Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm Phật A Di Đà được Cảm Ứng

20/10/202206:32(Xem: 1963)
Niệm Phật A Di Đà được Cảm Ứng

 

Niệm Phật A Di Đà được Cảm Ứng


Niệm Phật, cuối cùng thì bạn cũng đã đến đây! Cuối cùng thì bạn cũng đã bắt đầu khởi tâm tìm đường về “nhà”, sau biết bao nhiêu trầm luân, khổ hải của kiếp nhân sinh. Hết thảy những ai tìm đến niệm Phật, cũng đều là bởi một trong những nguyên nhân sau đây. Có phải bạn cũng thế hay không?

Nghèo khó, gia đình suy vi khổ lụy, vợ con nay yếu mai đau, cửa nhà thiếu trước hụt sau.
Bệnh nặng lâm thân, mà thuốc thang dây đưa không khỏi, mạng sống mong manh sớm tối.
Cuộc sống bế tắc, gia đình bất hòa, anh em hoặc vợ chồng chẳng thuận, con cái ngỗ nghịch.
Luôn gặp xủi xẻo, làm gì cũng bại, long đong lận đận, công danh sự nghiệp chẳng thành.
Có người thân hoặc chính mình bị vong hoặc ma quỷ gá nhập, quấy nhiễu không yên.
Thấy cuộc sống trống rỗng, vô nghĩa, không mục đích, lạc lõng chẳng biết sống để làm gì.
Ham thích thần thông, phép lạ hoặc những chuyện nhân quả báo ứng, chuyện luân hồi.
Chán cuộc sống bon chen đời thường, thích tĩnh lặng và tìm lối thoát khỏi sinh tử luân hồi…
Niệm Phật là pháp nhiệm mầu
Trước khi tìm hiểu về niệm Phật, bạn hãy đọc những câu chuyện nhân quả có thật dưới đây. Để hình dung ra sự nhiệm mầu của niệm Phật và tai sao chúng ta lại nên niệm Phật. Cuốn “Niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư” đã đưa nhiều người trở về từ tuyệt lộ. Dưới đây là câu chuyện khác của một bằng hữu học Phật, chúng ta hay nghe cô tự thuật:

Khỏi ung thư nhờ Phật pháp
Tháng 9 năm 2006 là thời gian đau khổ nhất của cuộc đời tôi. Do thân thể trường kỳ đau, tôi tới y viện kiểm tra, mới hay mình bị ung thư vú ác tính thời kỳ cuối. Nhận kết quả tôi cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, tinh thần suy sụp. Đã trăm ngàn lần tôi tự vấn mình: “Vì sao tôi có thể bịnh như vậy?”

Tôi cho rằng mình vốn thiện lương, thực thà. Trong mắt mọi người, tôi là một phụ nữ rất đức hạnh ai cũng quý mến. Nhưng vì sao đến tuổi trung niên tôi lại nhận được lời “tuyên án tử” thế này? Mỗi ngày đi qua, tôi càng đến gần cõi chết hơn. Nào xạ trị, nào hóa chất, nào phẫu thuật, thống khổ vô cùng, khổ như địa ngục trần gian.

Tôi trên có mẹ già hơn 80, dưới còn con thơ dại…rồi tất cả sẽ ra sao khi tôi lìa khỏi thế gian này! Trong thời kỳ xạ trị, tôi chứng kiến đủ cảnh, đủ hạng người: Cho dù bạn có quyền uy tối thượng, cho dù bạn giàu sang một cõi. Hễ đã vào đây thì tất cả đều trở nên vô nghĩa mà thôi…

Trải qua nửa năm trị bằng hóa chất, tôi biết mình không còn cơ may sống sót. Vì muốn sống còn, hằng ngày trời chưa sáng tôi đã thức dậy luyện khí công, đều đặn ngày bốn tiếng, nhưng rồi thấy bệnh tình cũng chẳng đâu vào đâu.

Ánh sáng cuối đường hầm
Tháng 6 năm 2007 tôi duyên may gặp cư sĩ Kim. Chị là một Phật tử niệm Phật thuần thành, cư xử rất tốt với người. Khi biết rõ hoàn cảnh tôi, chị luôn động viên và đem cho tôi xem rất nhiều loại sách Phật. Trong đấy gieo ảnh hưởng cho tôi sâu nhất là hai cuốn: “Liễu Phàm Tứ Huấn” và “Sống là tự mình nỗ lực từng chút một”.

