Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 1: Xã hội tân tiến và truy tầm hạnh phúc cho loài người

12/11/201017:35(Xem: 10712)
Chương 1: Xã hội tân tiến và truy tầm hạnh phúc cho loài người

Chương1
XÃHỘI TÂN TIẾN

VÀTRUY TẦM HẠNH PHÚC CHO LOÀI NGƯỜI


Tôilà một người tương đối mới đến thế giới tân tiến.Mặc dù tôi rời bỏ quê nhà rất lâu về trước, vào năm1959, và mặc dù từ đó cuộc đời như một người tỵ nạntrên đất Ấn độ, đã cho phép tôi được tiếp xúc gầncùng xã hội hiện đại, nhưng những năm tháng tôi đượctạo dựng hầu như tách biệt khỏi hiện thực của thế kỷhai mươi. Một phần do sự kiện tôi được chỉ định làmĐạt lai Lạt ma: tôi trở thành tăng sĩ từ khi còn rất bé.Điều này cũng phản ánh một sự kiện khác
là người Tâytạng chúng tôi đã chọn — nhầm lẫn, theo ý tôi — sốngbiệt lập phía sau các dãy núi chia cách đất nước chúngtôi cùng thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, ngày hôm nay, tôi duhành rất nhiều, và còn được may mắn gặp rất nhiều ngườimới.

Hơnnữa, các cá nhân từ mọi nẻo trên đời đã tìm đến gặpgỡ tôi. Khá nhiều người — đặc biệt là các vị cố gắngvượt các trạm núi đồi cao của Dharamsala, thuộc Ấn độ,nơi tôi sống lưu vong — đến để tìm một điều gì đó.Trong số đó có rất nhiều vị ngập tràn đau khổ: ngườimất cha mẹ con cái; người có bạn bè hoặc thân nhân tựtử; người ốm đau vì bệnh ung thư hay bệnh AIDS. Tất nhiênlà có các đồng hương Tây tạng với các câu chuyện vềsự đày đọa và đau khổ của họ. Không may, nhiều ngườilại có hy vọng không thực tế, ngỡ rằng tôi có khả năngchữa bệnh hoặc tôi có thể ban bố phép lành nào đó. Nhưngtôi chỉ là một người bình thường. Điều tôi có thể làmlà cố gắng giúp đỡ bằng cách chia sẻ nỗi khổ đau củahọ.

Vềphần tôi, sự gặp gỡ vô số người khác đến từ khắpnơi trên thế giới và khắp nẻo trên đường đời càng nhắcnhở tôi đến căn bản chung như là con người. Thật vậy,càng nhìn vào thế giới, càng rõ rệt hơn là, bất kể trườnghợp nào, dù nghèo dù giàu, dù có học thức hay không, thuộcsắc tộc nào, nam nữ, tôn giáo này hoặc tôn giáo khác, chúngta đều chỉ muốn hạnh phúc và tránh đau khổ. Mỗi mỗihành động cố ý của chúng ta, trong cảm thức về đời mình— phương cách chọn lựa sống trong khuôn khổ giới hạncủa hoàn cảnh — có thể xem như lời giải đáp cho mộtcâu hỏi lớn mà tất cả mọi người đều phải đương đầu:"Làm sao tôi mới được hạnh phúc?"

Chúngta chịu đựng tồn sinh trong sự truy tầm hạnh phúc đó, tôithấy dường như chỉ nhờ vào hy vọng. Chúng ta biết, dùkhông muốn nhìn nhận, không có gì đảm bảo ta sẽ có đượcmột đời sống khả quan hơn, hạnh phúc hơn đời hiện tại.Như một câu ngạn ngữ Tây tạng nói, "Kiếp sau hoặc ngàymai — ta không bao giờ có thể chắc chắn thứ nào sẽ đếntrước." Nhưng chúng ta hy vọng sẽ tiếp tục sống. Chúngta hy vọng qua hành động này hoặc khác, sẽ có thể mang đếnhạnh phúc. Mỗi thứ ta làm, không phải chỉ như các cá nhânmà còn ở trình độ xã hội, có thể nhìn thấy qua tươngquan cùng nguyện vọng nền tảng này. Thật vậy, đó là mộtđiều duy nhất được tất cả chúng sanh cùng chia sẻ. Sựmong mỏi hay xu hướng đến hạnh phúc và tránh đau khổ khônghề có giới hạn. Đó là bản chất của chúng ta. Thế đó,nó cũng chẳng cần được biện minh và đương nhiên có hiệulực từ một sự kiện đơn thuần là chúng ta mong muốn nómột cách tự nhiên và chánh đáng.

