Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương I: Ý nghĩa tịnh độ

26/04/201317:40(Xem: 10280)
Chương I: Ý nghĩa tịnh độ

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HẢI NGOẠI TẠI HOA KỲ
VĂN PHÒNG I I VIỆN HÓA ĐẠO

TỔNG VỤ HOẰNG PHÁP
PHÚ LÂU NA TÙNG THƯ 63

NHÀ XUẤT BẢN PHÚ LÂU NA

Tái bản tại Hoa Kỳ – Phật lịch 2546-2002

PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ

H.T THÍCH TRÍ THỦ

Biên tập

Chương I

Ý NGHĨA TỊNH ĐỘ

A.SAO GỌI LÀ TỊNH ĐỘ?

Tịnh độ là chỉ cho quốc độ trang nghiêm thanh khiết an tịnh, quốc độ ấy tối thiểu phải có những điều kiện về nhân dânthổ địanhư sau: 

a/Về con người (Chánh báo) 

1.An lạc vô bệnh.

2.Thọ mạng lâu dài

3.Thân tướng đẹp đẽ.

4.Không có sự bất bình đẵng về giàu nghèo sang hèn.

5.Tâm tánh nhu hòa, đạo đức cao thượng.

6.Đạo tâm kiên cố.

7.Mọi người đều do hóa sanh mà có, không do thai sanh là kết quả của dâm dục ô trược.

8.Không có sự sai khác về nhỏ lớn già trẻ, mạnh yếu.

9.Không nhơ bẩn ô uế.

10.Tâm trí phóng khoáng, thông đạt.

11.Hết luân hồi trong lục đạo.

12.Đủ sáu loại thần thông.

13.Đầy đủ huệ nhãn, chánh kiến.

Mười ba loại trang nghiêm thanh tịnh trên đây thuộc phần “chúng sanh thế gian” (chánh báo). 

b/Về hoàn cảnh (y báo)

1.Đất đai bằng phẵng đầy châu ngọc trong suốt; không có khe hố núi gò lởm chởm và ao rãnh sông ngòi hủng hê.

2.Không có các nạn thiên tai như lụt bão, sấm sét, đại hạn, địa chấn, gây ra mất mùa đói rét.

3.Bầu trời luôn luôn quang đãng, không cần ánh sáng mặt trời mặt trăng hay đèn nến.

4.Tất cả vật dụng luôn luôn mới mẻ, không vỡ, không hư, không mục nát, không cũ nhớp.

5.Phong cảnh xinh tươi, cây hoa đẹp đẽ, lầu gác mỹ lệ, không cần nhọc công kiến trúc trang hoàng mà tự hiện thành.

6.Khí trời luôn luôn mát mẻ.

7.Âm nhạc nhiệm mầu hòa tấu tự nhiên hay ngưng dứt tùy theo sở thích người nghe.

8.Không có động vật nào khác, ngoài loài người, trừ sự biến hóa của Phật.

9.Hồ nước trong thơm ngọt ngào; cạn sâu ấm mát tùy từng sở thích.

10.Cảnh vật tiếp xúc gây được khoái cảm nhẹc nhàng mà không làm chao động đạo niệm.

11.Bảy báo và vật dụng tự nhiên thành tựu để cung ứng đầy đủ mà không cần đến sức người.

12.Không có các sự trần lao phiền não.

13.Không co nạn nhân mãn, mặc dù dân số vãng sanh mỗi ngày mỗi tăng.

14.Nhân dân sống trong thái bình an lạc, không có tà ma ngoại đạo bức hiếp.

Mười bốn thứ trang nghiêm thanh tịnh nầy thuộc phần “Khí thế gian” (y báo).

Có đầy đủ cả hai phần “chúng sanh thế gian” và “khí thế gian” trang nghiêm thanh tịnh như thế mới được gọi là Tịnh Độ. 

B.CÁC CỎI TỊNH ĐỘ TRONG MƯỜI PHƯƠNG

Trong mười phương hư không có vô số quốc độ với những trạng huốn khổ vui ngàn sai muôn khác. Nguyên nhân thành tựu các quốc độ sai khác ấy tuyệt đối không do một sức thần thánh nào hoặc một sự ngẩu nhiên nào tạo thành.

Quốc độ tuy nhiều nhưng khái quát có thể chia thành hai loại:

1/ Quốc độ do cọng nghiệp của chúng sanh duyên khỏi.

Cọng nghiệp ấy cảm thành quốc độ y báo chung, để chúng sanh tùy từng biệt nghiệp thiện hay ác mà thọ quả báo hoặc vui hoặc khổ.

