Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Hiếu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

30/08/202408:38(Xem: 640)
Tìm Hiếu Giáo Nghĩa Tịnh Độ Chân Tông Nhật Bản

TÌM HIỂU
 GIÁO NGHĨA
TỊNH ĐỘ CHÂN TÔNG NHẬT BẢN

Định Huệ dịch Việt
(Trích Nhật Bản Phật Giáo Sử của Dương Tăng Văn)



than loan-thanh nhon
Thân Loan (zh. 親鸞, ja. shinran), 1173-1262, là Cao tăng người Nhật,
 sáng lập Tịnh độ chân tông (ja. jōdo-shin-shū) của Phật giáo Nhật Bản.



Hệ thống
 giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.

Tịnh độ Chân tông vốn là Tịnh độ giáo đối ứng với “Các giáo thuộc Thánh đạo”, thật ra là chỉ cho Tịnh độ tông của Ngài Nguyên Không (1133-1212). Về sau nó được dùng chỉ riêng cho tông phái Tịnh độ do Ngài Thân Loan sáng lậpTịnh độ Chân tông Nhật Bản thường được gọi tắt là Chân tông, nhân vì đề xướng “Chỉ nhất hướng chuyên niệm Phật Vô Lượng Thọ”, trên lịch sử cũng đã từng được gọi là Nhất Hướng Tông. Do vì Ngài Thân Loan gọi tín đồ là “Ngự môn đồ chúng” nên cũng gọi là Môn Đồ tông. Đến thời cận đại (1872) mới chính thức gọi là Tịnh độ Chân tông.
 
Trong tác phẩm “Giáo Hành Tín Chứng”, Ngài Thân Loan từ bốn phương diện Giáo, Hành, Tín, Chứng đã kiến lập hệ thống giáo nghĩa của Tịnh độ Chân tông.
 
Giáo 
Tức là giáo phápthực ra là chỉ kinh điển chủ yếu dùng để y cứ, cho rằng chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ (gọi tắt là Đại Kinh) mới là giáo chân thật của Phật, nghĩa là: “Đức Phật Thích Ca xuất hiện ở thế gian tuyên dương giáo pháp cứu vớt quần sinh, là tông thú của kinh, tức là lấy danh hiệu Phật làm tông chỉ của kinh” (quyển 1). “Bản nguyện Như Lai” nói ở đây tức là nguyện thứ 18 trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà trước khi thành Phật.
 
Nguyện thứ 18: “Nếu tôi thành Phậtchúng sinh ở khắp mười phương chí tâm tin ưa muốn sinh về nước tôi, thậm chí mười niệm, nếu chẳng được sinh thì tôi không thành Chánh giác”. Nguyện này được gọi tắt là “Nguyện niệm Phật vãng sinh”. Trong tác phẩm Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập, Ngài Nguyên Không luận chứng nguyện này là “vãng sinh bản nguyện”. Nói “niệm Phật” tức là niệm danh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Ngài Thân Loan cho đây là tông chỉ của kinh này.
 
Ngài Không Nguyên lấy “ba kinh, một luận”(1) làm kinh điển y cứ chính. Ngài Thân Loan tuy kế thừa quan điểm “Niệm Phật vãng sinh bản nguyện” của Ngài Nguyên Không đối với Di Đà, nhưng chỉ lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm kinh điển y cứ chính, ở dưới tên kinh này đặc biệt ghi chú “Giáo pháp chân thậtTịnh độ Chân tông”.
 
Hành
Tức là tu hànhthực ra là chỉ cho nội dung tu hành, tức xưng niệm danh hiệu “Nam mô A Di Đà Phật”. Ngài Thân Loan nói: “Xưng danh hiệu Vô Ngại Quang Như Lai (tức A Di Đà Phật). Hạnh này nhiếp hết thảy các thiện pháp, đủ các cội gốc công đức, rất mau viên mãn  công đức nhất thật chân như quý báu mênh mông như biển cả, nên gọi là đại hạnh” (quyển 2).
 
Xưng danh niệm Phật là căn cứ vào điều nguyện thứ 17 trong Kinh Vô Lượng Thọ: “Lúc tôi thành Phậtvô lượng chư Phật ở thế giới khắp mười phương nếu chẳng ngợi khen danh hiệu của tôi thì tôi không ở ngôi Chánh giác”. Ngài Thân Loan gọi nguyện này là “nguyện chư Phật xưng dương”, “nguyện chư Phật ngợi khen”, “nguyện tuyển trạch xưng danh”.
 
Chúng sinh niệm danh hiệu Phật có thể đoạn trừ tất cả vô minh và sinh tử phiền nãothỏa mãn tất cả nguyện vọng. “Xưng danh là chánh nghiệp tối thắng tối diệu. Chánh nghiệp đó là niệm Phật”, “Một niệm tức là một tiếng, một tiếng tức là một niệm, một niệm tức là một hạnh, một hạnh tức là chánh hạnhchánh hạnh tức là chánh nghiệpchánh nghiệp tức là chánh niệmchánh niệm tức là niệm Phật, là Nam mô A Di Đà Phật” (quyển 2). Đây là lấy miệng xưng cùng tâm niệm đồng thời khởi, dù chỉ trong tâm tưởng đến danh hiệu Di Đà cũng kể là niệm Phật.
 
Trong Tịnh Độ Văn Loại Tụ Sao giảng càng rõ hơn: “Một tiếng tức là xưng niệmxưng niệm tức là ức niệmức niệm tức là chánh niệmchánh niệm tức là chánh nghiệp”. Do Phật A Di Đà có bản nguyện nhiếp thủ tất cả chúng sinh niệm Phật vãng sinh Tịnh độ Cực lạc, cho nên “Thánh nhân lớn nhỏ, người ác nặng nhẹ” đều có thể nhờ “sức bản nguyện” của Phật mà thông qua niệm Phật vãng sinh Tịnh độ, “niệm Phật thành Phật”. Ngài nói: “Tha lực là nguyện lực của Như Lai” (quyển 2).
 
Tự giải tự ngộ, tự tu công đức đều là “tự lực”, Ngài cho rằng thời đại mạt pháp phải nhờ vào tha lực của Phật Di Đà mới có thể vãng sinh giải thoát. Điều này tuy là chủ trương nhất quán của Tịnh độ giáo, nhưng Ngài Thân Loan càng nhấn mạnh đến tín tâm tuyệt đối vào tha lực của bản nguyện A Di Đà. Trên cơ sở đầy đủ tín tâm này lại tu chánh niệmchánh hạnh niệm Phật thì nhất định được vãng sinhthành Phật, đó là “chóng đến cõi nước quang minh vô lượng, chứng đại bát Niết bàn” (quyển 2).
 
Tín 
Là chỉ cho tín tâm tuyệt đối với điều nguyện thứ 18 (Vãng sinh bản nguyện) của Phật A Di Đà trong Kinh Vô Lượng Thọ. Điều nguyện này của Phật A Di Đà là “tuyển trạch bản nguyện”, cũng gọi là “nguyện chí tâm tín nhạo”, “nguyện vãng tướng tín tâm”, đây là một điều nguyện quan trọng nhất trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà. Tin Phật một cách chí thành vô hạn, vui mừng phát nguyện sinh về Tịnh độ Cực lạc ở Tây Phươngtín tâm này tương thông với bản nguyện của Phật A Di Đà, nhờ đó có thể nhờ vào tha lực của Phật mà vãng sinh Tịnh độ, chứng đại Niết bàn.

Vì thế, gọi tín tâm này là “đại tín tâm”, là “phương thuốc trường sinh bất lão”, là “nghệ thuật xảo diệu hân tịnh yếm uế”, là “trực tâm tuyển trạch hồi hướng”, là “tín nhạo lợi tha sâu rộng”, là “chân tâm kim cương bất hoại”, là “tịnh tín dễ vãng sinh mà không có người tu”…, là “con đường tắt thế gian khó tin”, là “nhân chân chánh chứng đại bát Niết bàn” (quyển 3).
 
Về quan hệ Tín và Hành, Ngài nói: “Tín tâm chân thật ắt có đủ danh hiệudanh hiệu chưa chắc có đủ tín tâm vào nguyện lực” (quyển 3), ý nói có tín tâm đối với Tịnh độ và nguyện lực của Phật A Di Đà thì cũng là có đủ hạnh xưng niệm danh hiệu A Di Đà. Nhưng chỉ niệm danh hiệu, không nhất định là có tín tâm này. Vả lại, tu hạnh xưng danh niệm Phật chỉ là một cách sinh ra tín tâm, thông qua xưng niệm danh hiệu có thể sinh ra tín tâm tuyệt đối đối với nguyện lực của Phật A Di Đà.
 
Ngài Thân Loan dẫn Kinh Vô Lượng Thọ: “Các chúng sinh nghe danh hiệu Phật A Di Đà tín tâm hoan hỷ”. Giải thích: “Chúng sinh nghe bản nguyện của Phật sinh khởi lòng tin trước sau không nghi, ấy gọi là nghe. Tín tâm nghĩa là tín tâm hồi hướng bản nguyện lực” (quyển 3). Đây là do nghe nói đến nguyên nhân Phật A Di Đà phát nguyện thì sẽ tin sâu chẳng nghi đối với “bản nguyện lực” của Phật A Di Đà, nhờ đó mà có đủ tín tâm đối với tha lực Di Đà. Ngài cho rằng cái nhân vãng sinh Tịnh độ không phải là hạnh xưng niệm danh hiệu Phật mà chính là tín tâm, là tín cho nên nói: “Tín tâm là không hai tâm, nên nói là nhất niệm, cũng gọi là nhất tâmnhất tâm là nhân chân thật của báo độ thanh tịnh”.
 
"Một niệm vãng sinh tức là chuyên tâmChuyên tâm tức là thâm tâmThâm tâm tức là thâm tínThâm tín tức là kiên cố thâm tínKiên cố thâm tín tức là quyết định tâmQuyết định tâm tức là vô thượng tâm. Vô thượng tâm tức là chân tâmChân tâm tức là tương tục tâmTương tục tâm tức là thuần tâm. Thuần tâm tức là ức niệmỨc niệm tức là chân thật nhất tâmChân thật nhất tâm tức là đại khánh hỷ tâm. Đại khánh hỷ tâm tức là chân thật tín tâm.
 
Chân thật tín tâm tức là kim cương tâmKim cương tâm tức là tâm nguyện làm PhậtTâm nguyện làm Phật tức là tâm độ chúng sinh. Tâm độ chúng sinh tức là tâm nhiếp thủ chúng sinh sinh về Tịnh độ An lạc. Tâm này tức tâm đại Bồ đề. Tâm này là tâm đại từ bi. Tâm này do trí huệ quang minh vô lượng sinh, cho nên nguyện hải bình đẳngNguyện hải bình đẳng nên phát tâm bình đẳngPhát tâm bình đẳng nên đạo bình đẳng. Đạo bình đẳng nên đại từ bi bình đẳngĐại từ bi bình đẳng là chánh nhân thành Phật” (quyển 3).
 
