Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5: Cảm xúc tối thượng

12/11/201017:40(Xem: 9712)
Chương 5: Cảm xúc tối thượng


Chương5

CẢMXÚC TỐI THƯỢNG

Nhânchuyến Âu du gần đây, tôi đến viếng một trại tập trungcủa Đức quốc xã ở Auschwitz. Dù được nghe và đọc khánhiều về nơi này, tôi cảm thấy mình hoàn toàn thiếu chuẩnbị cho kinh nghiệm. Phản ứng đầu tiên của tôi khi nhìnthấy các lò thiêu mấy trăm ngàn người đó là một sự ghêtởm rúng động. Tôi sững sờ trước sự tính toán thuầnlý và tách biệt khỏi cảm xúc của loài người, mà các chứngcớ khủng khiếp đang nằm ngay đó. Rồi, trong viện bảo tàngnhư thành phần của trung tâm thăm viếng, tôi nhìn thấy mộtsưu tập giày. Rất nhiều đôi vá víu hoặc nhỏ bé, rõ rànglà thuộc về trẻ con hoặc người nghèo. Điều đó khiếncho tôi thật buồn bã.

Cógì sái quấy khiến "họ" có thể làm điều đó, điều táchại nào? Tôi dừng lại và cầu nguyện — xúc động sâuxa vì cả các nạn nhân lẫn các kẻ phạm tội bất công này— mong rằng một điều như thế đừng bao giờ tái diễn.Trong sự hiểu biết rằng, bởi vì chúng ta ai cũng có khảnăng hành xử quên mình cho lợi lạc của người khác, chonên chúng ta ai cũng có khả năng làm kẻ sát nhân hay kẻ hànhhạ, tôi nguyện không bao giờ trong bất cứ hoàn cảnh nàolại đóng góp vào một tai ương như thế.

Nhữngbiến cố như đã diễn ra tại Auschwitz nhắc nhở mạnh mẽđến điều gì có thể xảy ra khi các cá nhân — hoặc nớirộng, các xã hội — mất đi sự tiếp xúc cùng cảm giáccơ bản của con người. Nhưng mặc dù cần có luật lệ vànghị định quốc tế sẵn sàng phòng vệ ngăn chống tai áchloại đó, chúng ta vẫn thấy các bạo ngược cứ tiếp tụcdiễn ra. Hữu hiệu và quan trọng hơn cả luật lệ chính làsự tôn trọng của chúng ta dành cho cảm xúc của tha nhânở trình độ đơn thuần của loài người.

Tuynhiên, khi tôi nói đến cảm xúc cơ bản của loài người,không những tôi chỉ nghĩ về một điều gì nhất thời vàmơ hồ, mà muốn nêu lên thứ khả năng khiến chúng ta ai cũngcó thiện cảm lẫn nhau, từ ngữ Tây tạng gọi là "shen dugngal wa la mi so pa". Dịch từng chữ, nghĩa là "không thể chịuđựng khi nhìn thấy sự đau khổ của một người khác." Vớithứ đó, chúng ta có thể chia sẻ, hoặc đi vào trong nỗiđau của người khác ở một mức độ nào, đó là một trongcác đặc tánh có ý nghĩa nhất của chúng ta. Nó khiến taphải giật mình khi vừa nghe tiếng kêu cứu, bật dậy khinhìn thấy nguy hiểm cho người khác, và đau lòng khi nhìn thấyngười khác khổ đau. Và nó bắt buộc chúng ta phải nhắmmắt cảm xúc, cho dù muốn làm ngơ trước sự khốn khổ củangười khác.

