nó luôn luôn hiện hữu ở khắp nơi, trong 3 thời: quá khứ, hiện tại và vị lai. Theo nghĩa rộng như trên, thân Phật chính là pháp thân vô hình, vô tướng, trùm khắp không gian và thời gian.

b) BẢO THÂN

Trong kinh Quán Vô Lưọng Thọ, Phật mô tả báo thân của Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Tây Phương Cực Lạc như sau:

“ Vị Bồ Tát này, mình dài 80 vạn ức nadotha (ám chỉ con số quá lớn) do tuần (phạn ngữ là yojana - 9.216 th) thân màu vàng tía. Trên đỉnh đầu có tướng nhục kế (phạn ngữ là usmisa, cục thịt nổi giống như búi tóc. Đó là tướng thứ 32 trong 32 tướng tốt của Chư Phật và Bồ Tát), sau cổ có hào quang, hình cầu tròn, mỗi mặt chiếu sáng 100.000 do tuần. Trong hào quang ấy có 500 vị hóa Phật. Mỗi vị hóa Phật đều có 500 vị Bồ Tát làm thị giả ”.

Khi thân Bồ Tát động thì trong ánh hào quang tất cả thân tướng của chúng sanh 5 nẽo đều hiện ra. Trên đỉnh đầu, Bồ Tát có mão trời, trong ấy có 1 vị Phật đứng cao 25 do tuần.

Tướng Bạch Hào (lông trắng) giữa đôi mày đủ các màu 7 báu, phát ra 84.000 ánh quang minh, mỗi ánh quang minh có vô số hóa Phật với vô số Bồ Tát đứng hầu. Mũi cũa Bồ Tát như hoa sen đỏ. Bàn tay hóa hiện 500 ức hoa sen đủ màu. 10 ngón tay đều ngay thẳng, đẹp tuyệt vời, có thể chiếu sáng khắp nơi. Lúc Bồ Tát bước đi thì dưới chân có 1.000 bánh xe hóa thành 500 đài sáng. Lúc Bồ Tát đẻ chân xuống thì hoa Kim Cang bấu rải phủ khắp trời. Các tướng chánh và phụ của Bồ Tát đều đủ cả như Phật không khác, trừ phi 2 tướng nhục kế và vô tướng đảnh (tướng phụ còn gọi là vẻ đẹp của tướng nhục kể) thì không bằng đức Phật.

Như thế thì báo thân của Bồ Tát Quán Thế Âm có vô lượng tướng tốt và vẻ đẹp, chớ không phải như hóa thân của Ngài chỉ có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

Báo thân là thân tạo thành do vô lượng công đức mà Bồ Tát đã xây dựng trong sự nghiệp độ sanh với cái tâm vô trụ, trải qua vô lượng kiếp về trước. Vì thế báo thân còn được bọi là thân công đức hay công đức lâm.

c) HÓA THÂN

Như chúng ta đã biết, các chủng từ nằm sâu kín trong tàng thức khi chuyển biến liền phát sanh tư tưởng. Mổi tư tưởng còn gọi là mỗi pháp đều bồm có 1 căn thân hay 1 thân tướng và 1 thế giới hay môi trường, hoàn cảnh. Do ở chỗ các pháp ứng hóa vô cùng tận, thiên sai vạn biệt có nghĩa là các tư tưởng luôn biến chuyển như dòng thác nên nhà Phật gọi mỗi tư tưởng, mỗi pháp là 1 hóa thân.

Như Phật đã nói trong Phẩm Phổ Môn, “ nếu cần 1 thân Phật để độ thoát 1 chúng sanh nào đó thì Bồ Tát Quán Thế Âm liền hiện thân Phật để nói pháp. Nếu đáng dùng thân của Duyên Giác, Thỉnh Văn, Phạm Vương...thậm chí đến thân của Bát Bộ chúng để độ chúng sanh ở nước nào đó, thì Bồ Tát tùy thuận mà hiện thân ”.

Nếu đếm cho kỹ, chúng ta sẽ thấy Bồ Tát Quán Thế Âm hiện thân 32 tướng khác nhau. Đó là 32 hoá thân của Ngài mà Phẩm Phổ Môn đã nói qua cho chúng ta biết.

Có Nhiều người nghỉ lầm rằng nhờ tu tập pháp Quán thế Âm, nhớ tưởng danh hiệu của Ngài mà mình thấy được đâu là hạnh phúc chơn thật, đâu là lầm lạc khổ đau và chính cái tư tưởng thấy biết của mình đó gọi là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đến với mình.

Nếu 1 người Hồi Giáo nhớ tưởng đến thánh Allah, chúng ta có thể nói rằng cái tư tưởng đó là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đến với người ấy hay không?

Đối với người Bà la môn cũng vậy, họ luôn niệm tưởng Ngọc Hoàng Thượng Đế mà họ gọi la Brahma cùng với Vishnu và Siva, cả 3 được họ tôn thờ như ngôi Tam Bảo.

Do đó, chúng ta có thể nói rằng người Hồi giáo cũng như người Bà la môn không khi nào niệm hồng danh của Bồ Tát Quán Thế Âm. Khi gặp nạn, họ chỉ biết niệm tưởng thánh Allah hay Brahma, Vishnu và Siva để mong cầu được cứu khổ cứu nạn.

Người thế gian chúng ta thường nghỉ tưởng theo lối nhị nguyên luôn thấy Allah, Brahma v.v... khác với Bồ Tát Quán Thế Âm, nhưng trên thực tế trong cảnh giới của Phật, Thánh, Tiên, tất cả đều là 1, đều chỉ có tình thương 1 tâm từ bi cứu khổ cứu nạn mà thôi. Các vị ấy dù được gọi duới nhiều tên khác nhau nhưng cùng có 1 tâm. Một Bà la môn gặp khổ nạn kêu cứu thì liền đó Bồ Tát Quán Thế Âm tùy duyên hiện thân Bà la môn tức là hiện thân Brahma hay Vishnu hoặc Siva đến cứu vớt. Đó là ý nghĩa của lời nói trên đây của Phật.

Bồ Tát Quán Thế Âm diệu dụng đặc tánh năng sanh của Chơn Như mà tùy duyên phóng ra vô lượng tư tưởng cứu độ khi thì dưới dạng Bà la môn, Tỳ kheo, Tứ Đại Thiên Vương, khi thì dưới dạng vợ của Trưởng giả, thân con trai, thân con gái v.v...

Người Bà la môn sẽ vui mừng khi thấy vị cứu tinh hiện ra giúp mình là 1 vị Bà la môn, trái lại y sẽ đâm ra nghi ngờ nếu thấy vị hiện thân là chúa Jêsus hay Bồ Tát Quán Thế Âm.

Cũng có những người không tu pháp Quán Thế Âm, không niệm hồng danh của Ngài mà vẫn được Ngài giúp đỡ. Đó là trường hợp của soạn giả đã được dẫn dắt trên con đường tu học trong 4 năm qua bởi 1 chân sư vốn là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm.

6. 14 MÓN VÔ ÚY.

Qua phần trình bày trên đây về tam thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng ta đã hiểu rõ khả năng cứu độ của chúng sanh đang lâm nạn của Ngài.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, chính Ngài đã mô tả trong chi tiết 14 các thức khác nhau được Ngài sử dụng để giúp cho chúng sanh khởi phải sợ sệt, sợ nạn tai. Trong Phẩm Phổ Môn của kinh Pháp Hoa, Phật chỉ nhắc lại trên đại cương công đức cứu khổ nạn của Bồ Tát mà thôi.

Đối chiếu 2 bộ kinh ấy, chúng ta thấy Bồ Tát đã cứu chúng sanh đau khổ, bằng 14 cách khác nhau được gọi là 14 món vô úy.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ Tát trình bày với Phật như sau: << Chúng sanh ở nơi thân tâm của con được 14 món vô úy >>.

Nên nhớ rằng, về mặt sự tướng, 14 món vô úy vẫn hiện thực, vẫn xãy ra trên thực tế chớ không phải huyễn hóa, hoang đường như nhiều người đã lầm tưởng. Còn về mặt lý tánh, 14 món vô úy vẫn có đầy đủ ý nghĩa. Trong phần sau đây, chúng tôi sẽ giới hạn sự giải thích trong phạm vi lý tánh.

Thân tâm của Bồ Tát chính là pháp thân, Phật tánh của Ngài. Nói chúng sanh ở nơi thân tâm của Ngài tức là nói chúng sanh có Phật tánh, nhưng Phật tánh của chúng sanh còn bị vô minh che lấp nên không được hình thành rõ nét. Tuy thế, bản chất của nó cũng giống y bản chất pháp thân của Bồ Tát. 1 giọt nước mưa từ trên trời rớt xuống cũng có đầy đủ tánh chất như nước sông.

Do ở chỗ đồng thể nên chúng ta rất gần gũi với Bồ Tát. Tư tưởng của chúng ta nếu được thấm nhuần các đức tánh Từ, Bi, Hỉ, Xả thì khi khởi phát sẽ tạo ra 1 làn sóng có cùng 1 tần số tư tưởng của Bồ Tát. Đó là cách chúng ta liên lạc với Ngài để cầu xin Ngài cứu khổ, cứu nạn. Đó cũng là quy luật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu.

MÓN VÔ ÚY THỨ NHỨT.

“ Chúng sanh nào đang đau khổ mà một lòng xưng niệm danh hiệu của Bồ Tát thì Bồ Tát liền biết ngay và chúng sanh ấy liền được giải thoát ”.