Tôi trước nay vô thần đối nhân quả báo ứng hoàn toàn không tin. Thậm chí tôi còn bài xích, cho đó là những luận thuyết ngu si, mê tín! Nhưng khi xem các chuyện trong sách xong, tôi xúc động vô cùng. Tôi một kẻ vô thần, vô tín ngưỡng, tôi đã bắt đầu tin sự nhiệm mầu của Phật pháp. Nhờ Kim cư sĩ hướng dẫn, tôi bắt đầu tụng “Kinh Địa Tạng”, thỉnh thoảng theo chị đi phóng sinh, bái sám.

Thành thật mà nói, giai đoạn này tôi dốc sức tạo công đức, vì nghĩ rằng “tu phúc có thể kéo dài mạng sống”. Vậy nên tôi thường tụng kinh với tâm thái đầy vọng niệm, nên cảm ứng chẳng được bao nhiêu. Thời gian này nghe tin các đồng bạn bịnh nặng liên tục tạ thế, tôi lại càng suy sụp tuyệt vọng. Thấy tình hình bế tắc của tôi, chị Kim nói: Nếu bạn có thể gặp được cư sĩ Quả Khanh thì tốt quá!

Duyên lành gặp Ngài Quả Khanh
Từ hôm đó tôi và chị ngày ngày lễ bái, thành tâm cầu nguyện trước Phật không biếng nhác. Cuối cùng duyên may cũng đến, tôi quen được Hải Ba là bạn của lão cư sĩ Quả Khanh. Hải Ba hứa ngày mồng 5 tháng giêng sẽ dẫn tôi đi gặp cư sĩ Quả Khanh.

Vừa gặp cư sĩ Quả Khanh tôi đã bị đức hạnh của ông làm cho chấn động. Ông nhắc tôi phải lấy giới làm thầy, giải thích cho tôi hiểu ngũ giới Phật chế là như thế nào, niệm Phật là thế nào và chỉ cách thọ trì “Kinh Địa Tạng” ra sao. Ông giúp tôi chấn chỉnh lại những thấy biết lệch lạc sai lầm trong tu tập. Ngay đó tôi liền phát thệ: “Bắt đầu từ nay trở đi vĩnh viễn từ bỏ ăn mặn, hoàn toàn trường trai, dứt khoát không tạo sát nghiệp nữa”.

8 giờ tối hôm sau Ngài Quả Khanh gọi điện đến, bảo:
– Chị có muốn biết nguyên nhân mình bịnh là do đâu chăng?

– Dạ muốn! Muốn quá đi chứ!

Tôi cuống quýt hồi đáp, không kịp chờ ông dứt câu. Tôi nghĩ nhất định ông sẽ nói là “kiếp trước do tôi tạo nghiệp nặng nề chi đó nên ngày nay chịu ác báo”…Tim tôi hồi hộp, đập thình thịch, chờ nghe ông trả lời. Nhưng trái với dự đoán của tôi, đáp án của ông thật bất ngờ, hoàn toàn ngoài sức tượng!

Tà dâm chiêu cảm quả báo nặng
– Cô nghĩ kỹ xem, sau khi kết hôn có làm gi vượt quá giới hạn cùng người khác phái chăng?

Nghe ông hỏi vậy tôi muốn té ngửa. Lúc đó tôi im lặng nhưng tận đáy lòng rất muốn hét to như thế này: “Ôi trời ơi! Giáo sư! Ngài đừng đổ oan cho con! Con là gái nhà lành, là con nhà gia giáo đàng hoàng. Đời con chỉ yêu có một lần và chỉ có một mối tình duy nhất dành cho người mà con kết hôn mà thôi! Con thực sự chẳng có cái chuyện ‘‘tình một đêm”, chẳng bao giờ ngoại tình. Làm sao ngài có thể nói là con bị bịnh vì cái nguyên nhân kỳ cục này chứ hả?”. Không nghe tiếng tôi trả lời, giáo sư nghiêm túc khẳng định:

– Cô bị bịnh đích thực là do tà dâm mà ra! Nếu như cô chịu tha thiết sám hối, bịnh cô sẽ lành!

