Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Sáu

25/04/201313:40(Xem: 6141)
Phần Sáu


Lá Thơ Tịnh Ðộ

Ấn Quang Ðại Sư

Việt dịch: HT Thích Thiền Tâm

---o0o---


Phần Sáu

Thơ gửi Cư Sĩ Trần Tích Châu(^)

Đức Như Lai ra đời nói pháp độ sanh, vẫn muốn cho tất cả loài hữu tình đều thoát khỏi sự sống chết, chứng ngay đạo Bồ Đề. Nhưng vì chúng sanh căn cơ sai khác, không thể hoàn toàn thỏa mãn tấm lòng xuất thế của Phật, nên đấng Từ Nghiêm chỉ còn có cách tùy theo cơ nghi mà lần lượt dẫn dụ. Với bậc đại căn, đức Thế Tôn vìnói PhậtThừa chỉ ngay bản tánh, khiến cho một đời tròn chứng quả Phật, như Thiện Tài trong Kinh Hoa Nghiêm, Long Nữ trong Kinh Pháp Hoa. Bậc thứ, thì Ngài vì nói Bồ Tát, Duyên Giác hoặc Thanh Văn Thừa khiến cho lần lượt tu tập và chứng quả. Bậc thứ nữa, Ngài lại vì nói ngũ giới, thập thiện, khiến cho không đọa vào đường ác, thọ thân trời, người, lần lượt gieo hột giống lành, tùy theo thiện căn lớn nhỏ, về sau trong pháp tam thừa do sức huân tập cũ mà phát ra hiện hạnh tu tập; hoặc có kẻ y theo Bồ Tát Thừa tu sáu độmuôn hạnh, chứng được pháp thân, hoặc có kẻ y theo Duyên Giác, Thanh Văn Thừa, ngộ mười hai nhân duyên và pháp Tứ Đế mà dứt hoặc chứng chơn. Các pháp môn ấy tuy có lớn, nhỏ, mau, chậm không đồng, nhưng đều phải dùng sức mình tu tập sâu dầy mới có thể thoát nẻo luân hồi, chứng vào bản tánh. Nếu hai món hoặc kiến, tư còn chừng một mảy tơ thì gốc sanh tử vẫn chưa trừ được. Dù cho sức định huệ có sâu, cũng y như cũ theo đường luân chuyển. Như bậc A Na Hàm còn phải sanh về cõi trời Ngũ Bất Hoàn, trải qua nhiềukiếp mới chứng quả A La Hán. Đến địa vị này thì gốc sanh tử mới dứt hẳn. Nhưng đó cũng chỉ là quả nhỏ của hàng Thanh Văn, còn phải hướng về nẻo đại Bồ Đề, nương theo bản nguyện thọ sanh trong mười phương thế giới, rộng tu sáu độ muôn hạnh, để trên cầu đạo Phật, dưới độ chúng sanh. Từ đó tùy nơi công hạnh của mình sâu cạn hoặc chậm mau, mà lần lượt chứng vào Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa, rồi Đẳng Giác. Đến vị này lại còn phá một phẩm vô minh, chứng một phần Tam Đức mới vào ngôi Diệu Giác mà thành Phật.

Trong một đời thời giáo của Như Lai, các pháp môn tuy không lường không ngằn, song địa vị chứng nhập rốt lại không qua những ngôi thứ trên đây. Như bên tông Thiền chỉ ngay bản tâm, thấy tánh thành Phật, rất là tròn tắt mau lẹ; nhưng đó là ước theo pháp thân sẵn có, không trải qua nhân quả tu chứng mà luận, nếu y theo địa vị tu chứng thì cũng không gì khác với bên Giáo. Giữa đời mạt pháp này, bậc thiện tri thức rất ít, căn người lại hèn kém, tìm được kẻ tỏ ngộ còn khó thay, huống chi là thật chứng? Đức Như Lai biết chúng sanh nếu chỉ nương nơi sức mình rất khó được giải thoát, nên ngoài các pháp môn, lại m* riêng môn niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ. Như lòng tín nguyện được chơn thiết, dù cho kẻ phạm tội ngũ nghịch thập ác khi sắp chết tướng địa ngụchiện, có bậc thiện tri thức dạy bảo niệm Phật mười câu hoặc một đôi câu, cũng được nhờ sức từ của Phật tiếp dẫn vãng sanh, huống nữa là người tu các pháp lành không làm ác ư? Nếu là bậc tinh tu phạm hạnh, sức thiền định sâu thì phẩm sen càng cao, thấy Phậtnghe pháp mau lẹ, đến như người đại triệt đại ngộ, dứt hoặc chứng chơn cũng nên hồi hướng vãng sanh, để cầu tròn chứng pháp thân, mau thành quả Phật. Các pháp môn khác, nếu nhỏ thì hạng đại căn không cần tu, lớn thì hạng tiểu căn không thể tu; chỉ có môn Tịnh Độ này trùm khắp ba căn, gồm thâu lợi độn, cao siêu như đức Quán Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, không thể vượt ra ngoài, thấp kém như kẻ ngũ nghịch thập ác chủng tánh A Tỳ cũng được dự vào trong. Giả sử đức Như Lai không m* môn này, thì chúng sanh đời mạt pháp chẳng còn hy vọng thoát đường sanh tử. Nhưng pháp môn Tịnh Độ tuy rộng lớn như thế, màcách tu lại rất dễ dàng. Vì cớ ấy, chẳng những phàm phu khó tin mà hàng nhị thừa cũng đa nghi, cho đến bậc quyền vị Bồ Tát hoặc còn lòng ngờ, trừ những ngườikiếp trước có gieo căn lành Tịnh Độ và bậc Đại Thừa Bồ Tát quả vị đã cao mới sanh được lòng tin sâu chắc. Như Thái Tử khi vừa sanh ra, tuy tài đức chưa lập, song nhờ thế lực của vua cha, nên sang trọng hơn quần thần, người đủ tín nguyện niệm Phật dù là phàm phu song chủng tánh đãhơn nhị thừa, vì biết đem tâm phàm gieo vào biển giác, thầm hiệp với đạo mầu, nhờ sức Phật mau lên bậc Bất Thối.

Muốn nói môn Tịnh Độ, nếu không so sánh lược qua sự khó dễ về tự lực của các môn khác cùng tha lực của pháp này, thì dù không nghi pháp cũng sanh ra nghi ngờ chính mình. Và nếu lòng nghi còn một mảy tơ, tất sẽ nhân nghi thành chướng, đừng nói không tu, có tu cũng chẳng được hoàn toàn thật ích. Vì thế tin là điều nên tìm cầu trước nhất. Phải tin nhận chắc cõi Ta Bà thật là khổ, cõi Cực Lạc thật vui. Sự khổ * Ta Bà không lường không ngằn, ước lại có tám điều: sanh, già, bệnh, chết, thương xa lìa, oán gặp gỡ, cầu không toại ý, năm ấm lẫy lừng. Tám món này, dù sang như vua chúa, hèn như kẻ ăn xin cũng không tránh khỏi. Bảy thứ trước là quả cảm của đời quá khứ, một món sau là nhân khổ của đời vị lai, nhân quả dây dưa nối nhau không dứt, hết kiếp này đến kiếp khác chẳng được thoát ly. Ngũ ấm là năm món che, vìsắc, thọ, tư*ng, hành, thức che lấp chơn tánh như mây đen án mặt trời không cho ánh sáng hiển lộ, và đối với sáu trần kh*i hoặc gây nghiệp như ngọn lửa bốc cháy nên gọi là lẫy lừng. Món thứ tám này là cội gốc của tất cả sự khổ. Người tu hành khi sức thiền định đãsâu, không chấp sáu trần, không kh*i lòng ưa ghét, từ nơi điểm ấy gia công thì hoặc nghiệp sẽ lần trừ sạch, dứt hẳn nguồn sanh tử. Nhưng công phu ấy rất không dễ, trong đời mạt pháp thật khó có người làm được, nên cần phải chuyên tu tịnh nghiệp cầu sanh Cực Lạc, nhờ sức từ của Phật tiếp dẫn về Tây Phương. Đã đến cõi ấy, hóa sanh nơi hoa sen, thì không còn sự khổ về sanh; thuần tướng đồng nam, sống lâu như hư không, thân không suy biến, thì già, bệnh, chết chẳng còn nghe tên huống là có thật? Từ đó bạn cùng thánh chúng, gần với Di Đà, chim nước rừng cây diễn nói pháp mầu, tùy nơi căn tánh nghe rồi tu chứng, chừng ấy người thân còn không có, lựa là oan gia? - cõi Cực Lạc, tư*ng ăn được ăn, tư*ng mặc được mặc, cung điện lâu đài đều làchâu báu tự nhiên hóa hiện, bảy điều khổ * cõi trược đã đổi thành bảy điều vui, đến nhưthân thì có thần thông oai lực lớn, không rời chỗ *, trong một niệm có thể đến khắp mười phương thế giới làm những việc cầu Phật độ sanh; tâm thì có trí huệ biện tài cao, nơi một pháp biết hết thật tướng các pháp, tuy nói việc thế gian đều hợp với lý mầu. Thế là nỗi khổ năm ấm cũng không còn, chỉ hư*ng sự yên vui tịch tịnh. Cho nên trong kinh nói: 'Thế giới ấy tên là Cực Lạc, vì chúng sanh * cõi đó không có các sự khổ, chỉ hư*ng những điều vui.' Tóm lại, nỗi khổ * Ta Bàtả chẳng xiết, sự vui * Cực Lạc nói không cùng, nếu cư sĩ dứt hẳn mối nghi ngờ, tin chắc lời của Phật, mới gọi là tin sâu. Nên để ý: đừng đem trí hiểu biết của phàm phu suy độ, nhận lầm rằng: 'Bao nhiêu sự mầu lạ không thể nghĩ bàn * Tây Phương đều thuộc về ngụ ngôn để thí dụ cho tâm pháp, chớ không phải cảnh thật.' Nếu có sự hiểu biết lầm lạc ấy, tất sẽ mất điều lợi ích vãng sanh Tịnh Độ, mối hại này rất lớn, phải nên cẩn thận.