Cảm giác khổ đau bắt nguồn từ tâm thức. Tâm niệm danh hiệu Quán Thế Âm sẽ giúp mình nghe được danh hiệu ấy ngay nơi lòng mình. Mà danh hiệu ấy sở dỉ có là do kết quả tu tập pháp Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ Tát trong vô lượng kiếp trước. Lắng nghe danh hiệu Quán Thế Âm trong tâm thì sẽ hưởng được mùi vị ngon lành tức là được giải thoát các nỗi khổ. Âm thanh Quán Thế Âm có tần số rất mạnh, có 1 lực vô cùng mãnh liệt, đó là lực Từ, Bi, Hỉ, Xả luôn có đầy đủ công năng để loại trừ các thứ cảm giác khổ đau.

MÓN VÔ ÚY THỨ NHÌ.

“ Người nào trì niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm thì vào lửa, lửa chẳng cháy ”.

Các thứ cảm giác buồn phiền, giận hờn, ghen tương, hận thù đều có thể ví như lửa, lửa tâm. Đó là lửa tham, sân, si, phiền não. Lửa tâm tuy không khói nhưng vẫn cháy âm thầm, không dứt, khiến cho kẻ phàm phu ăn không ngon, ngủ không yên, thường la rầy, chửi bới, quơ tay múa chân, đôi khi mất khôn, điên loạn.

Nếu lúc đó, chúng ta kịp thời nhứt tâm trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm thì bao nhiêu lửa tâm đều bị tần số tư tưởng Từ, Bi, Hỉ, Xả của Ngài dập tắt. Chừng đó chúng ta sẽ được yên ổn. Đó là ý nghĩa của món vô úy thứ nhì. Vào lửa, lửa không cháy.

MÓN VÔ ÚY THỨ 3.

“ Nếu bị nước cuốn trôi thì liền đến chỗ cạn ”.

Về mặt lý tánh nước tượng trưng cho tâm luyến ái, ham muốn như ham muốn sắc dục, tiền bạc, của cải, địa vị, danh vọng v.v... Người bị nước cuốn trôi là người đang mê mẫn vì tình yêu, đang mê muội vì các thứ ham muốn. Muốn khỏi bị nước cuốn trôi hoặc nhận chìm nghĩa là muốn đến chỗ cạn, chỉ cần niệm hồng danh Quán Thế Âm.

Tuy là hiện thân cho Bi, Bồ Tát cũng còn đại diện cho Trí. Khi chúng ta niệm danh hiệu của Ngài, lực trí của Ngài liền được chuyển đến chúng ta, khiến chúng ta tỏ thấu bản thể qua thân tướng. Tỏ thấu bản thể, ngộ được chơn tâm chúng ta không còn lầm chấp thân này là Ta Thật, từ đó chúng ta mới thôi. Không còn tìm cách thỏa mãn các dục vọng thấp hèn như làm nô lệ cho xác thịt đam mê của cải vật chất v.v...

Nhờ có lực Trí của Ngài, chúng ta khỏi bị dòng nước ham muốn lôi cuốn và nhận chìm. Nếu thường xuyên trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm, chúng ta sẽ lần hồi dứt trừ tâm ham muốn, chúng ta sẽ có tâm vô trụ trước những cái có mà người đời thường tranh giành.

MÓN VÔ ÚY THỨ TƯ.

“ Khi đi thuyền giữa đại dương tìm châu báu mà tấp vào nước của Quỉ La Sát thì dược thoát nạn La Sát ”.

Quỉ La Sát, phạn ngữ là Rakchasse, là loài quỉ ăn thịt người, rất độc ác, giống như những kẽ sát nhơn, những tên bạo chúa gây thảm họa chiến tranh. Chúng thường ở biển cả và cũng ở rải rác khắp nơi trên đất liền. Danh hiệu Quán Thế Âm nếu được xưng niệm sẽ làm cho chúng run sợ, trốn mất.

Kinh Pháp Hoa cũng đề cập đến 1 loại quỉ La Sát không ác, thường che chở, hộ trì những kẻ tu hành.

Vọng tưởng, vọng niệm Sát sanh thuộc bản tánh của quỉ La Sát. Gây nhân tàn sát thì ắt gặt qủa chết chóc. Vì thế, để tránh khỏi quỉ La Sát hại mình, chúng ta phải sớm dứt trừ vọng niệm Sát sanh bằng cách niệm hồng danh Quán Thế Âm. Lực Từ Bi là 1 lực vô song, không có 1 ma lực nào có thể chống chỏi nổi.

MÓN VÔ ÚY THỨ NĂM.

“ Sắp bị người đánh, chém thì dao, gậy liền gãy ”.

Chúng ta nhớ lại câu chuyện voi say do Vua A xà thế thả ra, theo lời xúi giục của Đề Bà Đặt Đa, để dẫm đạp đức Phật khi Ngài đang trên đường đi về tịnh xá. Qua câu chuyện này, chúng ta mới thấy rằng uy lực dũng mãnh của tâm Đại Từ, Đại Bi của Phật đã chế ngự voi say khiến nó quỳ mọp xuống trước mặt Ngài thay vì dẫm đạp Ngài.

Lực Từ Bi của Quán Thế Âm có công năng làm cho đao kiếm, gậy gộc gãy lìa làm cho kẻ cầm đao kiếm phải rụng rời tay chân. Nếu lực cảm niệm Quán Thế Âm càng mạnh chừng nào thì lực ứng hiện của Ngài mạnh chừng nấy.

MÓN VÔ ÚY THỨ SÁU.

“ Không bị quỉ Dạ Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Xà, Phú Đơn Na ám hại ”.

Các chúng sanh niệm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm dù gặp quỉ Dạ Xoa, La Sát, Cưu Bàn Trà, Tỳ Xá Xà, Phú Đơn Na cũng không bị ám hại. Tuy chúng đứng cạnh bên mà không thể thấy.

Quỉ Dạ Xoa, phạn ngữ là Yakahas, là loài quỉ rất hung tợn. Nhưng cũng có 1 số Dạ Xoa biết hồi tâm hướng thiện, thường ủng hộ những kẻ tu hành.

Quỉ Cưu Bàn Trà (Kumbhanda) thuộc loại quỉ hút máu lấy tinh khí của người. Quỉ Tỳ Xá Xà (Pisatcha) cũng như Cưu Bàn Trà hút lấy tinh khí của người, tánh tình hung bạo, hình tướng xấu xa, hôi hám. Quỉ Phú Đơn Na, 1 giống quỉ hôi hám thường gây bệnh sốt cho người.

Sở dĩ các loại quỉ nói trên có hình tướng hung bạo, xấu xí là vì tâm của chúng rất ác. Tâm tức tướng, tâm mình như thế nào thì hiện tướng ra như thế ấy. Các quỉ này thường sinh hoạt trong cảnh giới u tối, một khi ra ánh sáng, chúng không thấy được gì nữa. Hiện thân cho tâm ác, chúng chỉ có thể sát hại những người ngu si, tàn bạo, ác độc, chớ gặp người thường trì niệm hồng danh Quán Thế Âm, được sự che chở của Ngài thì làm gì chúng có thể ám hại được.

MÓN VÔ ÚY THỨ BẢY.

“ Bị xiềng xích, gông của thì xiềng gông tan rã ”.

Các thứ cùm kẹp, gông xiềng đều là những dụng cụ trói buột, làm cho mình mất tự do, giống như các thứ phiền não trói buộc tâm mình vậy.

Như đã giải thích ở phần trước, căn trần không trói buộc chúng ta chỉ có ý thức là kẻ gây nên tội lỗi. Vì thức buôn vọng chấp nên làm cho mình thấy biết không đúng trước những sự vật như thế là như thế.

Nhờ thường xuyên niệm hồng danh Quán Thế Âm, chúng ta sẽ lần hồi bớt vọng chấp. Tâm không vọng sẽ giúp chúng ta thấy biết đúng, thấy biết như thật mọi sự việc trên đời, như thế chúng ta sẽ thoát khỏi sự mọi phiền não trói buộc, giống như tội nhân đeo gông cùm mà như không đeo vì tâm đã được tự do rồi.

MÓN VÔ ÚY THỨ TÁM.

“ Đi lạc vào nơi hiểm trở, gặp giặc cướp thì liền thoát khỏi và không sợ sệt ”.

Các lối đi hiểm trở tượng trưng cho môi trường sống đầy nghịch cảnh, cạm bẫy, tranh giành nào là tranh giành chức quyền, gia tài, sự nghiệp, nào là các lối gạt gẫm, giựt hụi thường thấy trên thương trường.

Đi lạc vào nơi hiểm trở còn có nghĩa là lơ là thiếu tỉnh táo nên không kịp giác niệm để các vọng niệm lục đục, tham lam lôi cuốn mình. Nếu thường trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm, chúng ta sẽ đề cao cảnh giác đối với các vọng niệm thất tình, lục dục khiến chúng không thể ám hại được, nhờ vậy mà chúng ta không còn sợ sệt nửa.

MÔN VÔ ÚY THỨ 9.

“ Chúng sanh nào còn nhiều ái dục sẽ được ly dục ”.

Trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm và lắng nghe tiếng niệm trong tâm thức sẽ khiến cho tâm thức mình lần hồi được sáng suốt, không còn buộc mình chạy theo sắc trần nữa.