Một niệm muốn vãng sinh Tịnh độ Di Đà chính là “chân thật tín tâm” của sự vãng sinh, chính là “tâm nguyện làm Phật”…, là “chánh nhân thành Phật”. Một niệm có tính quyết định tức là “nhất niệm tịnh tín”, là nguyên nhân căn bản của sự vãng sinh và thành Phật. Về sau, trong nội bộ Chân tông gọi đó là “tín tâm là gốc”.
 
Ngài Thân Loan còn chủ trương, sau khi một người đã xây dựng được tín tâm đối với nguyện lực Di Đà vẫn phải xưng niệm danh hiệu Di Đà. Sự xưng niệm này tuy chẳng phải là chánh nhân đưa đến vãng sinh Tịnh độ, nhưng là biểu thị sự báo đáp ân Phật, nên Ngài nói: “Cần phải thường xuyên xưng niệm danh hiệu Như Lai để báo đáp ân từ bi hoằng thệ của Phật A Di Đà” (quyển 2).
 
Chứng 
Tức là kết quả tu hành, là cảnh giới đạt đến. Ngài nói, bất cứ người nào “không phân biệt sang hèn, tăng tụcnam nữ, già trẻ, không luận tạo tội nhiều ít, tu hành bao lâu” (quyển 3), chỉ cần có đủ tín tâm tuyệt đối với Tịnh độ và nguyện lực của Phật A Di Đàsau khi chết liền được “nhập vào hàng ngũ Đại thừa chánh định tụ (tức là đạt đến địa vị Bất thoái chuyển của Bồ Tát).
 
Vì trụ chánh định tụ ắt đến diệt độ. Ắt đến diệt độ tức là thường lạcThường lạc tức là tất cánh tịch diệtTịch diệt tức vô thượng Niết bànVô thượng Niết bàn tức pháp thân vô vi (quyển 4). Tịnh độ An lạc là “Vô lượng quang minh độ”, “chân báo Phật độ” (quyển 5). Vãng sinh Tịnh độ tức là đạt đến triệt để giải thoát thành Phật. Ngài Thân Loan minh xác chủ trương vãng sinh tức là thành Phật.
 
Ngài Thân Loan cho rằng Kinh Quán Vô Lượng Thọ (Quán Kinh, Ngài gọi là “Yếu môn”) và Kinh A Di Đà (Tiểu Kinh, Ngài gọi là “Chân môn”) đều là Tịnh độ giáo thuộc “phương tiện”, “tự lực giả môn”. Chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ mới là giáo chân thật tuyên thuyết bản nguyện tha lực Di Đà. Nhưng Ngài lại nói: “Ba kinh đều do đức Phật Thích Ca tự thuyết”, “đều lấy kim cương tâmchân tâm làm trọng yếu.
 
Chân tâm tức là đại tín tâm”, “đại cương của ba kinh này tuy có nghĩa hiển bày và nghĩa ẩn mật, nhưng cũng đều nói tín tâm là động cơ thể nhập” (quyển 6). Ba kinh đều nhất trí khuyên chúng sinh niệm Phật và đều dạy dùng tín tâm để vãng sinh Tịnh độ. Vì thế dù đối với Quán Kinh hay Tiểu Kinh cũng cần phải thấu qua văn tự mà nhận thức chân ý ẩn tàng trong đó để kiến lập tín tâm tuyệt đối với nguyện lực Di Đà.
 
Năm 1255, Ngài Thân Loan, sau khi trở về kinh đô, trứ tác Ngu Ngốc Sao 2 quyển, Trong tác phẩm này, ngài đề xuất lý luận phán giáo của mình, tức là phân loại bình luận toàn bộ Phật pháp. Ngài đem Phật pháp chia thành hai giáo: Đại thừa và Tiểu thừa. Lại chia Đại thừa làm Nan hành đạo (tức là tự lực Thánh đạo môn) và Dị hành đạo (tức là tha lực Tịnh độ môn). Tự lực Thánh đạo môn được chia làm Tiệm giáo và Đốn giáo, Ngài lại dùng các từ vựng “Thụ”, “Hoành”, “Thụ xuất”, "Thụ siêu”, “Hoành xuất”, “Hoành siêu” để tiến hành bình luận về toàn bộ Phật pháp.
 
- Thụ là chỉ cho trình tự tu hành trước sau cạn sâu.
 
- Hoành  là không có trình tự thứ lớp.
 
- Xuất là xuất ly tam giới đạt đến giải thoát.
 
- Siêu là đạt ngay đến cảnh giới giác ngộ tối cao.
 
Ngài Thân Loan dùng “Thụ” đại biểu cho Thánh đạo môn, dùng “Hoành” đại biểu cho Tịnh độ môn.
 
Thụ xuất” là chỉ cho tiệm giáo trong Thánh đạo môn như Pháp Tướng tông… chủ trương “quyền giáo” phải trải qua nhiều kiếp tu hành.
 
Thụ siêu” là chỉ cho đốn giáo trong Thánh đạo môn như Hoa Nghiêm tôngThiên Thai tôngThiền tông … chủ trương “thật giáo” ngay nơi thân này là Phật, ngay thân này thành Phật.
 
Hoành xuất” là “tự lực phương tiện giả môn” trong tha lực Tịnh độ môn, chỉ cho giáo pháp nói phải tu thiện công đức và chín phẩm vãng sinh trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
 
Hoành siêu” là giáo pháp chân thật của “tuyển trạch bản nguyện” trong tha lực Tịnh độ môn, tức là giáo pháp nói về vãng sinh báo độ trong Kinh Vô Lượng Thọ.
 
Hoành xuất” là tiệm giáo trong Tịnh độ môn. “Hoành siêu” là đốn giáo trong Tịnh độ môn. Sự phán giáo này đề cao địa vị Kinh Vô Lượng Thọ và luận thuyết của Ngài Thân Loan về tín tâm tuyệt đối đối với tha lực Di Đà là giáo thuyết căn bản của việc vãng sinh thành Phật.
Tượng của Ngài Thân Loan - người sáng lập Tịnh độ Chân tông Nhật Bản
 
B. Tín tâm là gốc và vãng sinh thành Phật siêu việt thiện ác
 
Lý luận thiện ác báo ứng rất phổ biến trong truyền thống Phật giáo, cũng như giáo nghĩa có ảnh hưởng rất lớn trong dân gian. Theo lý luận này, người hành thiện tích đức đời sau sẽ được báo ứng tốt đẹp (sinh lên trời hoặc sinh vào nhà giàu sang ở nhân gian), kẻ làm ác tạo tội bị báo ứng xấu (sinh làm súc sinh hoặc đọa địa ngục…).
 
Trong điều kiện lịch sử đương thời, lý luận này kết hợp với luân lý của xã hội đưa đến tác dụng thưởng thiện phạt ác. Tại nội bộ Phật giáolý luận thiện ác báo ứng là giáo nghĩa thuộc tầng bậc thấp hướng đến số đông tín đồ bình dân
 
Ngoài ra, mỗi tông phái Tiểu thừa hoặc Đại thừa còn có một hệ thống giáo nghĩa tu hành giải thoát mang tính triết học tư biện ở tầng bậc sâu hơn. Tịnh độ tông đem các giáo phái và giáo nghĩa của Phật giáo trước đó gọi chung là Thánh đạo môn “tự lực”, “nan hành”, đề cao vai trò của “chuyên tu niệm Phật” vãng sinh Tịnh độ (giải thoát). Điều này tuy phủ định đối với các luận điểm sự tu hành giải thoát của Phật giáo trước kia và thiện ác báo ứng, nhưng vẫn chủ trương niệm Phật tiêu tội như đã nói: “Xưng niệm một tiếng Phật liền trừ năm trăm vạn kiếp tội”.
 
Tịnh độ Chân tông lại tiến thêm một bước cho rằng vãng sinh (tức thành Phật) không có quan hệ gì đến hành vi thiện ác, mà do tín tâm đối với nguyện lực Di Đà quyết định, nên cho rằng niệm Phật tiêu tội thuộc về “tự lực” và phủ định nó.
 
Tư tưởng của Thân Loan cho rằng tín tâm tuyệt đối đối với bản nguyện Di Đà là “nội nhân”, là “chân nhân”, là “chánh nhân” vãng sinh thành PhậtVãng sinh thành Phật đã do tín tâm quyết định vậy thì không quan hệ gì đến thiện ác của cá nhân.
 
Ngài Thân Loan nói: “Bản nguyện Di Đà không phân biệt người già, trẻ, kẻ thiện, ác. Phải biết tín tâm là cội gốc. Mục đích của bản nguyện Di Đà là cứu vớt chúng sinh tội ác sâu nặng, phiền não lẫy lừng. Nếu như tin bản nguyện Phật thì không cần thiện hạnh khác. Không có thiện hạnh nào hơn niệm Phật. Chẳng cần sợ ác hạnh, vì nó không ngăn ngại được bản nguyện Di Đà, làm trở ngại chúng sinh ác hạnh vãng sinh” (Thán Dị Sao). “Người phát được nhất niệm hỷ ái tâm (tức là tâm niệm nguyện vãng sinh Tịnh độ) chẳng đoạn phiền não mà đắc Niết bàn”. (Giáo Hành Tín Chứng, quyển 2). “Bất luận người chết dù thiện hay ác, hễ có tín tâm quyết định thì người ấy ắt trụ chánh định tụ” (nghĩa là trụ Bất thoái chuyển, Ngài Thân Loan giải là “tương đương với Phật vị”) (Mạt Đăng Sao).
 
Ngài Thân Loan chủ trương tín tâm vãng sinh, nói cho cùng cũng là do Di Đà ban cho, vì tương thông với bản nguyện Di Đà nên có sức bất tư nghì. Người có đủ tín tâm này, sau khi chết thần thức có thể “hoành siêu ngũ thúbát nạn”, “tức thì nhập vào hàng ngũ Đại thừa chánh định tụ”, tức là vãng sinh thành PhậtTín tâm này cũng một loại với bản nguyện Di Đà đã siêu việt thiện ácchính tà của xã hội thế gian.
 
Niệm Phật được xây dựng trên cơ sở tín tâm này là “phi thiện, phi ác, phi đốn, phi tiệm, phi định, phi tán, phi chánh quán, phi tà quánphi hữu niệm, phi vô niệm, phi bình thường, phi lâm chung, phi đa niệm, phi nhất niệm, chỉ là niềm tin chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể lường, chẳng thể nói”. (Giáo Hành Tín Chứng, quyển 3). “Niệm Phật lấy vô nghĩa làm nghĩa, chẳng thể lường, chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn” (Thán Dị Sao).
 
