Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Linh Hồn & Nghiệp Thức, Nghiệp nào đi tái sanh?

15/10/202415:08(Xem: 600)
Linh Hồn & Nghiệp Thức, Nghiệp nào đi tái sanh?

luan hoi

Linh Hồn & Nghiệp Thức,
Nghiệp nào đi tái sanh?

Tâm Tịnh cẩn tập



HỎI

Dạ bác ơi, hoan hỉ cho con thắc mắc với : Như 1 người sống hiền hoặc ác ở kiếp này là do nghiệp lực chi phối hay là tập tánh của linh hồn này vốn có ạ, ví dụ như 1 người hiền ở kiếp này thì kiếp sau có hiền như vậy nữa không ạ hay kiếp này sống hiền kiếp sau nghiệp lực lại chi phối thành 1 con người khác ạ, con chưa hiểu rõ, mong bác giảng cho con được hiểu với ạ. Nam Mô A Di Đà Phật.

ĐÁP

Đây là câu hỏi hay, cũng là vấn đề khó biện giải bằng thức tri và tưởng tri của một người học Phật, ngoài trừ Bậc Tuệ Tri Mọi Pháp, Bậc Toàn Thiện, Toàn Giác, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điệu Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn mới có thể làm cho vấn đề sáng tỏ, làm cho khai thị, làm cho khai ngộ, làm cho minh hiển "như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc... " (Tương Ưng Bà-la-môn). Vì thế, trước thời khắc nhập vô dư niết bàn, Đức Phật đã ân cần để lại lời di giáo cho bốn chúng đệ tử cùng chư thiên, như đã được ghi lại trong Thánh Điển Pali trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, mà quý Phật tử Chân Chánh nào cũng đều khắc cốt ghi tâm trên con đường tu học: "Pháp và luật của ta là thầy của các con, đừng nương tựa vào điều gì khác.” (Tương Ưng Bộ. 22. Kinh Đại Bát Niết Bàn). Hoặc như chân ngôn trong Tương Ưng Kiến như sau:

Đối với chúng con, bạch Thế Tôn, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản, lấy Thế Tôn làm lãnh đạo, lấy Thế Tôn làm chỗ nương tựa. Lành thay, bạch Thế Tôn! Thế Tôn hãy nói cho chúng con ý nghĩa của lời dạy ấy. Sau khi nghe lời dạy của Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì. (Tương Ưng Bộ Samyutta Nikàya. Tương Ưng Kiến. I. Phẩm Dự Lưu)

 

Vì thế, những kiến giải sau đây về những gì con hiền thân hỏi đều dựa vào Lời Phật dạy sẽ giúp con có cái nhìn chân thật, đúng đắn vì thuận theo Diệu Pháp, và không chống trái Như Lai và các Bậc Thánh.

Câu hỏi con có 2 vấn đề 1) Nghiệp lực và tập tánh của linh hồn 2) nghiệp thức nào dẫn đi tái sanh của một người, một hữu tình.

Thứ nhất Đạo Phật không có thuyết về linh hồn mà thuyết về nghiệp, nghiệp thiện, nghiệp ác, nghiệp không thiện không ác từ thân khẩu ý, và sự thừa tự nghiệp mà hữu tình làm như được ghi lại trong Trưởng Lão Tăng Kệ, Tiểu Bộ Kinh Khuddaka Nikàya, Thánh Điển Pali như bốn câu kệ sau:

Người nào làm nghiệp gì,
Nghiệp thiện hay nghiệp ác,
Họ thừa tự nghiệp ấy,
Loại nghiệp họ đang làm.

(Tiểu Bộ Kinh. Trưởng Lão Tăng Kệ. Chương Hai Kệ. Phẩm hai: Kệ 144. Jotidàra (Thera. 20)

 

 