Dù là kẻ đa dâm, thường mê đắm dục tình, chúng ta sẽ dễ dàng lìa xa ái dục. Nhà Phật cho là suối ái dục đã khô cạn. Chừng đó mắt thấy sắc đẹp cũng như không thấy vì ý thức của mình đã trở thành vô tình, không còn bị thất tình tác động nữa.

MÓN VÔ ÚY THỨ 10.

“ Chúng sanh nào còn giận hờn thì hết giận hờn ”.

Sở dĩ chúng ta còn giận hờn là vì chúng ta thấy người khác với mình. Tâm phân biệt là nguyên nhân của sân hận, ganh ghét.

Muốn dứt trừ sân hận thì phải huân tập tâm thức mình với câu niệm hồng danh Quán Thế Âm, Lực từ bi vô biên của Ngài sẽ tác động đến các vọng niệm nhân ngã khiến cho mình lần hồi tỏ thấu được như vậy thì ý thức phân biệt của mình sẽ tan biến. Khi mà lý nhứt như ngự trị trong đầu mình thì làm gì còn sân hận, hờn ghét ?

MÓN VÔ ÚY THỨ 11.

“ Chúng sanh nào còn mê si thì lìa được mê si ”.

Khi tâm thức đã trở nên sáng suốt nhờ tự lực của Quán Thế Âm thì mọi thứ phiền não lúc trước đã trói buộc mình nay biến mất. Tâm sáng suốt thì trí huệ hiện bày. Nhờ vậy mà chúng ta mới tỏ ngộ được chơn lý tuyệt đối, thấu rõ được thực tướng của vạn pháp tuy nhiên sai vạn biệt mà đồng 1 thể tánh. Chừng đó chúng ta nhìn vạn vật bằng cặp mắt nhứt như, không còn lầm chấp mê muội thấy mọi sự luôn dưới dạng đối kháng.

MÓN VÔ ÚY THỨ 12.

“ Chúng sanh nào không con mà muốn cầu sanh con trai thì liền được con trai, phước huệ đầy đủ ”.

Chúng sanh không con có nghĩa là chúng sanh đau khổ vì cô đơn, thiếu tình thương của con cháu. Con trai tiêu biểu cho phước huệ, cầu con trai đối với người tu Phật rốt ráo là tu cầu công đức và trí huệ.

Niệm hồng danh Quán Thế Âm cốt để phát huy tâm đại từ, đại bi nơi lòng mình, để từ đó hành pháp bố thí Ba la mật, bố thí vô trụ. Chỉ có bố thí vô trụ, như trong kinh Kim Cang Bát Nhã, đức Phật đã dạy ông Tu Bồ Đề, mới có thể giúp mình sớm được phước huệ tròn đầy, tức là được con trai, theo sự nguyện cầu của mình.

MÔN VÔ ÚY THỨ 13.

“ Chúng sanh nào không con, muốn cầu con gái thì liền sanh con gái xinh đẹp, hiền lành, được mọi người mến yêu ”.

Con gái tiêu biểu cho mọi thứ duyên lành để trang nghiêm thân tướng. Duyên lành rất cần thiết đối với các pháp sư, các thiện trí thức, đại diện cho đức Phật để nói pháp cho chúng sanh nghe, khiến cho họ tỏ ngộ được Phật tánh nơi lòng. Không kết duyên với chúng sanh thì khó dẫn dụ họ đến để họ nghe mình nói pháp. Do đó Bồ Tát, sau kkhi đắc quả còn phải tu thêm 100 đại kiếp nữa để có đầy đủ 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp.

Người tu Phật không còn cầu xin con trai hay con gái như người đời. Họ chỉ phát đại nguyện tu công đức sao cho có đầy đủ các tướng tốt để trang nghiêm thân mình, trong khi hành nhiệm vụ cứu nhân độ thế.

Trì niệm danh hiệu Quán Thế Âm có công năng giúp chúng ta nhập được định, từ đó mới phát huệ và sau cùng mới tu công đức để có đủ các tướng tốt.

MÔN VÔ ÚY THỨ 14.

“ Lễ bái, cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm được phước đức nhiều như phước đức của người trì niệm danh hiệu và cúng dường 62 ức hằng sa Bồ Tát ”.

Công đức cứu khổ, cứu nạn của Bồ Tát đối với chúng sanh rất vĩ đại, cao như núi Tu Di, sâu như đại dương, không có gì sánh bằng.

Người trì niềm danh hiêu Ngài sẽ được hưởng công đức vô lượng ấy, nếu đem so sánh với công đức của người trì niệm danh hiệu và cúng dường 62 ức hằng sa Bồ Tát, thì công đức này cũng không hơn gì công đức kia. So sánh như vậy cốt để nói lên tánh chất vô lượng của công đức lễ bái và cúng dường Bồ Tát Quán Thế Âm.

Chúng ta hãy nghe lời xác minh sau đây của Bồ Tát Văn Thù:

Người cầu pháp giải thoát,
Thành tựu tâm Đại Bát,

Quán Thế Âm cao ngất,

Còn các phương tiện khác,

Đều nhờ oai thần Phật,

Hổ trợ dứt long đong,

Chẳng phải pháp Viên thông. ”

Trên đây chúng tôi đã trình bày đầy đủ 14 món vô úy của Bồ Tát Quán Thế Âm mà 2 bộ kinh Thủ Lăng Nghiêm và Diệu Pháp Liên Hoa cùng mô tả hầu như giống nhau.

Nhưng công đức độ sanh của Bồ Tát không phải chỉ gồm có 14 món vô úy này mà thôi. Bồ Tát còn ban bố cho chúng sanh 4 món vô tác nhiệm mầu như sau mà chỉ trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Ngài mới trình bày trong chi tiết trước pháp hội của Phật.

Sao gọi là vô tác ?

Tất cà Bồ Tát bát Địa đều có hạnh vô công dụng. Tuy các Ngài làm tất cả mọi việc để giúp đời, cứu độ chúng sanh nhưng các Ngài nghỉ như không làm, đó là vô tác. Pháp vô tác là pháp vô cùng tích cực, không vụ lợi, không vị kỷ, hoàn toàn vô trụ.

7.4 MÓN VÔ TÁC NHIỆM MẦU.

• MÓN VÔ TÁT THỨ NHỨT.

Bồ Tát Quán Thế Âm trình bày với Phật như sau:

“ Khi thành tựu pháp tu nhĩ căn viên thông, tất cả các căn liền được mở gút, các sự thấy, nghe, hay, biết được dung hợp tạo thành 1 thứ bửu giác viên thông, thanh tịnh. Do đó, con thường hiện ra nhiều thân tướng nhiệm mầu hoặc thường phát ra nhiều thần chú bí mật.

Từ trong bửu giác, thân con hoặc hiện ra 1 đầu 3, 5, 7, 9, 11 đầu, như vậy cho đến 108 đầu, 1.000 đầu , 10.000 đầu, 84.000 đầu bền chặt, không hoại, hoặc hiện ra 2 tay, 4, 6, 8, 10, 12 tay, nhu vậy cho đến 108 tay, 1.000 tay, 10.000 tay, 84.000 tay, hoặc hiện ra 2 mắt 3, 4, 9 mắt, nhu vậy cho đến 108 mắt, 1000 mắt, 10.000 mắt, 84.000 mắt báu thanh tịnh.

Với con số 84.000 đầu, tay, mắt, con còn hoặc hiện tướng hiền lành, hoặc tướng oai mãnh, hoặc tướng định, hoặc tướng huệ nhằm cứu độ chúng sanh, khiến cho được đại tự tại ”.

Bửu giác viên thông, thanh tịnh là tánh biết vô cùng quý báu, thông suốt, vô ngại và thanh tịnh. Đó là tên gọi đặc tánh chiếu soi, sáng suốt của Chơn Như Tâm. Bửu giác, Viên giác đều đồng 1 nghĩa.

Sắc tướng và âm thanh dù có thiên hình vạn trạng đều phát xuất từ tánh năng sanh, năng hóa của bản thể.

Đầu tiêu biểu cho trí, mắt cho cái thấy, tay cho cái lực. Càng có nhiều đầu, nhiều mắt, nhiều tay thì cái lực hiểu biết của trí, cái lực thấy của mắt cũng như thần lực của các tay sẽ càng nhiều chừng này. Tất cả các thứ lực này nhằm mục đích cứu khổ, cứu nạn, giúp đỡ chúng sanh. Công đức độ tha nhờ thế mà càng thêm cao đầy, càng vô lượng, vô biên.

Kinh Phật thường nói đến 84.000 thứ phiền não luôn khuấy nhiễu chúng sanh, khiến cho họ không tỏ thấu được chơn lý, không thấy đúng như thật vạn pháp và không đủ thần lực để chống chỏi các thú ma lực của vọng tâm.

Nhờ thành tựu pháp tu nhĩ căn viên thông, Bồ Tát Quán Thế Âm đã hiện ra đủ 84.000 đầu, 84.000 mắt và 84.000 tay, nghĩa là Ngài đã có đủ lực hiểu biết, lực thấy và thần lực để dứt trừ 84.000 phiền não.

Đầu của Ngài bền chặt, không hư hoại nghĩa là trí lực của Ngài vừa mạnh vừa sâu lại vừa hằng hữu.

Mắt của Ngài là mắt báu, thanh tịnh có nghĩa là lực thấy của Ngài vô cùng sắc bén như Kim Cang trong sáng có thể nhìn thấy khắp nơi, dù là nơi xa xăm, đen tối.