Đãbiết Ta Bà là khổ, Cực Lạc là vui, nên phát lòng thệ nguyện thiết thật, nguyện lìa Ta Bà về Cực Lạc. Lòng nguyện ấy ví như người bị sa xuống hầm nhơ cầu mau ra khỏi, lại như kẻ * lao ngục mong nhớ cố hương. Sự mong cầu cần phải khẩn thiết, vì sức mình không thể tự thoát khỏi, phải nhờ bậc có thế lực lớn dìu dắt. Chúng sanh * cõi Ta Bà, đối với cảnh thuận nghịch khởi lòng tham, giận, mê, gây nghiệp giết, trộm, dâm, làm ô uế bản tâm trong sạch, ấy là hầm nhơ sâu thẳm. Đã gây nghiệp ác, tất chịu quả khổ, trải nhiều kiếp luân hồi trong sáu nẻo đó là lao ngục lâu dài. Về kiếp trước, đức A Di Đàphát bốn mươi tám lời nguyện độ sanh, trong ấy có một nguyện: 'Nếu chúng sanh nào nghe danh hiệu ta, chí tâm xưng niệm cho đến mười lần, cầu sanh về Cực Lạc, như không được vãng sanh, ta thề không thành Phật.' Đức từ phụ tuy thệ nguyện độ sanh như thế, nhưng nếu chúng sanh không cần tiếp dẫn, Phật cũng chẳng biết làm sao? Như có người hết lòng xưng danh, cầu lìa cõi Ta Bà, đều được Phật xót thương tiếp dẫn. Đức A Di Đàoai lực rất lớn, có thể cứu vớt loài hữu tình ra khỏi hầm nhơ lao ngục * cõi trược, đem về Cực Lạc, khiến cho vào cảnh giới Phật, đồng sự thọ dụng của Như Lai. Muốn sanh Tây Phương, trước phải tin sâu nguyện thiết. Thiếu hai điều này, dù có tu hành, cũng không thể cảm ứng với Phật, chỉ được phước báo cõi trời, người và gieo nhân giải thoát về sau mà thôi. Nếu tín nguyện đầy đủ thìmuôn người vãng sanh không sót một. Ngài Vĩnh Minh đã bảo: 'Muôn tu, muôn người về' là chỉ cho người có tín nguyện đầy đủ vậy. Đãtin sâu, nguyện thiết lại phải tu hạnh niệm Phật, dùng tín nguyện làm tiên đạo, niệm Phật làm chánh hạnh. Ba món này chính là tông yếu của pháp môn Niệm Phật, nếu thiếu một, quyết không thể vãng sanh.

Về hạnh niệm Phật, đều tùy theo hoàn cảnh của mỗi người mà lập, không thể chấp định một lề lối. Như thân được nhàn nhã, nên từ mai đến chiều, chiều lại mai, đi, đứng, nằm, ngồi, nói, nín, động, tịnh, mặc áo, dùng cơm, cho đến lúc đại tiểu tiện, tất cả thời, tất cả chỗ, làm sao cho câu niệm Phật chẳng rời lòng. Như khi tắm gội sạch sẽ, y phục chỉnh tề và chỗ nơi thanh khiết thì niệm thầm hay ra tiếng đều được. Nếu lúc ngủ nghỉ, mình trần, đi đại tiểu tiện, vàchỗ nơi không sạch, chỉ nên niệm thầm; chớ nói những khi không nghiêm sạch như thế chẳng nên niệm, chỉ e lúc ấy niệm không được đó thôi. Tuy rằng niệm Phật là công việc suốt đời đừng cho xen h*, nhưng mỗi buổi sớm mai phải lễ Phật, trước tụng Kinh A Di Đàqua một lần, chú vãng sanh ba lần, rồi đọc bài kệ 'A Di Đà Phật thân sắc vàng...' Đọc kệ xong, niệm 'Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Đại Từ Đại Bi, A Di Đà Phật.' Kế tiếp niệm 'Nam Mô A Di Đà Phật' hoặc năm trăm câu, một ngàn câu, càng nhiều càng tốt. Khi niệm nên đi nhiễu quanh bàn Phật, nếu chỗ đi nhiễu không tiện, thì quì, hoặc ngồi, hoặc đứng niệm đều được. Niệm sắp xong lại quìtrước bàn Phật niệm Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh Hải Chúng, mỗi thánh hiệu 3 lần, rồi đọc bài văn Tịnh Độ, phát nguyện hồi hướng vãng sanh. Đọc văn Tịnh Độ là y theo nghĩa trong văn màphát tâm, nếu chẳng thế thì thành đọc suông, không được thật ích. Sau bài phát nguyện, niệm Tam Quy Y, lễ Phật lui ra. Đây làthời khóa buổi mai, chiều cũng như thế. Nếu muốn lạy Phật nhiều, hoặc sau khi niệm Phật, tùy ý đảnh lễ, kế tiếp chín lần xưng danh Bồ Tát, lễ chín lạy rồi phát nguyện hồi hướng; hoặc lúc công khóa xong, muốn lạy bao nhiêu cũng được. Lễ Phật phải chí thành khẩn thiết, chẳng nên lếu láo thô sơ; bồ đoàn không được quá cao, cao thìmất sự cung kính.

Như công việc đa đoan không rỗi rảnh, nên định vào buổi sáng sớm sau khi súc miệng rửa mặt, có bàn Phật thì đến trước lễ ba lạy, rồi đứng thẳng chắp tay niệm 'Nam Mô A Di ĐàPhật' hết một hơi là một niệm. Niệm đủ mười hơi, tiếp đọc bài kệ 'Nguyện cùng người niệm Phật. Đều sanh về Cực Lạc. Thấy Phật thoát sanh tử. Như Phật độ tất cả.' Đọc kệ xong, lễ Phật ba lạy lui ra. Nếu không bàn Phật thì chắp tay hướng về phương Tây cũng như cách thức trên mà niệm. Đây là phép Thập Niệm của ngài Từ Vân Sám Chủ lập ra cho hàng vua quan, việc chánh rối nhiều không đủ thời giờ tu tập. Tại sao phải niệm luôn hết một hơi? Vì tâm chúng sanh tán loạn lại không rảnh để chuyên niệm, niệm như thế là mượn hơi nhiếp tâm khiến cho quy nhứt. Nhưng phải tùy hơi dài ngắn không nên ép, ép thì hao hơi; lại chỉ giữ đủ mười niệm không nên hai hoặc ba mươi, nhiều cũng lao hơi. B*i vì tán tâm niệm Phật khó được vãng sanh, phép này làm cho tâm chuyên nhất, tuy số niệm có ít nhưngcông đức rất sâu, quyết định sẽ sanh về Cực Lạc. Lúc rảnh và gấp đãcó cách thức, thì khi bình thường không rảnh gấp, nên châm chước mà lập phép tắc tu trì.

Lại người niệm Phật, mỗi việc phải gìn lòng trung thứ, mỗi niệm đề phòng sự lỗi lầm, biết lỗi mau cải, thấy việc nghĩa vui làm, mới hợp với Phật. Nếu chẳng thế, tất nơi lòng còn có sự chướng ngại, không hợp với tâm Phật, quyết khó cảm thông. Và, khi lễ bái, tụng Kinh Đại Thừa cùng làm tất cả việc hữu ích trong đời, đều phải hồi hướng về Tây Phương, không nên chỉ đem hạnh niệm Phật hồi hướng vãng sanh, còn bao nhiêu công đức kia để hồi hướng về phước báo thế gian. Nếu như thế làtâm không quy nhứt rất khó vãng sanh. Phải biết người chân thật niệm Phật, tuy không cầu phước báo thế gian, song cũng được sống lâu, mạnh khỏe, cửa nhà yên vui, con cháu phát đạt, tóm lại bao nhiêu phước báo * đời đều được đầy đủ. Nếu riêng cầu phước không chịu hồi hướng vãng sanh, thì trái lại phước báo rất kém ít, có hại đến sự vãng sanh. Pháp môn Niệm Phật các Kinh Đại Thừa đều khen ngợi, Kinh Tiểu Thừa tuyệt không nói đến, người chưa thông giáo lý bác niệm Phật làTiểu Thừa, ấy là nói càn, chớ nên nghe theo. Đến như sự cầu cơ mà cư sĩ nói, phần nhiều thuộc về loài linh quỉ dựa theo trí thức của người cầm cơ để viết ra. Trong ấy nếu bàn về việc thế gian thì có phần đúng, còn về Phật Pháp, vì không phải chỗ họ hiểu biết, nên lầm đặt ra diêu ngôn như sau quyển Kim Cang Trực Giải có phụ thêm những hiệu Tiên Thiên, Cổ Phật v.v... „y là lời ma rất ác, làm mất trí huệ, hại chánh kiếncủa người, nếu đem ra truyền bá, đãkhông phước còn mang tội lớn nữa.