Như vậy, không phải linh hồn. Thế thì, cái gì dẫn đi tái sanh? câu trả lời xác đáng, chính là nghiệp thức. Vấn đề này được Đức Phật giảng rất rõ và chi tiết trong Tương Ưng Nhân Duyên, thuộc Tương Ưng Bộ Samyutta Nikàya, mà cụ thể là Định Lý Duyên Khởi trong Thập Nhị Nhân Duyên: Do Vô Minh, dẫn đến Hành (ý hành, khẩu hành, thân hành), Hành sanh Thức (còn gọi là Nghiệp Thức). Thức này trong Tương Ưng Nhân Duyên nói cụ thể là thức đi tái sanh, đi vào trong bụng mẹ, do duyên Thức mà dẫn đến Danh Sắc (tức là ngũ uẩn: Danh là Thọ Tưởng Hành Thức và Sắc là Sắc thân tứ đại) vv. Như vậy, tất cả Hành từ thân khẩu ý (do Vô Minh làm duyên) được lưu lại trong tạng thức, (nghiệp) thức này dẫn đi tái sanh. Chính vì thế, Phật và chư Thánh dạy: chúng sanh thừa tự nghiệp (thiện hay ác, không thiện không ác từ thân khẩu ý sanh ra), la duyên dẫn đi tái sanh.

Vấn đề thứ hai nghiệp nào đi tái sanh, nghiệp thiện hay nghiệp ác, nghiệp không thiện không ác hay cả ba loại nghiệp này, nghiệp trong hiện tại hay nghiệp của các kiếp trước, hoặc cả nghiệp hiện tại và nghiệp kiếp trước (tất cả đều lưu lại trong tạng thức, sau khi xả bỏ sắc thân), thức dẫn đi tái sanh. Thức nào dẫn đi tái sanh, thì không ai biết, không thể nghĩ bàn ngoại trừ Đức Phật mới biết rõ. Điều này đã được Thế Tôn xác quyết trong Tăng Chi Bộ, Chương Bốn Pháp có 04 điều không thể nghĩ bàn, nếu ai bàn luận sẽ đưa đến cuồng loạn và thống khổ., như Phật ngôn dưới dây: Trong bốn điều này có quả dị thục của nghiệp (chẳng hạn một người làm thiện, thời sẽ sanh quả thiện: khi nào sanh quả thiện thì không thể hý luận được, quả thiện trổ ra như thế nào, không ai biết được ngoại trừ Thế Tôn: Dị là biến đổi, Thục là thành thục, thành quả: tức là khi thành quả sẽ có sự thay đổi, biến đổi tùy theo những nhân duyên (kiếp hiện tại, tương lai, hay quá khứ)

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, gọi các Tỷ kheo: Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?

Phật giới của các Đức Phật, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Thiền giới của người ngồi thiền, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Tâm tư thế giới, này các Tỷ kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.

Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. (ĐTKVN, Tăng Chi Bộ I, chương IV, phẩm Không hý luận, phần Không thể nghĩ đến được, VNCPHVN ấn hành 1996, tr 706).

Nói về Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp và Thọ sanh của hữu tình với Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp mà họ đã làm và thừa tự, Thế Tôn xác quyết trong Trung Bộ Kinh Majjihima Nikàya Kinh số 136 Đại Nghiệp Phận Biệt đại loại có ý ngắn gọn như sau:

Trên đời này có 4 hạng người:

1) Hạng người chuyên làm ác, sinh về cõi ác

2) Hạng người chuyên làm ác, sinh về cõi lành (cõi trời, cõi người)

3) Hạng người chuyên làm thiện, sinh về cõi lành (cõi trời, cõi người)

4) Hạng người chuyên làm thiện, sinh về cõi ác.

Này Ananda, có bốn loại người này có mặt ở đời. Thế nào là bốn? Ở đây, này Ananda, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời ác khẩu, nói lời phù phiếm, có tham dục, có sân tâm, có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người sát sanh,... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói ác khẩu, từ bỏ nói lời phù phiếm, từ bỏ tham dục, từ bỏ sân tâm, có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.

Nhưng ở đây, này Ananda, có người từ bỏ sát sanh,... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Tại sao có sự việc trái nghịch như vậy? Chẳng hạn, một người chuyên làm thiện ở kiếp hiện tại, sau khi mạng chung, người ấy sanh về cõi dữ, đọa xứ, địa ngục. Đoạn kinh văn được trích từ Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt cho thấy việc này có lẽ vì nghiệp ác tạo ra đau khổ của người ấy đã được người ấy thực hiện trước đó, hoặc nghiệp ác tạo ra đau khổ của người ấy đã được người ấy thực hiện sau đó, hoặc một tà kiến ​​đã được chấp nhận và chấp chặt ngay lúc lâm chung., nên tái sanh vào ác đạo, như đoạn trích dẫn dưới đây...:

 

Ở đây, này Ananda, người nào sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này... Hoặc là một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm lúc trước, hay một thiện nghiệp đưa đến cảm giác lạc thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một chánh kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Và ai ở đây sát sanh, lấy của không cho... có tà kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.