Ởđây, hình dung quý vị đang đi một mình trên đường, khônglưu ý đến một người già đi phía trước. Thình lình, ngườiđó trượt chân và ngã xuống. Quý vị sẽ làm gì? Tôi đoanchắc là phần đông các độc giả sẽ đến xem có thể giúpgì được chăng. Hẳn không phải tất cả. Nhưng trong khi nhìnnhận là không phải ai cũng đến giúp đỡ cho người gặpcảnh khốn khổ, tôi không ngụ ý một số ít còn lại đólại thiếu vắng hoàn toàn khả năng thiện cảm, điều màtôi đề khởi là có tánh phổ quát toàn cầu. Ngay trong trườnghợp những người không đến giúp, chắc chắn họ cũng cócùng thứ tình cảm quan tâm, cho dù rất mơ hồ, đã thúc đẩyđa số đến đề nghị giúp đỡ. Rất có thể tưởng tượngra những người, sau nhiều năm chịu đựng chiến tranh, khôngcòn cảm động khi nhìn thấy người khác đau khổ. Điềunày cũng đúng đối với những người sống trong một bầukhông khí bạo lực và vô tình đối với kẻ khác. Nhưng khôngthể chứng minh khả năng thiện cảm không còn hiện hữu tronglòng họ. Tất cả chúng ta, ngoại trừ một số rất ít nhữngngười quá rối loạn, đều thích thể hiện lòng tốt, điềuđó cho thấy dù trở thành cứng rắn đến đâu vì hoàn cảnh,khả năng thiện cảm vẫn tồn tại.

Đặctánh ưa thích sự quan tâm của người khác là phản ánh củakhả năng "không thể chịu đựng khi nhìn thấy sự đau khổcủa một người khác" nói trên. Tôi nói điều đó vì cùngvới khả năng tự nhiên có thiện cảm cùng người khác, chúngta còn có một nhu cầu cần lòng tốt của người khác, chạydài như một sợi chỉ xuyên qua suốt trọn đời. Điều đórất hiển hiện khi ta còn bé và khi ta về già. Nhưng chỉkhi ta ngã bệnh mới được nhắc nhớ sự kiện được yêuthương và chăm sóc thật quan trọng làm sao, cho dù trong lúcđang thành tựu nhất. Mặc dù nó có vẻ như một đức tánhcó thể thực thi mà không cần đến thiện cảm, nhưng trênthực tế, một cuộc đời thiếu vắng chất liệu quý báunày hẳn là đời khốn nạn. Chẳng phải sự trùng hợp khiđời sống của đa số các kẻ phạm tội hung ác nhất đềucô đơn và thiếu tình thương.

Chúngta thấy sự ưa thích lòng tử tế biểu hiện qua phản ứngtự nhiên của ta trước nụ cười. Đối với tôi, khả năngcười của loài người là một trong các đặc tánh đẹp đẽnhất. Đó là điều mà thú vật không thể làm được. Chó,hoặc cả cá ong hay cá heo, những con thú thông minh nhất cónhiều ưu điểm giống loài người, cũng không thể cườinhư chúng ta. Cá nhân tôi, tôi cảm thấy hơi là lạ khi tôicười với người nào mà họ vẫn nghiêm trang và không đáplại. Mặt khác, tâm tôi rất hoan hỉ khi họ đáp ứng. Ngaytrong các trường hợp đối với một người không có dínhdáng gì đến tôi, khi họ cười cùng tôi, tôi cũng cảm động.Nhưng tại sao? Câu trả lời chắc chắn là nụ cười chânthật đó đụng đến một thứ gì nền tảng trong lòng chúngta: sự tự nhiên ưa thích lòng tử tế hảo tâm.

Mặcdù có một thành phần đưa ý kiến đề nghị rằng bản chấtcon người trên căn bản vốn bạo động và cạnh tranh; nhãnquan của cá nhân tôi là sự ưa thích thiện cảm và tình thươngcủa chúng ta quá sâu xa đến mức có thể đã khởi sự ngaytrước khi ta chào đời.