Thơ đáp Cư Sĩ Úc Trí Lãng(^)

Về việc của Phước Tuấn, nếu khi còn sống cho đến lúc chết, quả có những sự thật y theo lời ngươi nói, thì quyết định được vãng sanh. Thuở bình thời, Phước Tuấn đã nhận rõ sắc thân là huyễn, điều ấy rất có lợi ích. Bởi người nữ thường hay yêu mến thân giả dối, ưa đua đòi theo sự điểm trang, nay đã không có niệm ấy, tự nhiên đối với môn Tịnh Độ dễ được tương ưng. Khi lâm chung gầy yếu và bệnh khổ, đó là nghiệp chướng trong nhiều kiếp, do công siêng tu tịnh nghiệp nên phát hiện để chuyển hậu báo làm hiện báo, đổi quả nặng thành nhẹ thế thôi. Ngươi bảo: bởi tu trì tinh tiến nên thân thể ngày một yếu gầy, lời ấy không đúng, lại thêm có lỗi khiến cho những người lòng tin cạn cợt nhân đó biếng trễ sự tu hành. Phải biết người niệm Phật quyết định có thể tiêu trừ nghiệp chướng, nếu nghiệp hiện, đó là đổi ác báo sẽ đọa tam đồ thành cơn bệnh khổ hiện tại để trả cho xong. Kinh Kim Cang nói: Người thọ trì kinh nầy do bị khinh rẻ nên dứt được sự khổ nhiều kiếp trong tam đồ. Thế thì nhân Phước Tuấn sắp sanh Tây Phương nên hiện ra sự khổ nhỏ ấy để tiêu trừ ác báo từ vô lượng kiếp đến nay, thật là điều hân hạnh rất lớn. Ngươi chớ nên học theo những người kém hiểu biết, cho rằng: Nhân tu trì mà thành bệnh rồi chết. Người niệm Phật thuở bình thường có tín nguyện chơn thiết, không một ai chẳng được vãng sanh. Phước Tuấn lúc lâm chung chánh niệm rõ ràng, có những tướng trạng hỏi han, đảnh lễ, sau khi chết thân thể mềm dịu, sạch sẽ, nhan sắc như sống, thì đâu nên nhìn vào công tu cạn cợt mà nghi ngờ? Theo lời nguyện của đức A Di Đà, chí tâm trong mười niệm cũng được độ, huống chi Phước Tuấn tinh tiến tu trì đã ba năm, lại còn nghi ngại gì? Duy những người ý chí thấp kém, tuy thường niệm Phật song chẳng cầu vãng sanh, chỉ mong phước báo nhân thiên; hạng ấy dù trót đời tu hành cũng chỉ hưởng được si phước nơi kiếp sau mà thôi. Nếu kẻ có chánh tín, tự biết dùng lòng tín nguyện cảm Phật, quyết được sức từ bi nhiếp thọ, đạo cảm ứng thông nhau, sẽ nương Phật lực đới nghiệp sanh về Cực Lạc. Thế thì cần chi hỏi thấy Phật cùng không, mới có thể phán đoán?

Người niệm Phật trước khi lâm chung, như có thể tự tắm gội thay y phục thì rất tốt. Nếu không tự làm được thì thôi, người ngoài quyết chẳng nên thay thế dự bị tắm gội đổi y phục, vì có thể khiến cho kẻ sắp chết khó nhẫn sự đau đớn đến mất chánh niệm. Ngươi chớ vì việc Phước Tuấn chưa kịp mặc pháp y và ngồi kiết già mà tiếc buồn. Phải biết lúc ấy chỉ nên đồng thanh niệm Phật để giúp sức, quyết không được bày vẽ việc gì khác. Nếu một mặt ưa phô bày, tất thành ra cảnh té giếng bị đá rơi theo, rất có hại cho sự vãng sanh. Điều này phải ghi nhớ kỹ.

Lệnh từ tuổi cũng đã cao, nếu ta chẳng nói rõ sự lầm lạc trên đây, e lần sau ngươi dùng lòng hiếu thảo trở lại làm ngại sự vãng sanh của mẹ, khiến cho người nhiều kiếp bị luân hồi không được giải thoát. Vậy chỉ nên trọng sự thật, chớ khoe hình thức bên ngoài. Lời ký lục của ngươi, văn nghĩa xem cũng gọn, không cần phải nhờ người viết thành bài để truyền bá, vì đó cũng thuộc về việc phù phiếm của thế gian. Ngươi chỉ nên sách tấn mình và quyến thuộc cố gắng niệm Phật, để được đồng sanh Tây Phương là tốt. Sớm chiều trong hai thời khóa, ta cũng đọc danh hiệu của Phước Tuấn hồi hướng trong một thất, để cho trọn nghĩa thầy trò. Phước Tuấn vãng sanh phen này, có thể gọi là chẳng sống suông chết uổng, rất hân hạnh! Đến như việc y theo lời di chúc, lấy xương tán mạt làm hoàn để thí cho loài thủy tộc, cũng là điều tốt, nhưng lưu ý cẩn thận hơn. Phải đem xương nghiền thành phấn; dùng rây lụa nhỏ rây lọc, làm như bột nhuyễn mới được. Nếu thô tháo nghiền sơ qua, rồi hòa với bột làm hoàn, e cho loài cá nhỏ ăn vào phải bị nghẹn vướng. Ta sợ ngươi làm không kỹ, nên ta phải dặn trước.

Thơ đáp một Cư Sĩ ở Vĩnh Gia(^)

- 1 -

Vân Thê Đại Sư lập pháp dạy người đều từ nơi chỗ bình thật đi vào. Nếu y theo đó tu trì, sẽ được ngàn muôn yên ổn, quyết không đến nỗi được ít cho là đủ và bị ma dựa phát cuồng. Vương Canh Tâm chưa hiểu rõ yếu chỉ nhập đạo, đã vội tự hào múa bút lớn lời mạt sát tất cả, tuy có tâm hoằng pháp, nhưng thật ra là gây tội phá hoại pháp môn. „y cũng b*i y không gần bậc tri thức và tự xét hai chứng bệnh: tim đập, ác mộng của mình. Những bệnh ấy đều là triệu chứng của nghiệp ác đời trước. Nhưng, hiện cảnh tuy có tốt xấu, chuyển biến chỉ tại nơi ta. Cảnh xấu hiện mà chuyên tâm niệm Phật thì nhân dữ sẽ hóa ra lành, nghiệp ác đời trước tr* thành vị đạo sư trong hiện tại. Tiếc vì người đời phần nhiều bị nghiệp ràng buộc, không thể cải tạo, nên thành ra cảnh té giếng bị đá rơi theo, trên khổ lại càng thêm khổ!

Tha tâm thông có nhiều thứ không đồng, nay xin nói ước về tâm thông của những bậc đắc đạo. Như Trù Am Đại Sư, bất luận ai hỏi kinh sách gì, Ngài đều có thể đọc thuộc rành rẽ, không sai một chữ. Tại sao thế? Vì Đại Sư nghiệp hết tình không, lòng như gương sáng; lúc có người hỏi đến những kinh sách họ đã từng xem, Ngài liền nhìn vào những câu chữ in trong thức thứ tám của người ấy, đọc lại rành mạch. Cho nên cổ đức nói: 'Kinh pháp một phen nhiễm vào thức thần, hằng làm giống đạo.' Việc trên đây có thể làm bằng cớ để cho ta tin. Vì khi người xem kinh sách, bóng dáng của những thứ ấy in vào tâm thức không mất. Bởi vô minh che lấp, nên lâu ngày họ quên, những bậc có tha tâm thông nhìn nơi tâm thức của người ấy, tùy theo lời hỏi đọc lại rõ ràng. Đến như có người hỏi những kinh sách họ chưa được thấy, bậc tha tâm thông có thể nhìn vào tâm thức của những người khác đã xem rồi, vì họ đọc lại. Trên đây, là việc lấy tâm người khác làm tác dụng cho tâm mình, không phải nơi lòng các vị ấy thường có bao nhiêu thứ kinh sách đã ghi nhớ lâu ngày không quên. Bởi không hiểu lẽ này, nhiều người cho đó là phép chi kỳ lạ, thật ra chỉ là cảnh trạng nghiệp tiêu trí sáng, cõi lòng không không mà thôi.

Trong sự phò cơ có rất nhiều linh quỉ giả mạo tiên, Phật, thánh, thần. Loài quỉ thấp kém hoặc khi không có tha tâm thông; hạng cao thì biết được lòng người, nên có thể mượn sự thông minh trí thức của người mà làm thi phú. Ông Kỹ Văn Đạt có thuật rằng: 'Cơ bút phần nhiều là việc dối mượn của hạng ma quỉ linh thiêng. Một độ nọ, tôi cùng người anh là Đản Nhiên có thí nghiệm về việc này. Tôi vốn có thiên tư về thi văn mà chữ viết dở, anh tôi thì chữ tốt, song không có khiếu văn chương. Khi tôi phò bút thì thi từ thông suốt, nét chữ lếu láo. Trái lại, đến phiên anh tôi thì nét chữ cứng đẹp, thi từ tầm thường. Lại một việc, lúc hỏi đến chỗ bí yếu trong những bài giảng bút mạo lấy của người xưa, cơ lên nói: năm tháng lâu quá không còn ghi nhớ. Vì những lẽ ấy, tôi biết là giả dối.' Thế là loài quỉ tuy linh, song chỉ có thể mượn được sự hiểu biết hiện tại của người. Đến như các việc trong tâm thức có, nơi sự biết hiện tại vì lâu nên quên, hoặc những chữ nghĩa chính mình không hiểu, thì quỉ không thể chỉ dẫn ra được. Cho nên tha tâm thông của linh quỉ sánh với bậc đắc đạo, thật kém xa như trời vực. Tuy nhiên, vì hai việc ấy có chỗ giống nhau, e rằng cư sĩ bị cơ bút mê hoặc, tôi mới dẫn giải ra đây. Lại xin nói thêm một việc trong Tống Cao Tăng Truyện: Ngài Tăng Giám qua nhà Vương Xử Hậu thọ trai, thấy chủ nhân đang cao giọng ngâm nga xem ra dáng đắc ý, nhân hỏi là đọc văn gì? Xử Hậu đáp: 'Đây là quyển vở trúng Tiến Sĩ của tôi.' Giám mỉm cười mà rằng: 'Dưới thềm gió mát, lại có sự thung dung như thế ư?' Nói đoạn, lấy trong túi ra một tập, bảo: 'Quyển ông đang đọc ấy có phải là đây chăng?' Xử Hậu xem ra thì chính là văn từ mình đã làm trong ngày thi, liền nói: 'Đây là bút tích của tôi chép ra sau này.' Tăng Giám bảo: 'Cố nhiên không phải là nguyên tác của ông, điều đó tôi vẫn biết.' Xử Hậu nói tiếp: 'Nhưng sao trong túi kia lại có bài văn ấy?' Sư đáp: 'Không phải chỉ riêng bài này, từ khi ông đọc sách đến giờ, cho đến những lúc đùa cợt, một nét bút nét vẽ, nơi túi của tôi đều có đủ.' Xử Hậu kinh sợ, không dám hỏi nữa. Ngài Trù Am chỉ có tha tâm thông, chưa thấy có thần thông. Tăng Giám Đại Sư đã có tha tâm thông lại kiêm cả thần thông, có thể đem bóng dáng kinh sách trong tàng thức, hiện thành hình chất đưa cho người xem, kỳ thật trong túi của Ngài không chứa sẵn thứ ấy.