Ở đây, này Ananda, người nào từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến; sau khi thân hoại mạng chung, người ấy bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục... Hoặc là một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm từ trước, hay một ác nghiệp đưa đến cảm giác khổ thọ do người ấy làm về sau, hay trong khi mệnh chung, một tà kiến được người ấy chấp nhận và chấp chặt. Do vậy, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Và ai ở đây từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho... có chánh kiến, người ấy phải lãnh thọ quả báo được khởi lên ngay hiện tại hay trong một đời khác.

(Có thể theo link để đọc toàn bộ bài kinh số 136 Kinh Đại Nghiệp Phân Biệt-Trung Bộ Kinh: https://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung136.htm).

Như vậy, cận tử nghiệp là phút giây quan trọng, vì cho dẫu người làm thiện cả đời, đến lúc mạng chung mà khởi niệm bất thiện và chấp chặt tà kiến đó, sẽ đưa đến chỗ thọ sanh không lành; hoặc do nghiệp lực (nghiệp ác được làm từ trước trong đời, hoặc từ những kiếp sống trước đang chờ duyên thành thục) Vì thế, việc có mặt của thiện tri thức trong giây phút lâm chung là rất quan trọng vì trợ duyên cho người sắp mất giữ vững Chánh Kiến, đặc biệt đối với hành giả Tịnh Độ, giữ vững câu Phật hiệu, và niềm tin vững vàng vào sự lai nghinh của A Di Đà Phật về Miền Cực Lạc Tây Phương.

Lưu ý nhân duyên tuyên thuyết đại nghiệp phân biệt của Thế Tôn là vì một du sỹ ngoại đạo Potaliputta đến vấn hỏi tôn giả Samiddhi mà không được tôn giả giải thích rõ ràng. Để ý kỹ, Đức Phật tuyên bố trên thế gian này có 4 loại hạng người (nói chung không phân biệt). Tuy nhiên, đối với Phật tử chân chánh của Thế Tôn, sinh ra từ miệng của Như Lai, do Pháp sanh ra, do Pháp tạo ra, với một niềm tin nhất tâm hướng về Như Lai và Pháp của Như Lai không một chút phân vân, không một chút nghi ngờ về Như Lai, và Pháp của Như Lai, tin bất động vào Tam Bảo và ngũ giới trong sạch (thân & khẩu trong sạch), thời sẽ thoát tái sanh về ác đạo, như lời Phật dạy trong Pali Tạng và Hán Tạng.

Có thể theo link sau để tham khảo bài kết tập lời Phật dạy từ tạng kinh Pali sẽ hiểu rõ vấn đề này, khiến cho những Phật tử nào có niềm tin vững vàng vào Tam Bảo và Ngũ Giới trong sạch (thân, khẩu trong sạch: trí rõ biết thân, khẩu không làm điều ác), thì sẽ vui như hội trăng rằm quanh năm: xem: https://phatgiaonguyenthuy.com/article/nghien-cuu-phat-hoc/thanh-tuu-long-tin-vao-tam-bao-va-ngu-gioi.html

Hoặc với lòng tin chân thật vào Thế Tôn, tin tuyệt đối vào Đại Nguyện Bi Trí viên mãn của A Di Đà Phật, Cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, và sự lai nghinh của Ngài đối với những hành giả niệm Phật hoặc bất kể ai với bất kỳ căn lành nào với chí tâm, chí nguyện sanh vế cõi Ngài, thời sẽ được toại nguyện.. như bài kết tập lời Phật dạy về Mười Lợi Ích Khi Tin Phật Chân Thật từ Pali Tạng cho đến Hán Tạng (trên Website: Viện Nghiên Cứu Phật Học như sau: https://vncphathoc.com/dai-tang-kinh-viet-nam/dai-tang-nam-truyen/muoi-loi-ich-khi-tin-phat-chan-that.html

Hy vọng những chia sẻ ngắn gọn Chánh Pháp của Thé Tôn giúp con nắm bắt được vấn đề mà con hiền thân nghi vấn.

