Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6 Phụ lục

27/04/201313:55(Xem: 4413)
6 Phụ lục

Tìm hiểu pháp môn niệm thọ

Thiền sư GOENKA

Người dịch: TK. Pháp thông

6

PHỤ LỤC

Một Số Trích Đoạn Về Niệm Thọ (Vedanã) Từ Kinh Điển

Trong những bài pháp của Ngài, đức Phật thường nhắc đến tầm quan trọng của niệm thọ. Đây chỉ là một sưu tập nho nhỏ về những đoạn kinh nói đến chủ đề ấy.

(Trong những bài giảng ở trên, những đoạn kinh này chúng tôi dịch theo các diễn giảng của thiền sư Goenka cho phù hợp với tinh thần của một buổi giảng hoàn toàn không mang nặng tính chất tôn giáo. Riêng trong phần này chúng tôi sẽ dựa theo các bản kinh của The Pãli Text Society, và Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hòa thượng Minh Châu dịch để giúp người đóc có cơ sở đối chiếu chính xác hơn).

Ví như ở trên hư không có nhiều loại gió thổi. Có gió từ phương đông thổi. Có giờ từ phương tây thổi. Có gió từ phương bắc thổi. Có gió từ phương nam thổi. Có gió từ bụi thổi. Có gió từ không bụi thổi. Có gió lạnh thổi. Có gió nóng thổi. Có gió lượng nhỏ thổi, có gió lượng lớn thổi. Cũng vậy, này các tỳ kheo, trong xác thân này có nhiều loại thọ sai biệt khởi lên. Lạc thọ khởi lên. Khổ thọ khởi lên. Bất khổ bất lạc thọ khởi lên.

Giống như giữa hư không,

Gió nhiều loại thổi lên

Từ phương Đông, phương Tây,

Từ phương Bắc, phương Nam.

Gió có bụi, không bụi

Có gió lạnh, gió nóng,

Có gió lớn, gió nhỏ,

Gió nhiều loại, thổi lên.

Cũng vậy, trong thân này,

Khởi lên nhiều loại thọ,

Lạc thọ và khổ thọ

Bất khổ bất lạc thọ.

Khi kỳ kheo nhiệt tâm,

Tỉnh giác, không sanh y,

Do vậy, bậc Hiền giả,

Liễu tri tất cả thọ.

Vị ấy liễu tri thọ

Ngay hiện tại, vô lậu,

Thân hoại, bậc Pháp trú

Đại trí, vượt ước lường.

s.xxxvi (ii).ii. 12(2) Pathama Ẫkãsa Sutta.

(Hư không kinh – TƯ IV, trang 351)

Và này các tỳ kheo, thế nào là tỳ kheo sống quán thân trên thân?

Này các tỳ kheo, ở đây tỳ kheo đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, hay đi đến ngôi nhà trống, và ngồi kết già, lưng thẳng, an trú chánh niệm trước mặt (gắn sự chú tâm nơi vùng quanh miệng). Chánh niệm, vị ấy thở vào, chánh niệm vị ấy thở ra. Thở vào dài, vị ấy tuệ trí “tôi thở vào dài” hay thở ra dài, vị ấy tuệ tri “tôi thở ra dài”. Thở vào ngắn, vị ấy tuệ tri “tôi thở vào ngắn”. hay thở ra ngắn, vị ấy tuệ tri “tôi thở ra ngắn”, “Cảm giác toàn thân tôi sẽ thở ra”, như vậy vị ấy tập. “An tịnh thân hành (những hoạt động của thân, ở đây là hơi thở) tôi sẽ thở vào”, như vậy vị ấy tập. “An tịnh thân hành, tôi sẽ thở ra”, như vậy, vị ấy tập.

