Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cõi An Lành - Hạnh Phúc (ý nghĩa và thần lực của việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật)

05/12/202104:38(Xem: 6167)
Cõi An Lành - Hạnh Phúc (ý nghĩa và thần lực của việc niệm Nam Mô A Di Đà Phật)
phat di da tiep dan

CÕI AN LÀNH - HẠNH PHÚC
(Ý NGHĨA và THẦN LỰC (1) của việc Niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT)

Chấp hai tay cúi đầu miệng niệm Phật
A Di Đà chào chúc thật cao sâu
Khỏe sáng suốt cùng chân lý nhiệm mầu
Được trường thọ thăng hoa trong cuộc sống…

Sống trong một thế giới vô thường biến đỗi, với đầy sự nhiễu nhương, tang thương, chết chóc, do thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, xảy ra trước mắt hằng ngày, gây lắm khổ đau, điển hình như Covid-19 (với đầy ác khí) như hiện nay, cũng khiến cho nhiều người lo sợ, khủng hoảng và thức tĩnh. Thấy rõ được rằng, mọi cơ sở vật chất, với nhiều năm đầu tư xây dựng, chỉ một cơn động đất, sóng thần hay bão lửa, lũ lụt nổi lên, sẽ tan tành theo mây khói. Một đời người với biết bao nhiêu lo toan, tính toán, hy vọng, ước mơ, một cơn đại dịch xảy ra, đành âm thầm ra đi trong tức tưởi, không một người thân đưa tiễn, tất cả tài sản bao năm gầy dựng, phải bỏ lại, không mang theo được gì!

Nhất là tiến bộ của khoa học với tiện nghi vật chất hiện đại, cả 2 năm rồi vẫn chưa khống chế được dịch bệnh, vacxin này ra, thì virus khác xuất hiện, còn đe dọa sẽ có những biến chủng nguy hiểm hơn gấp bội, như “Omicron” đang gây hoảng loạn, sẽ hoành hành và diễn biến khá phức tạp, cũng như hình ảnh mọi người phải “bịt miệng” và “húc cùi chỏ” khi gặp nhau, thật là khó chịu, mất thẩm mỹ, mà vẫn chưa có một dụng cụ hay cách chào đẹp mắt hữu hiệu nào thay thế.

Trong khi đó đất nước Bhutan hay Bộ Tộc Kogi, cũng như các Tu Viện Phật Giáo thường ở những nơi rừng vắng, Tu Sĩ và những người dân nơi đây, sống hòa thuận với thiên nhiên, không chạy theo “vật chất hay tiến bộ khoa học”, tất cả đều sống rất an lành và hạnh phúc.

Từ đó nhiều người đã thấy được phần “tinh thần” là quan trọng, quyết định cho hạnh phúc hoặc khổ đau và còn mãi cũng như theo ta suốt đời này, sang kiếp khác. Nên đa số đã hướng về tâm linh, lo TU HÀNH, mà pháp Tu Tịnh Độ Niệm Phật A Di Đà là dễ thực hiện và phổ cập nhất.  

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thấy và thương chúng sanh đang oằn oại trong phân biệt với đầy dục vọng ở cõi thế gian này, nên đã “thị hiện” làm Giáo Chủ cõi Ta bà, chỉ bày cho chúng ta, thấy được Phật tánh trong từng người và giới thiệu Cõi Tây Phương Cực Lạc để chúng sanh hướng về, lo tu hành hầu thoát khổ.

Tại sao phải hướng về Tây Phương Cực Lạc ? Vì khi mọi người lo “hướng ngoại tìm cầu” sẽ trải nghiệm và thấm thía được sự khổ đau, lúc đó ai ai khi sống, cũng muốn tìm đến chốn bình an và khi chết được về Cõi Cực Lạc, nơi mà “Chúng sanh không có khổ đau, chỉ hưởng An Lạc, nên gọi Cực Lạc”. Nhưng muốn về được Cõi Cực Lạc, phải Tu hành miên mật, một lòng tin tưởng, chí thành niệm Phật cầu vãng sanh về cõi ấy. Chứ không thể “Chỉ dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được vãng sanh về cõi nước ấy”.

Trong kinh Đại Tập Phật dạy: Thời Mạt pháp vạn ức người tu không được một người giải thoát, chỉ nương pháp môn Niệm Phật mới có thể ra khỏi được luân hồi. Trong kinh Bửu Tích Phật thưa với Phụ Vương Tịnh Phạn: Phụ Vương nên niệm danh hiệu của Phật A-di-đà nơi cảnh Tây phương Cực Lạc, tinh tấn chuyên cần thì sẽ thành Phật, vui mừng niệm Phật sẽ được Vô Sanh Pháp Nhẫn và Phật cũng dạy cho Hoàng Hậu Vi Đề Hy pháp môn niệm Phật.