Quảthật đó là điều chúng ta nhìn thấy trong các xứ sở cảgiàu lẫn nghèo. Ở khắp mọi nơi, bằng những phương tiệncó thể tưởng tượng ra, người ta đều nỗ lực để cảithiện đời sống. Điều lạ lùng là, tôi có cảm tưởngnhững người sống trong các quốc gia phát triển vật chất,với trọn cả nền kỹ nghệ của họ, lại ít thỏa mãn,ít hạnh phúc, và ở trên mức độ nào đó, lại còn đaukhổ hơn những kẻ sống trong các quốc gia chậm tiến nhất.Thật vậy, nếu chúng ta so sánh người giàu với người nghèo,thường thấy rằng những người không có gì cả, thật ralại ít lo lắng hơn, mặc dù họ dễ bị truyền lây bệnhhoạn và đớn đau vật lý. Đối với người giàu, trong khichỉ có một số ít biết cách sử dụng sự giàu có củahọ một cách thông minh — có nghĩa, không phải là sống xahoa phung phí mà biết chia sẻ cùng người cần thiếu — thìđa số lại không biết. Họ bị vướng mắc trong ý tưởngphải chiếm hữu nhiều hơn nữa, đến độ không còn chỗchứa thứ gì khác trong cuộc đời. Trong sự cuốn hút đó,họ quả thật đã đánh mất giấc mộng hạnh phúc, mà lẽra sự giàu có phải mang đến cho họ. Kết quả, họ thườngxuyên bị quay quắt, dày vò giữa sự nghi nan về chuyện gìcó thể xảy ra và hy vọng kiếm chác thêm nữa, rồi làm mồicho bệnh hoạn tinh thần và cảm xúc — mặc dù bên ngoàihọ có vẻ sống đời hoàn toàn thành công và tiện nghi. Điềuthường thấy với một mức độ cao và rất phổ biến trongquần chúng của các xứ phát triển vật chất là các bệnhchứng lo lắng, mất quân bình, ẩn ức, bất định, và căngthẳng. Hơn nữa, đau khổ nội tâm rõ ràng có liên hệ cùngsự rối loạn trong việc xây dựng tinh thần đạo đức vànền tảng của nó.

Tôithường được nhắc nhở về sự nghịch lý đó khi ra nướcngoài. Điều hay xảy ra khi tôi đến một xứ mới, thoạttiên mọi sự đều có vẻ rất thú vị, đẹp đẽ. Mọi ngườitôi được gặp đều rất thân thiện. Không có gì để thanphiền cả. Nhưng rồi, ngày qua ngày trong khi lắng nghe, tôichỉ được nghe các khó khăn của người ta, các mối quanngại và ưu phiền của họ. Bên dưới bề mặt, nhiều ngườicảm thấy khó chịu và không hài lòng cùng đời sống củahọ. Họ kinh nghiệm một cảm giác cô đơn; nối tiếp bằngáp lực. Kết quả, bầu không khí bất ổn thật sự là nétchính của thế giới tân tiến.