Gần đây, * Thượng Hải đàn cơ bút mở ra rất nhiều. Sự chỉ dạy bỏ dữ làm lành và những thuyết luân hồi nhân quả thiển cận của các đàn ấy, đều rất có ích cho thế đạo, lòng người. Nhưng mấy điểm nói về cơ trời, Phật Pháp, thì không khỏi mơ hồ, lầm lẫn. Chúng ta là đệ tử Phật, không nên bài bác việc đó, vì có tr* ngại cho sự làm lành của người, song cũng chẳng nên phụ họa khen ngợi, vì sẽ mang lỗi đem điều ức đoán viễn vông khiến cho Phật Pháp hư loạn, chúng sanh nghi lầm. „n Quang này tự xét mình nhiều nghiệp chướng nhưng quyết không dám theo tình bỏ lý, gây sự lầm lỗi cho người. Những lời trên đây xin châm chước tình lý mà làm theo mới khỏi điều tệ hại.

Mười món lợi ích của sự niệm Phật, xin xem chương 'Thập Chúng Thắng Lợi' * những trang sau cuối bộ Tịnh Độ Chỉ Qui. 'Hồi hướng' là tâm suy nghĩ, miệng phát ra lời tín nguyện, đem công đức mình xoay về nơi nào.

Việc ấy nên để vào khoảng sau lúc công khóa tối và buổi trưa, khi tụng kinh niệm Phật xong. Niệm Phật phải từ mai đến chiều không nên h* dứt; nếu trong tâm hằng có niệm cầu sanh, cũng là thường thường hồi hướng. Các Kinh Đại Thừa đều khiến cho chúng sanh mau thành Phật, chỉ tiếc phần đông khi đọc kinh thiếu lòng chí thành, nên không được hoàn toàn lợi ích. Chương 'Đại Thế Chí Bồ Tát' * quyển năm Kinh Lăng Nghiêm, chính là lời chỉ dạy tối thượng về tông Tịnh Độ. Câu 'Người quân tử học vì mình' là ý nói bậc quân tử mỗi niệm đều tự xét mình, xem có trái đạo cùng chăng? Cảnh giới 'thức ngủ như một', chỉ có dụng công phu đáo để mới được. Nhưng nếu khi thức hằng nhiếp tâm niệm Phật, lâu ngày tự nhiên dù trong mộng cũng ít kh*i vọng niệm.

- 2 -

Từ độ cuối đông đến hạ tuần tháng ba năm nay, tôi có tiếp được bốn phong thơ, thức ăn, vải, và bài vấn đáp của anh em cư sĩ cùng Từ Quân, do Sư Thần đem đến. Như thế, đủ thấy cư sĩ tha thiết vì đạo, mến trọng tôi đã quá nhiều! Trước tiên, tôi có ý mong Từ Quân đến, kế lại vì kiểm duyệt bộ Văn Sao để cho người in ra, mắt hơi suy kém, nên mới chậm lời phúc đáp. Bức thơ kỳ tháng chạp rồi, thật là đúng với nghĩa 'bạn bè dùng nhân giúp nhau', chỉ có điều suy tặng „n Quang quá nhiều, khiến cho người càng thêm hổ thẹn!

Nhân đạo có năm giềng lớn: vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ và bạn bè. Nhưng tại sao trong năm luân ấy lại không nói đến thầy? Vì thầy là bậc thành tựu phần đức dục cho ta, cũng như cha, dắt dìu khuyên bảo để ta nên người, cũng như anh, nên ngài Mạnh Tử nói: 'Thầy là cha anh.' Lại nữa, thầy thường nhắc nh* giúp ích ta nhiều việc cũng như bạn, nên nhà Phật thường gọi: 'Tìm thầy hỏi bạn.' „n Quang này tự xét mình kém phần thật đức, không có ý muốn làm thầy người, chỉ mong ở địa vị bè bạn để giúp đỡ khuyên nhắc lẫn nhau mà thôi. Nhưng nhiều vị chẳng suy lượng giùm, nên tôi đã thiếu sự răn trách, lại còn không được nhắc bảo đến nữa! Cư sĩ mong tôi thân chứng Tam Muội, lại e có trái với chỗ hy vọng, nên không nài khó nhọc, viết thơ khuyên lơn. Từ khi tôi buộc tóc thọ học đến giờ, chưa gặp được người ích hữu như thế. Cử chỉ ấy làm cho „n Quang này vừa cảm động vừa tự thẹn! Mấy chữ tội chết là lời bầy tôi can vua, cư sĩ đem dùng với thầy bạn rất không phải cách. „n Quang túc nghiệp sâu nặng, khi sanh ra vừa được nửa năm, bị đau mắt luôn cả sáu tháng. Sự thống khổ trong lúc ấy thật vô cùng, trừ khi ăn và ngủ ra, không một khắc nào ngớt tiếng kêu gào khóc lóc. Nhưng may nhờ căn lành đời trước, nên còn được thấy ánh sáng mặt trời. Đến tuổi thành đồng được học tập lại do nghiệp cũ dẫn dắt, uống lầm thuốc độc bài báng Phật Pháp của bọn Hàn Dũ, Âu Dương Tu. Kế đó định tâm xét nghĩ biết mình lỗi lầm, liền sanh lòng hổ thẹn, quy y Tam Bảo xuất gia làm tăng. Nếu lúc bấy giờ không nhờ sức Tam Bảo thầm gia bị, khiến cho sự biết tự tỉnh, thì tôi đã sa vào ngục A Tỳ chịu vô lượng sự khổ, đâu còn được cùng các vị chỉ đông nói tây, luận về tự lực, tha lực như ngày hôm nay ư?

Kỳ thất hoàn mãn, Tam Muội chưa thành, do tôi tinh thần suy kém mà cũng b*i túc nghiệp sâu dầy. Nhưng Phật đã không bỏ người chướng nặng, xin cũng nhờ chút công hạnh ấy để được vãng sanh. Phép Thập Niệm Ký Số không phải là Sổ Tức (đếm hơi th*), chỉ có điểm ghi nhớ từ một đến mười có hơi giống với lối Sổ Tức mà thôi. Trong Liên Tông Bảo Giám, lại lầm để là đếm đến trăm, ngàn, muôn. Vì e cư sĩ không biết mà thọ hại, nên tôi mới dẫn ra để chứng rõ, vậy không nên gọi đó là phép Sổ Tức Trì Danh. Muốn chứng Tam Muội, đã có lời chỉ dạy xác đáng của Phật, Tổ, sao lại đòi hỏi đến chỗ chứng của tôi mới chịu làm theo? Kinh A Di Đà nói: 'Giữ lấy danh hiệu, hoặc một ngày cho đến bảy ngày, một lòng không loạn.' (Đây là lời tỉ lệ không nên chấp định. Nếu căn tánh Đẳng Giác, một niệm liền được không loạn, đợi gì một ngày? Như căn tánh nghịch ác, dù trọn đời cũng khó được nhất tâm, huống chi bảy ngày?) Quán Kinh nói: 'Pháp thân chư Phật Như Lai vào tâm tư*ng của tất cả chúng sanh. Cho nên khi tâm các người tư*ng Phật, tâm ấy chính là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp tùy hình, tâm ấy tư*ng Phật, tâm ấy là Phật.' Kinh Lăng Nghiêm, Đại Thế Chí Bồ Tát nói: 'Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau, được Tam Ma Địa, đây là bậc nhất.' Trong bài kệ lựa căn viên thông, ngài Văn Thù bảo: 'Nghe vào, nghe tánh mình. Tánh thành đạo Vô Thượng.' Kinh Tứ Thập Nhị Chương dạy: 'Tu tâm là thế nào? Giữ nó lại một chỗ, thì không việc gì chẳng xong.' Ngài Mộng Đông bảo: 'Thật vì sanh tử, phát lòng Bồ Đề, lấy tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật.' Mười sáu chữ này là cương yếu của tông Tịnh Độ. Muốn tu Tam Muội sao không lấy thánh ngôn làm lượng, triệt để tuân theo những lời trên đây, lại dùng tôi là kẻ phàm phu nghiệp chướng mà làm mực thước, há chẳng trái ngược lắm ư?

Nhưng, lời ấy phát ra chẳng phải không duyên cớ. Chắc có lẽ vì thấy trong quyển Di Đà Trung Luận thuật rõ cảnh giới của Tĩnh Nhất Đại Sư, và Vương Canh Tâm tự bảo là đắc tâm truyền với Ngài, nên cư sĩ cho rằng tôi cũng có nhiều cảnh lạ không thể nghĩ bàn, và bí quyết truyền thọ đó chăng? Cư sĩ nên xét: Tam Muội dịch là chánh định hay chánh thọ, ấy là thể vọng tan chơn hiện, lặng lẽ sáng suốt, trong ấy đâu có cảnh giới gì? Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói: 'Tròn chứng quả bồ đề là không chứng đắc chi cả.' Người tu thiền vì chỉ cậy sức mình, không cần Phật gia bị, nên trong khi công phu đắc lực, chân vọng công kích lẫn nhau, thường có nhiều cảnh giới thoạt ẩn thoạt hiện. Ví như lúc mưa to sắp tạnh, mây mù tản mát, trời đang u ám bỗng lộ ánh sáng, phút chốc lại thay đổi không lường. Những cảnh giới ấy, nếu chẳng phải người có đủ đạo nhãn, tất khó nỗi phân biệt. Nếu lầm nhận cho là thật, sẽ bị ma dựa phát cuồng, không thể cứu chữa. Khác hơn thế, người niệm Phật dùng lòng tín nguyện, tha thiết trì hồng danh muôn đức, thì như mặt trời chói sáng giữa hư không, như đi con đường thẳng rộng, không những quỉ mị tuyệt tích mà vọng niệm cũng lặng tiêu. Suy cho cùng, chẳng qua niệm đến công lực tinh thuần, thì toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, tâm Phật như một mà thôi. Lý và hạnh nầy tôi còn e mọi người không hiểu, vẫn muốn tuyên dương để nêu cao bản nguyện độ khắp chúng sanh của Phật, đâu dám giấu kín để truyền riêng cho cư sĩ hay sao? Nếu có bí quyết truyền thọ riêng nơi chỗ ẩn khuất tức là tà ma ngoại đạo, không phải Phật Pháp. Nhưng „n Quang thật cũng có chỗ diệu quyết chỉ riêng mình được, nay nhân cư sĩ thỉnh cầu, không ngại gì đem ra bày tỏ với các hàng Phật tử trong thiên hạ. Diệu quyết ấy là gì? Là chí thành, là cung kính. Điều này cả thế gian đều biết, đạo lý này cả thế gian đều muội! „n Quang do muốn tiêu trừ tội nghiệp sâu nặng và báo đáp ân Phật, hằng để ý tìm cầu gương sáng tu trì của cổ đức, nên được biết rằng chí thành cung kính là bí quyết rất mầu để vượt phàm lên thánh, thoát nẻo luân hồi. Mấy điểm này, đối với những người hữu duyên tôi đã thường thường khuyên nhắc. Nên biết thành kính không phải chỉ để riêng cho người học Phật, mà tất cả mọi việc nếu muốn được tinh nhất, phải lấy đây làm nền tảng.