D22/M10 satipatthama sutta,

Ẫnãpãna babbam (Trung bộ I/10)

Này các tỳ kheo, nếu tỳ kheo sống chánh niệm tỉnh giác, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như vậy, lạc thọ khởi lên, khổ thọ khởi lên, bất khổ bất lạc khởi lên. Vị ấy tụ tri, “lạc thọ (khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ) đã khởi lên nơi ta. Lạc thọ ấy có duyên, không phải không có duyên. Do duyên gì? Do duyên chính thân này, nhưng thân này là vô thường, hữu vi, do duyên sanh. Do duyên thân khởi lên, và duyên này là vô thường, hữu vi, thời lạc thọ (khổ thọ, hay bất khổ thọ bất lạc thọ) được khởi lên, làm sao thường trú được. “Vị ấy trú quán tánh vô thường đối với lạc thọ trong thân. Vị ấy trú, quán tiêu vong (vaya)…vị ấy trú quán ly tham… vị ấy trú, quán đoạn diệt… Do vị ấy trú, quán vô thường,… tiêu vong.. ly tham… đoạn diệt… từ bỏ đối với thân và các thọ của vị ấy, nên tham, sân và vô minh tùy miên đối với thân và các thọ được đoạn diệt.

Sxxxvi (ii).i.7, Pathama gelannã Sutta

TƯ iv, Tr 341 Tật bệnh (s.iv, 210)

Này Ananda, vì tỳ kheo, mắt thấy sắc (tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân cảm xúc, ý nhận thức các pháp) khởi lên khả ý (thọ lạc) khởi lên bất khả ý (thọ khổ), khởi lên khả ý bất khả ý (bất lạc, bất khổ lạc). Vị ấy tuệ tri như sau: “Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên nơi ta, khả ý bất khả ý này khởi lên nơi ta. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả”. Cho nên dầu là cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt, và xả tồn tại.

M152, Indriya Bhàvanà Sutta

Trung bộ III/152 Kinh Căn Tu Tập

Này Aggivessarva, có ba thọ này: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ. Này Aggivesana, trong khi cảm giác lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất lạc bất khổ thọ chỉ cảm giác lạc thọ. (Đối với hai thọ kia cũng hiểu như thế). Này Aggivesana, lạc thọ (khổ thọ, bất lạc bất khổ thọ) là vô thường, hữu vi, do duyên sanh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, thấy vậy vị Đa văn Thanh đệ tử yểm ly (xả) đối với các thọ ấy. Do yểm ly (phát triển thái độ xả), vị ấy không có tham dục. Do không có tham dục, vị ấy được giải thoát.

M.74, Dìghanakhaq Sutta

Trung bộ II/74 Kinh Trường Trảo

Này các tỳ kheo, khi nào tỳ kheo đoạn tận tham tùy miên đối với lạc thọ, đoạn sân tùy miên đối với khổ thọ, đoạn tận vô mình tùy miên đối với bất khổ bất lạc thọ; thời này các tỳ kheo, sự từ bỏ tham tùy miên của tỳ kheo được gọi là chánh kiến, ái được đoạn tận, kiết sử được hủy hoại. Với minh kiến chơn chánh đối với ngã mạn (sãmmmãnabkhisamayã), vị ấy đoạn tận khổ đau.

S.xxxvi (ii).3, Pahãna Sutta

TƯ IV/333 Đoạn tận kinh

Kiến gì như chơn của vị ấy, kiến ấy là chánh kiến (theo view of reality as it is becomes his right view: kiến về thực tại đúng như nó là trở thành chánh kiến của vị ấy). Tư duy gì như chơn của vị ấy, tư duy ấy là chánh tư duy. Tinh tấn gì như chơn của vị ấy, tinh tấn ấy là chánh tinh tấn. Niệm gì như chơn của vị ấy, niệm ấy là chánh niệm. Định gì như chơn của vị ấy, định ấy là chánh điện.Thân nghiệp, ngữ nghiệp và sanh mạng của vị ấy được thanh tịnh tốt đẹp. Và Thánh Đạo Tám ngành này đi đến tu tập và phát triển sung mãn cho vị ấy.

M.149 Mahã salãyatanika Sutta

Trung bộ III/149 Đại Kinh Sáu Xứ

Vị đệ tử có lòng tin sẽ tinh cần, tinh tấn, do tinh cần tinh tấn trở nên chánh niệm, do duy trì niệm được định, và do duy trì định phát triển được sự hiểu biết chơn chánh, do hiểu biết chơn chánh phát triển niềm tin hoàn toàn, do niềm tin hoàn toàn vị ấy biết, “Đối với các pháp (sự thực) trước đây ta chỉ nghe nói, giờ đây ta an trú sau khi đã kinh nghiệm trực tiếp những sự thực ấy trong thân (tự thân chứng đạt những pháp ấy) và ta quan sát chúng với trí tuệ thể nhập”.