Mớiđầu, điều đó khiến tôi ngạc nhiên. Mặc dù tôi chưa hềthiết tưởng chỉ nội sự giàu có vật chất cũng đủ giúpvượt qua đau khổ, ngay cả trước đây khi từ Tây tạng —một nước luôn luôn nghèo nàn vật chất — nhìn vào thếgiới tiến bộ. Thú thật tôi đã từng nghĩ, sự phồn thịnhcó thể giúp giảm bớt phần nào khổ đau so với hiện trạng.Tôi hy vọng với sự giảm thiểu của khổ nhọc vật lý,như đa số trong các xứ phát triển kỹ nghệ, hạnh phúc sẽdễ đạt đến hơn so với những người sống trong điềukiện quá khắc nghiệt. Thay vì vậy, sự tiến bộ phi thườngcủa khoa học và kỹ thuật có vẻ chẳng mang đến gì nhiềuhơn các con số kết quả. Trong nhiều trường hợp, tiến bộhầu như không có nghĩa gì hơn là các con số lớn hơn củanhà cửa to tát ở nhiều thành phố, xe cộ nhiều hơn chenchúc vào giữa. Dĩ nhiên có sự giảm thiểu vài nỗi đau khổnào đó, đặc biệt là một số bệnh chứng. Nhưng tôi thấyhình như trên không có sự giảm thiểu trên toàn diện.

Nóiđến điều này, tôi nhớ lại một trường hợp, nhân mộttrong các chuyến viếng thăm Tây phương đầu tiên. Tôi làkhách của một gia đình rất giàu có, sống trong một biệtthự rộng rãi khang trang. Tất cả mọi người đều duyêndáng và lịch sự. Các người hầu phục vụ cho từng nhu cầucủa họ, và tôi bắt đầu nghĩ, có thể đây là bằng chứngkhẳng định cho thấy giàu có là một nguồn hạnh phúc. Cácchủ nhân đều có vẻ tự tin thoải mái. Nhưng khi tôi nhìnvào phòng tắm, qua một cánh cửa hé mở, lại thấy một dãytoàn là thuốc an thần và thuốc ngủ, tôi bị bắt buộc phảinhớ đến cái hố thẳm sâu rộng giữa phiến diện bề ngoàivà thực tế nội tâm.

Sựnghịch lý về đau khổ nội tâm — hoặc gọi là tâm lý vàcảm xúc — vốn thường được thấy ngay giữa sự giàu cóvật chất, đã hiện ra rất rõ nét ở Tây phương. Thật vậy,nó rất thẩm nhập khiến cho chúng ta có thể nghĩ nền vănhóa Tây phương phải chăng có một thứ gì tạo bất ổn chonhững người sống trong khổ đau đến thế? Điều đó làmtôi phải nghi nan. Quá nhiều yếu tố dính dấp vào. Hiểnnhiên, sự phát triển vật chất có một vai trò đáng kể.Nhưng chúng ta cũng có thể nêu ra vài điều, sự đô thịhóa quá nhanh của xã hội tân tiến, khiến cho một số đôngngười tập trung sống san sát bên nhau ở một nơi chật chội.Trong khuôn khổ đó, thay vì tùy thuộc giúp đỡ lẫn nhau,ngày nay, nếu có thể, người ta trông cậy máy móc và dịchvụ thay cho người. Nơi mà trước đây nhà nông kêu gọi cácthành viên gia đình giúp đỡ canh tác, ngày nay họ chỉ cầngọi điện thoại đến nhà thầu. Chúng ta thấy đời sốngtân tiến được tổ chức sao cho sự yêu cầu tùy thuộc trựctiếp với người khác trở thành nhỏ nhất. Tham vọng toàncầu ít hoặc nhiều của mỗi người, là có một căn nhàriêng, chiếc xe riêng, máy điện toán riêng, và vân vân, hầucó thể càng độc lập càng tốt. Điều đó vốn tự nhiênvà có thể hiểu được. Chúng ta cũng có thể nêu ra rằngcon người vui hưởng được sự tự lập phát triển đó làdo kết quả của tiến bộ vật chất và kỹ thuật. Thậtvậy, ngày nay con người có thể độc lập với người khácnhiều hơn bất cứ lúc nào. Nhưng đồng lúc với sự pháttriển đó, lại trổi vượt lên một cảm thức rằng tươnglai tôi không còn tùy thuộc vào người chung quanh, mà đúnghơn tùy thuộc vào việc làm của tôi, hoặc là, đa phần,tùy thuộc vào chủ nhân của tôi. Điều này lại khiến chúngta giả thiết, bởi vì người khác không quan trọng cho hạnhphúc của tôi, cho nên hạnh phúc của họ không quan trọngđối với tôi.