2/ Quốc độ do Phật và Bồ Tát hóa hiện để dùng làm chốn đạo tràng độ sanh.

Loại trước gọi là uế-độ. Vì nguyên nhân trong quá khứ, chúng sanh làm điều phước đức ít, mà gây điều tội ác nhiều nên cảm báo thành quốc độ vui ít khổ nhiều

Loại sau gọi là tịnh-độ. Vì nguyên nhân tạo nên quốc độ nầy là do sức phước huệ của chư Phật, Bồ Tát, sức gia trì của bốn tâm vô lượng: từ, bi, hỷ, xả. Thêm vào các nguyên nhân ấy lại có tăng thượng duyên và công đức tu tập của chúng sanh hồi hướng nguyện sanh về các cỏi ấy. Có sự cảm ứng đạo giao giữa nội nhơn và ngoại duyên ấy liên hệ với nhaunên mới duyên khởi được quốc độ trang nghiêm thanh tịnh thuần vui không có khổ nhơn tội báo xen vào.

Trong mười phương thế giới có vô số uế độ nhưng cũng có vô số tịnh độ. Trong các uế độ, thế giới Sa bà của chúng ta chỉ mới là một. Nếu ta tưởng rằng chỉ có một uế độ nầy thôi thì đó là một sự đại lầm lẫn. Cũng như trong các tịnh độ, thế giới cực lạc của đức A Di Đà cũng mới chỉ là một. Nếu không hiểu rằng giữa hư không vô tận còn có vô lượng tịnh độ khác của chư Phật, đó lại cũng là một sự đại lầm lẫn khác nữa.

Trong ba bộ kinh nói về Tịnh Độ sở dĩ đức Phật chỉ chuyên nói về thế giới Cực lạc là chỉ vì một lý do sẽ nói ở sau. Ngoài ra trong kinh “Dược Sư Lưu Ly Bản Nguyện Công Đức”. Ngàicòn nói đến cõi Tịnh Độ Tịnh Lưu Ly của đức Dược Sư Như Lai; trong kinh “Đại Bửu Tích”. Ngài còn nói đến cõi Tịnh độ Diệu Hỷ của đức Bất Động Như Lai, hay trong kinh “Di Lặc Thượng Sanh”.Ngài còn nói đến cõi Tịnh độ Đâu Suất của đức Di Lặc Bồ Tát. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới sơ lược kể qua vài ba cõi mà thôi. Kỳ thật, trong mười phương thết giới có hằng hà sa số chư Phật thì cũng có hằng hà số cõi Tịnh độ. Những chúng sanh nào được sanh về các Tịnh độ ấy điều do nhơn duyên riêng và tại mỗi cõi đều có phương pháp tu hành khác nhau, phù hợp về cõi Tịnh độ ấy. Phương pháp tu hành cầu vãng sanh Tịnh Độ thì gọi là phép tu Tịnh Độ.

Các cõi Tịnh độ trong mười phương có nhiều vô lượng mà pháp tu cũng có nhiều vô số. Vậy ai theo phương pháp của cõi nào cũng đều có thể tùy nguyện được vãng sanh ở cõi ấy.

Ở đây riêng đối với thế giới Cực lạc Tây phương, Đức Phật đặc biệt tán thán và giới thiệu một cách tường tận hơn cả là vì chúng sanh ở cõi nầy, lòng tham dục quá nặng, đức tin quá yếu nên tâm chí loạn động; trong tình trạng đó, nếu giới thiệu nhiều cõi tịnh độ quá thì sợ khó thàng tựu, cho nên chỉ đặc biệt nói nhiều về một cõi Tây phương Cực lạc, khiến người nghe chuyên nhất tập trung ý chí hướng về một mối, mới ghi nhớ dễ dàng và hiệu quả.

1/ TỲ LÔ GIÁ NA TỊNH ĐỘ

Tỳ lô gía na tức là pháp thân của chư Phật, Tàu dịch là biến nhất thế xứ (nghĩa là cùng kháp nơi chốn). Cõi Tịnh độ nầy bất luận ở đâu cũng hóa hiện được, vì ở đâu cũng có vô lượng hóa Phật. Đây cũng tức là báo độ của chư Phật. 

2/ DUY TÂM TỊNH ĐỘ

Loại Tịnh Độ này tùy tâm biến hiện. Tâm uế thì quốc độ uế, tâm tịnh tịnh thì quốc độ tịnh. Như trong kinh Duy Ma Cật dạy: “Trực tâm là Tịnh độ của Bồ Tát; khi Bồ Tát thành Phật những chúng sanh trung trực đều vãng sanh về cõi ấy…Nếu Bồ Tát muốn được quả Tịnh độ phải tịnh lòng mình; tùy lòng mình tịnh thì cõi Phật tịnh”.