Ngài Thân Loan có lúc gọi pháp niệm Phật vãng sinh tin tuyệt đối vào tha lực này là “tự nhiên pháp nhĩ” (Mạt Đăng Sao). Mục đích của giáo thuyết này là để củng cố vững vàng lòng tin của chúng ta đối với Phật A Di Đà cùng bản nguyện Tịnh độ của Ngài, mà không cần phải lo nghĩ đến dĩ vãng của mình và các hành vi thiện ác từ nay về sau. Ngài Thân Loan thậm chí còn nói: “Hành giả có đủ tín tâm thì thiên thần địa kỳ kính phục, ma giới ngoại đạo chẳng thể chướng ngại, tuy có tội ác cũng chẳng thể thọ nghiệp báo”, “dẫu giết vạn người cũng có thể vãng sinh” (Thán Dị Sao). 
 
Cho rằng hành vi thiện ác là do nghiệp đời trước quyết định, làm thiện không trợ giúp cho việc vãng sinh, làm ác cũng không chướng ngại vãng sinh. Theo các tài liệu để lại ([1]) có một số tín đồ căn cứ vào lời nói này rồi “chuyên ỷ lại bản nguyện”, tuyên truyền “tạo ác vô ngại”. Ngài Thân Loan phản đối bọn người này, và Ngài nói, làm ác sẽ làm chướng ngại người khác niệm Phật, sẽ bị luật pháp của Nhà nước trừng trị và người đời phản đối, còn đối với Chân tông thì “như trùng trên thân sư tử trở lại ăn thịt sư tử”.
 
Ngài Thân Loan chú trọng vào tín ngưỡng tuyệt đối với tha lực bản nguyện Di Đà, nên xếp pháp tu “niệm Phật tiêu tội” vào loại tu hành “tự lực”, cũng là biểu thị sự phản đối của Thân Loan đối với quan điểm “niệm một tiếng Phật tiêu tán mười ức kiếp tội nặng”. Ngài cho rằng quan điểm này không làm cho chúng ta kiến lập được tín tâm vãng sinh, nên vẫn thuộc về tin “tâm của tự lực”, chứ “chẳng phải tín tâm của tha lực”.
 
Ngài nói nếu như tin ở bản nguyện “nhiếp thủ chẳng bỏ” của Di Đà, thì dù cho “phạm nhiều tội nghiệp lúc lâm chung không niệm Phật cũng có thể cấp tốc vãng sinh”. Ngài còn nói, người đã có tín tâm đối với bản nguyện Di Đà “một đời niệm Phật chỉ vì báo ân Như Laicảm tạ ân đức Như Lai”. Từ quan điểm này, chúng ta có thể thấy sự khác biệt của Chân tông và Tịnh độ tông của Ngài Nguyên Không chủ trương “niệm Phật càng nhiều càng tốt”.
 
 
C. Kẻ ác là đối tượng chính của pháp môn này
 
Không luận là Tịnh độ tông Trung Quốc hay Nhật Bản đều nhấn mạnh “kẻ ác” có thể thông qua niệm Phật mà sau khi chết vãng sinh Tịnh độ. Trong giáo thuyết của Phật giáo có thập thiện tương đương với các nguyên tắc luân lý thế gian, đó là: “chẳng sát sinh, chẳng tà dâm, chẳng trộm cắp, chẳng nói dối, chẳng nói lời chia rẽ, chẳng nói lời thô ác chửi rủa, chẳng nói lời ngọt ngào dụ dỗ người khác, chẳng tham dục, chẳng giận hờn, chẳng tà kiến” (không tin nhân quả và các lời Phật dạy khác), trái ngược với mười điều vừa kể trên là thập ác
Người nào làm thập thiện được gọi là “người thiện”, kẻ nào vi phạm bị gọi là “kẻ ác”.
 
Mức độ vi phạm thập thiện bất đồng nên mức độ làm ác của kẻ ác cũng khác, tội ác nặng nhất là kẻ ác phạm tội “ngũ nghịch”, tức là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, hại Phật, phá hoại Tăng đoàn. Kẻ mà Tịnh độ tông gọi là “phàm phu tội ác sinh tử”, “nhất thiết phàm phu tạo tội” là chỉ chung cho kẻ phạm tội thập ácngũ nghịch, cũng gọi là “kẻ ác”. Cũng có lúc gọi riêng kẻ phạm tội ngũ nghịch là “người mang tội nặng ngũ nghịch”, “kẻ cực ác thấp hèn nhất”.
 
Tịnh độ tông chủ trương tất cả kẻ ác phạm tội nặng nhẹ đều có thể thông qua niệm Phật mà diệt tội vãng sinh Tịnh độ (Xem Tuyển Trạch Bản Nguyện Niệm Phật Tập). Tịnh độ tông nói “kẻ ác”, “phàm phu tội ác” thực tế là chỉ cho những hạng người trong các tầng lớp xã hội như nông dân, ngư dân, thợ săn, võ sĩ cho đến cả giai cấp thống trị. Những hạng người này là đối tượng của Tịnh độ tông.
 
So với Tịnh độ tôngTịnh độ Chân tông càng xem trọng truyền giáo trong quảng đại quần chúng ở hạ tầng, lấy tất cả “phàm phu”, “kẻ ác” làm đối tượng tranh thủ. Về phương diện này, thuyết “ác nhân chánh cơ” của Thân Loan rất đặc sắc. Trong Thán Dị Sao, Ngài Thân Loan nói: “Người thiện còn có thể vãng sinh hà huống kẻ ác!”. Nhưng người đời thường nói: Kẻ ác còn có thể vãng sinh hà huống người thiện. Lời nói này tuy thấy dường như hữu lý, nhưng ý thì trái với tha lực bản nguyện
 
Bởi vì người tự lực làm thiện, không có tâm nương nhờ vào tha lực, chẳng phải được nguyện lực Di Đà nhiếp thủ, nhưng nếu như đột nhiên người ấy hiểu ra và bỏ tâm tự lực mà nương nhờ vào tha lực bản nguyện Di Đà thì chắc chắn vãng sinh về báo độ chân thậtChúng ta có đủ thứ phiền nãotu hành cỡ nào cũng đều chẳng thể thoát ly sinh tửDi Đà xót thương, bản ý phát nguyện rộng lớn của Ngài chính vì khiến kẻ ác thành Phật. Như vậy, kẻ ác tin tưởng dựa vào tha lực vốn là chánh nhân vãng sinh, cho nên nói “người thiện còn có thể vãng sinh hà huống kẻ ác”.
 
Trong Khẩu Truyền Sao quyển hạ của Giáo Như (1270-1351) có dẫn lời của Như Tín (1239-1300) giải thích câu: “Người thiện còn có thể vãng sinh hà huống kẻ ác” như sau: “Phàm phu ác là chính, phàm phu thiện là phụ. Phàm phu thiện thuộc đối tượng phụ còn có thể vãng sinh thì phàm phu ác thuộc đối tượng chính há chẳng thể vãng sinh ư? Cho nên nói: Người thiện còn có thể vãng sinh hà huống kẻ ác”.
 
Những điều trích dẫn trên có mấy tầng ý nghĩa như sau:
 
Chân tông chủ trương “tín tâm là gốc”, hễ có tín tâm đối với tha lực bản nguyện Di Đà tất nhiên có thể vãng sinh thành Phật, bất luận là người có tín tâm ấy là người thiện hay kẻ ác.
 
- Người thiện do vì tự ỷ lại hành thiện, chứa nhóm công đức, cho rằng có thể dựa vào chính mình tu hành đạt đến giải thoát mà chẳng tin vào bản nguyện tha lực Di Đà (không có tâm nương nhờ tha lực), nên chẳng phải là đối tượng của Phật Di Đà phát nguyện cứu độ. Nếu như người ấy thay đổi, trở lại tin tha lực bản nguyện Di Đà thì cũng có thể vãng sinh thành Phật.
 
- Kẻ ác không thể dựa vào tự lực tu hành đạt đến giải thoát, duy có lòng tin chân thật và nương nhờ vào tha lực bản nguyện Di Đà, kẻ ấy mới có thể giải thoát, vì thế nên kẻ ác mới là đối tượng mà Phật Di Đà phát nguyện cần phải cứu độ.
 
- Do vì kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sinh, còn người thiện là đối tượng phụ, vì là người phụ thuộc, nên người thiện nếu có thể vãng sinh thì kẻ ác càng có thể vãng sinh.
 
Ý nghĩa của quan điểm lấy kẻ ác làm đối tượng chính vãng sinh là: Tịnh độ Chân tông lấy quần chúng bình dân trong xã hội bao quát nông dân, ngư dân, thợ săn, cho đến lái buôn, võ sĩ làm đối tượng, những người này trong hoạt động sản xuất nuôi, trồng, săn bắn, không thể không làm tổn thương hoặc giết hại sinh linh, vả lại đại đa số những người nghèo khổ, không có văn hóa, không có điều kiện bố thí tiền của, cất chùa, dựng tháp …, hoặc không có năng lực, không có thời gian hành thiện tu hành, theo quan điểm của truyền thống Phật giáo thì phần đông họ là “kẻ ác”. 
 
Ngài Thân Loan đặt mình vào hàng ngũ “kẻ ác”, Ngài thường tự xưng “ngu ngốc”, “cấu chướng phàm ngu”, “người mang đủ thứ phiền não”, “tội nhân” … Đây là cách Ngài tiếp cận dân chúng, cũng làm cho giáo thuyết của Ngài dễ dàng được dân chúng tiếp nhận. Ngài cũng đã từng nói với các đệ tử: Các nghề nghiệp người đời làm “ở sông biển thì giăng lưới thả câu, ở núi rừng thì săn bắn chim thú để tự nuôi sống hoặc buôn bán, làm ruộng để sinh nhai” đều là do nghiệp nhân đời trước quyết định. Các hành vi thiện ác của chúng ta đều do túc nghiệp (nghiệp nhân đời trước) quyết định, nhưng vãng sinh Tịnh độ thành Phật là do tín tâm đối với nguyện lực Di Đà quyết định. Có tín tâm này thì có thể “Chẳng đoạn phiền não mà thành Phật”.
 