Dướicái nhìn của tôi, chúng ta đã tạo ra một xã hội trong đócon người cảm thấy ngày càng khó đạo đạt đến ngườikhác thiện cảm cơ bản của mình. Thay vì cảm thức cộngđồng và tương quan, là những nét chính tìm thấy trong cácxã hội (đa phần nông nghiệp) không giàu có bằng, chúng talại tìm thấy một mức độ cao của sự cô đơn và lạclõng. Mặc dù thật sự nhiều triệu người sống sát cạnhnhau, nhưng đa số, nhất là người già, lại không có ai đểtrò chuyện ngoài con gia súc. Xã hội kỹ nghệ tân tiến thườngkhiến tôi bị đả kích, vì sự hiện hữu của nó chẳngkhác nào một bộ máy tự động khổng lồ. Thay vì có nhữngngười sống thật góp phần trách nhiệm, mỗi cá nhân trongđó chỉ là một mẩu li ti vô nghĩa của bộ máy, không cósự chọn lựa nào khác hơn là phải chuyển động khi bộmáy chuyển động.

Tấtcả điều đó còn được phối hợp bằng thứ biện thuyếtthời thượng cho sự bành trướng và phát triển kinh tế,vốn dĩ tăng cường cho khuynh hướng cạnh tranh và tham vọngcủa con người. Thêm vào đó lại còn có cả nhu cầu phôtrương và bảo tồn ngoại diện — một nguồn chính củacác vấn đề, sự căng thẳng và thiếu hạnh phúc. Thế nhưng,nỗi khổ tâm lý và cảm xúc quá thịnh hành tại Tây phươngđó, phản ánh lên một khuynh hướng tiềm ẩn của loài ngườihơn là một sự khiếm khuyết văn hóa. Thật vậy, bên ngoàiTây phương, tôi cũng từng thấy các hình thức tương tựvề nỗi khổ nội tâm đó. Ở vài miền tại Đông Nam Á,có thể quan sát thấy khi sự phồn thịnh gia tăng, các hệthống tín ngưỡng truyền thống lại khởi sự mất ảnh hưởngtrên con người. Kết quả chúng ta thấy được là một biểuhiện phổ biến của triệu chứng khó ở phát sinh tại Tâyphương. Sự kiện này nói lên rằng, tiềm năng đó hiện hữunơi tất cả chúng ta; cùng một phương cách của bệnh hoạnvật lý do phản ánh của môi sinh, sự đau khổ tâm lý vàcảm xúc cũng thế: nó khởi dậy trong khuôn khổ của hoàncảnh đặc biệt nào đó. Trong các xứ chậm phát triển ởmiền nam, hoặc "Đệ Tam Thế giới," các thứ bệnh hoạn bộcphát rất nhiều, như là bệnh do thiếu điều kiện vệ sinh.Ngược lại, ở đô thị các xã hội kỹ nghệ, lại có cácthứ bệnh khác thể hiện theo cách riêng phù hợp theo sinhthái. Tất cả bao hàm rằng, có những lý do vững chắc đểgiả thiết một mối liên kết giữa sự đề cao bất quânbình về các tiến bộ ngoại diện, cùng sự thiếu hạnh phúc,lo âu và bất mãn của xã hội tân tiến.

Điềunày thoạt nghe có vẻ như một thẩm định quá bi thảm. Nhưngtrừ phi chịu thừa nhận tầm mức và đặc tính của cácvấn đề khó khăn, chúng ta sẽ không thể nào khởi sự giảiquyết chúng.