Ngài có tới 84.000 tay nghĩa là Ngài có 84.000 cách bắt ấn khác nhau để trừ tà, chữa bệnh.

Hiện tướng hiền lành là tướng bi, tướng oai mãnh là tướng dũng, tướng Định là tướng Tịnh và tướng Huệ là tướng Trí. Cả 4 tướng Bi, Trí, Dũng và Tịnh đều phát xuất từ tánh năng sanh của Chơn Như.

Tùy theo đối tượng cứu độ, Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ sử dụng 1 trong 4 tướng này, không nhứt thiết chỉ sử dụng mãi 1 tướng mà thôi.

Tướng Bi có công năng cứu khổ, cứu nạn, tướng Trí phá tan mê lầm tướng Dũng dứt trừ những dục vọng thấp hèn, những tư tưởng sợ sệt, tướng Tịnh tiêu trừ tâm cuồng loạn, sân hận. Tất cả 4 tướng ấy đều nhằm mục đích đem lại cho chúng sanh 1 trạng thái đại tự tại, 1 thứ tự do tuyệt đối trong hiện tại.

MÓN VÔ ÚY TÁC THỨ NHÌ

Bồ Tát Quán Thế Âm trình bày tiếp:

“ Nhờ dụng công tu nhĩ căn nên cái nghe của con không bị trệ ngại. Con sử dụng sắc tướng và thần chú để ban cho mọi người sự vô úy. Vì thế chúng sanh trong quốc độ 10 phương đều gọi là con vị Bồ Tát bố thí VÔ ÚY ”.

Cứu khổ, cứu nạn nhằm mục đích đem lại cho chúng sanh sự bình an, khiến cho họ hết lo sợ. Bồ Tát Quán Thế Âm được tất cả chúng sanh tán thán là vị Bồ Tát bố thí vô úy.

Thể tánh của pháp giới vốn là 1, nhưng do đặc tánh năng sanh nên hóa ra nhiều pháp giới tướng, muôn màu muôn vẻ. Sắc tướng và thần chú của Quán Thế Âm vì vậy cũng đa dạng và đa dụng. Tùy trường hợp, Ngài thị hiện 1 loại sắc tướng tức là 1 thứ hóa thân với câu thần chú thích hợp để làm cho chúng sanh đang đau khổ, đang sợ sệt hết đau khổ, hết sợ sệt.

MÓN VÔ TÁC THỨ 3.

Bồ Tát còn tiếp:

“ Sau khi con đã thành tựu pháp tu nhĩ căn viên thông, con dạo khắp thế giới khiến cho chúng sanh sẵn sàng xa bỏ những gì quý báu của thân để cầu con thương xót ”.

Trong phẩm Phổ Môn, kinh Pháp Hoa, Bồ Tát Vô Tận Ý hỏi Phật, Bồ Tát Quán Thế Âm làm cách nào đi dạo khắp cõi Ta Bà ? Và Phật đã đáp rằng nếu cần 1 thân Phật để độ thoát chúng sanh nào đó thì Bồ Tát liền hiện thân Phật để nói pháp.

Nhờ thế chúng ta mới hiểu vì mục đích gì và bằng cách nào, Bồ Tát Quán Thế Âm dạo khắp cõi Ta Bà. Ngài lúc nào cũng tùy thuận chúng sanh mà hiện thân. Chúng sanh niệm tưởng đến Ngài thì lìền có Ngài đến. Mà chúng sanh thì ở khắp cõi Ta Bà và cũng ở các thế giới khác. Cho nên, trong nhiệm vụ cứu khổ, cứu nạn, Bồ Tát luôn có dịp dạo khắp nơi, không bỏ sót nơi nào trong vũ trụ bao la.

Xã bỏ cái Ta còn gọi là không chấp ngã, là cách duy nhứt để được gần gũi với Bồ Tát Quán Thế Âm, để dược Ngài thương xót và dẫn dắt đến chỗ toàn giác. Nên nhớ rằng cái Ta đối với chúng sanh phàm phu là cái quý nhứt của thân này.

MÓN VÔ TÁC THÚ TƯ.

Cuối cùng Bồ Tát trình bày như sau:

“ Do ở chỗ hòa nhập được tâm Phật, chứng ngộ cứu cánh Bồ Đề nên con thường lấy vật báu đem cúng dường chu Phật 10 phương cho đến hết thảy chúng sanh trong 3 cõi 6 đường, cầu vợ đặng vợ, cầu con đặng con, cầu chánh định đặng chánh định, cầu sống lâu đặng sống lâu, cho đến cầu Đại Niết Bàn đặng Đại Niết Bàn ”.

Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm, Phật giải thích đoạn này như sau:

“ Này Phú Lâu Na ! Sở dĩ Ta được nhứt thiết vô ngại là vì Ta sử dụng tánh giác diệu minh trong lục căn dung hợp với Như Lai Tạng. Đó là Ta lấy cái Trí Như Như hợp với cái lý Như Như. Hơn nữa đối với chúng sanh lầm chấp, Chơn Như còn tùy duyên uế nhiễm mà sanh ra các tướng thế gian, huống hồ là khi họ biết tùy thuận Chơn Như mà Chơn Như lại chẳng tùy theo họ phát sanh những điều diệu dụng sao ? ”

Nhờ tùy thuận Chơn Như, tùy thuận tánh giác diệu minh nên Bồ Tát Quán Thế Âm đã diệu dụng Chơn Như để thỏa mản những nhu cầu của chúng sanh trong 3 cõi.

Trong pháp giới sự sự vô ngại, 1 là tất cả, tất cả là 1, trong lớn có nhỏ, trong nhỏ có lớn, Bồ Tát đã dung hợp cái trí huệ Phật của Ngài tức là cái Trí Như Như với cái nguyên lý đồng thể của vạn pháp tức là cái lý Như Như, cái lý Bất Biến để bố thí những pháp sở đắc của Ngài cho tất cả chúng sanh. Những pháp đó gồm có tu Nhĩ căn viên thông, pháp chiếu kiến ngũ uẩn giai không, pháp Phổ Môn còn gọi là pháp cứu khổ cứu nạn dành cho mọi người, mọi gia đình.

Vì tướng tánh không ngăn ngại nhau, nên Bồ Tát có thể cùng 1 lúc cúng dường chu Phật 10 phương, tức là trên 1 thì thông với chư Phật đồng 1 từ lực, và thỏa mãn các sở cầu của chúng sanh trong 3 cõi tức là dưới thì hiệp với chúng đồng 1 lòng bi ngưỡng.

Phàm phụ mê trần lìa giác, Nhị Thừa mê giác lìa trần. Cả hai thái độ đều sai lầm.

Người tu pháp Quán Thế Âm, nhờ có tâm vô trụ, không lìa không mê nên thành tựu được vô lượng công đức vốn là những vật báu mà như đã nói trong kinh, Bồ Tát lấy đem dâng chư Phật gọi là cúng dường, đồng thời đem ban phát cho mọi loài chúng sanh trong sự nghiệp cứu khổ cứu nạn.

Trong Phẩm Phổ Môn, khi nói bài kệ để đáp câu hỏi của Bồ Tát Vô Tận Ý do đâu mà có danh hiệu Quán Thế Âm, đức Phật cũng đã mô tả món Vô Tác thứ tư với lời xác nhận là Bồ Tát Quán Thế Âm đã phát thệ sâu rộng nhằm hầu hạ vô lượng đức Phật đồng thời nhằm dứt trừ 4 thứ khổ và 3 đường dữ cho chúng sanh.

Nếu chúng sanh cầu vợ thì đặng vợ, nghĩa là cầu an vui và hạnh phúc thì dược an vui và hạnh phúc. Nếu cầu con thì đặng con nghĩa la cầu trí huệ và tướng hảo thì đặng trí huệ và tướng hảo. Nếu cầu chánh định thì đặng chánh định, nghĩa là cầu cho tâm được vô trụ khi đối cảnh, đối pháp thì được vô trụ. Nếu cầu sống lâu thì đặng sống lâu nghĩa là cầu được thân cận với chư Phật và Bồ Tát, cầu đạt đến qua vị giải thoát, vô lượng thọ như các Ngài thì sẽ được. Nếu cầu Đại Niết Bàn thì đặng Đại Niết Bàn nghĩa là cầu nhập được cảnh giới Thường, Lạc, Ngã, Tịnh của chư Phật hay trạng thái Như Như Bất Động của nội tâm thì sẽ được.

Có 1 điều tối quan trọng mà người tu pháp Quán Thế Âm cần phải nhớ kỹ, đó là hạnh phụng sự chúng sanh với lý tưởng Đại Từ Bi Cứu khổ cứu nạn. Chúng ta thực hiện pháp Phổ Môn không phải để thỏa mãn những mục tiêu ích kỷ như đắc thần thông, mong được người đời tôn xưng và hầu hạ mình.

Hành pháp Quán Thế Âm rốt ráo là song tu Phước huệ còn gọi là Bố thí vô trụ, là song tu Thiền Mật, với 3 diệu pháp:

• Lắng nhìn, lắng nghe vô sở thọ.
• Chiêu kiến ngũ uẩn giai không,
• Phổ Môn

Cùng 4 đại thần chú:
• Bát Nhã trong tâm kinh Bát Nhã,
• Đại Bi trong kinh Thiên Thủ, Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát.
• Lục tự đại minh,
• Chuẩn Đề.