Từ Quân có trồng linh căn từ kiếp trước, thân quyến thờ Phật mấy đời, khi nhỏ đã được đầy đủ về gia huấn, lớn lên lại trải đôi ba mươi năm học hỏi lịch duyệt, vì sao lại bỏ nơi huyền diệu, dùng chỗ tầm thường, mến chuộng văn tôi mà cho in ra như thế? Nên biết, sự hoằng pháp lợi sanh quí * nơi biết thời cơ. Cách điều trị đáng dùng cho căn bệnh người đời nay, bậc thông hiểu Phật giáo không chịu chỉ rõ, duy nói những phương pháp cao huyền, phần nhiều là những thứ thuốc không hợp với bệnh. Đôi khi do thứ thuốc quí ấy, bệnh lại tăng thêm. „n Quang cũng như kẻ dung y, chẳng những không rõ gốc bệnh lại không hiểu tánh chất thuốc men, chỉ đem hoàn Vạn Ứng A Dà Đà (A Dà Đà dịch là Phổ Trị, thuốc trị tất cả bệnh) của tiên tổ bí truyền, bao nhiêu chứng hư, thật, hàn, nhiệt, đều dùng hoàn này cho uống. Nếu ai có lòng tin, dùng thử sẽ được an lành. Cho đến những chứng bệnh Tần Hu*n, Biến Thước đều bó tay, khi uống thuốc này vào, liền thấy hồi sanh khỏi tử. Cho nên đối với những kẻ có tâm cứu người giúp đời, tôi không ngại gì đưa thiệp quảng cáo, để tất cả bệnh nhân đều được uống hoàn này. Tôi vẫn biết các phương thuốc của Tần Hu*n, Biến Thước là nhiệm mầu, song chẳng khuyên người dùng, vì bệnh thuộc về túc nghiệp không phải sức của thần y trị được...

Chứng thật tướng ngay đời hiện tại, chẳng phải thế gian tuyệt không người, nhưng e cư sĩ chưa có căn lành ấy. Nếu tôi không nói rõ duyên cớ, hoặc khi cư sĩ chí cao mà hạnh chưa kịp, vì quá vọng tư*ng đến sự chứng quả, lâu ngày sanh ra bệnh cuồng loạn tán tâm. Chừng ấy cầu siêu hóa ra đọa, muốn khéo tr* thành vụng, kết quả cũng không thoát khỏi luân hồi. Phải biết, ngộ được lý nhị không duy hạng phàm phu lợi căn mới có đủ khả năng. Như bậc người Viên Giáo * nơi vị danh tự tuy chưa phục đoạn phiền não, mà sự tỏ ngộ cùng chư Phật vẫn đồng. Nếu nói ước về Tông, cảnh giới ấy gọi là đại triệt đại ngộ; ước về Giáo là đại khai viên giải. Nhưng đại ngộ cùng viên giải, không phải chỉ tỏ ngộ một cách mường tượng đâu! Như Bàng Cư Sĩ nghe Mã Tổ nói câu: 'Đợi khi nào ngươi uống một hớp hết nước sông Tây, ta sẽ nói cho', liền quên ngay sự huyền giải. Ngài Đại Huệ Kiểu nghe Viên Ngộ Thiền Sư ngâm câu: 'Gió nồm vào điện các, hơi mát vẩn vơ sanh', cũng thế. Trí Giả Đại Sư tụng Kinh Pháp Hoa đến câu: 'Đó là chơn tinh tấn, gọi là chơn pháp cúng dường Như Lai...' trong phẩm Dược Vương Bản Sự, thoạt rỗng suốt đại ngộ, lặng lẽ nhập định, thấy hội Linh Sơn nghiễm nhiên chưa tan. Ngộ được như thế mới gọi là đại triệt, đại ngộ, đại khai viên giải. Đó là ngộ đạo, nếu nói đến chứng đạo vào thể thật tướng, thì lại không phải là việc làm của hạng cụ phược phàm phu. Ngài Nam Nhạc Huệ Tư, thầy đắc pháp của Trí Giả Đại Sư, là bậc có thần thông trí huệ lớn. Khi sắp tịch, có người hỏi đến chỗ chứng Ngài đáp: 'Ta ban sơ chỉ cầu Đồng Luân, nhưng vì lãnh chúng quá sớm, chỉ chứng được Thiết Luân mà thôi.' (Đồng Luân tức là vị Thập Trụ, phá vô minh, chứng thật tướng, vào cõi thực báo, phần chứng Tịch Quang. Bậc sơ trụ có thể hiện làm thân Phật trong một trăm cõi Đại Thiên để giáo hóa chúng sanh. Nhị trụ thì một ngàn cõi, tam trụ một muôn, mỗi trụ số tăng lên gấp mười. Thiết Luân tức là vị thập tín. Sơ tín dứt kiến hoặc, thất tín dứt tư hoặc, bát, cửu, thập, tín phá trần sa, phục vô minh. Ngài Nam Nhạc thị hiện * ngôi thập tín, thì còn chưa chứng được thật tướng). Trí Giả Đại Sư là đức Thích Ca hóa thân, lúc sắp tịch, có kẻ hỏi: 'Đại Sư chứng đến vị nào?' Đáp: 'Nếu ta không lãnh chúng, tất thanh tịnh sáu căn, vì tổn mình lợi người nên chỉ được ngũ phẩm.' (Sáu căn thanh tịnh tức là vị thập tín, như phẩm Pháp Sư Công Đức trong Kinh Pháp Hoa đã nói. Ngũ phẩm là vị quán hạnh, phục hết ngũ trụ phiền não mà chưa dứt được kiến hoặc). Ngẫu Ích Đại Sư lúc lâm chung có bài kệ rằng: 'Danh tự vị đây là Phật nhãn. Rồi ra biết sẽ phó ai?' (Địa vị danh tự viên ngộ tạng tánh, chỗ tỏ ngộ đồng với Phật, song còn chưa phục được kiến, tư hoặc, huống chi dứt trừ? Người đại ngộ ở đời mạt pháp, phần nhiều thuộc về hạng này. Xem như ngài Ngũ Tổ Giới thân sau làm Tô Đông Pha, ngài Thảo Đường Thanh làm Tăng Lỗ Công, ấy cũng còn khá. Kế đó, ngài Hải „n đầu thai làm con gái ông Châu Phòng Ngự, và tệ hơn hết là cao tăng * non Nhạn Đảng kiếp sau làm Tần Cối. B*i các vị ấy tuy ngộ suốt lý tánh mà chưa dứt được phiền hoặc, nên một phen thọ sanh, phần nhiều quên mất túc căn). Như Ngẫu Ích Đại Sư thị hiện * vị danh tự. Thiên Thai Trí Giả * vị quán hạnh, Nam Nhạc Huệ Tư * vị tương tợ, thì thấy thật tướng pháp không dễ gì chứng. Thật ra bản địa của ba Đại Sư đều không thể suy lường, nhưng vì sợ người đời sau chưa chứng xưng rằng chứng, nên các Ngài dùng thân thuyết pháp khiến cho hàng hậu tấn xét mình hổ thẹn, dứt bỏ tánh tự thị, ngông cuồng. Ân đức thị hiện răn dạy ấy, dù nát thân cũng khó đền đáp. Vậy cư sĩ nên tự lượng xem mình có thể siêu việt ba Đại Sư ấy chăng? Tốt hơn là nên niệm Phật tụng kinh, bồi đắp căn lành, ngày kia sanh về Tây Phương tùy nơi công hạnh cạn sâu lần lần tu tập, thì sớm muộn gì cũng sẽ được đạo quả. „y là con đường duy nhất để chứng thật tướng của người đời nay đó!

Kim Luân Chú Pháp không cho hỏi việc, chỉ được hỏi căn lành hoặc pháp môn mà thôi. Nhưng chúng sanh đời mạt pháp chẳng luận căn lành có hay không, đều quyết định phải chuyên tu Tịnh Độ, vậy chớ nên hỏi pháp môn làm chi. Đến như căn lành nếu có, nên gắng sức tu thêm, không lại càng phải cố công vun bồi, cũng không cần hỏi. Chỉ nên trì chú giúp tu tịnh nghiệp, chớ vội tác pháp làm nhọc lờn Phật thánh. Nếu thường tác pháp mà tâm không cung kính, chí thành, sẽ kh*i các việc ma. Duy có một điều nên tác pháp, nhưng không phải là phần việc của cư sĩ. Ví như có người phát tâm xuất gia, mình chưa chứng đạo, không thể quán căn cơ người ấy, mới cầu Phật từ bi thầm chỉ thị xem có nên thâu nhận chăng? Làm như thế để tránh mối tệ: hạng vô lại lẫn vào phá rối Phật Pháp. Người đời nay trong sự thâu đệ tử, chỉ muốn cho được nhiều. Đôi khi biết rõ đó là kẻ hạ lưu, cũng gấp gấp dung nạp sợ có mất đi, không nghĩ gì đến sự lựa chọn. Tâm tham danh lợi, ưa quyến thuộc ấy, khiến cho Phật Pháp suy tàn đến mức khó nỗi chấn hưng!