Hiểnnhiên, một lý do chủ yếu cho sự tận hiến cho tiến bộvật chất của xã hội tân tiến, chính là sự thành côngthật sự của khoa học và kỹ thuật. Điều tuyệt thú trongcác hình thái cống hiến của con người nói trên, là chúngmang lại thỏa mãn tức thời. Chúng không giống như cầu nguyện,vốn chỉ có các kết quả đa phần là vô hình — nếu cầunguyện thật sự có hiệu quả. Và chúng ta thường chỉ bịkích động bởi kết quả. Còn điều gì bình thường hơn?Không may, sự tận hiến đó khuyến khích chúng ta giả thiếtrằng, chìa khóa của hạnh phúc là một tay nắm được cácthứ phúc lợi vật chất, tay kia giữ lấy các sức mạnh củakiến thức. Đối với những ai có tư duy chín chắn thì hiểnnhiên là thứ đầu không thể tự nó mang đến hạnh phúc;nhưng khả năng của thứ sau lại càng mơ hồ hơn nữa.

Quảthật sở hữu kiến thức không thể mang lại hạnh phúc, vốndĩ bắt nguồn từ sự triển khai nội tâm chứ không nhờvào yếu tố ngoại lai. Thật thế, dù rằng kiến thức rấttinh tường và độc đáo về các hiện tượng bên ngoài làmột thành quả lớn lao, nhưng nhu cầu phải tự cắt giảmthu hẹp vào việc theo đuổi nó, thay vì mang đến hạnh phúc,lại có thể gây nguy hiểm. Nó có thể khiến chúng ta bịmất tiếp xúc cùng hiện thực rộng lớn hơn của kinh nghiệmcon người, và đặc biệt, sự tùy thuộc vào người khác.

Chúngta cũng cần phải nhận thức điều gì sẽ xảy ra khi quátrông cậy vào các thành quả ngoại diện của khoa học. Thídụ, khi ảnh hưởng của tôn giáo giảm dần, sẽ làm dấylên một nỗi hoang mang trong các vấn đề như, làm sao chúngta sống thiện lành trong xã hội. Trong quá khứ, tôn giáo vàluân lý quấn cuộn vào nhau chặt chẽ. Bây giờ, nhiều người,tin tưởng khoa học đã "phủ định" được tôn giáo, đãđưa các giả thiết xa hơn nữa, cho rằng bởi vì không cóchứng cớ tối hậu về một quyền năng tâm linh nào cả,nên đạo đức chỉ còn là một vấn đề sở thích cá nhân.Dù trong quá khứ, các khoa học gia và triết gia đều cảmthấy nhu cầu khẩn thiết muốn tìm một nền tảng vững chắchầu thiết lập các định luật bất biến và chân lý tuyệtđối; ngày nay, loại nghiên cứu như trên bị xem như thừathãi. Kết quả, chúng ta thấy một sự đảo lộn hoàn toàn,hướng về phía đối cực kia, nơi đó cuối cùng thì khôngcòn gì tồn tại, nơi đó chính thực tế cũng phải bị xétlại. Điều này chỉ có thể dẫn đến một sự hỗn loạn.