Pháp Quán Thế Âm có nhiều ưu điểm. Kinh Phật giảng dạy rất nhiều pháp tu, pháp nào cũng đều là pháp lành nhằm giúp mình chúng ta hàng phục vọng tâm. Người tu Nhị Thừa tuy biết mình không còn bị lụy vì khổ đau nhưng không giúp ích gì cho chúng sanh. Còn những ai tu pháp Đại Thừa, chẳng những có thể tự mình làm cho mình hết khổ mà còn giúp cho mọi người được lợi lạc. Tu pháp Quán Thế Âm sẽ gia tốc quá trình dứt khổ, đồng thời gia tốc việc thành tựu công đức và trí huệ để rồi lần hồi đạt đến quả vị chánh đẳng, chánh giác. Ngoài ra, người tu pháp Quán Thế Âm chắc chắn còn được sự hộ trì của hóa thân Quán Thế Âm. Người niệm hồng danh Quán Thế Âm, sau 1 thời gian tu tập, nếu biết tâm mình đã thật sự an nhiên, tự tại dù đứng trước mọi hoàn cảnh hay nghịch cũng vậy, thì người đó đã đắc pháp Quán Thế Âm rồi vậy.

Chúng ta nên nhớ rằng người nào luôn sống với Phật tâm của mình thì người đó sẽ thoát khỏi sự trói buộc của thế gian. Trái lại, nếu sống với thất tình, lục dục, với tham sân si thì chắc chắn sẽ gặt hái khổ đau , phiền não. Đó là quy luật nhân quả luôn chi phối mọi chúng sanh trong tam cõi, không kể chư Phật và Bồ Tát vì các Ngài không còn gieo nhân nữa, dù là nhân lành.

Tóm lại, 4 món vô tác nhiệm mầu, tuy Phật không minh thị trong Phẩm Phổ Môn, nhưng cũng được nhắc sơ qua. Dù sao đó cũng là những hình thức thị hiện tâm Đại Từ, Đại Bi của Bồ Tát Quán Thế Âm với các chúng sanh đang đau khổ.

Pháp Phổ Môn tiêu biểu cho hạnh phúc cứu khổ cứ nạn của Bồ Tát vốn được người đời tôn vinh là đấng trọn lành, trọn sáng lúc nào cũng sẳn sàng bố thí Vô Úy. Dù được gọi là 14 món vô úy hay 4 món vô tác tất cả đều nhiệm mầu, đều không thể nghĩ bàn. Đối với chúng sanh thì gọi là những món vô úy, vì chúng đem lại cho họ sự bình an nơi lòng, dứt sạch những món vô tác, vì Bồ Tát làm mà như không làm, cứu giúp mà như không cứu giúp.

Cùng 1 hành động cứu khổ mà trong kinh thì gọi là món vô úy, khi thì gọi là món vô tác.

Pháp Phổ Môn là pháp tu công đức, từ trước đến nay được hiểu như là pháp chỉ có các Bồ Tát hòa nhập Chơn như mới có thể diện dụng Chơn Như trong sự nghiệp xây dựng công đức để trang nghiêm quốc độ của mình.

Diệu dụng Chơn Như có nghĩa là giữ tâm vô trụ. Nhưng nay thì khác rồi. Với cái đà tiến bộ nhanh như vũ bảo của Khoa học Kỹ Thuật, người tu Pháp Quán Thế Âm, lòng tràn đầy Bi, Trí luôn vững tin nơi sức hộ trì của Bồ Tát, không thể làm ngơ, nhắm mắt trước những nỗi khổ đau của nhân loại. Không cần phải chờ đến ngày hoàn tất lộ trình đi từ Sắc đến không mới phát đại hạnh nguyện cứu khổ cứu nạn. Chỉ cần sớm tỏ ngộ Chơn Tâm, nắm vững mặt thực dụng của các pháp thì chúng ta có thể bắt tay vào công việc phụng sự tha nhân, phát huy công hạnh Phổ Môn của Bồ Tát Quán Thế Âm.


IV. PHẦN MẬT TÔNG

Trong Phật giáo cũng như trong các tôn giáo khác luôn có 2 phần: Hiển và Mật. Hiển giáo là những giáo lý được chỉ bày rõ ràng, dễ hiểu. Mật giáo là những lời dạy bí mật, khó hiểu, ít được phổ biến.

Mật Tông thuộc về Mật giáo, là môn bí yếu nhứt trong Phật pháp. Do ở chỗ bí yếu đó chúng ta cần phải rõ sự khác biệt giữa các loại thần chú (Đà-La-Ni) như đảnh chú, tâm chú và tùy tâm chú.

Chúng sanh trong 3 cõi cũng có những Đà-La-Ni còn gọi là bùa chú, nhưng bùa chú như bùa Lỗ ban chẳng hạn, không phải là Đà-La-Ni giải thoát mà chỉ là những tần số rung động của thất tình, lục dục. Đà-La-Ni của Bồ Tát phát xuất từ hạnh nguyện và trí huệ, ngoài lợi ích về vật chất còn đưa đến quả giải thoát rốt ráo.

1.ĐẢNH CHÚ

Đà-La-Ni của chư Phật thường phát xuất từ đỉnh đầu, nơi có hào quang 1,000 cánh, nên được gọi là đảnh chú. Đảnh chú là thành quả tu tập lý, sự, tướng tánh viên dung, bình đẳng, bất nhị. Nếu ai trì niệm đảnh chú thì với thời gian sẽ đạt được trí huệ và hạnh nguyện của vị Phật, tác giả đảnh chú ấy và người đó sẽ ở trong pháp hệ của Ngài.

Như Bồ Tát Quán Thế Âm thọ lảnh đảnh chú ĐẠI BI của Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ. Sau khi thành tựu đảnh chú, Bồ Tát liền thuộc về pháp hệ của Phật Tịnh Trụ mà trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Bồ Tát đã tôn xưng là Phật Quán Thế Âm.

Trong kinh Pháp Hoa, Phẩm 1: Tựa, chúng ta thấy vào thời quá khứ xa xôi, có 2 muôn đức Phật cùng 1 danh hiệu là Nhật Nguyện Đăng Minh, lần lượt xuống thế nói kinh Pháp Hoa để giáo hóa chúng sanh. Các đức Phật này thuộc pháp hệ Nhật Nguyệt Đăng Minh.

Đãnh chú là loại Đà-La-Ni tối thượng, có công năng giúp chúng ta đạt được nhiều tam muội giải thoát, phát huy tối đa trí huệ và các uy lực của vũ trụ. Các Bồ Tát Thập Địa vẩn phải trì niệm đãnh chú cho đến khi thành Phật.

2. TÂM CHÚ

Tâm chú do các Đại Bồ Tát thiết lập trong khi thực hành bổn nguyện độ sanh. So với đảnh chú của chư Phật, tâm chú có công năng kém hơn, chỉ có thể giúp chúng ta đắc 1 vài tâm muội tức là 1 vài thần thông giải thoát.

Khi bồ Tát đã phá vỡ được 1 sở chấp cố hữu của mình thì liền đó phát sinh những tần số rung động, tần số ấy là kết quả của lý và sự được hoàn mãn trong hạnh phá chấp của Bồ Tát. Tần số tư tưởng ấy được gọi là Đà-La-Ni vì nó tổng trì lý và sự. Tâm chú không phải là nhân, là hột giống chánh mà là 1 nhân phụ có nhiệm vụ hổ trợ các đảnh chú bằng cách bứt phá các tạp nhiễm. Vì thế mới nói rằng tâm chú có công năng tiêu trừ các nghiệp.

3. TÙY TÂM CHÚ

Tùy tâm chú thuộc loại phụ phát sinh từ tâm chú. Một tâm chú đôi khi có nhiều tùy tâm chú, đó là những câu chú ngắn mà Bồ Tát đã phát minh sau khi thành tựu việc đối trị 1 thứ vọng tâm nào đó mà Bồ Tát thường vướng mắc.

Qua phần trình bày sơ lược trên đây, chúng ta thấy rằng đảnh chú, tâm chú hoặc tùy tâm chú, nếu được trì niệm liên tục, chẳng những có công năng tiêu trừ tất cả nghiệp mà còn giúp chúng ta thâm nhập được kho tàng Đa-La-Ni của chư Phật và Bồ Tát, từ đó mới rốt ráo hòa nhập các lực vô biên của vũ trụ.

Mật Tông như đã nói, ít được phổ biến trong các giới Phật tử, vì nó là 1 môn học bí mật, chỉ có các vị chân sư mới tâm truyền cho đệ tử mà thôi. Các sách về Mật Tông được lưu truyền từ trước đến nay chỉ đề cập đến các hình thức về đàn pháp, khế ấn chứ tuyệt nhiên không phổ biến bí quyết thâm nhập kho tàng Đà-La-Ni. Vì thế công phu tu Mật Tông bề ngoài tuy có giúp cho hành giả đạt được 1 vài thần thông, nhưng trong rất nhiều trường hợp đã khiến cho hành giả rơi vào nẽo tà. Do đó có thể nói Mật Tông là con dao 2 lưỡi, ngay khi nó trao cho mình 1 ít thần thông, nó đã hại mình rồi.

Người tu Thiền ít để ý đến việc trì niệm thần chú, chỉ chú trọng đến công phu quán chiếu để có thể sớm thành tựu định lực và quán lực rất cần thiết cho việc phát huy trí huệ.