Đó là nghĩa của duy tâm Tịnh Độ. 

3/ HẰNH CHƠN TỊNH ĐỘ

Hằng chơn Tịnh độ tức như cảnh giới mà Đức Phật đã thị hiện trên hội Linh Sơn để hướng dẫn hàng tam thừa quyền giáo Bồ Tát, cho họ biết rằng ở cõi nầy tuy ô uế nhưng cũng chính đó là cõi thanh tịnh vậy. Trong kinh chép rằng trên hội Linh Sơn, các đệ tử hỏi Phật vì sao cảnh giới của Ngài hiện đương sống lúc bây giờ (núi Linh Thứu) lại cũng ô uế bất tịnh, thế thì nhơn địa tu hành của Ngài cũng bất tịnh chăng? Phật liền lấy ngón chân ấn xuống đất cảnh uế độ liền biến thành trang nghiêm thanh tịnh.

Như vậy cảnh hằng chơn Tịnh độ nầy là một cảnh hằng thường, nhưng biến hiện tùy theo nghiệp nhơn của chúng sanh mà thấy có tịnh hay ô uế. 

4/ BIẾN HIỆN TỊNH ĐỘ

Biến hiện Tịnh độ là do sức gia cảm của Phật mà có biến hiện. Như trong kinh Bát Nhã nói Đức Phật dùng thần lực biến thế giới nầy thành một thế giới như ngọc lưu ly có bảy báu trang nghiêm và hoa sen rải khắp mặt đất. Cảnh giới ấy tức là cảnh giới mà đức Phật tạm thời biến hiện để cho chúng ta thấy rằng bản lai diện mục của uế độ tức cũng là Tịnh độ vậy. 

5/ KÝ BÁO TỊNH ĐỘ

Luận Khởi Tín chép rằng: “Khi Bồ Tát hoàn mãn công đức, sanh lên cung Trời Sắc Cứu Cánh thì hiện ra thân tướng rất cao lớn. Trước khi bổ xứ kế vị thành Phật, Bồ Tát tạm ký thác báo thân ở một thời gian, nên gọi cung Trời ấy là “Ký Báo Tịnh Độ”, như cung trời Đâu Suất của đức Bồ Tát Di Lặc hiện an trú trước khi sẽ bổ xứ thành Phật.

6/ PHÂN THÂN TỊNH ĐỘ

Theo kinh Niết Bàn, Phật bảo Ương Quật rằng:”Ngươi không biết rằng ta đã an trú trong thực tại vô sanh. Nếu ngươi không tin, cứ qua Đông phương hỏi đức Phật ở đấy tên gì thì sẽ nghe Ngài tự giới thiệu: “Thích Ca là ta”!

Không có gì đáng ngạc nhiên cả, vì nên biết rằng pháp thân của Phật đã an trú trong thực tại vô sanh thì đức Phật ở Đông phương hay ở cùng kháp mười phương đều cũng chỉ là phân thân của một đức Phật mà thôi vậy. 

7/ Y THA TỊNH ĐỘ.

Kinh Phạm Võng: “Nay ta là Lô Xá Na ngồi trên đài sen gồm có ngàn hoa. Trên ngàn hoa ấy lại thị hiện ngàn thân Thích Ca. Mỗi hoa lại biến thành trăm ức cõi Phật va trong mỗi cõi lại hiện ra một Thích Ca”.

Các cõi được thị hiện như vậy gọi là Báo thân tha thọ dụng (hiện báo thân cho người khác thọ dụng) mà chỉ có Đăng địa Bồ Tát mới trông thấy. (Đăng địa nghĩa là đã lên từ nhứt địa tới thập địa). 

8/ THẬP PHƯƠNG TỊNH ĐỘ

Thập phương Tịnh Độ là các cõi Tịnh độ trong mười phương. Như ở Đông phương thì có các cõi Tịnh độ của đức Phật A Súc, đức Phật Dược Sư, đức Phật Tu Di Đăng Vương…Nam phương có cõi Tịnh độ của đức Phật Nhật Nguyệt Đăng…Thượng phương có cõi Tịnh độ của đức Phật Hương Tích v.v…

Mỗi đức Phật đều an trú tại một cõi Tịnh độ thanh tịnh trang nghiêm không còn trần cấu. 

9/ NHẤT TÂM TỊNH ĐỘ.