Ngài phê bình người truyền pháp chủ trương chỉ có người thiện mới có thể niệm Phật vãng sinh, ở tại đạo tràng dán thông cáo không cho một số người làm nghề nghiệp nào đó được vào, Ngài cho đây là “ngoài hiện tướng tinh tấn hiền thiện mà bên trong giả dối” (Thán Dị Sao). Giáo thuyết của Ngài Thân Loan đem lại hy vọng vãng sinh và thành Phật cho số đông dân chúng ở tầng lớp thấp kém trong xã hộiPhương pháp tu hành lại giản đơn dễ thực hành, cho nên mau chóng có được rất đông tín đồ trong dân chúng tầng lớp dưới như nông dân, ngư dân … quy y
 
Tịnh độ tông Trung Quốc và Nhật Bản trước kia, tuy cũng có nói đến kẻ ác có thể vãng sinh giải thoát, nhưng do chịu sự chế ước của nguyên văn kinh điển Tịnh độ tông và quan niệm luân lý truyền thống của xã hộiảnh hưởng của giáo nghĩa Phật giáo vốn sẵn có, nên vẫn cho rằng người thiện vãng sinh là đối tượng chánh. Trong Quán Niệm Pháp Môn, Ngài Thiện Đạo (613-681) nói: “Tất cả phàm phu tội ác còn nhờ tội diệt mà được vãng sinhhà huống Thánh nhân (chỉ cho người tu hành đắc đạo hoặc người thiện) nguyện sinh mà không được vãng sinh ư?”.
 
Ngài Nguyên Không (1133-1212) cũng nói tương tự như thế, Hắc Cốc Thượng Nhân Ngũ Đăng Lục quyển 14 ghi: “Kẻ phạm tội thập ác ngũ nghịch có tín tâm còn được vãng sinh, thì người phạm tội nhẹ do đây suy ra mà biết. Kẻ tội ác còn có thể vãng sinh hà huống người thiện!”.
 
Các Ngài lấy “Thánh nhân”, “người thiện” là đối tượng chính, làm chủ thể việc vãng sinh, kẻ ác là đối tượng phụ, là phụ thuộc. Do vì trọng điểm truyền giáo của Ngài Thân Loan là quảng đại quần chúng ở hạ tầng xã hội, nên Ngài cải biến quan điểm của các Ngài Thiện ĐạoNguyên Khôngđề xuất thuyết “Kẻ ác là đối tượng chính của việc vãng sinh”. Ngoài ra, dùng giáo nghĩa này để truyền giáo cũng tự nhiên có tác dụng hấp dẫn giai cấp võ sĩ lấy chinh chiến sát phạt làm sự nghiệp.
 
Tịnh độ Chân tông sau khi sáng lập liền phát triển nhanh chóng, từ thế kỷ 15 về sau trở thành một tông phái lớn mạnh có nhiều tín đồ nông dân. Do đó, trong các sách viết về lịch sử Phật giáo đều xem Tịnh độ Chân tông là một tông phái Phật giáo độc lập
 
GS. Định Huệ dịch
 




than loan thanh nhon-2
TINH ĐỘ CHÂN TÔNG
VÀ NGÀI THÂN LOAN



Nguyên tác tiếng Anh của Tiến sĩ Hisao Inagaki (Đạo Viên Cửu Hùng), phát biểu tại trường đại học Leiden - Hà Lan, ngày 7.4.1992
Xuất bản: Học hội văn hóa Phật giáo quốc tế (International Association of Buddhist culture).
Hoa dịch: Tan Peng Yau (Trần Bỉnh Nghiêu, Singapore) - Việt dịch: Thích Nữ Tuệ Liên


Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.

“Chân tông Tịnh độ” có nghĩa là “tinh túy của giáo lý Tịnh độ”. Đây vốn không phải là tên của một tông phái, vì nguyên ý của Ngài Shinran (Thân Loan) không phải muốn sáng lập ra một tông phái mới. Mục đích của Ngài chỉ là muốn chỉ bày cho chúng ta nội dung quan trọng chủ yếu của nền giáo lý Tịnh độ do 7 vị cao tăng Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bổn truyền bá và phát triển. Bảy vị Cao Tăng là 7 vị Tổ của Tịnh độ tông Nhật Bổn: Tổ thứ nhất là Bồ tát Long Thọ (-250), Tổ thứ hai là Bồ tát Thế Thân (-400), Tổ thứ ba là Đại sư Đàm Loan (476-542), Tổ thứ tư là Đại sư Đạo Xước (562-645), Tổ thứ năm là Đại sư Thiện Đạo (613-681), Tổ thứ sáu là Hòa thượng Nguyên Tín (942-1017), Tổ thứ bảy là Thánh nhân Nguyên Không (Pháp Nhiên) (1133-1212)

Từ những kinh điển Tịnh độ và các luận trước của 7 vị cao tăng, Shinran hình thành một hệ thống giáo lý có thể giải cứu chúng sanh, đây là khởi duyên của Chân tông Tịnh độ. Tịnh độ tông sau khi được nhà học giả Thiền học nổi tiếng D.T. Suzuki gọi Chân tông Tịnh độ là Chân tông (Shin) thì ở Tây phương thường dùng tên gọi này để nhận thức Chân tông Tịnh độ. Mặc dù Suzuki là một nhà thiền học nổi tiếng, nhưng ông đã phiên dịch 4 chương đầu tác phẩm căn bản của Shinran “Giáo hành tín chứng” (Kyogyoshinsho) ra tiếng Anh, và viết bài liên quan đến Chân tông giới thiệu đến các nhân sĩ Tây phương. Từ đây chúng ta sẽ sử dụng danh từ tắt “Chân tông” này cho “Chân tông Tịnh độ”.

2
Giáo lý Phật giáo Tịnh độ thường lấy Đức Phật A Di Đà làm trung tâm, Đức Phật A Di Đà thường trụ ở cõi Tịnh độ Tây phương Cực lạc (còn gọi là “An Lạc Quốc”, “An Dưỡng Quốc”). A Di Đà là âm dịch của Amita, Amita là tiếng cổ Ấn Độ (Phạn văn). A Di Đà cũng là cách viết tắt của Amitabha (Vô lượng quang) và Amitayus (Vô lượng thọ). Vì thế nhân sĩ Tây phương rất quen thuộc với 2 danh từ tiếng Phạn Amitabha và Amitayus.

Đức Phật A Di Đà rất được tôn sùng tại Nhật Bổn. Người ta tôn sùng Ngài thậm chí còn hơn cả Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Là một vị Phật siêu việt thời gian không gian, Đức Phật A Di Đà cứu độ tất cả những ai có lòng tin chân thành xưng niệm danh hiệu của Ngài. Đức Phật A Di Đà dùng vô lượng hào quang nhiếp thọ và gia hộ những người có lòng tin chân thành đối với Ngài, và tiếp dẫn họ sanh về cõi Tịnh độ Cực lạc của Ngài. Hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của Ngài được 2 vị thượng thủ Bồ tát là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí Bồ tát phò trì. Tượng Đức Phật A Di Đà và 2 vị Bồ tát này (Tây phương Tam Thánh) vô cùng phổ biến tại Nhật Bổn và các nước Á Châu thạnh hành tư tưởng Tịnh độ.

Những kinh điển liên quan đến lịch sử của Đức Phật A Di Đà, công hạnh cứu độ chúng sanh và Tịnh độ gồm có 3 quyển (gọi tắt là Tịnh độ tam kinh). Nội dung của các bộ kinh này giải thích quá trình, phương pháp vãng sanh Tịnh độ và ở Tịnh độ tu hành chứng đắc Phật quả.

3 Trước khi giải thích nội dung của Tịnh độ tam kinh.
Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu một vài khái niệm và giáo lý căn bản của Phật giáo, đó là nhân quả và nghiệp lực. Thuyết nhân quả thông thường đều được Bà la môn giáo ở Ấn Độ chấp nhận, nhưng chỉ có kiến giải của Đức Phật mới là viên mãn. Theo lý nhân quả, tất cả sanh mệnh từ quá khứ vô thủy đến nay đều do nhân quả và nghiệp lực sai sử, sự hiện hữu của sanh mệnh cũng sẽ từ hiện tại tương tục cho đến vị lai. Do đó sanh mệnh không vì chết mà mất hẳn hoặc đình chỉ, mà sẽ chuyển sang hình thức khác trong vòng luân hồi tương tục. Sự xấu tốt của kiếp sống vị lai đều do nghiệp thiện ác ở quá khứ và hiện tại quyết định. Nói cách khác, cuộc sống hiện tại của chúng ta là kết quả của nghiệp quá khứ, những gì mà hiện nay chúng ta tạo tác sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chúng ta. Do đây mà thấy, Phật giáo không chấp nhận chủ trương có đấng chủ tể và vạn năng sáng thế. Nhân quả của Phật giáo vì thế cũng không phải túc mệnh luận (Túc mệnh luận như người ta thường nói “tất cả do trời định”, “thiên mệnh”...). Tất cả những việc làm của chúng ta bao gồm ngôn ngữ và tư tưởng sẽ là “chủ nhân ông” tạo nên tình huống hiện tại và vị lai của chúng ta.

Hai là luân hồi, tức sự kéo dài của sanh mệnh, là sự khổ đau. Tuy chúng ta có thể chuyển sanh lên thiên giới (thiên đường và Tịnh độ là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, không nên lẫn lộn 2 từ này), nhưng cảnh giới này không phải là cảnh giới vĩnh hằng trường cửu. Một khi công đức thiện nghiệp hết, chúng ta sẽ đọa vào trong các đường ác mà nhận lấy khổ đau. Phật giáo chính là dạy chúng ta làm như thế nào để giải thoát luân hồi sanh tử. Cảnh giới giải thoát này chính là thành Phật đạo, cũng tức là Niết bàn mà chúng ta thường nhắc đến.

Ba, Phật giáo không chỉ dạy người làm việc thiện lành, mà còn dạy chúng ta ý thức được sự tác tâm mới vô cùng quan trọng. Bất luận chúng ta nỗ lực như thế nào đi nữa để làm việc thiện lành, nhưng nếu vì chấp trước danh lợi, vì mong muốn được người ta khen thưởng mà làm viện thiện, thì lợi ích đạt được vô cùng ít ỏi, không thể tích lũy công đức để giúp cho chúng ta chứng thành Phật quả. Việc làm thiện chân chánh vì thế phải vượt ra ngoài sự chấp trước tự ngã danh lợi, nhưng muốn hoàn toàn đạt được cảnh giới này, cần phải tĩnh tọa tham thiền tinh tấn mới được.

Bốn, duyên khởi và lý “không” là khái niệm quan trọng của Phật giáo đại thừa. Nói đơn giản, tất cả vạn vật có sanh mệnh (chúng sanh) đều có mối liên hệ vô cùng mật thiết, không thể đơn độc tồn tại (nương nhân duyên sở sanh). Do đó một cái “ngã” dù không bị thời gian không gian, điều kiện và những chúng sanh khác ảnh hưởng đến thì không thể tồn tại được. Vì thế hiểu rõ quan điểm ở trên, Bồ tát (là người tinh tấn cầu Phật đạo, phát tâm từ cứu độ chúng sanh) làm tất cả việc lành mà không chấp trước vào một vật nào cả.