Nóilên điều này, tôi không có ý muốn chỉ trích sự cống hiếncủa khoa học. Tôi đã học hỏi rất nhiều từ sự tiếpxúc với các khoa học gia, và thấy không trở ngại gì trongđối thoại cùng họ cho dù quan điểm của họ là duy vậtcơ bản. Thật vậy, như tôi còn có thể nhớ, tôi từng bịlóa mắt trước sự thấu triệt của khoa học. Khi là mộtđứa bé, có lúc tôi thích thú trong việc học về cơ phậncủa một máy quay phim cũ tìm thấy trong nhà nghỉ mát củacác Đạt lai Lạt ma, còn hơn cả việc học đạo pháp vàvăn hóa. Đúng hơn, điều tôi quan tâm chính là việc chúngta có thể quên nhìn vào các giới hạn của khoa học. Khi khoahọc thay thế cho tôn giáo như là nguồn kiến thức cuối cùngđược quần chúng ưa chuộng, chính khoa học đã bắt đầuhơi giống một loại tôn giáo khác. Với việc này, có mộtnguy hiểm tương đương phát sinh từ sự kiện đặt niềmtin mù quáng vào các nguyên tắc khoa học, tương ứng cùngsự không chấp nhận các quan điểm thay thế. Tuy nhiên, sựkiện khoa học thay thế cho tôn giáo diễn ra không mấy gìđáng ngạc nhiên, trước những thành quả phi thường củanó. Ai lại không bị kích động trước khả năng đưa conngười lên tận mặt trăng? Nhưng sự thật vẫn còn tồn tạilà, chẳng hạn như, khi chúng ta đến hỏi một vật lý gianguyên tử, "Tôi đang gặp một vấn đề tiến thoái lưỡngnan, tôi phải làm gì đây?" chắc hẳn ông hoặc bà ta chỉbiết lắc đầu và đề nghị chúng ta đi nơi khác tìm câutrả lời. Thông thường, một nhà khoa học chẳng có vị tríkhá hơn một luật sư trước vấn đề đó. Bởi vì, trongkhi khoa học hay luật học có thể giúp chúng ta tiên đoánhậu quả của hành động nào đó, cả hai đều không thểcho biết chúng ta phải hành động thế nào cho hợp ý nghĩađạo đức. Hơn nữa, chúng ta cần phải nhận biết tầm giớihạn của chính các câu hỏi khoa học. Chẳng hạn như, mặcdù quan tâm đến tâm thức con người khi bước vào thiên niênkỷ, và mặc dù đó là đề tài nghiên cứu suốt trong lịchsử, và nhiều khoa học gia đã nỗ lực tìm hiểu, nhưng họvẫn chưa biết rõ thật sự nó là gì, tại sao nó hiện hữu,làm sao nó hoạt động, hoặc bản chất cốt yếu của nónhư thế nào. Khoa học không thể cho chúng ta biết về uyênnguyên của tâm thức là gì, cũng như hậu quả của nó rasao. Dĩ nhiên, tâm thức là loại hiện tượng không có hìnhtướng, thể chất, hoặc màu sắc, không thích hợp để điềunghiên bằng các phương tiện bên ngoài. Nhưng điều đó khôngcó nghĩa một sự vật như thế không hiện hữu, chỉ là khoahọc không thể tìm ra nó.

Nhưthế, chúng ta có nên bỏ rơi các câu hỏi khoa học trên cácbình diện đã từng thất bại? Chắc chắn là không. Tôi cũngkhông hề hàm ý phủ nhận mục tiêu của sự phồn thịnhlà vô hiệu quả đối với tất cả. Bởi tự bản chất củachúng ta, kinh nghiệm thể xác và vật lý nắm một vai tròchủ yếu trong đời sống. Thành quả của khoa học và kỹthuật phản ánh rõ rệt tham vọng của loài người muốn đạtđến một cuộc sống khả quan hơn, tiện nghi hơn. Điều đórất tốt. Ai lại không hoan nghênh nhiều tiến bộ vượt bựccủa y khoa?

Đồngthời, tôi nghĩ thật sự những phần tử trong các cộng đồngnông nghiệp truyền thống hưởng thụ được một sự hòađiệu và an tĩnh hơn các cư dân phố thị. Thí dụ như, ởmiền Spiti phía bắc Ấn độ, vẫn còn giữ tập tục cácdân địa phương không khóa cửa nhà khi họ ra ngoài, phòngkhi có một người khách nào đến thấy nhà vắng sẽ vàođể tự dùng bữa trong khi chờ đợi người nhà quay về.Trước kia Tây tạng cũng có tập tục này. Điều này chẳngcó nghĩa là không hề có tội ác xảy ra nơi đó. Như trườnghợp của Tây tạng trước khi bị xâm lược, tội ác thỉnhthoảng cũng xảy ra. Những khi đó, người ta thường nhướngmày kinh ngạc. Đó là biến cố hiếm hoi và bất thường.Trái lại, trong vài thành phố tân tiến, ngày nào trôi quamà không có giết người, đã là một biến cố. Sự bấthòa hợp đã đến theo cùng với sự đô thị hóa.