Loại Tịnh độ nầy nương nơi tâm mà biến hiện và tùy theo công năng tu chứng cao thấp nên có phân ra bốn bực không đồng:

A/ Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ

Đây là quốc độ của hàng nhị thừa và nhơn thiên. Nhị thừa là Thánh; nhơn thiên là phàm. Thánh phàm cùng ở chung nên gọi là Phàm Thánh đồng cư, lại vì tính chất tịnh uế không đồng mà có chia làm hai thứ. Như cõi Sa bà là đồng cư uế độ; cõi Cực lạc là đồng cư Tịnh độ.

B/ Phương Tiện Hữu Dư Tịnh Độ

Đây là cảnh giới an trú của hàng tiểu thừa. Hàng tiểu thừa nhờ đoạn được phiền não của kiến hoặc và tư hoặc nên thoát ra khỏi tam giới. Kiến hoặc là sự mê lầm về kiến thức, tư hoặc lạ sự mê lầm về tư tưởng. Trên con đường tu chứng, đoạn trừ kiến hoặc và tư hoặc chỉ là mới đạt được phương tiện chứ chưa đạt được cứu cánh. Còn cần phải tiến lên nữa va phải đoạn hai thứ mê lầm là trần sa hoặc (mê lầm nhỏ như cát bụi) và vô minh hoặc (mê lầm căn bản) mới thật gọi là chứng quả. Trần sa hoặc là sự mê lầm nhỏ nhặt như vi trần; vô minh hoặc là sự mê lầm cõi gốc do căn bản vô minh gây nên. Đoạn kiến hoặc và tư hoặc chỉ là mới đạt được phương tiện; nên hành giả còn phải tu tiến thêm nữa; vì vậy gọi là phương tiện hữu dư. Hữu dư nghĩa là còn xót chưa rốt ráo.

C/ Thật Báo Vô Chướng Ngại Tịnh Độ

Đây là cảnh giới an trú của các vị Đaị Bồ Tát. Các vị Đại Bồ Tát nương theo phương pháp chân thật mà tu hành, cảm được quả báo thù thắng chân thật; sắc giới (vật chất) cũng như tâm giới (tinh thần) không còn gây chướng ngại đối với Bồ Tát nên goị là thật báo vô chướng ngại. Cảnh giới của các vị Bồ Tát đã tu chứng.

D/ Thường Tịch quang Tịnh Độ

Đây cũng tức là cãnh giới đại Niết Bàn của chư Phật an trú. Thể tánh của cảnh giới nầy thường vắng lặng mà vẫn thường quang minh, do trí huệ của Phật hằng thường tỏa chiếu cùng khắp. Vì thế nên gọi là Thường tịch quang độ. Thường tịch nghĩa là thường vắng lặng, thường quang nghĩa là thường soi sáng.

10/ BẤT KHẢ TƯ NGHỊ TỊNH ĐỘ

Bất khả tư nghị Tịnh độ tức là cảnh giới Cực lạc của đức Phật A Di Đà để thâu, tiếp nhận chúng sanh trong mười phương. Sức thâu nhiếp ấy không thể nghĩ bàn, vì ngoài sức tư tưởng và luận bàn của chúng sanh.

Đây là chỉ đứng về nghĩa thù thắng của cảnh giới Cực lạc mà nói, chứ sự thật thì tất cả các cõi Tịnh Độ trong mười phương đều có công năng thâu nhiếp tiếp nhận và đều có tác dụng bất khả tư nghị như thế.

Tóm laị, 10 cảnh Tịnh độ trên nầy tuy co sai khác về danh từ, nhưng cùng đồng nhất tâm biến hiện, vì cõi Tịnh độ nào cũng đều lấy sự tiếp nhận chúng sanh bất khả tư nghị làm căn bản, cho nên nói một cõi tức là gồm đủ cả bốn cõi; Đồng cư, Phương tiện, Thật báo và Tịch quang. Sự lập danh sai khác chẳng qua là tùy theo mỗi phương tiện mà thôi.

Ở đây chỉ riêng chú trọng về cõi Tịnh độ Cực lạc của đức Phật A Di Đà, vì cõi ấy rất có quan hệ mật thiết với chúng ta, như đức Thích Ca dã dạy.

Vì Vậy cõi Cực lạc Tịnh độ là mục tiêu chính để cho chúng ta tập trung tất cả lực lượng tư tưởng vào đó. Nếu thật chứng được một cõi Tịnh độ ấy thì bao nhiêu cõi Tịnh độ khác cũng đều chứng được.

---o0o---

Vi tính: Diệu Vân

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]