Cuối cùng là cần phải nhận thức công đức có được do các thiện nghiệp phát xuất từ tâm đại từ bi có thể hiển hiện thành chư Phật và cõi Phật Tịnh độ của các Ngài. Tất cả công đức này chư Phật đều ban phát cho chúng sanh. Phàm là những người được công đức này đều có thể mau chóng đắc thành Phật đạo.

4
Tất cả chúng sanh đều có thể thành Phật. Đại thừa Phật giáo tin tưởng chúng sanh đều có Phật tánh. Ai tin tưởng Phật tánh của chính mình, và làm cho Phật tánh nảy nở phát triển, đó là một vị Bồ tát. Sự bắt đầu của Bồ tát đạo là vị hành giả lập lời thệ nguyện, dõng mãnh mong cầu trí huệ vô thượng (Bồ đề) và làm cho tất cả chúng sanh trong cảnh khổ đau đều được giải thoát. Phật giáo đại thừa tin rằng trong vũ trụ này có vô số Bồ tát đang hành hoặc đã chứng đắc Bồ tát đạo.

Căn cứ “Kinh Phật thuyết vô lượng thọ” (gọi tắt là Đại Kinh), một bộ kinh đồ sộ và vô cùng quan trọng trong Tịnh độ tam kinh, Đức Phật A Di Đà vốn là một vị quốc vương. Sau khi gặp Đức Phật, vua có ấn tượng vô cùng sâu sắc và xuất gia hành Bồ tát đạo. Lúc đó pháp danh của Ngài là “Pháp Tạng”, cũng có nghĩa là “Bảo tạng của Phật pháp”. Ngài dõng mãnh tìm cầu Phật đạo và lập lời thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh. Do Bảo Tạng yêu cầu, Đức Phật Thế Tự Tại Vương hiển thị và giải thích 210 ức cảnh giới Tịnh độ. Sau khi quan sát các cõi Phật, bèn thiền định tư duy các đặc trưng kiến lập các cõi Tịnh độ này trong thời gian 5 kiếp (kiếp là đơn vị hình dung thời gian dài không thể đo lường được). Sau 5 kiếp, Ngài đã tìm ra cõi Tịnh độ mà mình muốn thành lập và con đường giải thoát khổ đau cho chúng sanh, vì thế Ngài bèn phát 48 lời nguyện.

“Đại kinh” nói rằng Ngài Bảo Tạng đã dùng vô số sanh mạng thực hành Bồ tát đạo trong vô lượng kiếp. Chúng ta nên biết chỉ phát nguyện suông, không có nghĩa là nguyện vọng sẽ biến thành hiện thực. Để cho nguyện vọng thành tựu, người phát nguyện cần phải làm các việc thiện lành và tu chứng đắc trí huệ vô thượng. Khi trí huệ đạt đến đỉnh cao, công đức và lòng từ phát triển đến mức hoàn thiện hoàn mỹ, Ngài Bảo Tạng thành Phật, hiệu là A Di Đà. Công đức vô thượng vô biên của Ngài là y theo lời nguyện trước đã phát thệ mà hiển thị thành thân Phật quang minh vô lượng và cõi Tịnh độ trang nghiêm. Trong 48 lời nguyện, lời nguyện 18 đối với Phật giáo đồ Tịnh độ vô cùng quan trọng, vì có thể khiến cho người có lòng tin chân thành xưng niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà được giải thoát. Bổn nguyện này là chiếc cầu kiến lập giữa chúng sanh và Đức Phật A Di Đà. Người có lòng tin xưng niệm danh hiệu Đức Phật mà lãnh thọ công đức của Đức Phật, có được công đức này, người này có thể vãng sanh Tịnh độ.

Chư Phật cùng với hạnh nguyện cảm hóa chúng sanh, không phải quan niệm và tư duy của phàm phu chúng ta có thể đo lường được. Bộ kinh thứ 2 trong Tịnh độ tam kinh là “Kinh Phật thuyết Quán vô lượng thọ” (gọi tắt là Quán Kinh). Bộ kinh này giới thiệu phương pháp dùng pháp nhãn của tự thân quán tưởng Đức Phật A Di Đà và cảnh giới Tịnh độ. Nói đơn giản, tất cả có 13 phép quán tưởng. Đầu tiên, hành giả hướng về Tây, tập trung vào ánh mặt trời sắp lặn và ghi nhớ hình tượng này vào trong ý thức, bất luận mở mắt hay nhắm mắt không để cho hình tượng này tiêu mất. Sau khi cảnh giới này thành tựu, hành giả quán tưởng đến nước, đầu tiên quán tưởng khắp cõi Tây phương tràn ngập nước. Nước này đông lại và biến thành lưu ly. Do vì cảnh Tịnh độ do lưu ly tạo thành nên sau khi quán thành cảnh giới lưu ly, thì có thể tiếp theo quán tưởng các đặc trưng khác của Tịnh độ cùng với thân Phật A Di Đà. “Quán Kinh” nói, phàm những người thành công quán tưởng A Di Đà và cõi Tịnh độ Cực lạc, ác nghiệp sẽ được tiêu trừ và sau khi mạng chung nhất định sẽ được vãng sanh vào cõi Cực lạc.

5
Trong lịch sử Phật giáo Tịnh độ ở Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bổn, niệm Phật là công hạnh quan trọng cầu vãng sanh Tịnh độ, chính là miệng niệm “Nam mô A Di Đà Phật”. Câu này có nghĩa là “quy mạng A Di Đà Phật” hoặc “kính lễ A Di Đà Phật”. Quán kinh giới thiệu 13 phép quán tưởng xong bèn chia sự tu trì, thiện hạnh, công đức và ác nghiệp đã tạo của người phát nguyện cầu sanh Tịnh độ làm 9 phẩm. Đối với những người hạ phẩm tạo các ác nghiệp, Đức Phật Thích Ca dạy họ miệng niệm danh hiệu Phật có thể tiêu trừ ác nghiệp của tự thân. Theo lý nhân quả, những người này nhất định sẽ đọa vào địa ngục thọ khổ, nhưng nương nhờ công đức niệm Phật, các tội của họ được tiêu trừ và khiến cho họ được vãng sanh Tịnh độ.

Kinh ngắn nhất trong Tịnh độ tam kinh là “Phật thuyết A Di Đà kinh” (gọi tắt là “Tiểu kinh “ hoặc “A Di Đà kinh”), cũng là bộ kinh chuyên dạy chúng sanh niệm Phật. Tiểu kinh giải thích chỉ cần từ một đến 7 ngày nhất tâm xưng niệm danh hiệu Phật, thì chúng sanh có thể vãng sanh Tịnh độ. Nhưng điều quan trọng vẫn là lời nguyện thứ 18 của Đức Phật, cũng chính là công hạnh do lòng tin niệm Phật khiến cho chúng sanh được vãng sanh Tịnh độ, ly khổ đắc lạc.

So sánh với pháp môn quán tưởng, pháp môn niệm Phật là phương pháp dễ hành trì nhất, không bị bất cứ người nào, hoặc thời gian, địa điểm hạn chế. Phương pháp niệm Phật tuy dễ hành, nhưng không có nghĩa là công đức và công hiệu niệm Phật sẽ nhỏ đi. Tất cả Tổ sư Tịnh độ xưa kia, từ Bồ tát Long Thọ ở Ấn Độ là người đầu tiên khởi xướng pháp môn niệm Phật, cho đến Đại sư Thiện Đạo ở Trung Quốc và Thượng nhân Pháp Nhiên Nhật Bổn đều dị khẩu đồng thanh nhấn mạnh phương pháp miệng niệm Phật này. Ngài Thiện Đạo (613-681) đời Đường - Trung Quốc là một trong những người tiên phong chỉnh lý và phát dương giáo lý Tịnh độ. Sau khi thành tựu pháp môn quán tưởng Ngài bèn trước tác bộ luận “Quán kinh tứ thiếp sớ” giải thích “Quán kinh”, cùng với các trước tác giải thích phương pháp tu trì và nguồn gốc của pháp môn quán tưởng. Tuy như thế, hệ thống tu trì của Ngài vẫn lấy phương pháp niệm Phật làm công hạnh tu trì chủ yếu. Các công hạnh khác, bao gồm phép quán tưởng Phật A Di Đà, chỉ khởi tác dụng phụ giúp thêm. Sư phụ của Ngài Thiện Đạo là Ngài Đạo Xước (562-645) mỗi ngày niệm danh hiệu Phật 70 ngàn biến, Ngài Thiện Đạo cũng tinh cần niệm danh hiệu Phật. Pháp môn niệm Phật của Ngài truyền bá khắp mọi nơi và sau đó truyền đến Nhật Bổn. Thượng nhân Honen (Pháp Nhiên 1133-1212) đã kế thừa pháp môn niệm Phật của Ngài Thiện Đạo. Thượng nhân Honen thành lập Tịnh độ tông Nhật Bổn trên nền tảng giáo lý chuyên tâm xưng niệm danh hiệu Phật có thể vãng sanh Tịnh độ. Đệ tử của Ngài ngoài những lúc theo Ngài niệm Phật, còn viết những tác phẩm xiển minh và làm sáng tỏ lời dạy của Ngài

Trước khi Ngài Honen thành lập Tịnh độ, pháp môn niệm Phật đã phổ biến lưu hành trong giới dân gian và quý tộc, đây này là công của Đại sư Genshin (Nguyên Tín 942-1017) và các bậc Thánh khác của Tịnh độ tông như Thượng Nhân Koya (Không Dã 903-972). Ngài Genshin nổi tiếng bởi tác phẩm “Vãng sanh yếu tập” của Ngài. Trong tác phẩm này, Ngài diễn tả chi tiết cảnh giới khổ đau trong cõi ác và sự an vui ở cõi Tịnh độ Cực lạc, để khích lệ đại chúng nguyện sanh Tịnh độ. Đồng thời Ngài còn thành lập Hội niệm Phật vào một ngày trong tháng cùng nhau niệm Phật tu hành. Đương thời có một quý tộc tên là Fujiwara Michinaga (Đằng Nguyên Đạo Trưởng 966-1027), khi lâm chung tay ông nắm một sợi dây ngũ sắc mà đầu kia cột vào tay của Đức Phật A Di Đà. Theo “Quán kinh” và “Vãng sanh yếu tập”, phàm người lâm chung nếu có thể niệm Phật và tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà thì sẽ được Đức Phật và chư Thánh tiếp dẫn lên cõi Tây phương Tịnh độ. Sợi dây ngũ sắc được cho rằng có công năng được Đức Phật thân lâm tiếp dẫn.

6
Khi chúng ta nhắc đến danh từ Phật giáo Tịnh độ, chúng ta không những chỉ nhắc đến Tịnh độ tông ở Nhật Bổn, mà ở Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam các nước Á Châu cùng với các khu Á kiều tụ tập ở Âu châu, Mỹ châu đều tồn tại các loại hình tông phái Tịnh độ. Các đạo trường và tự viện của các tông phái Tịnh độ này đều do Tăng sĩ hoặc Giảng sư ở địa phương đó trụ trì.