Tuyvậy, chúng ta cần cẩn thận không nên lý tưởng hóa lốisống xa xưa. Mức độ hợp tác cao tìm thấy nơi các cộngđồng nông nghiệp chậm tiến có thể đặt nền tảng trênnhu cầu nhiều hơn là thiện chí. Người ta nhận thức nólà một cách thay thế cho công tác lao nhọc. Và cảm thứchài lòng đó có thể chẳng có gì khác hơn là do sự dốtnát. Những người đó có thể không hay biết hoặc không thểtưởng tượng có những lối sống khả dĩ khác biệt. Nếuhọ biết, chắc là họ sẽ theo hết sức tiếp thu. Thách đốcủa chúng ta ở đây là tìm ra phương cách nào để có thểvừa hưởng thụ cùng mức độ hòa hợp và an tĩnh như ngườitrong các cộng đồng truyền thống, trong khi vẫn hưởng phúclợi đầy đủ từ các tiến bộ vật chất của thế giớinhư hiện nay vào buổi bình minh của thiên niên kỷ mới. Nóikhác đi tức là ám chỉ các cộng đồng đó không cần pháttriển mực sống của họ. Trong khi đó, tôi biết chắc rằng,đa số các người du mục Tây tạng đều rất sung sướngcó được các thứ áo quần sưởi ấm loại mới nhất chomùa đông, dầu không bốc khói để nấu ăn, các thứ thuốcmen công hiệu, và một máy truyền hình di động trong lềucủa họ. Và tôi không bao giờ muốn từ chối họ các thứđó.

Xãhội tân tiến, với tất cả tiện lợi và khiếm khuyết,đã vươn dậy trong một khuôn khổ của vô lượng nguyên dovà điều kiện. Thật là thiển cận nếu giả định rằng,chỉ cần buông bỏ các tiến bộ vật chất đó, chúng ta cóthể vượt qua tất cả vấn đề. Đó chính là bỏ quên cácnguyên do tiềm ẩn. Ngoài ra, còn có quá nhiều điều trongthế giới tân tiến đáng để lạc quan.

Vôsố người trong các quốc gia tiến bộ nhất rất năng độngtrong việc quan tâm đến người khác. Sát bên cạnh, tôi phảinghĩ đến sự tử tế người tỵ nạn Tây tạng chúng tôiđã nhận được từ những người, vốn có nguồn tài chánhrất eo hẹp. Chẳng hạn như, trẻ em chúng tôi hưởng lợivô cùng từ sự đóng góp vị tha của các giáo chức Ấn độ,nhiều vị trong số đó phải sống với các điều kiện khókhăn xa nhà. Trên bình diện rộng lớn hơn, chúng ta có thểnói đến tầm phát triển của mối quan tâm đến các nhânquyền căn bản trên toàn cầu; tiêu biểu cho một sự tiếnbộ rất tích cực. Phương cách các cộng đồng quốc tếphản ứng trước thiên tai bằng sự trợ giúp cấp thời làmột nét tuyệt vời của thế giới hiện đại. Phát triểnnhận thức về sự kiện ta không thể tiếp tục hủy hoạimôi trường thiên nhiên mà khỏi nhận lãnh các hậu quả taihại, đó cũng là một nguồn hy vọng. Hơn nữa, tôi tin nhờvào các phương tiện truyền thông tối tân, loài người sẽdễ dàng chấp thuận sự đa dạng. Trình độ học thức vàgiáo dục trên thế giới nói chung cũng cao hơn lúc nào hết.Các tiến bộ tích cực đó là chỉ dấu cho thấy loài ngườichúng ta có khả năng ra sao.

Mớiđây, tôi có cơ hội diện kiến Hoàng Thái hậu Anh quốc.Bà là một khuôn mặt thân quen cùng tôi trong suốt trọn đời,vì vậy tôi rất vinh hạnh. Nhưng điều đặc biệt khích lệlà được nghe ý kiến của bà, một phụ nữ già gần bằngchính thế kỷ hai mươi này, cho rằng người ta biết quan tâmđến người khác nhiều hơn thời bà còn trẻ. Những ngàyđó, bà bảo, người ta chỉ lưu ý đến chính xứ sở củamình, trong khi giờ đây họ quan tâm nhiều hơn đến cư dâncác nước khác. Khi tôi hỏi bà có lạc quan về tương laikhông, bà xác nhận không chút do dự.