Trong tâm từ

Bác Tiến (Tâm Tịnh)

Nguyện đem công đức này
Hướng về chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh Cực Lạc Tây Phương

Ps. Bác xin chia sẻ bài Pháp này đến nhiều đạo hữu gần xa, trên các trang Phật giáo nhé con thân.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 5432)
Đi tìm nguồn cội của những việc cần tìm hiểu quả là điều rất hữu ích và cần thiết cho những người học Phật như chúng ta ngày nay. Tuy trong hiện tại chúng ta có quá nhiều phương tiện để tìm hiểu, đọc tụng cũng như học hỏi, nhưng cũng không phải muốn tìm gì là có ngay lời giải đáp đúng như ý ta mong đợi, mà vẫn cần phải qua những trải nghiệm của bản thân cũng như sự tu học hành trì, nghiên cứu lâu ngày, chúng ta mới thẩm thấu được lời Phậtdạy. Vì lẽ lời dạy của Đức Phật nằm rải rác khắp nơi trong ba tạng của Nam Truyền và ba tạng của Bắc Truyền, có cả hàng triệu triệu chữ và nhiều nhà phiên dịch, chú giải khác nhau, nên không phải ai cũng có cơ duyên để trì tụng, nghiên cứu hết ba tạng Kinh điển này. Riêng bản thân tôi không dám làm việc gì quá khả năng, chỉ cố gắng gom góp lại những chỗ đã đọc qua, nhằm cống hiến cho quý vị một sự hiểu biết căn bản về Đức Phật A-di-đà, để chúng ta không còn nghi ngờ gì nữa khi trì tụng các Kinh A-di-đà, Kinh Vô Lượng Thọ hay Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Đó
21/06/2020(Xem: 9965)
Do một thiện niệm vừa phát sinh sau khi TT Thích Nguyên Tạng chấm dứt 48 bài pháp thoại liên tục được livestream trên Facebook của trangnhaquangduc trong mùa cách giản xã hội vì đại dịch Corona vào mỗi sáng sau thời công phu khuya ( với kinh Lăng Nghiêm, Đại Bi và thập chú ) mà người viết mới có dịp ôn lại những gì trong “ PHÁP NGỮ CỦA HT TỊNH KHÔNG” đã được TT Thích Nguyên Tạng Việt dịch và được xuất bản từ 2004. Thời gian trôi qua nhanh quá , thấm thoát đã 16 năm mà đến bây giờ đây là lần thứ ba tôi mới đọc lại , phải nói là rất ân hận cho sự vô minh của mình trong nhiều năm và đã uổng phí thời gian để có thể tu tập đúng hơn nữa .
07/05/2020(Xem: 6664)
Đệ tử tên là: .......... Một lòng quy kính - Đức Phật A Di Đà. Thế giới Cực Lạc - Nguyện lấy hào quang - Trong sạch soi cho, Lấy thệ từ bi - Mà nhiếp thọ cho - Con nay chánh niệm, Niệm hiệu Như Lai - Vì đạo Bồ Đề - Cầu sanh Tịnh Độ. Phật xưa có thệ: “Nếu có chúng sinh - Muốn sinh về nước ta Hết lòng tín nguyện - Cho đến mười niệm - Nếu chẳng đặng sinh Chẳng thành Chánh Giác - Chỉ trừ kẻ ngũ nghịch - Kẻ bài báng Chánh Pháp” - Do vì nhân duyên - Niệm hiệu Phật nầy - Được vào trong bể - Đại thệ Như Lai - Nhờ sức Từ Bi Các tội tiêu diệt - Căn lành tăng trưởng.- Khi mạng gần chung, Biết trước giờ chết- Thân không bệnh khổ- Tâm không tham luyến,
05/05/2020(Xem: 6987)
Chiều nay ngày 19 tháng 7 năm Mậu tuất (2018), tôi đến Phương trượng Tổ đình Từ Đàm, đảnh lễ Trí Quang Thượng Nhân, sau khi xuất hạ, Thượng Nhân đã dạy cho tôi những điều hữu ích gồm: 1- Pháp học: Pháp giới tạng thân A-di-đà-Phật là chỉ cho Thân thể của Phật A-di-đà bao trùm khắp cả không gian và thời gian về mặt không gian là cả mười phương. Về mặt thời gian là bao trùm cả ba đời.
13/03/2020(Xem: 20107)