Thậtvậy, theo một số khoa học gia bằng hữu của tôi, có chứngcớ vững chắc cho thấy trạng thái tinh thần và cảm xúccủa người mẹ ảnh hưởng lớn đến sự an sinh của thainhi; và rất có lợi cho đứa bé nếu bà giữ được mộttrạng thái tâm ấm áp nhẹ nhàng. Một bà mẹ hạnh phúc cómang một đứa con hạnh phúc. Mặt khác, sự dồn nén và giậndữ rất tai hại cho sự phát triển lành mạnh của đứa bé.Tương tự, trong các tuần đầu tiên sau khi sanh, ấm cúng vàyêu thương tiếp tục đóng vai trò quan trọng tối thượngtrong sự phát triển vật lý của đứa bé. Ở thời kỳ này,não bộ phát triển rất nhanh, một sinh hoạt mà các bác sĩtin tưởng là phần nào có sự tham gia của sự sờ chạm củabà mẹ hay cô đỡ. Điều này cho thấy mặc dù đứa bé khôngthể biết hoặc không cần biết ai là ai, nhưng nó có mộtsự cần thiết vật lý rõ rệt vào thiện cảm. Có thể điềuđó cũng giải thích tại sao ngay đến các cá nhân rã rời,bất ổn, và cuồng loạn nhất cũng phản ứng tích cực trướchảo cảm và sự chăm sóc của người khác. Khi còn sơ sanh,hẳn họ cũng được một người nào đó chăm nuôi. Nếu mộtđứa bé bị bỏ rơi trong giai đoạn nghiêm trọng nhất đó,chắc là nó khó sanh tồn.

Cũngmay trường hợp đó rất hiếm hoi. Hầu như không phân biệtai, hành động đầu tiên của bà mẹ là nuôi con bú sữa —một hành động biểu tượng cho tình thương yêu vô điềukiện. Tình thương của bà ở đây hoàn toàn chân thật vàkhông toan tính: bà không chờ đợi thứ gì đáp trả. Trongkhi đứa bé, bị thu hút tìm đến bầu sữa mẹ một cáchtự nhiên. Tại sao? Dĩ nhiên chúng ta có thể nói đó là bảnnăng sanh tồn. Nhưng thêm vào đó, tôi nghĩ rất hữu lý khiđặt một mức độ tình cảm nào đó của đứa hài nhi dànhcho người mẹ. Nếu nó cảm thấy không ưa thích, chắc chắnnó sẽ không mút sữa. Và nếu người mẹ cảm thấy khôngưa thích, dòng sữa của bà khó tuôn chảy tự do. Điều chúngta thấy chính là một liên hệ đặt nền tảng trên tình yêuthương và âu yếm hỗ tương, gần như hoàn toàn tự khởi.Nó không cần được học hỏi từ người khác, không tôngiáo nào đòi hỏi, không luật lệ nào áp đặt, không trườngsở nào giáo dục. Nó khởi dậy một cách hoàn toàn tự nhiên.

Sựchăm sóc theo bản năng của mẹ dành cho con — được đa sốcác loài thú cùng chia sẻ — rất hệ trọng, vì nó đề khởirằng, theo cùng với sự cần tình thương cơ bản của đứabé để sanh tồn, có sự hiện hữu của một khả năng nộitại của người mẹ để trao tặng tình yêu thương. Thứtình cảm đó quá mạnh đến độ hầu như chúng ta có thểgiả thiết một yếu tố sanh lý nào đó đang làm việc. Dĩnhiên có thể lý luận rằng tình yêu hỗ tương đó khôngcó gì khác hơn là một cơ năng sanh tồn. Cũng có thể đúngvậy. Nhưng điều đó không phủ nhận sự hiện hữu củanó. Cũng không thể làm tiêu hao sự xác tín của tôi rằng,nhu cầu và khả năng thương yêu đề khởi chúng ta vốn cóbản chất thiên nhiên biết yêu thương.

Nếuđiều đó còn có vẻ chưa chắc, thử quán xét đến phảnứng tự nhiên của chúng ta trước lòng tử tế và sự bạohành. Đa số chúng ta thấy bạo hành là điều đáng lánh sợ.Ngược lại, khi được cho thấy lòng tử tế, chúng ta phảnứng bằng nhiều tin tưởng hơn.