Giáo sư vẫn kiên nhẫn chờ tôi trả lời. Tôi ráng hồi tưởng lại quá khứ từng chút một. Đột nhiên tôi nhớ ra, liền nói:

– À! Sau khi kết hôn, đi hưởng tuần trăng mật xong về, thì cơ quan đề nghị cấp nhà cho. Vị lãnh đạo quản lý nhà bảo tôi đi một chuyến để bàn việc này.

Vạn ác dâm vi thủ, nhân nhỏ nhưng quả nặng.
Khi tôi đến nơi, hai chúng tôi trò chuyện một tiếng đồng hồ, không có nói gì khác ngoài công việc và học vấn. Khi tôi định về nhà thì đột nhiên ông ta ôm chầm lấy tôi và nói là rất thương tôi”. Chúng tôi chỉ ôm nhau một lát, tuyệt không làm gì vượt quá giới hạn. Giáo sư nghe xong bảo:

– Đây chính là nguyên nhân căn bịnh của cô. Mặc dù thực tế không có vấn đề gì phát sinh, nhưng trong tâm cô hoàn toàn không cự tuyệt. Sau đó lòng cô thường khởi tà niệm, dâm niệm! “Kinh Địa Tạng” từng thuyết: “Chúng sinh ở cõi diêm phù đề, khởi tâm động niệm không gì mà không tạo nghiệp, không gì mà không là tội”…

Buông điện thoại xuống, nước mắt tôi ướt đẫm mặt mày, tôi khóc chẳng thành lời. Tôi đã trăm ngàn lần hỏi trời xanh, vì sao tôi bị bịnh như vậy? Thì hôm nay, giáo sư đã cho tôi đáp án chính xác! Từ hôm ấy trở đi, tôi tiến vào giai đoạn học Phật chân chính chưa từng có.

Được Phật gia bị
Đầu tiên tôi đối với những ác nghiệp đã tạo của bản thân, tiến hành sám hổi các lỗi từ “sát, đạo, dâm, vọng, tửu, tham, sân si, mạn, nghi, hiếu để, lễ, nghĩa, tín”. Tôi bắt đầu mỗi ngày hồi tưởng, kiểm lại mọi việc lớn nhỏ. Hễ thấy việc gì sai, có lỗi, thì lo sám hối ngay, lại nghiêm trì ngũ giới, dứt tuyệt ăn mặn.

Kết quả, tôi đã sống lại. Phật pháp đúng là diệu pháp, đã giúp tôi ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc. Tôi xin cảm tạ chư Phật bồ tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Từ khi tôi bị bịnh đến nay đã hai năm, mỗi lần đến bịnh viện kiểm tra, kết quả luôn bình thường. Cảm tạ Phật lực gia trì, đã giúp tôi có được kết quả tốt như hôm nay.

Tôi tin sâu rằng, những người bị bịnh ung thư chỉ cần y pháp tu hành, hoặc niệm Phật hoặc tụng kinh, thì mạng sống nhất định sẽ xuất hiện kỳ tích. Tôi tin: Tôi có thể lảm được, thì bạn cũng làm được!
(Nhân quả báo ứng hiện đời)
Niệm Phật thay đổi số phận
Ngôi nhà nhỏ hai tầng lầu của cư sĩ Chân Minh vừa khánh thành. Hai vợ chồng hân hoan dìu cha mẹ già 80 tuổi vào nhà mới. Chiều hôm đó, họ đãi tiệc nhỏ cho các láng giềng mừng tân gia.

Cách đây ba năm, gia đình họ thuộc hạng nghèo nhất trong làng, nghèo đến cái nhà bếp cũng không có. Bếp của họ được vừng bằng hai manh chiếu rách với bốn cọc cây chống đỡ.

Chuyện này phải kể từ lúc bắt đầu cải cách. Chân Minh đem ruộng đất giao cho người nhà, còn anh mở công ty chuyên làm Bao bì. Sau đó vì muốn làm ăn lớn, nên anh vay ngân hàng hai mươi vạn. Đang yên ổn thì anh bị bạn lừa mất sạch, phải bỏ trốn đến huyện H nương bạn là Đan Lương.

Duyên gặp Phật pháp
Đan Lương đến thành phố T. để tìm tôi. Vì biết tôi đang bái một vị cao Tăng ở đó làm thầy, anh dẫn theo vài người bạn cùng đến bái kiến Hòa thượng Diệu Pháp. Duyên số lạ lùng, Chân Minh do bị bạn lừa phá sản, nhờ vậy mà trở thành đệ tử Hòa thượng Diệu Pháp.