S.xi viii (iv).v.10 (50), Ẫpana Sutta

TƯ V, Tr 357

Vinh quang không nằm ở chỗ chưa từng thất bại mà ở chỗ biết đứng dậy lại mỗi khi bạn thất bại. (The glory is not in never failing but in rising again everytime you fall).

THIỀN SƯ GOENKA TỰ THUẬT

(Thay phần tiểu sử)

Tôi cảm thấy may mắn là mình đã được sinh ra ở Miến Điện (Burma), vùng đất của Pháp (Dhamma). Nơi đây kỹ thuật (Minh sát) kỳ diệu này đã được gìn giữ trong hình thức nguyên thủy của nó qua bao thế kỷ. Khoảng một trăm năm trước ông bà nội từ Ấn Độ sang định cư ở đây, và vì thế tôi được sinh ra trong xứ sở này. Tôi cũng cảm thấy rất may rằng tôi được sanh ra trong một gia đình của người thương buôn, và vì thế mà từ thiếu thời tôi đã biết làm việc để kiếm tiền. Tích lũy tiền đã trở thành mục đích chính của tôi trong cuộc đời. Cũng may là từ nhỏ tôi đã thành công trong lãnh vực hái ra tiền này. Nếu như bản thân tôi chưa từng biết cuộc sống của người giàu là thế nào, có lẽ tôi đã không có kinh nghiệm tự thân về sự rỗng không của một kiếp sống như vậy. Và nếu tôi không kinh nghiệm điều này, thì ý nghĩ cho rằng hạnh phúc thực sự nằm ở sự giàu sang có thể đã luôn luôn nấn ná trong một góc nào đó của tâm trí tôi. Khi con người ta trở nên giàu có, họ được ban cho một địa vị đặc biệt và những chức vụ cao trong xã hội. Họ trở thành những viên chức của nhiều tổ chức khác nhau. Từ những năm đầu của tuổi hai mươi tôi đã bắt đầu có sự say mê trong việc đi tìm uy tín xã hội. Và tất nhiên những căng thẳng trong cuộc đời này đã làm phát sinh chứng bệnh tâm thần thân thể (psychosomatic), chứng đau nửa đầu nghiêm trọng (migraine). Cứ mỗi nửa tháng tôi lại phải chịu đựng sự tấn công của chứng bệnh không thuốc chữa này. Dù sao tôi cũng cảm thấy rất may là mình đã mắc chứng bệnh ấy.

Ngay cả những bác sĩ giỏi nhất ở Miến Điện cũng không thể chữa được chứng bệnh của tôi. Cách điều trị duy nhất mà họ phải dùng đến là chích một mũi mọc-phin để làm giảm cơn đau. Mỗi nửa tháng tôi cần ohải có một mũi móc-phin như vậy, và rồi tôi phải đương đầu với những hậu quả của nó như buồn nôn, ói mửa, đau khổ.

Sau vài năm chịu đựng nỗi đau đớn này các bác sĩ bắt đầu cảnh báo tôi, “Trước đến giờ ông đã chích mọc-phin để làm giảm những cơn đau, nhưng nếu ông cứ tiếp tục, chẳng bao lâu nữa ông sẽ trở nên nghiện mọc-phin, và ông sẽ phải chích nó hàng ngày đấy”. Tôi đã choáng váng trước viễn tượng này, cuộc sống hẳn sẽ khủng khiếp lắm. Các bác sĩ khuyên, “Ông thường xuyên đi nước ngoài lo công việc kinh doanh, hãy dành một chuyến để lo cho sức khỏe của ông xem. Bệnh ông chúng tôi không chữa được, và chúng tôi biết các bác sĩ ở những nước khác cũng vậy. Nhưng có thể họ có loại thuốc giảm đau khác làm dịu được những cơn đau của ông, nhờ vậy sẽ tránh cho ông khỏi sự nguy hiểm của việc lệ thuộc móc-phin”. Lưu tâm đến lời khuyên của họ, tôi đã du hành đến Thụy Điển, Đức, Anh, Mỹ và Nhật. Tôi đã được các bác sỹ giỏi nhất ở những nước này điều trị. Và tôi cũng cảm thấy rất may rằng họ đều thất bại. Tôi trở lại quê nhà trong điều kiện còn tệ hơn trước khi ra đi.