Tươngtự, quán xét giữa an bình — là điều xem như quả của tìnhthương — và sức khỏe tốt. Theo sự hiểu biết của tôi,thể chất của chúng ta thích hợp với sự an bình và yêntĩnh hơn là bạo hành và công kích. Chúng ta đều biết căngthẳng và lo âu có thể đưa đến bệnh áp huyết cao và cáctriệu chứng tiêu cực khác. Trong hệ thống y khoa Tây tạng,các rối loạn tinh thần và xúc cảm được xem như nguyênnhân đưa đến nhiều bệnh chứng thể chất, kể cả ung thư.Hơn nữa, an bình, yên tĩnh, và các sự quan tâm khác là điềucần thiết để điều dưỡng khỏi bệnh. Chúng ta còn cóthể nhận diện ra một vọng cầu cơ bản được an bình.Tại sao? Vì an bình nói lên sự sống và phát triển, trongkhi bạo động chỉ nói lên khốn khổ và cái chết. Đó làlý do tại sao ý tưởng về Tịnh Độ, về Thiên Đàng lạithu hút chúng ta. Nếu có một chỗ nào mô tả như là mộtnơi của loạn lạc và tranh chấp không dứt, hẳn chúng tachọn ở lại thế giới này cho xong.

Cầnlưu ý đến cách chúng ta phản ứng trước hiện tượng thiênnhiên của đời sống. Khi mùa xuân đến sau mùa đông, ngàytrở thành dài hơn, có nhiều ánh mặt trời, cây cỏ xanh tươivươn lên: tự nhiên tinh thần chúng ta cũng phấn khởi hơn.Mặt khác, khi mùa đông đến cận kề, lá rơi từng chiếctừng chiếc, hầu hết cây cỏ chung quanh trở thành như chếtđi. Tự nhiên chúng ta cảm thấy lòng hơi chùng xuống vàothời gian đó trong năm. Chỉ dấu này cho thấy chắc hản bảnchất của ta ưa thích sự sống hơn cái chết, phát triểnhơn hoại diệt, xây dựng hơn phá hoại.

Hãyquan sát thái độ của trẻ con. Chúng ta có thể thấy chúngcó đặc tánh tự nhiên của con người, trước khi bị chephủ bằng các ý niệm học hỏi. Chúng ta thấy các trẻ sơsanh thật bé thường không khác nhau mấy. Chúng nấn níu vàotầm quan trọng của nụ cười nơi người khác trước mặtchúng hơn bất cứ thứ gì. Ngay khi vừa bắt đầu lớn lên,chúng cũng không để ý đến sắc dân, quốc tịch, tôn giáohoặc bối cảnh gia đình gì cả. Khi gặp gỡ các trẻ khác,chúng không bao giờ bàn cãi về các vấn đề đó. Chúng lậptức khởi đầu công tác chơi đùa vốn hệ trọng hơn. Đócũng không phải là vấn đề tình cảm. Tôi thấy thực tếnày khi đến viếng một trong các làng trẻ em tại Âu châu,nơi nhiều trẻ em Tây tạng được học từ đầu thập niên1960. Các làng này được thiết lập để chăm sóc cho trẻem mồ côi đến từ những quốc gia đang giao chiến với nhau.Điều làm cho người ta rất ngạc nhiên là, mặc dù bối cảnhkhác biệt, khi các trẻ em này được đặt cận kề, chúngsống rất hòa hợp cùng nhau.

Bâygiờ, có thể phản đối là trong khi con người có thể cùngchia sẻ khả năng hảo tâm-thương yêu, nhưng một bản chấtkhó tránh là xu hướng chỉ dành riêng điều đó cho nhữngngười thân nhất cạnh mình. Chúng ta thiên vị cùng gia đìnhvà thân hữu. Tình cảm dành cho những ai ngoài cái vòng đótùy thuộc nhiều vào trường hợp cá nhân: người cảm thấybị đe dọa tất không thể có nhiều thiện chí đối vớikẻ đe dọa họ. Tất cả điều đó khá đúng thật. Tôi khôngphủ nhận là dù có khả năng cảm xúc quan tâm đến đồngloại, nhưng khi sự sanh tồn của chúng ta bị đe dọa, hiếmkhi khả năng đó vượt trên bản năng tự bảo toàn. Tuy thếvẫn không có nghĩa là khả năng đó không còn nữa, tiềmchất đã mất hẳn sự tồn tại. Ngay cả các chiến sĩ sautrận đánh vẫn thường giúp đỡ kẻ thù thu nhặt ngườichết và bị thương.