Người tu Mật Tông, trái lại, chuyên trì niệm thần chú, nhờ vậy mà các vòng niệm nằm sâu trong tạng thức lần hồi được chuyển hóa thành những chơn niệm do sức mạnh của các tần số âm ba trong câu chú. Vô tình, họ đã thành tựu Định Huệ mà không mất nhiều thời giờ để hành các pháp quán như bên Thiền Tông.

Như đã nói, Pháp Quán Thế Âm chủ trương Thiền Mật song tu. Nếu hiểu biết đúng và thực hành đúng thì chúng ta rút ngăn thời gian tu tập, bởi lẽ các vọng trong tạng thức đã bị 2 thứ lực, tự lực và tha lực, cùng 1 lúc chuyển hóa. Kết quả đạt được sẽ là 1 trạng thái an vui, tự tại, đại Niết Bàn nội tâm.

A. TÂM CHÚ BÁT NHÃ

Tâm kinh rất cô đọng, ngắn gọn, 1 chữ cũng không thừa mà cũng không thiếu. Tâm kinh tuy gồm vỏn vẹn có 260 chữ nhưng trong đó lại có 18 chữ của tâm chú được ghi lại như sau:

Theo Hán văn:

YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ, BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ ĐỀ, TÁT BÀ HA.

Theo Phạn văn:

GATE, GATE, PARAGATE, PARASAMGATE, BODHI, SVAHA.

Dịch theo âm Việt: Gatê, gatê, baragatê, barasămgatê, bôđi, xoa ha.

Tuy không thể thấu hiểu trọn vẹn ý nghĩa của tâm chú, nhưng chúng ta cũng có thể gượng gạo tạm dịch như dưới đây:

Đi qua, đi qua, đi qua bờ bên kia, rốt ráo đi qua bờ bên kia, sẽ được giác ngộ. Chúc may mắn.

Chú Bát Nhã do Bồ Tát Quán Tự Tại, 1 danh hiệu khác của Bồ Tát Quán Thế Âm, phát minh sau khi Ngài đã dứt trừ xong các thứ ngã chấp vi tế trong tạng thức của Ngài, vì thế chú Bát Nhã được gọi là tâm chú.

A1. Cách trì niệm tâm chú Bát Nhã.

Bất cứ thần chú nào, dù là đảnh chú, tâm chú hay tùy tâm chú, tất cả phải được trì niệm trong tâm, không nên phát ra thành tiếng, bởi lẽ tần số âm ba của câu chú một khi đã phát âm sẽ không lớn mạnh nên không thể bứt phá nhanh chống các vọng niệm. Có nhiều người tụng chú như tụng kinh vì họ nghĩ rằng tụng đọc như vậy họ không loạn tâm, họ có thể dễ dàng theo dõi từng chữ một trong câu chú, nhưng họ có biết đâu tụng chú không đem lại kết quả mong muốn.

Giữ tâm sáng suốt để niệm chú là 1 việc khó, khi mới bắt đầu, bởi lẽ chúng ta thường hay lãng trí, thường hay nghĩ đến những chuyện viễn vông. Không biết mình đang đọc thầm tới đâu. Do đó phải hết sức chú ý nghe cho rõ trong tâm, từng chữ một, trước là để tập thói quen lắng nghe, sau nữa để giác kịp thời các tạp niệm có thể xẹt ra thình lình trong đầu.

A2. CÔNG NĂNG CỦA TÂM CHÚ BÁT NHÃ.

Tâm chú Bát Nhã nếu được trì niệm thường xuyên và được phối hợp với việc quán tưởng câu ngũ uẩn giai không. Sẽ mau chóng chuyển hóa tất cả mọi vọng niệm chấp ngã, chấp pháp từ lâu đã ẩn núp sâu kín trong tạng thức của mỗi người chúng ta.

Qua kinh nghiệm và kết quả tu tập của Bồ Tát, chúng ta thấy rằng việc Ngài dạy chúng ta tâm chú Bát Nhã không phải không có dụng đích. Ngài đã từng rõ thấu tâm chấp ngã rất khó dứt trừ, đúng như lời Phật đã dạy trong chương 10 kinh Viên Giác. Ngài nói:

 Hễ còn biết mình chứng đắc thì vẫn còn ngã tướng vi tế.

 Nếu trong tâm mình còn 1 chút hiểu biết về việc chứng đắc thì vẫn còn nhân tướng vi tế.

 Khi cả 2 tướng này được trừ mà còn có cái tâm rõ biết thì vẫn còn chúng sanh tướng vi tế.

 Cuối cùng, cái tâm rõ biết ấy còn gọi là trí giác vẫn phải tiếp tục tu các pháp vô lậu thêm 1 thời gian dài nữa để tự tiêu diệt, chừng đó thọ mạng tướng vi tế mới thật sự chấm dứt.

Trì niệm tâm chú Bát Nhã có công năng chuyển hóa tất cả mọi vọng niệm giống như hành pháp chiếu soi ngũ uẩn. Tâm kinh đánh giá rất cao pháp chiếu soi, vì pháp này có thể giúp hành giả đạt dược 4 tầng chứng ngộ, mỗi tầng tương đương với 1 uy lực của tâm chú, chẳng hạn như chứng quả tầng 1 với pháp chiếu soi thuộc uy lực của đại thần chú, tầng 2 của đại minh chú, tầng 3 của vô thượng chú, tầng 4 của vô đẳng đẳng chú.

Chứng quả tầng 1 là chứng quả Thập Tín, tầng 2 là quả Tam Hiền, tầng 3 là quả Thập địa, tầng 4 là quả Phật.

Như thế, chúng ta thấy rằng tâm chú Bát Nhã có công năng vô cùng vĩ đại đưa chúng ta từ quả vị Thập Tín đến quả vị Phật.

Từ lâu, theo truyền thống, tâm kinh Bát Nhã luôn được các tăng ni đọc tụng để chấm dứt các buổi lễ lạc, các buổi nói pháp. Đó là 1 nghi thức không thể thiếu, được áp dụng trong các chùa chiền Việt Nam. Có lẽ do tính chất cô đọng, ngắn gọn, do ý nghĩa sâu mầu rốt ráo của Tâm Kinh nên được các tăng ni ưa thích khi phải kết thúc những buổi sinh hoạt thường nhật trong chùa.

B. ĐÃNH CHÚ ĐẠI BI

Theo kinh Thiên Thủ, Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát, quảng đại, viên mãn, vô ngại, Đại Bi Tâm Đa-La-Ni, thì chú Đại Bi là do đức Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ mật truyền cho Bồ Tát Quán Thế Âm vào thời quá khứ xa xưa, khi Bồ Tát còn ở đẳng vị Sơ Địa. Vì thế chú Đại Bi mới được gọi là đảnh chủ.

B1. Công năng của đảnh chú Đại Bi.

Công năng của đảnh chú Đại Bi rất lớn. Theo lời trình bày của Bồ Tát Quán Thế Âm trước đức Phật Thích Ca thì người trì niệm đảnh chú sẽ:

1. Không còn bị đọa vào địa ngục ngạ quỉ súc sanh, trái lại được vãng sanh về các cõi Phật.

2. Được vô lượng biện tài tam muội.

3. Các sở cầu chánh đáng và chí thiện đều được như ý.

4. Dứt trừ tất cả nghiệp chướng, mọi thứ tội ác kể cả tội ngũ nghịch.

5. Không chết vì đói khát, tù tội, oán tặc, giặc giả, thú dữ, rắn độc, nước, lửa, độc dược, độc trùng, cuồng điên, tế ngã, trù ếm, tà thần, bệnh nan y, tự vận, trái lại được thọ sanh ở những nơi an lành, giàu sang, đạo đức để có thể gặp Phật, nghe pháp.

Ngoài ra, hành giả sẽ được các thần linh như thân Kim Cang, Thiên Long Bát Bộ thường xuyên hộ trì, sẽ thâm nhập được Đà-La-Ni của Bồ Tát Quán Thế Âm tức là sẽ tỏ ngộ Phật thân nơi mình, được ánh sáng trí huệ, sẽ phát huy tâm Đại Từ, Đại Bi trong sự nghiệp cứu khổ, cứu nạn, sẽ chữa trị mọi chứng bệnh của chúng sanh, sẽ chứng đắc diệu pháp, thành tựu trăm ngàn tam muội cũng như vô lượng thần thông không thể nghĩ bàn.

Tâm của hành giả sẽ là tâm vô úy, tâm thường trụ, tâm giải thoát, tâm không. Công đức mà hành giả thành tựu sẽ vô cùng vĩ đại, không thể nghĩ bàn.

Đức Phật Thích Ca đã xác minh trước chúng hội công năng vi diệu của đảnh chú khi Ngài dặn dò ông Anan Phải thọ trì là lưu truyền nó cho chúng sanh đời sau được hết bệnh, hết khổ. Ngài nói tụng đảnh chú vào cây khô, cây sè sanh lá, trỗ bông kết trái, huống hồ là chúng sanh có tình thức mà không được lợi ích gì hay sao ?

Đảnh chú còn được đức Phật đặt cho 9 tên như sau:

1. Đàlani quảng đại, viên mãn

2. Đàlani vô ngại, đại bi

3. “ cứu khổ,

4. “ diên thọ (kéo dài tuổi thọ, vô lượng thọ)

5. “ diệt ác thú

6. “ trừ các nghiệp chướng

7. “ mãn nguyện

8. “ tùy tâm tự tại

9. “ tốc siêu thánh địa (vượt nhanh lên đẳng vị thập địa Bồ Tát).