Ở Nhật Bổn, Tịnh độ tông và Chân tông Tịnh độ đã trở thành tông phái Phật giáo được quần chúng hoan nghênh nhất. Theo con số điều tra của chính phủ năm 1987, các tự viện của Phật giáo Tịnh độ tổng cộng có 30368 ngôi, tín đồ của Tịnh độ có 20446912 người. Con số này khoảng 1 phần 4 tổng số Phật giáo đồ Nhật Bổn. Thiền tông chỉ có 9481011 tín đồ. Chúng ta tuy không có cách nào biết được con số thực tế tín đồ và tự viện của các tông phái trên, nhưng từ những con số thống kê này chúng ta có thể biết được tư tưởng Tịnh độ ảnh hưởng sâu xa đối với Nhật Bổn.

Nếu bạn có cơ hội đến Tokyo (Đông Kinh) - Nhật Bổn du lịch, trên con đường từ Tokyo đến Kyoto (Kinh Đô) không nên bỏ qua Kamakura (Liêm Thương). Kamakura nổi tiếng là trung tâm chính trị hơn 140 năm của chính phủ Tướng quân xưa kia. Phong cảnh nổi tiếng nhất của vùng này là tượng Đức Phật A Di Đà ngồi, cao 15 mét, hai tay kiết ấn Di Đà, được thành lập vào năm 1250, đôi mắt từ bi của Ngài đã nhìn suốt sự thay đổi biến thiên của thế gian. Đối với các du khách từ các miền trên thế giới, Ngài dường như nói “Hoan nghênh đến Nhật Bổn là cõi Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà”.

Khi bạn xuống xe từ trạm Kyoto và đi lên phía bắc một đoạn đường, bạn sẽ thấy một ngôi chùa Phật trang nghiêm. Ngôi chùa này là Tổ đình của phái Đại Cốc, một trong 2 tông phái lớn của Chân tông Tịnh độ, người ta thường gọi ngôi chùa này là chùa Đông Bổn Nguyện. Nếu bạn tiếp tục đi về phía tây khoảng 10 phút, bạn sẽ nhìn thấy một ngôi chùa lớn như chùa Đông Bổn Nguyện, đây là chùa Tây Bổn Nguyện, theo số thống kê được điều tra năm 1990, các tự viện thuộc chùa Tây Bổn Nguyện gồm có 10369 ngôi, Tăng chúng giảng sư gồm có 27238 vị. Ngoài ra các miền trên toàn quốc có 9 Trường đại học và đại học ngắn hạn, bao gồm đại học Ryukoku, nơi tôi đang dạy học đều trực thuộc chùa Tây Bổn Nguyện. Các trường cao đẳng và trung đẳng thuộc chùa Tây Bổn Nguyện gồm có 35 trường. Ngoài ra chùa Tây Bổn Nguyện ở nước Mỹ có 97 ngôi chùa, Nam Mỹ có 59 ngôi và Gia Nã Đại có 18 ngôi chùa, ở Âu châu có 3 ngôi và 1 số đạo trường niệm Phật.

7
Tổ sư của Chân tông Tịnh độ là Ngài Shinran, sanh năm 1173 tại Kyoto - Nhật Bổn, vì cha mẹ mất sớm, nên 9 tuổi xuất gia. Vào thời đại của Ngài xã hội động loạn không an, dân chúng không đường sinh sống. Lúc đó 2 bộ tộc Minamoto and Taira vì tranh chấp quyền lợi mà gây ra nội chiến, cuối cùng bộ tộc Taira thắng trận, và năm 1192 tại Kamakura, Minamoto Yoritomo xây dựng chính phủ tướng quân

Shinran sau đó đến núi Hiei (Tỷ Duệ) Thiên Thai tông tu học. Ngài ở nơi đây 20 năm chuyên cần tu học giáo lý Thiên Thai, nhưng cuối cùng phát hiện mình vẫn không có cách nào khai ngộ và tiêu trừ phiền não trong tâm. Vì thế Ngài bèn xuống núi đến Kyoto đi tìm con đường giải thoát thích hợp cho mình. Lúc đó Thượng nhân Honen lớn hơn Shinran 40 tuổi đang tuyên dương pháp môn niệm Phật cho các tầng lớp nam nữ trong xã hội. Shinran bèn xin làm môn hạ của Ngài và phát hiện pháp môn niệm Phật có thể khiến cho chúng sanh được giải thoát.

Môn phái cũ của Ngài vì lòng tật đố nên dâng sớ lên triều đình yêu cầu cấm chỉ giáo pháp niệm Phật của Honen, Honen cùng với đại đệ tử bị bức hại. Shinran năm 1207 cũng vì đó mà bị đày lên miền bắc Nhật Bổn, và sau đó kết hôn lập gia đình tại đây. Sau khi được xá tội, Ngài đi đến tỉnh Hitachi ở phía bắc Nhật Bổn, một mặt tuyên dương pháp môn niệm Phật cho dân chúng tại địa phương này, một mặt viết bộ luận đồ sộ của Chân tông “Giáo hành tín chứng”. 60 tuổi Shinran trở lại Kyoto, cho đến năm 90 tuổi qua đời, trong thời gian này tất cả tinh lực của Shinran đều dồn vào trong các trước tác của Chân tông.

Shinran sống cuộc đời như những người bình thường khác. Ngài có vợ là Eshin Ni (Huệ Tín Ni, là một thiếu nữ thuộc dòng dõi quý tộc tại Nhật Bổn) và sanh hạ 1 nam 5 nữ (1 thuyết khác 2 nam 5 nữ). Theo giới luật Phật giáo, Tăng sĩ xuất gia không được kết hôn sanh con. Do đó việc tu học Phật đạo và lập gia đình được xem như trái ngược nhau. Khi Shinran bị đày, tăng tịch của Ngài đã bị hủy bỏ mà còn bị ghép vào tội đằng tỉnh thiện tín (Theo pháp luật đương thời, tăng sĩ không bị pháp luật quản chế, vì thế nếu muốn cáo tội một tăng sĩ thì đầu tiên phải hủy bỏ tăng tịch của người đó, và ghép vào 1 tội danh.). Với tình thế như vậy, Ngài ý thức rằng mình không phải là tăng cũng không phải là tục. Vì thế Ngài kết hôn với 1 cô gái thích hợp là một việc rất tự nhiên. Với hành động kết hôn này, Shinran muốn chứng tỏ nam nữ bình thường cũng là đối tượng cứu độ của Đức Phật A Di Đà.


8
Sau thời Honen, trong các tông phái Tịnh độ hưng khởi ở Nhật Bổn, tông phái phát triển lớn mạnh nhất là Chân tông Tịnh độ, về mặt giáo nghĩa, Chân tông không câu thúc vào hình thức khiến nó được đại chúng tiếp thu. Shinran vốn không có ý định sáng lập tông phái mới, trong tác phẩm “Giáo hành tín chứng” cùng với các tác phẩm khác của mình, Ngài thuyết minh rằng mình chỉ muốn y theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca và 7 vị cao tăng, xiển dương phần tinh tủy chân chánh quan trọng của các Ngài mà thôi. Kiến giải của Shinran đối với giáo lý Tịnh độ dường như căn cứ theo phán đoán của Ngài mà hình thành. Nhưng những kiến thức thâu lượm được từ kinh nghiệm cuộc sống và cảm xúc cá nhân của Ngài, trên thực tế đã làm sáng tỏ nền giáo lý mà các bậc cao tăng Nhật Bổn xưa kia đã truyền trao.

Trong việc phát triển bất cứ một nền tôn giáo hoặc triết học nào, việc canh tân lại giáo lý là quá trình không thể thiếu được. Để cho giáo lý và sự tu trì được bảo đảm tính chất sống, giáo lý và sự tu trì đó cần phải do sự thể nghiệm của tự thân mà đưa ra quan điểm mới để nghiên cứu và xiển dương lại. Việc nghiên cứu lại giáo lý như trên mặt đất khai thác một nguồn năng lượng mới. “Pháp” do Đức Phật tìm ra cách đây hơn 2500 năm về trước như mặt đất. Ban đầu Ngài truyền trao cho chúng sanh phương pháp nguyên thủy trong việc khai thác và chế luyện để lấy được năng lượng. Phạn ngữ “dharma”, tôi phiên dịch là “pháp”, từ này ở Ấn Độ cổ xưa đã sử dụng rất phổ biến. Chân lý mà Đức Phật tìm ra cùng với phương pháp tu học để đạt được chân lý cũng sử dụng chữ “pháp” này, nhưng Ngài sử dụng chữ “pháp” khác với Bà la môn giáo Ấn Độ. Ngài đã sử dụng chữ pháp với hàm nghĩa và quan điểm mới, hàm nghĩa này vài thế kỷ sau đó, sau khi đại thừa Phật giáo tại Ấn Độ hưng khởi mới hoàn toàn được hiển lộ. Theo quan điểm của đại thừa, Phật pháp do lịch sử, địa lý và xã hội thay đổi mà dùng trí huệ tham thấu và quan sát để đổi mới theo.

Ở đây tôi muốn nhấn mạnh, quá trình nghiên cứu và đưa ra kiến giải mới, tĩnh tọa tham thiền là một yếu tố vô cùng quan trọng. Chỉ nương vào lý luận trống rỗng của phàm phu có thể nói là hư huyễn không thật tế. Từ khi lịch sử Phật giáo bắt đầu, tư tưởng siêu thế giới quan của Phật giáo… đều đạt được từ trong thiền định, điều này Phật giáo Tịnh độ tương đồng với Phật giáo đại thừa. Theo “Quán kinh”, nếu chúng ta có thể thành công y theo phương pháp trong kinh để tu trì, chúng ta có thể quán tưởng A Di Đà Phật và cõi Cực lạc thế giới. Mỗi khi mê mờ phiền não, chúng ta có thể dùng phương pháp tĩnh tọa tham thiền để đối trị. Nhưng trên thực tế tĩnh tọa tham thiền không phải mỗi lần đều dễ dàng có hiệu quả. Hôm nay đã cách Phật quá xa, các đạo sư tu thiền càng ngày càng ít. Dù cho bạn tìm được một vị thầy, muốn lâu dài kiên trì tu tập theo pháp tu của vị này cũng rấtø khó khăn. Phương thức tĩnh tọa của pháp môn quán tưởng Tịnh độ dễ dàng tu tập hơn so với phương pháp thiền định tu trì của thiền tông. Đó là vì hành giả có đối tượng chú tâm vào (Đức Phật và Tịnh độ) cùng với sự gia trì của thần lực Đức Phật A Di Đà.