Khi về đến nhà Đan Lương, Chân Minh nghe tin Viện Kiểm sát đang phái người tìm mình. Nên náu thân tại một vùng đất hẻo lánh, ngụ trong chòi hoang, trông coi địa khu này. Đan Lương mỗi ngày thăm nuôi một lần.

Do ở đây không có người vãng lai, nên đặc biệt thanh tịnh yên tĩnh. Chân Minh ở đây suốt tám tháng ròng. Hàng ngày trừ ngủ nghỉ và ngồi thiền ra, anh lo học thuộc và tụng chú Lăng Nghiêm

Lúc anh tập ngòi xếp bằng, do đã hơn 40 tuổi, lại thêm chân to, bụng bự, nên tập khoanh chân rất khó khăn. Do chẳng làm được, nên tâm sanh nhiều phiền não.

Cảm ứng Bồ Tát Di Lặc
Một đêm nọ, anh đang vất vả tập ngồi xếp hằng, bỗng thấy một Hòa thượng mập mạp đến bên, dạy anh cách tĩnh tọa và bảo:

– Ngươi quá béo, có thể tập ngồi giống như ta nè!

Anh làm theo lời dạy và hốt nhiên nhập vào đại định, ngồi một hơi đến sáng. Khi Đan Lương đem cơm đến, anh kể lại câu chuyện đêm qua. Đan Lương nói:

– Vùng này không có Hòa thượng nào giống như anh tả cả!

Trưa hôm sau Đan Lương mang theo các hình Phật cho Chân Minh xem. Chân Minh vừa nhìn, liền nhận ra ảnh vị Phật ngồi nơi hàng đầu, reo lên:

– Đúng rồi, tướng mạo giống y như Hòa thượng này nè, đêm qua “ổng” đã dạy tôi ngồi hệt như vậy đó.

Đan Lương bảo Chân Minh:

– Vị này là Bồ tát Di Lặc, sẽ là Phật trong tương lai nên còn gọi là Phật Di Lặc. Anh tu công phu không nhỏ, mới có thể cảm được Phật Di Lặc đến dạy như thế.

Mấy tháng sau đó, Chân Minh tiến tu rất nhanh, nghiệp do đây cũng được chuyển hóa.

Chuyển nghiệp
Mãn tám tháng, Đan Lương báo tin: Hiện có một công ty vận tải cần tuyển một người có thể trường kỳ trú ở Sơn Tây, lương mỗi tháng một ngàn. Anh lập tức xin nhận.

Chớp mắt đã ba năm trôi qua, suốt ba năm anh làm việc mệt mài, thời gian rảnh thì tụng chú Lăng Nghiêm. Ngày nọ, người chủ báo tin cho Chân Minh hay là giữa ông và hãng xưởng phát sinh mâu thuẫn, nên hai bên kết thúc hợp đồng. Ông bảo anh đến xưởng tính để làm quyết toán.
Không ngờ chủ xưởng gặp Chân Minh, ông ta ngỏ ý muốn mời anh tiếp tục cung ứng hàng cho xưởng. Chân Minh dù không có chút vốn, song lại có thể bắt tay làm việc rất suôn sẻ với người. Lại tốt tính, thật thà nên công việc ngày càng thuận lợi.

Sau khi tích cóp được tiền anh trả hết nợ rồi hướng cả nhà quy y Hòa thượng Diệu Pháp. Cả nhà cùng ăn chay niệm Phật.

Cả làng niệm Phật ăn chay
Nhiều người thấy gia đình anh ngày một phát, liền xúm nhau hỏi cách làm giầu. Anh bảo: Tất cả đều là nhờ Phật pháp. Vợ Chân Minh kể:

– Hiện nay người bắt chước niệm Phật theo chúng tôi ngày càng nhiều. Bởi nửa năm trước trong thôn có một người bị vong dựa, tối ngày cứ lầm bầm nói bậy, quậy phá… Tôi bèn dẫn con trai đến xem thử, lúc vừa bước vào sân thì nghe y ở trong phòng đang hét to. Hai mẹ con vừa vào cửa thì thái độ bệnh nhân lập tức thay đổi, y trở nên rất hiền lành, cứ ngó chăm chăm vào hai mẹ con tôi.

Có người hỏi y:

– Sao không gây gổ làm ầm ĩ huyên náo nữa vậy?