B2. Cách trì niệm

Theo lời dạy của Bồ Tát Quán Thế Âm thì mỗi ngày hành giả phải trì niệm ít nhứt 5 biến trung bình 21 biến, nhiều nữa 108 biến, tùy theo khả năng và thời gian rãnh rỗi của mình.

Trước khi trì niệm, hành giả phải phát tâm Đại Từ, Đại Bi, ban vui cứu khổ cứu nạn đối với mọi loài chúng sanh. Sau đó, trì niệm liên tục cho đủ số biến đã định sẵn. Không nên trì niệm theo lối tùy hứng, khi thì ít, khi thì nhiều. Trì niệm đều đặn, tin tưởng tinh tấn, thanh tịnh thì trước sau rồi cũng được chứng nghiệm. Thành tựu đảnh chú nhanh hay chậm đều do tâm mình, chớ đảnh chú lúc nào cũng có công năng. Đừng sanh tâm nghi ngờ tánh cách linh ứng của đảnh chú, trái lại nên xem xét mình có nghiêm trì giới luật chưa, tâm mình có thật sự tinh tấn chưa, có phát huy Đại Từ Bi chưa, thân, khẩu, ý của mình có được thanh tịnh chưa ?

Hành giả nên tắm gội sạch sẽ, thay đổi áo quần vì ngại dính mồ hội, súc miệng rửa tay trước khi ngồi vào bàn để trì niệm.

Trên bàn nên đặt hình hay tượng Phật Thích Ca và Bồ Tát Quán Thế Âm với đầy đủ hương hoa nhang đèn.

Đức Phật Thích Ca dạy thêm rằng muốn dứt trừ nghiệp chướng hay 1 tai nạn đặc biệt nào đó, thì phải chí tâm danh hiệu của Bồ Tát Quán Thế Âm và trì niệm đủ 1000 biến đảnh chú Đại Bi.

B3. TÂM ĐÀN PHÁP (MANDALA)

Đàn pháp, phạn ngữ là Manđala, dịch âm là mạn đà la cò 2 thứ: tướng đàn pháp là đàn pháp được thiết lập với các hình tướng; tâm đàn pháp vốn là những sự chuẩn bị trong tâm của hành giả.

Đàn pháp có công năng hỗ trợ cho đảnh chú sớm đạt linh nghiệm. Công năng của tâm đàn pháp mạnh hơn rất nhiều so với tướng đàn pháp.

Hành giả phải chuẩn bị tâm mình như thế nào ?

Trước khi trì chú, hành giả phải có tâm tương ứng với đảnh chú. Nên biết rằng đảnh chú là kết quả tu chứng tâm Đại Bi của Phật Thiên Quang Vương Tịnh Trụ được mật truyền cho Bồ Tát Quán Thế Âm. Nhờ sự rung động của tâm này nên mới phát sinh bài chú. Phật Tịnh Trụ đã thành tựu tâm bình đẳng nơi các pháp, đồng thời hoàn mãn sự nghiệp độ tận chúng sanh. Nay trì niệm Đalani của Ngài, chúng ta phải có tâm tương ưng, nghĩa là chúng ta phải khởi tâm bình đẳng nơi các pháp. Nếu chưa tỏ ngộ được điều này, chúng ta phải nương vào trí huệ Phật để ý thức rằng tất cả các pháp đều là Phật pháp, và trên quan niệm đó tiếp tục suy tư và hành động thì lần hồi tâm sẽ được bình đẳng. Được như vậy mới gọi là ngộ nhập bình đẳng tánh trí.

Song song với việc tu tập bình đẳng tâm, chúng ta còn phải biết hồi hướng công đức cho pháp giới chúng sanh để họ được sớm viên thành Phật đạo. Nên nhớ hồi hướng công đức sau khi trì niệm đảnh chú.

Ngoài ra chúng ta còn phải hành lục độ Ba la mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ, nhứt là hành pháp bố thí gồm có tài thí, vô úy thí, pháp thí. Nhưng bố thí đề cập ở đây không phải theo lối bố thí thường thấy nơi người đời mà là bố thí vô trụ, vì bố thí vô trụ mới có thể tương ứng với tâm Đại Bi của đảnh chú.

Nếu chúng ta không chuẩn bị sẵn sàng 3 thứ tâm nói trên: bình đẳng tâm, hồi hướng tâm, từ bi tâm, mà lao đầu vào việc trì niệm chú thì sẽ không đạt được kết quả.

Hơn nữa, hành giả trì niệm Đại Bi tâm Đàlani phải phát tâm sám hối các tội đã phạm từ trước đến nay. Dưới đây là câu vô tướng sám hối thường được áp dụng:

“ Nay con xin sám hối tất cả tội lỗi mà con đã gây nên từ trước đến giờ bởi tham, sân, si và thân, khẩu, ý. Con thành tâm nguyện tiêu trừ hết, không còn tái phạm ”.

Cuối cùng, hành giả phải phát huy tâm trùng hưng và truyền thừa chánh pháp, phải có tâm hoan hỉ đối với pháp sư, thiện trí thức vì những người này thay thế đức Phật trong sự nghiệp hoằng hóa. Nhưng nên nhớ rằng nếu họ hành không đúng chánh pháp tức là họ không phải thiện trí thức thì chúng ta nên lánh xa, không nên ủng hộ.

Tu tập Đàlani thì chớ khởi tâm mong cầu những quyền phép hay thần thông vì làm như thế, mình sẽ rơi vào tà pháp, dĩ nhiên sẽ không thành tựu Đàlani.

Cần sử dụng bình đẳng tâm, tự tại tâm, từ bi tâm làm thước đo việc tu chứng. Nếu xét thấy mình có đầy đủ 3 thứ tâm này thì chúng ta đã thành tựu Đàlani rồi vậy.

B4. BẢN VĂN ĐẢNH CHÚ ĐẠI BI

Phạn Ngữ (Sanskrit):

Nam mô Hội Thượng Phật, Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Quán Thế Âm, quảng đại, viên mãn, vô ngại Đại Bi tâm Đàlani.

Namo ratnatràyàya. Namo Aryà valokiteshvaràya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya. Om. Sarva rabhaye Sudhanadàsya. Namo Skritva I mom Aryà Valokitesvara Rambhava. Namo Narakindi Herimahà Vadhàsame. Sarvà athas Dusubhum ajeyam sarva sarva namovarga Mavàdudhu. Tadyathà. Om. Avaloki lokite karate. Ehre, Mahà bodhisattva Sarva Sarva, Mala Mala. Mahe Mahredhayam kuru kuru karman. Dhuru Dhuru, vajàyate Mahà vajayate. Dhara Dhara, Dhirini Svaràya. Chala Chala, Mamavamara Muktele. Ehe Ehe, Cinda Cinda. Arsam prachali. Vasa Vasam, prasàya Huru Huru Mara. Huru Huru Hri, Sara Sara, Siri Siri, Suru Suru. Bodhiya Bodhiya, Bodhaya Bodhaya. Maitreya, Narakindi Dharsinina. Payamana svaha, Siddhaya svàhà. Maha Siddhàya svaha. Siddhayoge Svaraya svaha. Narakindi svàhà. Marànarà svaha. Sirasam Armukhàya svaha. Sarva Mahà Asiddhaya svaha. Chakra Asiddhaya svaha. Padmakastaya svaha. Narakindi Vagaraya svaha. Mavari Samkraya svaha. Namo Ratnatràyàya. Namo Aryàvalokiteshvaraya svaha. Om, Siddhyantu mantra pàdàya. Svàhà.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Tự Tại Quán Thế Âm.

Hán Việt:

Nam mô Hội Thượng Phật, Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Quán Thế Âm, quảng đại, viên mãn, vô ngại Đại Bi tâm Đàlani.

Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ Đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca lô ni ca da. Án. Tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát tả. Nam mô tất kiệt lật đỏa y mông a rị da. Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị, ma ha bàn đa sa mế. Tát bà tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đa na ma bà tát đa. Na ma bà dà. Ma phạt đạt đậu đát điệt tha. Án. A bà lô hê. Lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra. Ma hê ma hê rị đà dựng. Cu lô cu lô yết mông. Độ lô đồ lô phạt xà da đế. Ma ha phạt xà da đế. Đà la đà ra. Địa rị ni. Thất Phật ra da. Giá ra giá ra. Mạ mạ phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê di hê. Thất na thất na. Ra sâm Phật ra xá lợi. Phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra. Hô lô hô lô hê lỵ. Ta ra ta ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ. Bồ đà dạ bồ đà dạ. Di đế lỵ dạ. Na ra cẩn trì. Địa rị sắc ni na. Bà dạ ma na. Ta bà ha. Tất dà dạ. Ta bà ha. Ma ha tất đà dạ. Ta bà ha. Tất đà dũ nghệ. Thất bàn ra dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì. Ta bà ha. Ma ra na ra. Ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da. Ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà dạ. Ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ. Ta bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ. Ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ. Ta bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ. Ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô kiết đế. Thước bàn ra dạ. Ta bà ha. Án. Tất điện đô. Mạn đà ra. Bạt đà gia. Ta bà ha.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam Mô Thiên thủ, Thiên nhãn, Bồ Tát Tự Tại Quán Thế Âm.