Dĩnhiên, chúng ta có thể đơn cử rất nhiều xu hướng tiêucực trong các xã hội tân tiến. Không có gì để nghi ngờvề sự leo thang mỗi năm của các vụ sát nhân, bạo động,hãm hiếp. Thêm vào đó, chúng ta thường xuyên nghe thấy cáccâu chuyện lạm dụng và bóc lột ngay trong gia đình và trongcộng đồng rộng lớn hơn; và con số gia tăng của giới trẻnghiện ngập thuốc và rượu; cũng như tỷ lệ rất lớn củaly dị đã ảnh hưởng đến trẻ em như thế nào. Ngay cảtrong cộng đồng tỵ nạn nhỏ bé của chúng tôi cũng khôngthoát khỏi ảnh hưởng của các sự bành trướng đó. Chẳnghạn như, tự tử là điều trước đây hầu như không nghethấy ở xã hội Tây tạng, gần đây có một hoặc hai thảmkịch loại đó, ngay cả trong cộng đồng lưu vong. Cũng thế,mặc dù nghiện ngập ma túy hầu như không có chỗ trong giớitrẻ Tây tạng thuộc một thế hệ trước đây, giờ thì chúngtôi đã có vài trường hợp — hầu hết đều ở các nơitiếp thụ lối sống đô thị tân tiến.

Tuynhiên, các vấn đề trên không giống như các nỗi khổ bệnh,lão và tử, vốn có tính cách thiên nhiên không sao tránh được.Chúng cũng không đến từ sự thiếu hiểu biết. Khi chúngta suy nghĩ tận tường, sẽ thấy rằng tất cả đều là vấnđề luân lý. Mỗi trường hợp đều phản ánh sự hiểu biếtcủa chúng ta về đúng hoặc sai, tích cực hoặc tiêu cực,thích đáng hoặc không thích đáng. Vượt lên trên đó, chúngta có thể chỉ thẳng vào một điều còn nền tảng hơn nữa:sự bỏ quên điều mà tôi gọi là chiều nội tâm của chúngta.

Tôimuốn ngụ ý điều gì? Theo sự hiểu biết của tôi, nhấnmạnh quá độ vào sự chiếm hữu vật chất phản ánh mộtgiả thiết tiềm ẩn rằng, tự nó có thể mua được, cungcấp được cho chúng ta tất cả những thỏa mãn đòi hỏi.Tuy nhiên, trên bản chất, thỏa mãn mà chiếm hữu vật chấtcung cấp cho chúng ta chỉ giới hạn ở trình độ các giácquan. Nếu quả thật loài người chúng ta không khác gì loàithú, điều đó cũng được đi. Tuy nhiên, giống người rấtphức tạp — đặc biệt là sự kiện chúng ta có tư tưởngvà tình cảm cũng như khả năng tưởng tượng và phê phán— cho nên rõ rệt là nhu cầu của chúng ta vượt trên cácgiác quan. Sự thắng thế của âu lo, áp lực, hỗn độn, hoàinghi, và căng thẳng nơi những người đã thỏa mãn đượccác nhu cầu cơ bản, đã nói lên rất minh bạch điều đó.

Cácvấn đề của chúng ta — như là chiến tranh, tội ác và bạođộng — và các vấn đề chúng ta có kinh nghiệm nội tâm— các đau khổ tình cảm và tâm lý — không thể giải quyếtđược trừ phi nói lên sự lãng quên tiềm ẩn đó. Chínhvì vậy mà những biến chuyển lớn trong vòng một trăm nămtrở lại và hơn nữa — dân chủ, tự do, xã hội chủ nghĩa— tất cả đều thất bại không chuyên chở được các lợilạc toàn cầu lẽ ra chúng cung ứng, cho dù tư tưởng đẹpđẽ đến đâu. Cần phải có một cuộc cách mạng, chắcchắn là thế. Nhưng không phải cách mạng chính trị, kinhtế, hoặc ngay cả kỹ thuật.

Chúngta đã có quá đủ kinh nghiệm của các thứ trên trong thếkỷ qua để hiểu biết rằng, một khuynh hướng ngoại diệnkhông thể nào đầy đủ. Điều tôi đề xướng là một "cuộccách mạng tâm linh."

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]