Trongtất cả mọi điều đã nói về bản chất cơ bản, tôi khôngngụ ý tin tưởng không hề có các diện tiêu cực. Nơi nàocó ý thức, thì hận thù, vô minh, và bạo lực cũng khởidậy một cách tự nhiên. Đó là tại sao, cho dù bản chấtvốn đặt nền tảng trên lòng tốt và tâm từ ái, chúng taai cũng có thể hận thù và ghen ghét. Đó là lý do khiến taphải tranh đấu để cải thiện đức hạnh của mình. Điềuđó giải thích tại sao có người lớn lên trong một môi trườnghoàn toàn không bạo lực lại trở thành tay đồ tể ghê tởmnhất. Liên hệ đến điều này, tôi nhớ lại chuyến viếngthăm vài năm trước đây tại Đài Tưởng niệm Washington,vinh danh các vị tử đạo và các người hùng của Holocaust,vụ Hỏa thiêu dân Do thái trong tay Đức quốc xã. Điều khiếntôi bị đả kích nhất trong đài tưởng niệm này là bảnliệt kê các hình thức khác nhau của hành vi con người. Mộtmặt, nó kê khai các nạn nhân của các hành động tàn áckhông thể tả. Mặt khác, nó ghi nhớ các hành động anh hùngdo lòng tốt của các gia đình Thiên Chúa giáo và nhiều ngườikhác, đã chấp nhận nguy nan khủng khiếp khi chứa chấp cácanh em Do thái của mình. Tôi cảm thấy hoàn toàn thích đángvà rất cần thiết: nó cho thấy cả hai khía cạnh của tiềmchất con người.

Nhưnghiện hữu của loại tiềm chất tiêu cực này không thể khiếnchúng ta giả định rằng bản chất cố hữu của con ngườilà bạo động, hoặc ngay cả được an bài để hướng vềbạo động. Có thể một trong những lý do khiến nhiều ngườitin bạo động là bản chất con người vốn dĩ nằm ở hiệntượng quá nhiều tin xấu được phơi bày qua hệ thống truyềnthông. Nguyên do của điều này chắc chắn là vì, tin tốtkhông phải là tin tức.

Bảorằng bản chất cơ bản của người không chỉ bất bạo độngmà thật ra còn được an bài hướng về yêu thương và từbi, tử tế, dịu dàng, chăm sóc, sáng tạo, và các thứ, dĩnhiên cần đến một nguyên tắc tổng quát có thể, qua địnhnghĩa, áp dụng cho từng cá nhân. Thế thì, điều gì sẽ phảinói về trường hợp các cá nhân hầu như trọn đời chỉdành riêng cho bạo lực và công kích? Chỉ nội thế kỷ vừaqua cũng đã có quá nhiều thí dụ hiển nhiên để tra cứu.Hitler và kế hoạch tận diệt toàn giống dân Do thái thì sao?Stalin và cuộc tàn sát Do thái cùng các vụ thanh trừng? Chủtịch Mao, người tôi từng được biết đến và nể phục,và sự man rợ bệnh hoạn của Cách mạng Văn hóa? Pol Pot,kiến trúc sư của Cánh đồng Tàn sát? Và còn những kẻ xemhành hạ và giết chóc là trò vui?

Ởđây tôi phải thú thật là không thể nghĩ ra một giải thíchđơn thuần nào cho các hành động khủng khiếp của nhữngkẻ đó. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận hai điều. Thứnhất, những kẻ đó không phải đến từ không đâu, mà đếntừ một xã hội đặc biệt nào đó, vào một thời điểmđặc biệt và trong một nơi chốn đặc biệt. Hành độngcủa họ cần được xét trên mối liên hệ với các trườnghợp này. Thứ nhì, chúng ta cần nhìn nhận vai trò của năngkhiếu tưởng tượng trong hành động của họ. Các mưu lượccủa họ được thực hiện theo một cái nhìn nào đó, chodù là cái nhìn tội lỗi. Mặc dù không gì có thể biện minhcho sự đau khổ do họ gây ra, với bất kỳ giải thích nàovề bất cứ ý định tích cực nào đưa ra, Hitler, Stalin, Maovà Pol Pot mỗi người đều có một mục đích mà họ nhắmđến. Nếu quan sát các hành động đó như là hoàn toàn củaloài người, mà thú vật không thể làm được, chúng ta thấynăng khiếu tưởng tượng đóng vai trò trọng yếu. Năng khiếunày là tài sản riêng của loài người. Nhưng cách sử dụngnó sẽ quyết định là hành động phát khởi có tính cáchtích cực hay tiêu cực, luân lý hoặc vô luân. Động cơ cánhân (kun long) là yếu tố quản trị.