Honen tu trì giáo pháp Thiên Thai tông nhiều năm ở núi Hiei mà bản thân vẫn không chứng ngộ. Shinran cũng giống như thế, cũng ở núi này tu tập 20 năm mà cuối cùng phát hiện mình không có cách nào thành tựu. Sau khi Honen đọc bộ luận của Ngài Thiện Đạo mà hoát nhiên đại ngộ, vì thế Ngài bỏ đi các phương pháp tu trì khác, nhất tâm tín nguyện niệm Phật. Điều quan trọng của việc Honen chuyển lòng tin niệm Phật là ở sự thực Ngài phát hiện tự thân không thể làm cho mình giải thoát. Honen phát hiện ở sau danh hiệu Phật là thần lực vô lượng của Đức Phật A Di Đà. Do phát hiện này, Honen đã đứng ở một góc độ mới xiển dương giải thích Phật pháp và đặt pháp môn niệm Phật trên các pháp môn khác.

9
Các nhà học giả phương Tây thường so sánh Shinran với Martin Luther (Mã Đinh Lộ Đức 1483-1546), vì những sự đổi mới Phật giáo của Shinran có nhiều điểm tương đồng với kháng nghị của Martin Luther đối với Thiên chúa giáo. Nhưng Shinran không công khai kháng nghị với các vị lãnh đạo Phật giáo và cũng không có ý định sáng lập tông phái mới. Điều mà Shinran quan tâm cũng giống như Honen và 7 vị cao tăng là nương vào Tịnh độ để được giải thoát. Điều này xem ra dường như có chút tư tưởng riêng tư yếm thế, nhưng tâm hướng về Tịnh độ và bản thân của Ngài hoàn toàn không có riêng tư và cũng không bi quan yếm thế. Vì sau khi Shinran lãnh thọ được sức từ bi của Đức Phật A Di Đà, Ngài phát hiện bản thân và tất cả chúng sanh kỳ thực như nước hòa với sữa không thể phân cách. Vì thế, sau khi Shinran siêu thế gian, tức vãng sanh Tây phương, sẽ y theo bổn nguyện của mình trở về thế gian này cứu độ chúng sanh.

Shinran đã hiểu rõ sức cứu độ của Đức Phật cùng với sự tư duy sâu sắc của mình đã thay đổi tư tưởng Phật giáo và những lý giải thông thường. Trong bộ sách quan trọng của Chân tông “Thán dị sao”, Shinran có câu danh ngôn như sau :

“Ngay cả người thiện cũng đều được vãng sanh Tịnh độ, huống chi kẻ ác. Đối với việc này, người đời thường nói : ngay cả kẻ ác còn được vãng sanh Tịnh độ, huống chi người thiện. Câu này dường như có lý, nhưng trên thực tế đã sai ngược với bổn nguyện giáo lý tha lực vãng sanh”. (Chương thứ 3)

Y theo lời dạy của Đức Phật, nếu chúng ta có thể thông qua tham thiền tu tập trí huệ và rộng tu các hạnh lành, thì đường tu tập của chúng ta càng thăng hoa. Nếu chúng ta không có cách nào làm các việc lành, chúng ta nhất định sẽ đọa vào trong các đường ác nhận chịu khổ đau để tiêu mòn ác nghiệp đã làm. Tuy Shinran có năng lực làm việc thiện, nhưng khi Ngài dùng huệ nhãn phát giác ác nghiệp lớn nhất trong nội tâm, và ý thức tất cả sở hành của mình không thể tách rời ác nghiệp thao túng. Đây có nghĩa là Shinran ý thức bản thân mình không có mảy may thiện nghiệp và phước đức, càng không thể nói đến việc khiến cho bản thân mình giải thoát.

Một câu danh ngôn khác của Shinran trong “Thán Dị sao”:
“Tôi đã không biết tu bất cứ công hạnh gì, và như thế tương lai chắc chắn sẽ đọa địa ngục”.

Shinran không phải lâm vào cảnh sơn cùng thủy tận, cũng không phải cảm thấy mình bị sức cứu độ của Đức Phật gạt bỏ bên ngoài. Sự chứng ngộ của Ngài đối với sự vô lực tự cứu của bản thân, chính là chứng minh bản thân mình đã được Đức Phật A Di Đà nhiếp thọ và cứu độ. Vì thế thông qua lòng tin chân thành đối với Đức Phật, Shinran có thể lãnh thọ công đức, trí huệ và sức mạnh vô lượng của Đức Phật, và hoàn toàn đặt căn bản của phàm phu tự ngã chấp trước vào trong lòng của Đức Phật A Di Đà.

Kiến giải đối với Phật giáo của Shinran phát xuất từ kinh nghiệm tín thọ và lãnh thọ Phật lực (tha lực). Ngài chia Phật giáo thành hai hệ thống, là tự lực giáo và tha lực giáo. Chân tông thì hoàn toàn là tha lực giáo, các tông phái Phật giáo khác thuộc về tự lực giáo. Shinran thậm chí không khuyến khích niệm Phật. Đối với Thiện Đạo và Honen, tín đồ Tịnh độ toàn tâm toàn lực xưng niệm danh hiệu Phật, còn đối với Shinran, việc cần thiết là chỉ chân thành lãnh thọ sức cứu độ vô điều kiện của Đức Phật dành cho chúng sanh.

10
Chân tông từ xưa đến nay xuất hiện nhiều nhân vật được gọi là “người Tuyệt vời”. Những người tuyệt vời này là những người nam nữ bình thường, phần đông tuy không biết chữ nhiều nhưng sâu sắc hiểu rõ tha lực giáo.

Họ hoàn toàn không phải chỉ là những người niệm Phật đơn giản kiền thành. Những người này đã phát hiện tha lực và bản thân mình cùng với Đức Phật hòa hợp thành một thể, hoàn toàn lãnh thọ lòng từ bi của Đức Phật đối với chúng sanh. Tuy những người tuyệt vời này hiểu rõ bản thân không thể do tự lực giải thoát, nhưng họ lại thường ôm lòng tri ân vô hạn đối với ân đức sâu dày của Đức Phật, và cuộc sống hàng ngày của họ tràn ngập pháp hỷ mang tánh tự phát và tình thương vô ngã đối với thế gian.

Asahara Saichi (Thiển Nguyên Tài Thị 1851 - 1933) khi còn thiếu niên đã hướng về Phật giáo. Sau 5 hay 6 năm, ông ta đã nghe rất nhiều buổi thuyết giảng về Phật pháp, nhưng sau khi suy nghĩ sâu sắc về khả năng giải thoát của bản thân, ông quyết định từ bỏ Phật giáo. 10 năm sau, sự khát vọng của ông đối với Phật giáo lại lần nữa xuất hiện, lúc đó ông đang làm thợ mộc trong ngành đóng thuyền. Saichi sau những giờ làm việc rảnh rỗi, không bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nghe thuyết pháp. Để hoàn toàn hiểu rõ tha lực giáo, ông đã nỗ lực tìm kiếm và đến năm 50 tuổi, lòng tin đã thức tỉnh trong ông. Ông đã đổi nghề làm người thợ giày.

Sự hoan hỷ của Saichi đối với Đức Phật lúc nào cũng từ trong tâm tuôn chảy ra. Ông đã dùng thi ca để biểu đạt pháp hỷ của mình. Saichi tuy không biết tiếng Hoa, nhưng ông dùng tiếng Nhật viết những bài thơ trên những miếng gỗ bỏ và ban đêm viết vào vở. Trong rất nhiều bài thơ của ông, dưới đây dẫn chứng vài bài để cho chúng ta hiểu rõ cảm xúc của ông đối với lòng tin.

Nam mô A Di Đà Phật và Nam mô A Di Đà Phật,

Là một chứ không phải là hai.

Nam mô A Di Đà Phật là chính ta,

Và A Di Đà Phật là cha mẹ tôi.

Đó chính là nhất thể hóa mà Đức Phật A Di Đà thể hiện,

Đối với sự đãi ngộ này, tôi vô cùng hạnh phúc,

Nam mô A Di Đà Phật.
A ! Saichi, Tịnh độ Cực lạc của bạn ở đâu?

Tịnh độ của tôi chính là ở đây.


Thanh âm của bạn chính là Nam mô A Di Đà Phật,

Tôi vô cùng cảm kích,

Tôi, Saichi đã được danh hiệu của Ngài cứu độ

Bạn và tôi là một thể với Nam mô A Di Đà Phật

Danh hiệu Phật trong miệng tôi lúc nào cũng có thể tìm được,

Đây quả thật là một vị Phật tuyệt vời

Đây là cha mẹ tôi A Di Đà kêu gọi tôi

Tôi, Saichi đã được trói buộc vào trong đó.


Lòng tin này thật là lòng tin kỳ diệu

Phật đã nghe được âm thanh của Phật

Ở đây không có chỗ cho Saichi tôi nhúng tay vào

Tôi vô vàn cảm kích ân huệ Đức Phật đối với tôi

Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật.

Đối với Saichi và những người có lòng tin chân thành, niệm Phật và lòng tin đã hòa nhập thành một thể. Niệm Phật không phải nỗ lực tu trì, mà là pháp hỷ tự nhiên tuôn trào từ lòng tin chân thành. Vì thế, Nam mô A Di Đà Phật có nghĩa là cảnh giới Đức Phật A Di Đà và tín giả hòa nhập thành một thể, vì “Nam mô” là lòng tin của tín đồ, mà “A Di Đà Phật” là sức cứu độ tuyệt đối vô ngại của Đức Phật.

Ashikaga Genza (Nguyên Tả 1842-1930) là một vị tuyệt vời khác. Lòng từ bi vô lượng của Đức Phật cũng là từ trong tâm ông hiển thị tình thương bao la không một chút riêng tư. Một ngày kia, ông ta nhìn thấy các cây hồng trong vườn buộc đầy các cành gai. Ông hỏi:

- Ai làm gì đây? Con ông trả lời:
- Con thấy mấy đứa con nít thường hái trộm hồng nên làm như thế để ngăn chặn nó.

Genza nói:
- Nếu có người vì đó mà bị thương thì làm sao đây?

Ông bèn dẹp đi các nhánh cây gai, và để một cây thang gần cây hồng. Con ông bèn hỏi:

- Làm như thế, không phải để cho người ta dễ trộm hồng của mình sao?

Genza trả lời:
- Để cho họ lấy đi những trái hồng mà họ muốn ăn, dù sao chúng ta cũng còn đủ hồng để ăn mà.

Một lần khác có một chàng thanh niên vào trong vườn của ông lấy một ít đậu cho ngựa ăn. Genza thấy vậy bèn kêu rằng:

- Chàng thanh niên kia! Đậu ở đó không ngon, hãy đi vào trong sẽ tìm được đậu ngon cho ngựa!

Nghe lời này, cậu thanh niên lập tức trèo lên ngựa chạy mất.