Quyển "The Buddha and His Teachings" (Đức Phật và Phật Pháp) được ấn hành tại Sài gòn năm 1964 nhờ sự phát tâm bố thí của liệt vị Phật tử Việt Nam. Đạo hữu Phạm Kim Khánh, pháp danh Sunanda, đã dày công phiên dịch thiên khái luận nhỏ bé này ra tiếng mẹ đẻ với mục đích đáp lại phần nào lòng mong ước của những ai muốn hiểu Đức Phật và giáo lý của Ngài. Công đức này được hàng Phật tử Việt Nam ghi nhận. Trong hiện tình, nước Việt Nam không mấy được yên ổn. Bao nhiêu người đang đau khổ, về vật chất cũng như tinh thần. Không khí căng thẳng này quả không thích hợp với việc làm có tánh cách tinh thần và đạo đức
20/12/2019(Xem: 6040)
Niệm Phật là phương pháp thực hành rất phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông hay còn được gọi là Pháp môn Niệm Phật. Nhưng nếu thuần túy chỉ niệm Phật mà thôi, thiếu tu học thì chúng ta có thể tái sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc được hay không? Tính cốt lõi của pháp môn Niệm Phật là lấy Minh tâm (trong sáng) làm công yếu, lấy Hạnh môn (tịnh tâm) làm chính yếu. Tu và học phải đi đôi với nhau. Tu là thay đổi bản chất, tánh nết của mình cho được tốt hơn, cho được thiện lành hơn -đó mới là tu tâm dưỡng tánh. Còn Học là để mở mang kiến thức, để hiểu và nhận ra những điều thiện lành. Vậy tu học là đôi chân vững chắc để chúng ta đi đến được bến bờ giác ngộ. Tu làm sao để nở tâm Bồ Đề, đừng nở tâm ganh tỵ. « Văn, tư, tu » như lời Đức Phật dạy, trước tiên chúng ta phải lắng nghe, sau đó suy nghĩ để nhận biết rồi mới thực hành. Khi niệm Phật chúng ta phải nhất tâm tưởng đến Phật hiện tại, giúp tâm chúng ta có chất liệu để thành Phật. « Nhất thiết ch
12/09/2019(Xem: 6357)
Đại sư Từ Chiếu (Chi: Tzu Chao) có lần nói: "Người tu Tịnh độ lúc sắp chết thường bị Ba Điều Nghi và Bốn cửa ải làm trở ngại cho việc vãng sanh Cực Lạc. Do đó hành giả ngày thường cần chuẩn bị, suy tư và đề phòng để có thể loại trừ chúng trong lúc lâm chung.
24/08/2019(Xem: 10807)
Niết bàn là khái niệm thể hiện triết lý độc đáo về giải thoát của Phật giáo. Đây là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, giải thoát khỏi mọi đau khổ của cuộc đời. Trạng thái này có thể đạt được khi còn đang sống (Hữu dư Niết bàn) hoặc khi đã chết (Vô dư Niết bàn). Phật giáo Tiểu thừa hướng tới Vô dư Niết bàn - một Niết bàn tịch diệt, cô đơn, từ bỏ mọi thú vui trần thế. Phật giáo Đại thừa lại hướng tới Hữu dư Niết bàn - một Niết bàn nhân bản, nhập thế và hoạt động cùng những buồn vui nhân thế. Quan niệm này đã mang lại một sức hấp dẫn, sức sống mới cho Phật giáo, đặc biệt là trong xã hội hiện đại.
22/08/2019(Xem: 7520)
Chư Tôn liên tông vãng sanh tịnh độ Cực Lạc lưu lại bằng chứng: - Đa số các ngài vãng sanh tự tại và biết trước ngày tháng ra đi - Một số lưu lại xá lợi (Sư Thích Thiền Tâm biết trước 6 tháng, ngày vãng sanh Cực Lạc, ra đi ngay trên bổn tọa trước đại chúng, lưu lại xá lợi răng ngũ sắc, và một bài kệ Bồ Tát Thích Quảng Đức an nhiên tự thiêu vì đạo pháp để lại xá lợi trái tim bất diệt)
18/08/2019(Xem: 6130)
Bài kết tập này sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu trực tiếp từ những bài kinh thuộc Nikàya (Pali tạng), và Hán tạng ngõ hầu giúp quý đạo hữu nhận biết tính tương đồng, nhất quán của hai hệ thống giáo điển trong việc ứng dụng lời Phât dạy trong đời sống thực tế hàng ngày, qua đó hành giả có thể đoạn ác tu thiện, tự lợi, lợi tha, lợi cho quần nhân, xã hội, lợi cho Tam Bảo; và sau khi mãn phần đối với hành giả Tịnh Độ, sẽ được thoát sanh về miền Cực Lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]