Trongkhi với nhãn quan có động cơ đúng — nhìn nhận ý muốnvà quyền hạnh phúc cùng tránh đau khổ của người khác —có thể dẫn đến các điều tuyệt vời; thì ngược lại,một khi tách rời hẳn cảm xúc cơ bản của loài người,thứ tiềm chất hoại diệt sẵn có không thể xem như đượcđánh giá quá cao.

Đốivới những kẻ giết người mua vui, hoặc còn tệ hơn, khôngvì lý do gì hết, chúng ta chỉ có thể ước đoán về mộtsự chìm lắng xuống quá sâu của thứ động cơ căn bảnhướng về sự quan tâm và thiện cảm đối với người khác.Tuy vậy điều đó không có nghĩa nó hoàn toàn bị tắt lịm.Như tôi trình bày ở trên, trừ những trường hợp quá cựcđoan, không thể tưởng tượng ra ngay cả những kẻ đó lạikhông thích được nhận sự tử tế. Xu hướng vẫn còn đó.

Thậtra độc giả không nhất thiết phải chấp nhận đề nghịcủa tôi về bản chất con người trên căn bản có khuynh hướngtình thương và tâm từ bi, cũng có thể thấy được khảnăng thiện cảm tiềm ẩn quả thật hệ trọng khi cần nóiđến luân lý. Chúng ta đã thấy bên trên, tại sao một hànhđộng luân lý là một hành động vô tác hại. Nhưng làm saoxác định được thế nào là một hành động thật sự vôtác hại? Chúng ta thấy trên thật hành, nếu không thể liênhệ với người khác ở một tầm mức nào đó, nếu khôngthể ít nhất tưởng tượng được ảnh hưởng tiềm tàngcủa hành động ta đối với người khác, như thế chúng tasẽ không có phương tiện phân biệt giữa đúng và sai, thíchđáng hay không, hại và vô hại. Tuy nhiên, ngược lại nếuchúng ta có thể tăng cường khả năng — tức sự nhạy cảmtrước đau khổ của người khác — thì càng nâng cao, ta lạicàng ít chịu đựng được khi nhìn thấy nỗi đau của ngườikhác và càng chú trọng đảm bảo mọi hành động không táchại cho người.

Sựkiện chúng ta có thể tăng cường khả năng thiện cảm trởnên rõ rệt hơn khi quán xét đến bản chất của nó. Chúngta kinh nghiệm nó đa phần như một cảm xúc. Và, như tấtcả chúng ta đều biết, ở một giới hạn rộng hay hẹp nàođó, không những có thể kềm hãm cảm xúc bằng lý luận,mà còn có thể tăng cường với cùng phương thức. Sự hammuốn một vật nào đó — chiếc xe mới chẳng hạn — đượctăng cường bằng cách cứ nghĩ tới nghĩ lui trong trí tưởngtượng. Tương tự, khi chúng ta hướng cơ năng tinh thần vàothứ cảm xúc thiện cảm, sẽ thấy chẳng những có thể tăngcường chúng, mà còn có thể chuyển hóa chúng thành tình thươngvà tâm từ bi.