Nghiệp chướng nặng, tham giận nhiều, thân suy yếu, tâm kinh sợ, phải một lòng niệm Phật, lâu ngày các chứng ấy tự tiêu trừ. Trong phẩm Phổ Môn nói: 'Chúng sanh nào nhiều dâm dục, giận hờn, ngu si, nếu thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát, sẽ được xa lìa các nghiệp ấy.' Niệm Phật cũng như thế, song phải dùng hết tâm lực, đừng tạp tư*ng, nghi ngờ, thì cầu việc gì cũng được. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có nhân duyên rất lớn với chúng sanh cõi Ta Bà, ngoài thời niệm Phật, nên kiêm trì danh hiệu Ngài. Hoặc giả, kiêm trì chú Lăng Nghiêm hay Đại Bi cũng được.

Đến như việc xem kinh, nếu muốn làm Pháp Sư vì chúng tuyên dương, nên trước xem chánh văn, sau sẽ xem lời chú sớ. Nếu xét thấy mình tinh thần không đầy đủ, kiến giải chẳng hơn người, thì hãy chuyên niệm Phật, chớ nên phí tâm lực, hao tháng ngày đi theo việc không cần kíp ấy. Như muốn tùy phận duyệt kinh để được thêm phần lợi ích, phải giữ ba nghiệp trong sạch, khẩn thiết chí thành, lạy Phật rồi ngồi định tâm giây phút, sau sẽ gi* kinh tụng ra tiếng hay lặng lẽ xem. Khi ấy phải ngồi ngay ngắn như đối trước Phật nghe lời viên âm, không dám móng kh*i một niệm biếng trễ, phân biệt, chẳng nên tìm hiểu văn nghĩa, chỉ một mạch xem thẳng từ đầu đến cuối. Duyệt kinh như thế, nếu là bậc lợi căn, có thể ngộ lý nhị không, chứng pháp thật tướng, dù người căn tánh tối chậm, cũng được tăng thêm phước huệ, nghiệp chướng tiêu trừ. Đức Lục Tổ bảo: 'Chỉ xem Kinh Kim Cang cũng có thể minh tâm kiến tánh', tức là nói lối xem trên đây, vì thế mới gọi là chỉ. Y như thế mà duyệt kinh, thì xem các Kinh Đại Thừa đều có thể minh tâm kiến tánh, đâu riêng gì Kinh Kim Cang? Chớ nên một mặt theo sự phân biệt, tìm hiểu: câu này nghĩa ra sao, đoạn này ý thế nào? B*i vì đó thuộc về vọng tu*ng suy lường, không thể thầm hiệp với tâm Phật, ngộ suốt lý kinh, và làm nhân duyên cho sự diệt tội sanh phước. Xem kinh với tâm phân biệt, nếu biết cung kính thì còn có thể gieo chút căn lành, bằng biếng trễ khinh thường chắc không khỏi đem nhân lành mà gây quả ác, sự khổ sẽ vô cùng! Người xưa rất chuyên trọng nghe kinh vì tâm khó sanh phân biệt. Như có người tụng kinh ra tiếng, một người * gần bên nhiếp tâm lóng nghe mỗi câu chữ rõ ràng, chẳng dám duyên theo cảnh bên ngoài, vì nếu xao lãng một chút thì bị gián đoạn, văn nghĩa không được suốt thông. Khác hơn thế, người tụng b*i có văn kinh để y cứ, dù không chuyên chú cũng đọc được rành rẽ. Người nghe chỉ nương theo tiếng, nếu phóng tâm liền đứt mất sự liên lạc. Nghe kinh được như thế, công đức đồng với người tụng cung kính chí thành. Nếu người tụng kinh kém lòng thành kính, công đức lại không thể sánh kịp người nghe.

Đời nay, nhiều kẻ xem Kinh Phật như giấy cũ, trên bàn kinh để những tạp vật lẫn lộn, bừa bãi. Khi duyệt kinh, không rửa tay, súc miệng, có khi rung lắc thân mình, vắt tréo chân lên, thậm chí buông ra hơi dưới, chẳng kiêng sợ chi cả. Như thế đâu phải muốn diệt tội sanh phước, mà muốn cho loài ma vương phá hoại Phật Pháp, chứng minh khen ngợi mình là 'người bao quát dung thông, rất hợp với đạo mầu Đại Thừa không còn chấp trước.' Hàng Phật tử chơn tu trông thấy chỉ còn lặng lẽ, thương buồn, thầm rơi lệ than th* cho cảnh ma quyến thịnh hành, không biết làm sao cứu vãn được! Thu* xưa, ngài Trí Giả tụng kinh bỗng rỗng suốt tỏ ngộ lặng lẽ nhập định, nếu có tâm phân biệt thì đâu được như thế ư? Một vị cổ đức tả Kinh Pháp Hoa, chăm chú quên cả muôn duyên, đến trời tối vẫn còn ngồi viết. Kẻ thị giả đi vào thưa 'Trời tối lắm rồi, sao thầy còn tả kinh được?' Vị ấy liền giật mình xem lại thì đã tối sẩm không thấy bàn tay. Khi duyệt kinh, tham thiền, trì chú, niệm Phật, nếu đồng một sự chuyên tâm như thế, dụng công lâu, sẽ có ngày được suốt thông, tỏ ngộ. Đời Minh, ngài Tuyết Kiều Tín Thiền Sư, người * thành phủ Ninh Ba, trung niên xuất gia, dốt không biết một chữ. Nhưng nhờ công khổ hạnh, siêng năng tham cứu, nhịn việc khó nhịn, làm việc khó làm, không bao lâu Ngài bỗng đại triệt đại ngộ, những lời nói ra đều hiệp với thiền cơ. Rồi từ đó lần lần Ngài tự biết đọc, viết, không mấy lúc đã nghiễm nhiên là một nhà thông thái bút pháp tung hoành. Những sự lợi ích như thế đều là nơi tâm chuyên tinh tham cứu, không phân biệt mà có. Người duyệt kinh nên lấy đây làm gương mẫu. Tập Ngữ Lục của Tuyết Kiều Tín Thiền Sư đã được bổ vào Đại Tạng Kinh nhà Thanh. Tấn sĩ Đàm Tảo Am, một bậc thạc học quy y với Thiền Sư, có khắc bia hơn muôn lời để ca tụng đạo hạnh của Ngài. Vậy khi duyệt kinh quyết không nên kh*i lòng phân biệt; được như thế, vọng tư*ng sẽ tự lặng chìm, tánh thiên chơn lần lần hiện rõ.

Nếu muốn nghiên cứu kinh để hiểu nghĩa lý, hoặc chú sớ ra, nên dành một thời riêng chỉ chuyên về việc ấy. Lúc nghiên cứu tuy không nghiêm cẩn bằng khi xem, nhưng cũng chẳng nên toàn không cung kính, bất quá có đôi chút thơ thái hơn mà thôi. Như chưa được nghiệp tiêu trí sáng, phải lấy sự duyệt kinh làm chủ, phần nghiên cứu chỉ nên phụ lược. Chẳng thế thì cùng năm mãn tháng cứ mãi theo việc nghiên cứu, dù cho tìm hiểu được như vẹt mây bày trăng sáng, mở cửa thấy non xanh, cũng chỉ thêm nguồn biện bác trên đầu môi chót lưỡi, có can thiệp gì đến sự sanh tử đâu? Rồi ngày ba mươi tháng chạp đến nơi, quyết định không dùng một mảy may nào được! Nếu có thể y như cách trên mà duyệt kinh, thì những nghiệp tham giận tình chấp lần lần tiêu tan, trí huệ tr* nên sáng suốt. Bằng chẳng thế, đã không được sự thật ích, lại còn e do nghiệp lực đời trước, dẫn sanh tà kiến, bác không nhân quả, những phiền não dâm, giết, trộm, dối, sẽ kế tiếp nhau nổi lên như lửa cháy bừng. Lúc ấy đôi khi lại còn cho mình là người tu Đại Thừa, tất cả đều không ngại, đem câu 'Tâm bình cần gì giữ giới' của Lục Tổ, tự bào chữa: 'phá giới mà không phá mới thật là giữ giới.' Trên đường tu hành có nhiều nỗi hiểm nguy, chơn pháp rất khó được là như thế! Vì lẽ ấy, chư Tổ phần nhiều đều chủ trương tu Tịnh Độ, để nhờ sức từ của Phật dẹp trừ nghiệp lực khiến cho không phát hiện. Vậy cư sĩ nên lấy sự niệm Phật làm chánh, duyệt kinh làm trợ. Trong các kinh như: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, Kim Cang, Niết Bàn, Viên Giác, hoặc chuyên chú một bộ hay luân phiên mà xem. Phép duyệt kinh quyết không nên khác với lời tôi nói. Nếu thờ ơ không kiêng sợ, tất bị những tình kiến phân biệt làm mất sự lợi ích lớn, tội nghiệp sẽ vô cùng!

Lúc trước tôi cho rằng cư sĩ cùng Sư Thần đều đã tin triệt để pháp môn Tịnh Độ. Đến khi xem bài văn cảo của cư sĩ hỏi Từ Quân, thì thấy nói muốn trì chú và nghiên cứu giới học. Lại bảo: 'Về công đức của mật chú, trong tông Tịnh Độ không thấy có sự cao siêu như thế, nên lòng nao nức chưa biết có nên theo cùng chăng?' Cư sĩ thử xét mình là căn cơ bậc nào, mà lại muốn thông đạt tất cả pháp môn như thế? Tôi chỉ e sự tán loạn bất định ấy lâu ngày có thể làm cho cư sĩ rối tâm mê muội đó thôi. Còn Sư Thần thì cho rằng: 'Theo Mật Tông chú lực đi đến đâu, dù là một chút hơi bay bụi dính, chúng sanh nơi đó đều được giải thoát. Tịnh Tông không có sự lợi ích như thế!' Phải biết, trì chú tuy công đức vô lượng, niệm Phật há không năng lực chẳng nghĩ bàn? Sao chẳng xem đoạn: Chúng sanh phạm tội ngũ nghịch thập ác, khi sắp chết tướng địa ngục hiện, niệm Phật vài tiếng liền được vãng sanh? Lại há không thấy trên hội Hoa Nghiêm, các Đẳng Giác Bồ Tát chứng đồng với Phật, còn phát mười đại nguyện vương hồi hướng Tây Phương để cầu viên thành quả giác đó ư? Và, nếu môn Tịnh Độ không thù thắng, tại sao chư Phật, Tổ, cho đến ngàn kinh muôn luận đều ân cần cặn kẽ khuyên bảo tu trì? Thật ra, các pháp môn Đại Thừa đều viên diệu, chỉ vì chúng sanh duyên có cạn sâu, căn cơ có sanh, thục, thành thử sự lợi ích có khó cùng dễ đó thôi! Ngài Thiện Đạo là đức A Di Đà hóa thân, trong khi khai thị về chuyên tu, e rằng hành nhơn tâm trí không định, nên đã khuyên dạy: 'Dù cho bậc thánh trong bốn quả, hoặc hàng Bồ Tát * những vị trụ, hạnh, hướng, địa, nhẫn đến mười phương chư Phật đầy cả hư không pháp giới đều hiện thân phóng quang, bảo hãy bỏ môn Tịnh Độ, các Ngài sẽ truyền dạy pháp môn thù thắng, cũng chẳng dám vâng theo, vì trước đã quyết chí chuyên tu Tịnh Độ nên không thể rút lời nguyện.' Thiện Đạo Hòa Thượng biết trước người đời sau hay 'đứng núi này trông núi nọ' rồi không có định kiến, nên mới nói lời ấy. Lời vàng ngọc trên đây, chính những kẻ đã tôn Ngài làm thầy còn ít biết vâng theo, huống chi người chưa nghe hiểu? Một pháp môn rất hợp lý hợp cơ như thế * trước mặt mà đành bỏ qua, lại đi theo con đường nghiệp thức mơ màng, không thiền, không tịnh, há chẳng phải là nghiệp ác đời trước xui khiến hay sao? Thương thay!