Sau cuộc hành trình không thành công này trở về, một người bạn tốt bụng đã đến thăm và đề nghị tôi, “tại sao không thử tham dự một khóa thiền Minh sát mười ngày này xem? Khóa thiền do ngài U Ba Khin hướng dẫn, một con người rất thánh thiện, một viên chức chính phủ, một người có gia đình giống như bạn vậy. Theo tôi căn bệnh của bạn dường như thuộc về tâm thần thực sự, và đây là một kỹ thuật mà người ta nói là nhằm giải thoát tâm khỏi những căng thẳng. Có lẽ nhờ thực hành kỹ thuật này bạn có thể tự chữa cho mình khỏi bệnh đấy!”. Sau khi đã thất bại ở các nơi khác tôi quyết định ít ra cũng đến gặp vị thiền sưnày xem. Suy cho cùng, tôi chẳng có gì để mất.

Tôi dến trung tâm thiền và được tiếp chuyện với con người kỳ lạ này. Bị ấn tượng sâu sắc bởi bầu không khí an tịnh và bình yên của thiền đường và bởi cử chỉ đầy thanh tịnh của ông, tôi nói, “Thưa Ngài, tôi muốn tham dự một khóa thiền của Ngài. Liệu Ngài có hoan hỷ chấp nhận không?”.

“Tất nhiên, kỹ thuật này dành cho tất cả mọi người mà. Anh cứ việc đến sự một khóa”.

Tôi tiếp tục “Trong mấy năm rồi tôi đã bị một chứng bệnh không thể chữa được, bệnh đau nửa đầu nghiêm trọng. Tôi hy vọng rằng nhờ kỹ thuật này tôi có thể chữa được bệnh ấy”.

“Không”, bất ngờ ông nói, “Đừng đến với tôi. Anh không thể tham dự khóa thiền”. Tôi không hiểu mình đã xúc phạm ông như thế nào; nhưng rồi với lòng bi mẫn ông giải thích, “Mục đích của Pháp (Dhamma) không phải để chữa những chứng bệnh thể xác. Nếu đó là những gì anh đi tìm, tốt hơn anh nên đến một bệnh viện nào đó. Mục đích của Pháp là nhằm chữa mọi chứng khổ của cuộc đời. Chứng bệnh này của anh thực ra chỉ là một phần rất nhỏ của nỗi thống khổ mà anh phải mang trong cuộc đời thôi. Nó sẽ hết, nhưng chỉ như một sản phẩm phụ trong tiến trình thanh lọc tinh thần. Nếu anh xem sản phẩm phụ ấy là mục đích chính của anh, thì anh đã làm mất giá trị của Pháp. Đừng đến để chữa bệnh thẻ xác, mà hãy đến để giải thoát tâm”.

Ông đã thuyết phục được tôi. “Vâng, thưa Ngài” tôi nói, “Bây giờ tôi đã hiểu. Tôi sẽ đến chỉ để thanh lọc tâm. Dù cho bệnh tôi có thể chữa được hay không, tôi rất muốn được kinh nghiệm sự bình yên mà tôi đã gặp ở đây”. Và hứa với Ngài xong, tôi trở về nhà.