Tươngtự, khả năng thiện cảm nội tại là nguồn của các phẩmchất quý báu nhất của con người; ở Tây tạng chúng tôigọi là "nying je". Trong khi có thể dịch nghĩa đơn giản là"từ bi", chữ "nying je" có một ý nghĩa phong phú rất khó chuyểndịch ngắn gọn, mặc dù các ý tưởng nó chứa đựng đượchiểu biết phổ cập. Nó bao gồm tình thương, lòng tốt, thânái, dịu dàng, rộng lượng, và ấm áp. Nó còn được dùngnhư một từ chỉ cả thiện cảm lẫn sự thân thương. Mặtkhác, nó lại không ngụ ý "thương hại". Không có ý nghĩagì về sự hạ mình. Trái lại, "nying je" nói lên thứ cảmxúc liên kết cùng người khác, phản ánh được căn nguyêncủa nó trong sự thiện cảm. Do đó, trong khi chúng ta có thểnói, "Tôi thương cái nhà của tôi" hoặc "Tôi có cảm xúcthân ái cùng nơi này," lại không thể nói, "Tôi có tâm từbi" đối với các thứ trên.

Đồvật không có cảm xúc, chúng ta không thể bày tỏ thiện cảmcùng đồ vật. Do đó, chúng ta không thể nói là có lòng từbi với chúng.

Mặcdù qua sự mô tả này, rõ ràng là "nying je", hoặc tình thươngvà lòng từ bi, được hiểu như một cảm xúc, nó thuộc vàoloại cảm xúc của nhận thức ở trình độ cao hơn. Mộtsố cảm xúc, như là sự ghê tởm chúng ta thường cảm nhậnkhi nhìn thấy máu, là thứ bản năng nền tảng. Thứ khác,như sợ nghèo, có một cấu tạo nhận thức phát triển hơn.Từ đó có thể hiểu "nying je" trong ý nghĩa của phối hợpgiữa thiện cảm và lý trí. Chúng ta có thể nghĩ thiện cảmnhư đặc tánh của một người rất chân thật; còn lý trílà một người rất thực tiễn. Khi cả hai đặt chung vớinhau, sự phối hợp này rất công hiệu. Như thế, "nying je"khá khác biệt cùng các cảm xúc ngẫu nhiên, như giận vàtham, vốn không mang lại hạnh phúc, chỉ làm phiền và pháhoại an bình tâm trí.

Đốivới tôi, điều này đề xướng, bằng phương tiện quán chiếuchuyên cần, và sự thân thuộc hóa cùng tâm từ bi, bằng sựthật tập và thật hành, chúng ta có thể phát huy khả năngnội tại liên hệ cùng người khác; một sự kiện vốn cótầm quan trọng tối thượng tạo thành khuynh hướng luân lýnhư tôi đã mô tả. Càng phát huy được tâm từ bi, hành vicủa ta càng có luân lý chân thật.

Nhưchúng ta từng thấy, khi hành động khởi đi từ sự quan tâmđến người khác, sẽ tự động tích cực. Đó là bởi chúngta không có sự nghi ngờ vì trái tim đã đầy ắp tình thương.Tựa hồ như cánh cửa nội tại đã mở, cho phép ta đượctiếp xúc với bên ngoài. Quan tâm đến người khác phá vỡđược các hàng rào ngăn cấm tác động lành mạnh cùng họ.Không phải chỉ có thế. Khi ý định của ta đối với ngườikhác tốt, ta sẽ thấy mọi thứ cảm xúc như e thẹn hoặcbất an cũng có thể giảm bớt rất nhiều. Theo cùng mức độmở được cánh cửa nội tâm, ta sẽ kinh nghiệm được mộtý nghĩa tự do thoát khỏi các bận bịu thường xuyên cùngcái ngã. Một cách nghịch lý, chúng ta thấy điều đó làmgia tăng một cảm xúc tự tin mạnh mẽ. Ở đây, nếu có thểđưa ra thí dụ của kinh nghiệm bản thân, tôi xin nói là bấtcứ nơi nào tôi gặp được người mới và có khuynh hướngtích cực nói trên, không hề có hàng rào ngăn cách giữa chúngtôi. Bất kỳ người đó là ai, tóc vàng hoặc tóc đen, hoặctóc nhuộm xanh, tôi cũng cảm thấy mình chỉ gặp một bạnđồng loại với cùng ý muốn hạnh phúc và tránh đau khổnhư chính tôi. Và tôi có thể trò chuyện cùng họ như bạnbè lâu ngày của mình, cho dù mới gặp lần đầu. Khi giữtrong tâm trí rằng, cho đến cùng thì mọi người ai cũng làanh chị em, không có sự khác biệt thực tế nào giữa chúngta, và cũng như tôi, tất cả mọi người đều chia sẻ ýmuốn hạnh phúc và tránh đau khổ; như vậy tôi có thể trìnhbày cảm xúc của mình một cách sẵn sàng, như là nói vớingười nào đó đã thân quen từ nhiều năm. Và không phảichỉ qua vài lời dễ thương hay vài cử chỉ, mà là tâm truyềntâm, bất kể hàng rào ngôn ngữ.