C. TÂM CHÚ LỤC TỰ ĐẠI MINH

Sau khi thành tựu đảnh chú Đại Bi, Bồ Tát Quán Thế Âm nhập đại định nói Lục tự Đại Minh chơn ngôn: OM MANI PADME HUM. Đây là bổn tâm vi diệu của Bồ Tát, 1 tâm chú rất ngắn chỉ gồm có 6 chữ mà thôi.

C1. CÔNG NĂNG CỦA TÂM CHÚ LỤC TỰ ĐẠI MINH

Người nào trì niệm thường xuyên tâm chú này:

1. Sẻ được chư Phật, Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ hộ trì.

2. 7 đời thân tộc sẽ được giải thoát.

3. Sẽ được đầy đủ lục độ Ba la mật, công đức viên mãn, biện tài vô ngại, trí huệ tròn sáng.

4. Hơi từ miệng phát ra, nếu chạm đến người nào thì người đó liền hết sân hận, phiền não.

5. Công đức biên chép câu chú truyền cho người khác vô lượng.

C2. ẢNH HƯỞNG CỦA TÂM CHÚ LỤC TỰ ĐẠI MINH ĐỐI VỚI NGƯỜI TÂY TẠNG

Chúng ta nên biết xứ Tây Tạng trên núi Hi Mã Lạp Sơn là 1 xứ vô cùng huyền bí. Mật Tông đã được phổ biến khắp xứ này bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 sau Tây lịch, nhờ sự nghiệp truyền bá của ngài Liên Hoa Sinh ( Padma Sambhava ), 1 đại sư Mật Tông Ấn Độ.

Người dân Tây Tạng, từ kẻ nhỏ đến người già, ai ai cũng am tường Lục Tự Đại Minh chú. Họ có thói quen viết tâm chú trên tường, tảng đá, lá cờ, lá phướn, lá cây để ban rãi phước lành cho mọi người khắp 4 phương. Từ trên núi cao đến nơi rừng sâu, ở các ngã ba ngã tư đường, dù là đường lớn, đường mòn, ngỏ hẻm, đâu đâu cũng thấy 6 chữ OM MANI PADME HUM viết theo chữ Tây Tạng.

Nhờ trì niệm liên tục tâm chú này nên phần đông dân Tây Tạng tỏ ra rất hiền lành, rất thương nhau, sẵn sàng chia cơm sẻ áo với mọi người, thậm chí với súc vật. Có thể nói những chủng từ tham, sân, si của họ đã được chuyển hóa thành những chủng tử OM MANI PADME HUM, tức là của hoa sen báu đáng quý.

Câu chuyện 1 bà cụ Tây Tạng đói rách, được 1 lữ khách ngoại quốc tặng cho 1 ổ bánh mì, bà cụ mừng rỡ tính bỏ vào miệng ăn, chợt thấy 1 con chó đói đang chạy tới, bà cụ không ngần ngại bẻ ổ bánh mì làm hai, chia cho con chó phân nửa, còn bà chỉ ăn phân nửa. Phải chăng đó là tình thương bình đẳng, giữa người và súc vật ? Người lữ khách Tây Phương rất đỗi ngạc nhiên khi thấy cử chỉ đầy tình thương của bà cụ Tây Tạng.

D. TÂM CHÚ CHUẨN ĐỀ

D1. Nguồn gốc tâm chú chuẩn đề.

Theo lời trần thuật của Bồ Tát Quán Thế Âm thì sau khi thành tựu đảnh chú Đại Bi, ngài nhập đại định nói Lục Tự Đại Minh chơn ngôn: OM MANI PADME HUM.

Từ trong tâm chú này hiện ra thất cu chi Phật Mẫu (1 cu chi = 100,000) tức là 700,000 Phật Mẫu Chuẩn Đề Vương, tất cả đều trì niệm Chuẩn Đề chơn ngôn. Bồ Tát Chuẩn Đề chỉ có 18 tay và là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Vì thế chú Chuẩn Đề được phát sinh từ đảnh chú Đại Bi, nên được gọi là tâm chú.

D2. Bản văn tâm chú Chuẩn Đề.

a) Phần qui kính

Khởi thủ quy y Tô Tất Đế
Đầu diện đảnh lễ Thất Cu Chi
Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề
Duy nguyện từ bi thường gia hộ.

b) Tâm chú Chuẩn Đề

Phàn Ngữ (Sanskrit):

Namah (Namo) saptanam samyak sambodhi Kothinam Tadyatha. Om chale chole chunde svaha. Bhrum.

Hán Việt:

Nam mô Tát đa nẫm Tam miệu Tam Bồ Đề Cu Chi nẩm Tát điệt tha. Ấn chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề Ta Bà Ha. Bộ lâm.

D3. Cách trì niệm

Có thể trì niệm phần qui kính 1 lần hay 3 lần. Xong rồi hành giả mới trì niệm câu chú Chuẩn Đề bao nhiêu lần cũng được, càng nhiều càng tốt. Trì niệm trong tâm và không dùng chuỗi để đếm. Không nên đọc thành tiếng hay mấp máy môi lưỡi. Có thể trì niệm trong 4 uy nghi. Khi niệm phải biết mình đang niệm tới chữ nào rồi, không nên nghĩ tưởng đến việc khác.

Hành giả tùy thích trì niệm chơn ngôn chữ Phạn hay chữ Hán Việt, không bắt buộc phải trì niệm cả 2.

LƯU Ý

Trong tâm chú Chuẩn Đề không có chữ (Bhrum) dịch âm là Bộ lâm. Sỡ dĩ chữ này được ghép vào tâm chú Chuẩn Đề là để tăng cường uy lực câu tâm chú. Chữ Bhrum là Nhứt Tự chú vương của Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi có công năng và uy lực không thể nghĩ bàn. Chú Nhứt Tự là tâm chú của Bồ Tát Văn Thù có khả năng hỗ trợ cho tất cả chơn ngôn mau được thành tựu.

D4. Công năng của Tâm chú Chuẩn Đề.

Tâm chú Chuẩn Đề tuy ngắn gọn nhưng có khả năng bao gồm tất cả chơn ngôn khác giống như biển cả tiếp nhận vô lượng sông ngòi.

Chú Chuẩn Đề là 1 bộ độc lập, tổng nhiếp 25 bộ chơn ngôn đàn pháp gồm có: Phật bộ, Liên Hoa bộ, Kim Cang bộ, Bảo bộ, Quỷ thần bộ. Mỗi bộ còn có 5 phân bộ, tổng cộng là 25 bộ.

Công năng của tâm chú được tóm lược như sau:

1. Tiêu trừ tất cả nghiệp chướng.

2. Chuyển hóa tất cả vọng niệm chấp ngã, chấp pháp, nằm sâu kín trong tạng thức.

3. Thành tựu vô lượng công đức, như có thể làm cho người đoản mạng được tăng thọ, trị lành các chứng bệnh nan y như cùi phong, ung thư, làm cho cây khô héo sống lại v.v...

4. Được chư Phật và Bồ Tát Hộ Niệm.

5. Tất cả sở cầu chí thiện đều được như ý.

6. Nước không thể làm chìm, lửa không thể đốt, độc dược, oán tặc, ác long, ác thú, quỷ tà không thể hại được.

7. Hành giả có thể triệu thỉnh chư Thần, chư Thiên, Phạm Vương, Đế Thích, Tứ Thiên Vương.

8. Nếu trì đủ 1 triệu biến sẽ được trí huệ và công đức.

Sau đây là bài kệ của Bồ Tát Long Thọ, Tổ Thiền thứ 14 Ấn Độ, xác nhận giá trị của chú Chuẩn Đề.

Chuẩn Đề công đức tụ,
Tịch tịnh tâm thường tụng
Nhứt thiết chư đại nạn
Vô văng xâm thị nhân
Thiên thượng cập nhân gian
Thọ phước như Phật đẳng
Ngộ thử như ý châu
Định hoạch vô đẳng đẳng.

Tạm dịch

Chuẩn đề gồm tất cả công đức
Dùng tâm vắng lặng thường trì tụng
Tất cả mọi nạn tai dù lớn
Không thể xâm phạm đến người ấy
Chúng sanh cõi trời cùng cõi người
Đều thọ lảnh phước báo bằng Phật
Nếu chứng ngộ châu như ý này
Sẽ được định vô đẳng đẳng.

D4. Ấn Chuẩn Đề

Khi trì niệm chú Chuẩn Đề, hành giả sẽ tùy tiện hoặc bắt ấn hoặc không bắt ấn. Nếu bắt thì phải làm như sau:

2 ngón áp và út tréo trong, áp út mặt để trên áp út trái, 2 ngón cái đè lên các ngón áp út, 2 ngón giữa đụng đầu nhau tạo thành 1 tam giác, 2 ngón trỏ kẹp sát 2 ngón giữa. Để ấn trước ngực, nhưng không đụng ngực hướng lên trên khi niệm chú.

Nhớ xả ấn trên đầu sau khi hết niệm.

Ấn Chuẩn Đề có rất nhiều, thường được sử dụng để chữa bệnh. Hành giả nào đã trì niệm 1 triệu biến sẽ có cơ may được Ngài Chuẩn Đề chỉ dạy các ấn khế cần thiết.

Chúng tôi sẽ trở lại đề cập đến vấn đề này khi xét thấy cần, để giúp cho quý độc giả nào dày công trì niệm chú Chuẩn Đề biết được bí quyết thâm nhập Đàlani tạng của Ngài. Thâm nhập được tức là thành tựu tâm chú.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]