Nhưng tôi vẫn hoãn lại việc tham dự khóa thiền. Sinh ra trong một gia đình Ấn giáo (Hindu) trung kiên và bảo thủ, ngay từ thời thơ ấu tôi đã học ngâm bài kệ, “Thà chết trong tôn giáo của ngươi, trong pháp (Dhamma)*của ngươi; chứ đừng bao giờ cải đạo”. Tôi tự nhủ, “Coi chừng! Đây là Phật giáo, một tôn giáo khác và những người Phật giáo là những người vô thần, họ không tin Thượng đế hoặc sự hiện hữu của một linh hồn đâu! (Làm như thể chỉ tin vào thượng đế hay tin vào linh hồn là sẽ giải quyết được mọi vấn đề của chúng ta vậy!). Nếu ta trở thành một kẻ vô thần, thì cái gì sẽ xảy đến với ta? Ồ, không ta thà chết trong tôn giáo của mình, chứ ta sẽ chẳng bao giờ đến gần họ”.

Cứ như vậy tôi đã do dự trong nhiều tháng. Nhưng rất may cuối cùng tôi đã quyết định đi thử kỹ thuật này, để xem xem điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã tham dự khóa kế và trải qua mười ngày. Rất may là tôi được lợi ích nhiều lắm. Giờ thì tôi có thể hiểu Pháp của tôi, đạo lộ của tôi và pháp của những người khác. Pháp của con người là pháp riêng của họ. Chỉ có con người mới có khả năng quan sát tự thân để thoát ra khỏi khổ đau. Các sinh vật hạ đẳng không có khả năng này. Quan sát thực tại trong chính mình là Pháp của con người. Nếu chúng ta không tận dụng khả năng này, thì kể như chúng ta đang sống cuộc sống của những chúng sanh thấp thỏi, chúng ta đang hoang phí cuộc sống của chúng ta, điều ấy chắc chắn sẽ nguy hiểm.

Tôi luôn tự xem mình là một người rất tín tâm. Xét cho cùng, tôi đã thực hiện mọi bổn phận tôn giáo cần thiết. Tôi đã gìn giữ giới luật. Tôi đã bố thí rất nhiều. Và thực sự nếu tôi không phải là một người đứng đầu tím tâm, thì sao tôi lại được bầu làm người đứng đầu các tổ chức tôn giáo cơ chứ? Tất nhiên, tôi nghĩ, tôi phải rất tín tâm. Nhưng dù tôi có bố thí hay phục vụ nhiều bao nhiêu cũng mặc, dù tôi có nói năng hay hành động thận trọng bao nhiêu cũng mặc, khi tôi bắt đầu quan sát căn buồng tối tăm của nội tâm, tôi vẫn thấy nó chứa đầy những rắn, rít, bò cạp, chính vì thế mà tôi đã phải chịu đựng nhiều khổ đau. Giờ đây, khi những bất tịnh đã được trừ diệt dần dần, tôi bắt đầu hưởng được sự bình an thực thụ. Tôi nhận ra mình may mắn biết bao khi được tiếp nhận kỹ thuật kỳ diệu này, được tiếp nhận viên ngọc chánh pháp quý giá này.

Trong mười bốn năm, tôi cảm thấy rất may mắn là mình đã có thể thực hành kỹ thuật này ở Miến Điện dưới sự hướng dẫn chu đáo của sư phụ tôi. Dĩ nhiên tôi đã hoàn thành mọi trách nhiệm đời thường của một người có gia đình, và đồng thời, mỗi sớm, tối, tôi vẫn tiếp hành thiền, hàng tuần tôi đi đến trung tâm thiền của sư phụ tôi, hàng năm tôi tham dự một khóa tịnh cư mười ngày hoặc lâu hơn.

Đầu năm 1969 tôi thực hiện một chuyến đi Ấn Độ. Cha mẹ tôi đã đến đó vài năm trước và mẹ tôi đã phát triển một chứng bệnh thần kinh mà tôi biết có thể chữa được bằng cách thực hành minh sát. Nhưng ở Ấn không ai có thể dạy cho bà. Kỹ thuật Minh sát từ lâu đã bị thất truyền tại xứ sở vốn là vùng đất khai sinh ra nó. Ngay cả cái tên (Vipassanã) cũng đã bị quên lãng. Tôi rất biết ơn chính phủ Miến đã cho phép tôi đi đến Ấn Độ, vì bình thường vào những ngày đó họ không cấp giấy phép cho công dân của họ đi nước ngoài. Tôi cũng biết ơn chính phủ Ấn đã cho phép tôi đến đất nước của họ. Tháng bảy năm 1969, khóa tiền đầu tiên đã được tổ chức tại Bombay, trong khóa thiền ấy cha mẹ tôi và mười hai người khác tham dự. Tôi may mắn rằng mình đã có thể phục vụ cha mẹ. Nhờ dạy cho họ biết Pháp tôi có thể trả món nợ sâu dày của lòng tri ân đến cha mẹ.