Chúngta cũng thấy được, khi hành động phát từ sự quan tâm đếnngười khác, an bình tạo ra trong tâm ta có thể mang an bìnhđến cho mọi người liên hệ. Chúng ta mang an bình đến chogia đình, an bình đến bằng hữu, đến sở làm, đến cộngđồng, và cứ thế đến cho thế giới. Như thế, tại saocó người lại không muốn phát huy phẩm chất đó? Có thứgì siêu diệu hơn là có thể mang đến an bình và hạnh phúccho tất cả? Riêng phần tôi, khả năng của loài người biếtca ngợi tình thương yêu và tâm từ bi chính là tặng phẩmquý báu nhất.

Đổilại, không phải chỉ có độc giả đa nghi nhất mới nghĩ,hòa bình cũng có thể đến như kết quả của các sự tranhchấp và vô ý thức, tức là, các hành động vô luân. Dĩnhiên nó không thể. Tôi còn nhớ rõ đã học bài học riêngbiệt này từ khi còn là một đứa bé ở Tây tạng. Một trongcác thị giả của tôi, Kenrab Tenzin, nuôi một con két làm bạn,thường cho ăn hạt. Mặc dù anh là một người nghiêm nhặtvới đôi mắt lộ và dáng vẻ hơi khó chịu, chỉ cần nghetiếng bước của anh, hoặc tiếng ho, con két đã biểu lộdấu hiệu phấn khích. Khi con chim nhảy lên ngón tay anh, KenrabTenzin vỗ nhẹ đầu nó, khiến cho nó có vẻ say sưa. Tôi rấtganh tỵ cùng mối liên hệ đó, và ước mong con chim sẽ biểulộ cùng thứ tình bạn đó đối với tôi. Nhưng khi tôi thửtự tay cho nó ăn trong vài dịp, tôi cũng chẳng nhận đượcphản ứng tốt gì. Vì thế tôi thử chọc phá nó bằng quecây với hy vọng tạo một phản ứng tốt hơn. Không cầnphải nói, kết quả hoàn toàn tiêu cực. Thay vì làm cho nóxử tốt hơn đối với tôi, con chim đâm ra sợ hãi. Một chútviễn ảnh thiết lập liên hệ bạn hữu có thể có đã hoàntoàn triệt tiêu. Từ đó tôi học được, tình bạn đếnkhông phải như kết quả của sự cứng rắn mà là kết quảcủa tâm từ bi.

Cáctruyền thống tôn giáo chính của thế giới đều lấy việcphát triển tâm từ bi làm vai trò then chốt. Bởi vì nó vừalà cội nguồn vừa là kết quả của nhẫn nại, bao dung, thathứ, và tất cả mọi phẩm tánh tốt; tầm quan trọng củanó được xem như mở rộng suốt từ đầu chí cuối trongviệc thật hành tâm linh. Nhưng cho dù không có các phối cảnhcủa tôn giáo, tình yêu thương và tâm từ bi rõ rệt có tầmquan trọng cơ bản đối với tất cả chúng ta. Tạo cơ ngơinền tảng cho một hành vi luân lý bao gồm việc không làmhại người khác, tiếp theo là cần phải quán xét cảm xúccủa người khác, nền tảng cho điều đó chính là khả năngthiện cảm nội tại của chúng ta. Và khi ta chuyển hóa khảnăng này thành tình thương và tâm từ bi, bằng sự kềm giữcác yếu tố gây rối tâm từ bi và vun bồi các yếu tố tiếpdẫn nó, đó chính là phát triển được sự thật hành luânlý. Điều này, chúng ta sẽ thấy, dẫn đến hạnh phúc chocả ta và người khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]