Y bảo: Hai người này vừa bước vào toàn thân phủ đầy ánh kim quang nên tôi không dám quậy.

Con trai Chân Minh bảo:

– Vậy vong hãy rời khỏi đây đi nha?!

Vong nhân nói:

– Chưa được các vị dạy, chúng tôi đâu dám đi!

Thế là thằng bé bảo:

– Vậy bạn hãy niệm Phật theo tôi, niệm: “Nam mô A Di Đà Phật!” nha!

Vong linh niệm Phật xong liền nói:

– Tôi có thể đi đầu thai được rồi!

Việc này đồn lan khắp toàn thôn, người ta bảo nhau: “Ma quỷ sợ người ăn chay niệm Phật”. Thế là họ rần rần kéo đến nhà Chân Minh học cách ăn chay niệm Phật.

Niệm Phật A Di Đà
Đọc đến đây bạn đã hiểu được một phần về sự nhiệm mầu của niệm Phật rồi phải không? Vậy nhưng mục đích của việc niệm Phật là gì? Người niệm Phật vì những lý do như trên đã nói, cố nhiên là tốt, nhưng nếu chỉ dừng lại thế thôi thì thật là uổng phí.

Cũng như nhiều người đã tìm hiểu, đang tìm hiểu, thậm chí là đang niệm Phật, mà không rõ mục đích tối thượng của niệm Phật. Cho nên sự niệm Phật này chưa hợp với bản ý của đức Phật Thích Ca khi Ngài thuyết giảng về niệm Phật, đại loại như Tổ Thiền Tâm từng nói:

*
Có người đi Chùa hoặc nơi Đền Phủ. Thấy người niệm Phật cũng bắt chước niệm theo, hoàn toàn không chủ định. Hành động này tuy cũng gieo căn lành phước đức về sau, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Có những vị niệm Phật nguyện cho tiêu tai khỏi nạn, cầu gia đình khỏe mạnh bình yên, việc sinh hoạt càng ngày thêm thạnh vượng. Nguyện cầu như thế cũng tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Có những vị đời sống gặp nhiều cảnh không vừa ý, sanh nỗi u buồn phẫn chí. Niệm Phật cầu cho mình hiện tại và kiếp sau không còn gặp cảnh ấy nữa. Cầu như thế cố nhiên vẫn tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Có những vị cảm thấy cuộc sống trần gian không điều chi hứng thú. Cho sang giàu quyền thế cũng còn nhiều lo lắng khổ tâm. Họ hy vọng dùng công đức niệm Phật để kiếp sau được sanh lên cõi trời, sống lâu nhàn vui tự tại. Cầu như thế cũng là điều tốt, nhưng không hợp với bản ý của Phật.
Mục đích tối thượng của niệm Phật
Đức Phật Thích Ca thấy rõ rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẵn đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng do bởi mê bản tâm nên tạo ra nghiệp hoặc, nên vô thỉ kiếp đến nay trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi. Dù cho được sanh lên cõi trời, khi hưởng hết phước rồi, cũng bị sa đọa. Vì thế, Ngài muốn cho tất cả chúng sanh do nơi pháp môn Niệm Phật, sớm thoát khỏi khổ sanh tử luân hồi. Đây chính là mục đích tối thượng của niệm Phật.

Chư Phật trong nhiều a tăng kỳ kiếp đã từng huân tu phước huệ. Nếu kẻ nào xưng niệm hồng danh của Như Lai, sẽ được vô lượng vô biên công đức. Lại, đức A Di Đà Thế Tôn đã lập thệ: “Nếu chúng sanh nào niệm danh hiệu của Ngài cầu về Cõi Cực Lạc. Kẻ ấy khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sanh Tây Phương, chứng lên ngôi Bất Thối chuyển”.

Đem công đức vô lượng của sự Niệm Phật, mong cầu những phước lợi nhỏ nhen ở cõi người, cõi trời mà không cầu vãng sanh giải thoát. Điều này có khác chi trẻ thơ đem hạt châu ma ni vô giá đổi lấy viên kẹo để ăn? Như thế thật là phí uổng không xứng đáng chút nào! Lại nguyện lực của Phật rất lớn, người nào nghiệp chướng dù nặng mà chí tâm niệm Phật ngay một đời nầy cũng được tiếp dẫn vãng sanh.