Sau khi đã hoàn thành mục đích đi đến Ấn Độ của mình, tôi sẵn sàng để trở lại quê nhà Miến Điện. Nhưng những người đã tham dự khóa thiền yêu cầu tôi dạy thêm khóa nữa, rồi khóa nữa. Họ muốn có những khóa thiền cho cha mẹ, vợ chồng, con cái và bạn bè của họ. Vì thế mà khóa thiền thứ hai đã được tổ cứhc, rồi khóa thứ ba, khóa thứ tư, cứ như vậy việc dạy Pháp bắt đầu lan truyền ra.

Năm 1971, trong khi tôi đang hướng dẫn một khóa thiền ở Bodhi Gaya (Bồ Đề Đạo Tràng) thì nhận được điện tín từ Rangoon (thủ đô Miến Điện) bảo rằng sư phụ tôi đã từ trần. Dĩ nhiên tin này đã làm tôi chấn động, thật là hoàn toàn bất ngờ, và tất nhiên cũng làm cho mọi người đau buồn khôn xiết. Nhưng với sự trợ giúp của Pháp mà Ngài (U Ba Khin) đã dạy tôi, tâm tôi vẫn giữ được quân bình.

Giờ đây tôi phải quyết định làm thế nào để trả món nợ tri ân của tôi đến con người thánh thiện này, Sayagyi U Ba Khin. Cha mẹ tôi đã sinh ra tôi như một con người, nhưng con người vẫn còn bị bao phủ trong lớp vỏ vô minh. Chính nhờ sự trợ giúp của con người kỳ diệu này mà tôi đã có thể phá vỡ lớp vỏ, và khám phá sự thực bằng cách quan sát thực tại bên trong. Và không chỉ có thế, mà trong suốt mười bốn năm Ngài đã nuôi dưỡng và làm cho tôi lớn mạnh trong Pháp (Dhamma). Làm sao tôi có thể trả món nợ tri ân này đến người cha Pháp của tôi? Cách duy nhất tôi có thẻ trả là thực hành những gì Ngài dạy, là sống cuộc sống đúng theo Pháp, đây là cách thích hợp nhất để tỏ lòng tôn kính Ngài. Và với tất cả tâm thanh tịnh tôi có thể phát triển được, với tất cả lòng từ ái và bi mẫn mà tôi có thể tu tập được, tôi quyết định hiến trọn quãng đời còn lại của mình để phục vụ tha nhân, vì lẽ đây là những gì Ngài ước mong tôi thực hiện.

Ngài thường nhắc đến niềm tin truyền thống ở Miến Điện rằng hai mươi lăm thế kỷ sau thời Đức Phật, Chánh Pháp sẽ trở lại với xứ sở đã khai sinh ra nó, và từ đó Pháp được lan truyền khắp thế giới. Chính ước vọng của Ngài là muốn giúp cho lời tiên tri này trở thành hiện thực bằng cách đi đến Ấn Độ để dạy thiền Minh sát ở đó. Ngài thường nói, “Hai mươi lăm thế kỷ đã qua rồi, chiếc đồng hồ Vipassanã đã điểm!”. Đáng tiếc thay, điều kiện chính trị trong những năm cuốicủa đời Ngài đã không cho phép Ngài đi ra nước ngoài được. Khi tôi nhận được giấy phép để đi Ấn Độ năm 1969, Ngài đã vô cùng mãn nguyện, và nói với tôi rằng: “Goenka này, không phải ông đi, mà tôi đi đấy!”.