Lý nhị không, tức là ngã không và pháp không. Ngã không là biết rõ trong năm ấm hoặc sắc hoặc tâm (sắc là sắc thân, sắc ấm, tâm là thọ, tư*ng, hành, thức) đều do nhân duyên hòa hợp sanh ra, khi nhân duyên chia lìa, liền mất, không thật có cái ta làm chủ tể. Pháp không là thấu suốt năm ấm đương thể vốn không. Tâm Kinh nói: 'Soi thấy năm uẩn đều không' chính là nghĩa này. Lý pháp không đây tức là thật tướng, do phá vô minh chứng được, nên nói: 'Vượt qua tất cả khổ ách.' Lại lý thể pháp thân lìa hẳn những tướng: sanh, diệt, đoạn, thường, có, không, mà làm căn bản của các tướng, rất là chân thật, nên gọi thật tướng. Thật tướng này chúng sanh cùng Phật vẫn đồng, mà hàng phàm phu, Nhị Thừa do vì mê bỏ nên không được thọ dụng. Ví như tự mình có hạt bảo châu trong vạt áo, vì không hay biết nên phải chịu nghèo hèn. Ngộ đạo là trạng thái thông suốt rõ ràng, như mây tan trăng hiện, cửa mở núi bày, lại như người mắt sáng trông thấy đường về, và cũng như người từ lâu nghèo khổ bỗng gặp kho báu. Chứng đạo là như theo đường cũ về đến nhà phủi chân ngồi nghỉ, lại như đem kho báu ấy tùy ý tiêu dùng. Ngộ thì kẻ đại tâm phàm phu, kiến giải đồng với Phật, chứng thì bậc sơ địa không biết chỗ cất bước tới lui của nhị địa. Hiểu được nghĩa ngộ và chứng này, tự nhiên chẳng khởi lòng khinh mạn bậc trên, cũng không sanh tâm lui sụt, mà ý chí cầu sanh Tịnh Độ dù muôn trâu vẫn không thể kéo lôi.

Thời này là thời buổi nào? Nạn binh lửa đang lúc lẫy lừng, nam bắc đánh nhau, trong ngoài chiến loạn, ba bốn năm gần đây, số người chết đến hằng triệu. Từ xưa đến nay chưa nghe có sự thảm thiết như thế! Lại thêm các tai biến: bão lụt, động đất, ôn dịch, tiếp diễn thường thường. Riêng về nạn nắng lụt, không đầy một năm có khi đến đôi ba lần. Vật giá vì thế mắc gấp bội hơn trước. Lúc này, may mà được sống, dám không gắng sức chuyên tu tịnh nghiệp để cầu vãng sanh ư? Nỡ đem thân người khó được, mơ màng theo những pháp tu không hợp thời cơ ư? Hiện giờ nếu không gắng sức chú định một môn, ngày kia muốn được nghe pháp huyền diệu thẳng tắt này, sợ e không còn dịp may ít có như hôm nay nữa!

Thơ đáp Cư Sĩ Châu Tụng Nghiêu

(Phụ Nguyên Thơ)(^)

Nay đệ tử có một nghi vấn, cầu xin lão Pháp Sư từ bi chỉ bảo:

Đệ tử ăn chay niệm Phật đã nhiều năm, nghe dạy rằng: Những người tin tưởng Phật, sẽ được chư Phật trong mười phương ba đời hộ niệm, các vị Thiên Long Bát Bộ, Đại Lực Thần Vương thường theo hộ trì, nghiệp ác đời trước lần lần tiêu trừ, dù có oan gia đối đầu cũng không thể làm hại. Mấy điều trên đây căn cứ trong Kinh Phật, quyết không phải là lời nói suông. Nhưng vào khoảng tháng ba nầy, nhân tiếp được tin tức của người bà con từ Thượng Hải gửi về, khiến đệ tử vô cùng ngạc nhiên! Theo tin ấy cho biết: Bà Trương Thái Thái là người rất tin Phật, ăn chay đã hơn hai mươi năm, thường đến Cư Sĩ Lâm nghe giảng kinh pháp. Bà ấy hiền hậu nhân đức, ưa làm lành, gặp ai cũng đều khuyên ăn chay niệm Phật. Không ngờ một hôm đang đi trên lộ để đem đồ ăn chay cho một vị sư huynh, bà bị xe cán chết. Lúc ấy vì không có ai nhìn, nên nhân viên tuần phòng chở đi, đến ba ngày sau con cháu hay được mới xin đem về chôn cất. Đệ tử nghe tin ấy trong lòng kinh ngạc phi thường, đến nay vẫn còn nghi ngờ chưa hiểu. Việc nầy nếu người trong Phật học hội nghe được, chắc cũng bàng hoàng không an. Cho nên đệ tử dâng lên bức thơ nầy, cầu xin lão Pháp Sư chỉ dạy, nói rõ nguyên do vì sao bà họ Trương lại bị cái chết thảm khốc như thế. Và kết cuộc, bà có được vãng sanh về Tây Phương hay chăng?

Xin lão Pháp Sư mở lời minh huấn để cho nhiều người yên tâm niệm Phật. Ân đức ấy đệ tử cảm bội không cùng!

Tiếp được thơ, biết ngươi đối với đạo lý Phật Pháp còn chưa hiểu rõ. Chúng ta từ vô thỉ đến nay, đã tạo nghiệp ác vô lượng vô biên! Kinh Hoa Nghiêm nói: 'Giả sử nghiệp ác có thể tướng, mười phương hư không chẳng dung chứa hết.' Nên biết sự tu trì của hành nhơn, nếu quả chí thành không dối, thì có thể chuyển trọng báo, hậu báo thành hiện báo, khinh báo. Người phàm mắt thịt chỉ thấy sự kiết hung trước mắt, đâu biết được việc nhân quả đời trước và đời sau.

Bà họ Trương ấy nhiều năm tinh tu, một sớm chết thảm, hoặc giả do sự khổ đó mà tiêu được ác báo tam đồ, sanh về cõi Thiên. Nếu trong hiện đời bà tin sâu nguyện thiết thì cũng có thể sanh về Tây Phương. Nhưng chúng ta đã không có tha tâm đạo nhãn, nên không dám ức đoán quyết chắc bà có được vãng sanh cùng chăng? Việc có thể quyết định là: làm lành tất được quả lành, làm dữ phải mang ác báo. Nếu làm lành mà bị quả dữ, đó là quả báo của nghiệp ác đời trước, chẳng phải quả báo của nghiệp lành đời nầy. Các ngươi thấy bà lão bị sự chết khổ như thế, liền nghĩ lầm rằng việc lành không đáng làm, bởi làm lành không được phước, nên mới sợ hãi nghi ngờ. Sự nhận thức đó đâu có khác gì người chưa nghe hiểu Phật Pháp? Nếu người đã tin chắc lời của Phật, quyết không vì việc ấy mà lộ ra vẻ sửng sốt kinh hoàng. Bởi việc nhân quả trùng điệp không cùng, có khi nhân nầy chưa trả, quả nọ đã chín mùi, ví như gieo giống sớm thì gặt sớm, lại như thiếu nợ, chủ nợ mạnh lôi kéo trước tiên.

Thuở xưa, có người một đời làm lành, khi lâm chung lại bị chết thảm để trả xong nghiệp trước, đời sau lại được phú quí vinh hoa. Như đời Tống một vị tăng ở chùa A Dục Vương muốn trùng tu tòa điện tháp thờ Xá Lợi nghĩ rằng Cần Thân Vương có thế lực, mới đến quyên mộ. Chẳng dè kết quả số tiền quyên không được bao nhiêu, bổn nguyện không thành, vị tăng buồn bã, lấy búa chặt tay trước đền Xá Lợi, máu ra nhiều liền chết. Cùng trong lúc ấy, Cần Thân Vương sanh ra một đứa con. Từ khi mới lọt lòng, đứa bé thường khóc mãi không thôi. Bà vú bế nó đi chơi, đến chỗ treo bản đồ xây tháp Xá Lợi thì đứa bé không khóc, bồng đi lại khóc to lên. Bà vú không biết làm sao, mới gỡ bản đồ xuống thường cầm để trước mặt nó, từ đó đứa bé không khóc nữa. Vương nghe chuyện ấy lấy làm lạ liền sai người đến chùa A Dục hỏi thăm vị tăng khi trước, mới hay ông chặt tay chết đúng vào ngày sanh của con mình. Do nhân duyên đó, Thân Vương một mình đứng ra sửa lại điện Xá Lợi. Đến khi đứa bé ấy được hai mươi tuổi, nhằm lúc vua Ninh Tông băng, không có Thái Tử kế vị, mới di chiếu lập con của Cần Thân Vương lên làm vua. Cậu bé về sau được làm Hoàng Đế bốn mươi mốt năm, tức là vua Lý Tông nhà Tống vậy.