Tại sao chúng ta lại cần phải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi
Đó là vì ở trong nẻo luân hồi, chúng ta xác thật đã chịu nhiều nỗi thống khổ lớn lao. Tùy vào nhân duyên và nghiệp quả mà chúng ta, từ vô thỉ kiếp đến nay lên xuống trong 6 nẻo. Hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là:

Cõi Trời
Cõi Người
Cõi A Tu La
Cõi Súc sanh
Cõi Ngạ quỷ
Cõi Địa ngục
Trong sáu cõi giới này. Cõi trời tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý. Cõi A Tu La bị sự khổ về gây gổ, tranh đua. Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối, nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau.

Ở cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa. Bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp. Còn cõi địa ngục thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết.

*
Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã than:
Lục đạo xoay vần không mối hở.
Vô thường xô đến vạn duyên buông!
Khi còn tại thế, một hôm đức Phật dùng móng tay vít lên chút đất, rồi hỏi A Nan: “Đất ở móng tay ta sánh với đất ở miền đại địa, cái nào nhiều hơn?”Ngài A Nan đáp: “Bạch Thế Tôn! Đất của miền đại địa nhiều hơn đất của móng tay vô lượng phần không thể thí dụ!” Phật bảo: “Cũng thế, A Nan! Chúng sanh sanh lên cõi trời người, như đất ở móng tay, đọa xuống ác thú, như đất của miền đại địa!” Thí dụ trên là những tiếng chuông mai để cho người tu xét suy tỉnh ngộ.

Nhiều kẻ không tin thiên đường, địa ngục, nhưng các cõi ấy xác thật là có, trong kinh đức Phật đã chỉ bày rành rẽ, chỉ vì mắt phàm không thấy biết mà thôi.

Lợi ích của niệm Phật
Người niệm Phật không cầu mà tự nhiên được ‘hai sự lợi ích ở hiện tại và trong tương lai’. ‘Hiện’ tức là ngay trong đời hiện tại này, nói sơ lược thì được năm thứ gia bị:
1. Chúng sanh với Phật là một thể. 2. Được ánh sáng của Đức Phật A Di Đà soi chiếu nhiếp thủ. 3. Được chư Phật hộ niệm; 4. Được chư Bồ Tát, chư thiên, quỷ thần thường theo bảo vệ. 5. Được tội diệt phước sanh, tiêu trừ tai nạn, kéo dài tuổi thọ;
‘Tương lai’ tức là đời vị lai sau: “Khi xả bỏ thân mạng liền sanh vào nhà chư Phật, nghĩa là cõi Tịnh độ”. Tức là mạng chung được vãng sanh Cực Lạc cùng với Đức Phật A Di Đà đồng chứng vô lượng thọ, vô lượng quang.

Trong Bản nguyện Niệm Phật, chư Tổ Sư giải thích: “Sự lợi ích trong đời hiện tại là hoa báo. Sự lợi ích ở đời vị lai là quả báo. Khi hạt giống đã được gieo xuống thì tự nhiên khai hoa kết quả, hoa nở trước rồi kết thành quả sau. Nhưng nếu người niệm Phật cầu vãng sanh thì ‘hoa quả đồng thời’.

*
Có lợi ích ở hiện tại thì tự nhiên được lợi ích trong tương lai, một mà hai, hai mà một. Hiện tại đời sống được an ổn, tương lai được vãng sanh thành Phật.

Lợi ích tương lai của niệm Phật chính là nương nơi Bản nguyện của đức Phật A Di Đà. Vãng sanh về Tây Phương Tịnh Độ, vĩnh viễn thoát khỏi sanh tử luân hồi. Đây mới chính là lợi ích tối cao nhất mà Đức Phật Thích Ca và chư Tổ Sư từ bi dạy cho chúng ta.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài này! Dù với bất kỳ lý do nào khiến bạn tìm đến niệm Phật, Tuệ Tâm cũng nguyện bạn sớm lìa khổ được vui. Dù cho cuộc sống có bận rộn, khổ hải đến thế nào, cũng mong bạn ý thức được duyên đời ảo mộng. Sớm phát tâm trì niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật để cùng vãng sinh Tây Phương Cực Lạc Quốc.


(Niệm Phật A Di Đà được cảm ứng)
Tuệ Tâm 2019.




 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2017(Xem: 6855)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 6472)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 8239)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 4032)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 5456)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16348)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 11363)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 9683)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 14022)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
10/07/2015(Xem: 5792)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567