Shoma (Trang Tùng 1799-1871) là một người dân nghèo không biết chữ. Tuy kiếm sống bằng nghề đan dép, bện thừng, làm thuê làm mướn, nhưng ông có kiến giải sâu sắc đối với lòng từ bi của Đức Phật A Di Đà. Có người hỏi ông:

- Đặt lòng tin tuyệt đối vào Đức Phật, có ích lợi gì?

Nghe câu hỏi này Shoma bèn thảnh thơi nằm trước bàn Phật thờ trong nhà.

Khi ông cùng với người bạn đi đến chùa, ông nằm nghiêng trong chánh điện. Người bạn trách ông:

- Bạn quá vô lễ, trang nghiêm lên một chút! Shoma trả lời:
- Đây là nhà của cha mẹ tôi, không cần phải khách sáo, chẳng lẽ bạn là chàng rể sao?

Lần khác ông cùng với bạn bè ngồi thuyền đi Kyoto lễ bái chùa Bổn Nguyện. Trên đường trở về, thuyền gặp phải sóng to gió lớn. Lúc đó tất cả hành khách đều sợ xanh mặt, chỉ có một mình Shoma vẫn nằm ngủ ngon lành như không có chuyện gì xảy ra. Lúc bạn kêu dậy, ông hỏi:

- Chúng ta vẫn chưa đến Tịnh độ sao?
Người tuyệt vời như thế, đã cho thấy những tín đồ Chân tông đạt được lòng tin chân thành tuyệt đối vào tha lực thì cũng không khác gì những người tu thiền ngộ đạo. Tất cả các việc làm của họ không những không bị bất cứ thứ gì ràng buộc, mà đồng thời còn sung mãn tình thương đối với chúng sanh và sự giác ngộ triệt để đối với vạn sự vạn vật. Những người này thậm chí sẽ siêu việt thiện và ác, thế gian và Tịnh độ. Người tuyệt vời đối với mọi người chung quanh không cống cao cũng không ngạo mạn, ngược lại sẽ dùng tâm thông cảm hoan hỷ để giúp đỡ mọi người cùng đi trên con đường Tịnh độ như mình.

11

Từ những ví dụ ở trên, Chân tông bao gồm nhiều tầng lớp người thế gian và xuất thế gian. Tóm lại, trước bất cứ việc gì, tín đồ Chân tông nương theo sức bổn nguyện của Đức Phật mà được giải thoát. Từ “giải thoát” theo Chân tông có 3 tầng bậc. Thứ nhất, những người phàm phu như chúng ta có thể cùng với Đức Phật A Di Đà là bậc đã siêu vượt thế gian dung hợp thành một thể, khiến cho tự thân thoát ly lục đạo luân hồi, vì chúng ta lãnh thọ lòng tin từ nơi Đức Phật, cho nên chúng ta luôn luôn tưởng niệm đến ân sâu vô lượng của Đức Phật đối với chúng ta. Thứ hai, sau khi chúng ta qua đời, nhất định sẽ vĩnh viễn giải thoát cõi ta bà, lục đạo này, và vãng sanh cõi Tây phương Cực lạc. Vãng sanh Tịnh độ, trên cơ bản không khác gì Niết bàn thành Phật đạo. Tịnh độ là đại bảo tàng công đức vô lượng, vì thế người được sanh vào cõi Tịnh độ không những thọ nhận pháp hỷ vô tận, mà còn có thể dùng thân Bồ tát rộng độ tất cả chúng sanh, cuối cùng, chúng ta sẽ chứng đắc Phật đạo Vô thượng.

Ba tầng bậc này có thể phân chia theo thời gian từ quá khứ đến vị lai. Nhưng quan trọng nhất là cần phải hiểu rõ việc thành Phật không phải vị lai hoặc quá khứ, mà là chứng nghiệm chân lý ngay trong “hiện tại”. Saichi trong một bài thơ viết rằng:

Ôi ! Saichi, ai là Phật?

Ngài không phải là ai khác mà chính là tôi,

Ai là người sáng lập ra Chân tông Tịnh độ?

Ngài không phải là ai khác mà chính là tôi.

Gì là kinh điển và luận trước?

Đó cũng không phải là ai khác mà chính là tôi.

Đối với Shinran, lòng tin không những là “món quà miễn phí” của Đức Phật A Di Đà ban cho mọi người, cũng chính là tự thân của Đức Phật A Di Đà. Shinran trong một bài tán viết rằng:

Người hoan hỷ tín tâm vô ngại, là Phật pháp,

Phật pháp cũng là đức Như Lai,

Đại tín tâm tức là Phật tánh,

Phật tánh tức là Như Lai. (Bài tán 94)

Đây có nghĩa là lòng tin bao gồm tất cả. Sau khi chúng ta lãnh thọ lòng tin, việc chúng ta thành Phật đã được khẳng định. Đây không chỉ là quan điểm mới của giáo lý Tịnh độ mà Shinran viết trên giấy tờ mà thôi, thông qua lòng tin, Shinran và Đức Phật A Di Đà đã dung hợp thành một thể. Các giáo đồ Chân tông khác cũng giống như Shinran vậy. Nên nói, lòng tin là tâm hoan hỷ vui mừng, vì lòng tin chính là hoan hỷ tiếp nhận, lãnh thọ sức cứu độ của Đức Phật A Di Đà. Đức Phật A Di Đà dùng hình thức “Nam mô A Di Đà Phật” để gần gũi thân cận chúng ta. Một khi chúng ta lãnh thọ 6 chữ danh hiệu này, 6 chữ sẽ biến thành lòng tin. Nói cách khác, 6 chữ Thánh hiệu là tất cả công đức của Đức Phật A Di Đà , lòng tin cũng chính là Đức Phật A Di Đà.

Nguyên tác tiếng Anh của Tiến sĩ Hisao Inagaki (Đạo Viên Cửu Hùng), phát biểu tại trường đại học Leiden - Hà Lan, ngày 7.4.1992

Xuất bản: Học hội văn hóa Phật giáo quốc tế (International Association of Buddhist culture).

Hoa dịch: Tan Peng Yau (Trần Bỉnh Nghiêu, Singapore) - Việt dịch: Tuệ Liên
(Nguồn: Tịnh Độ Pháp Môn)



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/07/2012(Xem: 11643)
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi điểm qua nhiều chủ đề trong tiến trình thảo luận của chúng tôi, vẫn còn một vấn đề đơn độc được đan kết lại suốt tất cả những thảo luận của chúng tôi, câu hỏi của việc làm thế nào tìm thấy hạnh phúc trong thế giới phiền não của chúng ta. Vì vậy, trong việc nhìn vào những nhân tố đa dạng ngầm phá hạnh phúc nhân loại suốt chiều dài của lịch sử, những nhân tố đã tạo nên khổ đau và khốn cùng trong một mức độ rộng lớn, không nghi ngờ gì nữa, chính là bạo động ở trong những nhân tố chủ yếu.
21/07/2012(Xem: 16231)
Đây là những bản dịch giới thiệu những tư tưởng quan trọng của những vị sáng Tổ của ba tông phái Tịnh Độ Nhật Bản. - HT Thích Như Điển
18/07/2012(Xem: 19795)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
11/07/2012(Xem: 5550)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ nước Bạt Kỳ có Quỷ tên Tỳ Sa rất hung dữ, giết người vô số, có ngày giết một người, hai người, ba người, bốn người, mười người, hai mươi người, ba mươi người, v.v...
10/07/2012(Xem: 7982)
"Đức Như Lai có dạy một phương pháp tiện siêu thắng, để đảm bảo việc siêu thoát cũng như để đảm bảo bước đường thành Phật cho tất cả chúng sinh: Pháp môn Tịnh Độ cầu sinh Cực Lạc Thế Giới".
04/07/2012(Xem: 5180)
Một thời đức Phật đu hóa đến rừng Y Xa nước Câu Tát La cùng với 1250 Tỳ Kheo; Rừng Y Xa thuộc làng Y Xa Măng Già La rất lớn và giàu có, được Vua Ba Tư Nặc, nước Xá Vệ phong cho Bà La Môn Phất Già La Ta La giữ phần cúng tế Phạm Thiên Bà La Môn Phất Gia La Ta La là dòng dõi 7 đời có cha mẹ đều chân chính, là người thông suốt Kinh sách Phệ Đà (Ấn Độ giáo) về tướng pháp, về tế tự, v.v... Ông có 500 đệ tử mà người đứng đầu là A Ma Trú, A Ma Trú cũng có nguồn gốc và thông suốt Kinh sách như vị thầy, và cũng có rất nhiều đệ tử.
29/06/2012(Xem: 6060)
Biện đạo thoại (Bendōwa, 辨 道 話) là một trong những phẩm chánh của tác phẩm Shōbōgenzō (Chánh pháp nhãn tạng 正 法 眼 藏) do Dōgen (Đạo Nguyên 道 元) là vị tổ sáng lập tông Tào Động (Sōtō) Nhật Bản viết.
28/06/2012(Xem: 4829)
Thời đức Phật du hoá tại vườn A-nan-Đà trong rừng Tương-thôn-Mại, có một vị Trời Ca-Di-Ni (Vị này từ cung Phạm Thiên đến) với sắc tướng uy nghi, chiếu sáng rực rỡ, lúc đêm gần về sáng đến nơi đức Phật cúi đầu lễ rồi thưa: - Thưa đức Thế-Tôn, các người cao ngạo nói rằng: “Nếu có người nào chết đi, họ có thể làm cho tự do sinh lên cõi Trời”. Đức Thế-Tôn là đấng Pháp-chủ của Trời và Người, con mong muốn đức Thế-Tôn làm cho người chết được sinh lên cõi Trời.
23/06/2012(Xem: 4940)
Chánh tín thuộc về trí tuệ đối lại với mê tín thuộc vô minh, phiền não. Từ khi con người có mặt trên trái đất, đối trước những hiện tượng thiên nhiên không giải thích được, họ tự đặt tên đó là thánh thần và tin vào sự hiện hữu của thánh thần này. Có thể nói từ thời kỳ sơ khai cho đến hiện tại vẫn có hình thức tín ngưỡng nhân gian, nhưng điều này chỉ tồn tại chủ yếu ở các nước chậm tiến; còn những nước tiếp nhận văn minh nhân loại thì mê tín đã bị đẩy lùi vào quá khứ.
21/06/2012(Xem: 7541)
Bấy giờ, tại thành Xá-Vệ, có Bà-la-môn Trường-Thân tổ chức đại hội cúng tế rất lớn, các lễ vật gồm bảy trăm con vật và các thức ăn thức uống cũng được chuẩn bị một cách đầy đủ. Thành phần tham dự gồm có dân chúng trong vùng, các viên chức sắc trong cả nước Xá-Vệ đến, đặc biệt hơn nữa là nhiều người từ các nước khác cũng sẽ đến dự kỳ đại hội cúng tế lớn lao này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]