Cái chết của vị tăng cũng là cái chết thảm. Nếu không có sự khóc mãi chẳng thôi và khi thấy bản đồ tháp Xá Lợi liền nín lặng, thì đâu ai biết được đứa bé là thân sau của vị tăng đã chết thảm kia? Việc nầy chép ở tập A Dục Vương Sơn Chí, mà trong năm Quang Tự thứ hai mươi mốt, tôi nhân đi lễ tháp Xá Lợi vài mươi ngày, đã được xem qua. Người rõ lý mặc dù cảnh ngộ thế nào, cũng quyết không nghi nhân quả sai lầm, lời Phật hư dối. Kẻ không rõ lý, chấp chặt một khuôn khổ, chẳng biết có nhân quả phức tạp, cho nên sanh lòng nghi nan, truy ra đều do không có chánh kiến. Như chỗ ngươi nói: người niệm Phật có Tam Bảo gia bị, long thiên hộ trì, đó vẫn là lẽ nhất định không còn sai lầm. Nhưng đối với việc chuyển quả báo nặng đời sau thành quả báo nhẹ đời nầy, ngươi còn chưa rõ biết, nên không khỏi có sự nghi ngờ bàn bạc không hợp lý kia. Thuở xưa, ở Tây Vức, Giới Hiền Luận Sư là bậc đạo đức cao trong một thời, tiếng đồn vang khắp bốn xứ Thiên Trúc. Do vì túc nghiệp, Luận Sư mang chứng bệnh dữ, đau đớn vô cùng, chịu không kham, nên sắp muốn tự tận. Vừa trong đêm ấy, Luận Sư nằm mơ thấy ba vị Bồ Tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm giáng lâm bảo rằng: 'Ngươi trong kiếp về trước, nhiều đời làm vị quốc vương, bởi não hại chúng sanh, nên sẽ phải bị lâu dài đọa vào ác đạo. Nhưng do đời nay ngươi có công hoằng dương Phật Pháp nên chuyển lại chịu sự khổ nhỏ ở nhân gian để tiêu trừ sự khổ lớn nhiều kiếp nơi địa ngục. Vậy ngươi gắng nhẫn chịu, chớ nên buồn rầu mà tính việc chi khác. Trong ba năm nữa, ở xứ Đại Đường có vị tăng tên Huyền Trang, sẽ đến đây thọ pháp với ngươi.' Giới Hiền Luận Sư nghe rồi liền rán chịu khổ sám hối lâu ngày bệnh lần lần thuyên giảm. Qua ba năm sau, Huyền Trang đến chùa Na Lan Đà, Giới Công bảo đệ tử nói trạng thái bệnh khổ của mình, chính người thuật lại cũng nghẹn ngào rơi lệ. Bao nhiêu đó cũng đủ biết sự khổ ấy là dường nào rồi! Nếu ba vị Bồ Tát không nói rõ nhân duyên kiếp trước, người đời sẽ bảo ngài Giới Hiền chẳng phải là bậc đạo đức cao tăng. Hoặc có kẻ lại cho rằng: một vị đại tu hành mà còn bị chứng bệnh thảm thế ấy, thì Phật Pháp có chi là linh nghiệm?

Tóm lại, chỗ hiểu biết của các ngươi còn cạn, nên vừa thấy việc chi hơi khác liền sanh lòng kinh nghi. Hành vi ấy có thể khiến cho kẻ ít căn lành thối thất lòng đạo. Nếu thấy người làm ác mà hiện đời được phước báo, chắc các ngươi cũng khởi niệm hiểu lầm như thế. Nên biết đó chẳng qua là sự chuyển biến của những lớp tiền nhân hậu quả phức tạp không đồng, để đổi quả nặng đời sau làm quả nhẹ hiện tại, hay chuyển quả nhẹ hiện tại thành quả nặng đời sau mà thôi.

Thơ đáp Cư Sĩ Uông Võ Mộc

Phụ Nguyên Thơ(^)

Võ Mộc tôi niệm Phật đã mười năm, mới biết chút ít ý thú. Thiết nghĩ phương pháp chỉ dạy về môn Niệm Phật của các ngài Linh Phong, Mộng Đông và bộ Văn Sao của Tôn Sư, đại để đều là phương tiện lập thiết cho hạng ngu tối quê mùa. Như bọn chúng tôi, được thông hiểu chữ nghĩa, hay suy nghĩ tìm tòi, nếu cứ dùng phương pháp ấy, chắc không thể sanh về Tịnh Độ! Theo ngu ý, những người niệm Phật cầu vãng sanh, trước tiên phải biết: 'niệm Phật đó là ai?' Vì nếu thấy được chủ nhân ông, thì niệm Phật mới có chỗ dùng và sự vãng sanh mới có thể cầm vững! Chẳng riêng gì niệm Phật cần nên như thế, mà tụng kinh trì chú đều phải theo đường lối này. Người đời nay khi nói đến niệm Phật là bảo: phải niệm cho già giặn, tấm lòng như chết, mới có thể vãng sanh. Họ đâu biết, nếu không rõ 'niệm Phật đó là ai?', thì làm sao niệm được già giặn và tấm lòng như chết? Như thế, giả sử mỗi ngày đêm niệm đến mười muôn câu, đối với việc sanh tử có quan hệ gì? Có kẻ lại bảo: 'Người xưa phần nhiều chuyên chú về trì danh, không tham cứu trong câu niệm Phật.' Võ Mộc tôi nói: 'Đó là việc sau khi tham cứu xong rồi của cổ đức, hạng sơ cơ không nên bắt chước theo.' Người niệm Phật đời nay, mười phần hết chín không rõ ý chỉ ấy, thật đáng thương xót! Tôi thường thường cạn lời khuyên bảo, mà hàng cư sĩ có kẻ lại cho tôi là tà kiến nữa. Nghĩa mầu Phật Pháp chìm tối đến thế, nghĩ nên than thở, ngậm ngùi!

Nay xin bày tỏ nỗi lòng, kính cầu Tôn Sư ấn chứng và mong đem nghĩa ấy giải rộng thêm ra. Đó là hạnh phúc của chúng sanh, đâu những riêng cho Võ Mộc!'

Xem rõ ý trong thơ, riêng lòng xiết bao khen ngợi! Các hạ có tâm rất tốt, muốn cho mọi người đều thấy tánh bản lai, để sanh về phẩm sen bậc thượng. Quán Kinh nói: 'đọc tụng Đại Thừa, hiểu nghĩa thứ nhứt, phát lòng Bồ Đề, khuyên nhắc người tu', âu là bản ý của các hạ đó chăng?

Tuy nhiên, nói Pháp cần phải hợp cơ, nếu không xét căn cơ, lầm cho pháp dược, thì đồng với kẻ dung y dùng thuốc giết người. Nên biết hai tông Thiền, Tịnh, cội nguồn vẫn một, song lối tu khác nhau, bên Thiền lấy sự tánh bản lai làm tông, bên Tịnh dùng tín, nguyện, niệm Phật cầu sanh làm yếu chỉ. Giả sử người đời là bậc thượng căn, thì lời của các hạ thật có lợi vô cùng. Nhưng xét lại, người thượng căn rất ít, kẻ trung, hạ quá nhiều, nếu không dạy phát tín, nguyện cầu sanh, mà bảo tham cứu câu niệm Phật, đó là điều hại lớn. Vì nếu tham cứu được tỏ ngộ, vẫn là hân hạnh, song còn phải phát thêm nguyện thiết để cầu vãng sanh. Như tham cứu không thành, mà trong tâm thường giữ quan niệm 'không biết niệm Phật đó là ai, chẳng thể vãng sanh', thì quyết khó cùng Phật cảm thông và được nhờ sự tiếp dẫn. Người biết được 'niệm Phật đó là ai', chính là bậc đã tỏ ngộ, thấy suốt chân tánh. Đời nay, tham cứu đến chỗ đại triệt đại ngộ phỏng có mấy người? Đừng nói chi ai, chính như các hạ cũng chưa từng đến địa vị ấy. Tại sao biết được? Vì nếu các hạ đã đến, quyết không khi nào dám nói những câu: 'Ngài Linh Phong, Mộng Đông lập thiết để dạy hạng ngu tối quê mùa không biết niệm Phật đó là ai, chẳng được gọi là niệm già giặn, tấm lòng như chết dù cho mỗi ngày đêm niệm mười muôn câu, không quan hệ gì đến việc sanh tử, và người xưa chuyên chủ trì danh là việc sau khi tham cứu, kẻ sơ cơ chẳng nên bắt chước theo.'

Xét ra, tấm lòng các hạ thật muốn cho mình và người đều được lợi ích, song lời nói của các hạ, chính mình đã lầm, lại khiến cho người lạc lầm. Từ đây xin chớ nói những lời ấy nữa, bằng chẳng thế, pháp môn rộng lớn độ khắp chúng sanh của Như Lai, sẽ bị các hạ vùi sâu, đóng kín, không được mở thông. Lỗi ấy đồng với tội khinh báng Phật, Pháp, Tăng, phải nên dè dặt! Chỗ thấy hiểu của các hạ, vì không khéo tùy căn cơ, đem pháp thượng căn khuyên mọi người tu tập, nên thành ra thiên chấp, sai lầm. Các hạ chẳng biết, lại cho mình hiểu đúng với nghĩa chân thật của Phật Pháp, cầu xin ấn chứng. „n Quang tuy hèn kém, đâu dám lầm hứa nhận khen giúp theo, để chính mình và các hạ đều sa vào tội khinh báng Tam Bảo hay sao? Như cho lời của kẻ dung tăng nầy không đúng, xin cứ tùy ý mỗi người tự đi riêng đường lối là xong. „n Quang đâu dám ép kẻ khác bỏ sở kiến để theo ý hèn của mình. Chẳng qua vì các hạ hỏi đến, nên bất đắc dĩ phải thẳng lời dâng chút ngu thành đó thôi.

Rất hân hạnh mong nhờ sự xét nghĩ xa rộng.

---o0o---

Vi tính : Huệ Toàn - Diệu Nga
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]