Thoạt tiên tôi cho rằng lời tiên tri này chẳng qua chỉ là một niềm tin có tính bộ phái. Suy cho cùng, tại sao một điều đặc biệt lại xảy ra sau hai mươi lăm thế kỷ nếu nó không xảy ra sớm hơn? Nhưng khi tôi đến Ấn Độ tôi mới kinh ngạc nhận thấy rằng, mặc dù tôi không biết đến ngay cả một trawm người ở cái xử sở rộng lớn này, thế mà cả hàng ngàn người đã đến dự các khóa thiền, từ mọi hoàn cảnh xã hội, từ mọi tôn giáo, từ mọi cộng đồng. Không chỉ người Ấn, mà hàng ngàn người từ nhiều quốc gia khác cũng đã đến.

Điều đã trở nên rõ ràng là không có gì xảy ra mà không có nhận. Chẳng có ai đến dự khóa thiền một cách ngẫu nhiên cả. Một số có lẽ đã làm được một thiện nghiệp nào đó trong quá khứ, do kết quả đó mà bây giờ họ có được cơ hội tiếp nhận hạt giống Chánh Pháp. Những người khác đã nhận được hạt giống, và bây giờ họ đến để giúp cho hạt giống ấy tăng trưởng. Dù bạn đã để nhận hạt giống hay để phát triển hạt giống mà bạn đã có, hãy tiếp tục tăng trưởng trong Pháp vì lợi ích, vì sự tốt đẹp, và vì sự giải thoát của bạn. Và bạn sẽ thấy điều đó bắt đầu giúp ích cho tha nhân như thế nào nữa. Pháp đem lại lợi ích cho một người và cho đến tất cả mọi người.

Cầu mong những con người đang đau khổ ở khắp mọi nơi tìm được đạo lộ bình yên này. Cầu mong tất cả đều thoát khỏi nỗi thống khổ, những gông cùm, những ràng buộc của họ. Cầu mong họ giải thoát được tâm khỏi những phiền não, những bất tịnh.

Cầu mong tất cả chúng sinh ở khắp vũ trụ này được an vui.

Cầu mong tất cả chúng sinh được bình yên!

Cầu mong tất cả chúng sinh được giải thoát!

PHƯƠNG DANH CHƯ PHẬT TỬ HÙN PHƯỚC

1.TT Bửu Đức – ĐĐ Pháp Từ - ĐĐ Phước Tam (Siêu Lý) – ĐĐ Từ Quảng (Thiền Quang) – ĐĐ Minh Vinh - Thầy Thiện Nguyện (núi Dinh) – Sadi Pháp Thái, Pháp Hậu, Pháp Quân, Pháp Tân.

2. Chùa Bửu Long: quí Cô Tu nữ Diệu Hóa – Diệu Thành – Cô Năm Preyveng – Vô Niệm – Diệu Bông – Kim Anh – Giác Đức – Giác Minh – Diệu Niệm – Cô Quảng – Cô Tám Tiền (Diệu Tiến) – Diệu Châu – Bảy Phán – Cô Tư Hoa – Cô Liêm – Tu nữ Tâm Huệ (Phước Sơn) – Cô Tư Liên (VK).

3. Sư cô Trực Liên + Gđ Ngọc Hiếu + Gđ Cô Ba (USA) – Gđ. Cô Bảy – Phật tử Nguyễn Khiêm – Ba Lang + Như Lai Thiền Viện – Cô Lộc – Bà Đặng Thị Thọ - Bà quả phụ Bùi Trọng Bạch – Cô Huyền Linh (Vivekanandi) – Nguyễn Thị Minh Nhật – Thái Thị Hoa cùng chư Phật tử Hạnh Aaron, Huệ Éhance – Lê Văn Phát – Út Đặng – Cô Minh – Lệ - Thụy – Năm – Cô giáo Hạnh – Cô giáo Mai – Hóa.

4. Cô Hựu Huyền – Anh chị Cương Hảo – Bà Chín Mai – Cô Nguyệt – Cô Phượng – Bé Hiền – Bé Huyền Vy – Gđ Cô Hiền – Chị em Ngọc Hà, Ngọc Hiền, Ngọc Nguyện – Ngọc Yến – Anh Trí Dũng – Cô Diệu Liên – Cô Hương – Bà Hai – Thiện Hạnh + Diệu Tịnh – Thiện Chánh – Đạo hữu Nhuận Lạc – Đạo hữu Hồng (Linh Phú) – Nhật Thành – Phật tử Không Văn – Thường Quán (Linh Phú) – Nhật Thành – Phật tử Không Văn – Thường Quán - Viên Tánh (Huế) – Đào Mai Phương – Cô Vân (Hải Phòng) – Cô Ngọc Thu – Cô Hòa (Sông Thao) – Gđ Chánh Lý – BS Nam – Bs Nguyễn Tối Thiện – Cô Tịnh Phạm – Anh Lê Hữu Lộc (TS) – Lê Trung Thành Huệ (TS) – Thân mẫu ĐĐ Pháp Tín- Phương Anh – Anh chị Tân, Anh chị Nuôi, Anh chị Liêm – Bà Trương Huệ - Gđ Trần Văn Cảnh-Kim Duyên và các con (Pháp) – Gđ Trác – Điệp (Pháp) – Anh chị Nguyễn An (USA) – Anh chị Tần – Diệu Khương Tân – Anh chị Luân + Mai – Gđ Trần Đại Nhân – Cô Ngọc (USA) – Cô Ngọc Dung – Cô Tina (Tính) *USA) – Liên Phan - Hồng Thảo – Trương Thị Huệ + Em – Gđ Lê Thành Huệ (TS) – Bà Lê Ngọc Huệ (TS) – Gđ Hồng-Thảo (P) – Bà Hồng Nhơn – Cô Ba Hai Hoa – Gđ Phạm Văn Lực – Lê Thị Hoa & các con (P) – Gđ Trần Ngọc Phước – Gđ Lê Đức Quyền – Gđ Anh Phước – Gđ anh chị Hoan – Loan (P) – Gđ Bạch Phượng – Gđ Loan & Đài cùng các con Lê Quang Đức, Lê Thị Trà My – cô Hai Mông Sa – Cô Bạch Vân (Pháp).

5. Nhóm Phật tử Nguyên Thủy (Thu Vân) – Diệu Chánh – Nguyên Hỷ - Gđ Tín Lạc – Nhóm bạn hữu Mai Hiên – Pt Diệu Tường & các con – Pt Diệu Kiết & các con, cháu – Cô Sáu Ngoan – Trần Văn Thủy – Phan Quang Liêm – Phan Thanh Tùng (Nguyên Không) – Nguyễn Anh Tuấn – Gđ Trang Duyên và các con – Gđ Chung – Thư và các con – Gđ Nguyễn Ngọc Bích – Gđ Phạm Thị Loan – Gđ chị Hằng – Gđ Bích Hải – Gđ Tuấn – Thương – Gđ chị Dương Thị Kim Ngọc – Gđ Phương Lam & các con – Gđ Thành- Hiền & các con – Gđ Cô Hương – Lê Trung Hoa – Ánh Hoa + Ánh Nguyệt – Chị Bạch Vân, Bạch Tuyết – Pt Nguyễn Thị Toán – Nguyễn Hoàng Anh – Kim Thanh – Gđ Nguyễn Kim Loan – Gđ Ngọc Vũ – Pt Huỳnh Thị Lý – Gđ Đức Phương – Cô Liễu Vân

6. Nhóm Thiền sinh lớp Giáo lý chùa Bửu Long – Nguyên Theer, Nguyệt Minh & Tịnh An, Diệu Ngọc, Diệu Thanh. Tuyết Nguyên, Viên Tuệ, Viên Hương, Nga – Như Pháp & Nguyên Đài…

7. Cùng một số các Phật tử tín tâm khác…

Do nhờ năng lực pháp thí. Cầu mong chư thí chủ: Sống lâu – Sắc đẹp – An vui – Sức mạnh và có Trí tuệngõ hầu hộ trì Phật pháp.



*Chữ Dhama ở đây mang một nghĩa khác, ở Ấn Độ ngày nay; từ Dhamma được hiểu theo nghĩa hẹp của bộ phái, theo nghĩa này nó trái ngược với nghĩa cổ rộng hơn; đó là “tự nhiên”.

----o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]