“Người niệm Phật dù bản thân không thấy được ánh sáng phát ra, nhưng người cõi âm, như quỷ thần… đều nhìn thấy. Càng thuần thành niệm Phật thì ánh sáng càng lớn, bởi danh hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT là danh hiệu ánh sáng. Ma quái ác quỷ sẽ không thể quấy phá người niệm Phật được vì luôn có ánh sáng Phật A Di Đà nhiếp thủ. Người niệm Phật ở đâu chỗ đó sẽ yên ổn, cõi âm cũng được hưởng lợi ích từ Phật hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. PS Huệ Viễn

Vậy chúng ta hãy tìm hiểu về “thần lực và diệu dụng” của hồng danh sáu chữ: Nam Mô A Di Đà Phật.

- Nam Mô: Kính lễ, quy y, phụng thờ, cứu ngã, độ ngã, quy mạng.

- A: Có nghĩa là Vô, Không

- Di Đà: Có nghĩa là Lượng

- Phật: Người Giác ngộ

A Di Đà Phật, cũng có nghĩa: Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức. Cũng là tên chung của tất cả pháp giới chư Phật!

Vậy Nam Mô A Di Đà Phật là: Kính lễ đấng Giác ngộ, hoặc cũng có nghĩa là: Quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ, với Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức, hay pháp giới chư Phật!

Có câu: “Cúi đầu là bông lúa, ngẩng đầu là cỏ dại”. Cây lúa càng chín hạt càng chắc, đầu sẽ rủ xuống, còn cỏ dại thích thể hiện bản thân, lúc nào cũng ngẩng đầu lên. Nhưng bông lúa luôn được coi trọng, cỏ dại lại chẳng được đoái hoài” …

Cho nên Nam Mô là thể hiện sự vững mạnh, vô ngã, vị tha, từ đó có được cái Đức qua sự khiêm cung, để hưởng được sự gia hộ của Chư Phật. Còn nếu chỉ biết hiu hiu tự đắc, muốn thể hiện “cái ta” thì chỉ là “cỏ dại” bị “tổn đức” mà thôi. Cho nên thường niệm Nam Mô là nhắc nhỡ chúng ta luôn sống khiêm cung, để có được Phước Đức là như vậy.

Vì sao phải hướng về Phật A Di Đà ?

Phật A Di Đà, nhờ phát 48 lời đại nguyện, trong đó có nguyện: “Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sanh, nếu xưng danh hiệu tôi, đều sinh về nước của tôi, hóa sinh trong hoa sen, được quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác” chủ yếu Ngài hướng vào sự chuyển hóa những ý nghĩ, lời nói và hành động của chính mình, theo chiều hướng thiện lành, để đạt được tự tánh thanh tịnh cho tự thân và giáo hóa muôn loài. Ở Cực Lạc  sẽ được Trường Thọ, Đầy Đủ Trí Tuệ và Tràn Đầy Công Đức.

 

Niệm Phật A Di Đà là một cách tu, đơn giãn, dễ dàng, không đòi hỏi gì nhiều, chỉ cần tin tưởng và chí thành tưởng niệm đến Ngài, dầu đang bận rộn hay những lúc thảnh thơi, ở nơi đâu cũng được. Ta sống là nhờ vào hơi thở, nên chỉ cần “hít vào A Di, thở ra Đà Phật” là an ổn rồi, vừa có điều kiện để tiếp tục cuộc sống, vừa tu hành có được công đức.   

Phương pháp tu đơn giản này với “Tin sâu” rằng: đức A Di Đà không bao giờ Nguyện dối. Chỉ cần ta chân thật niệm danh hiệu của Ngài là “chắc chắn được vãng sinh”. Đặc biệt Tin mình dẫu có là phàm phu, gia quyến buộc ràng, giới định huệ không có, vẫn nương nơi Bổn Nguyện này mà lìa xa tam giới.

Và ”Nguyện thiết” rằng: “Chỉ nguyện cầu vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ, không một mảy may mong cầu phước báo nhân thiên. Phải tha thiết như bị rớt xuống hầm xí, cầu được gấp thoát ra; Như đang bị tù, chỉ đau đáu nghĩ đến về nhà”. niệm Phật, giúp ta có chánh niệm, theo hơi thở gom tâm về một chỗ, một khi “gom tâm về một chỗ, thì mọi việc đều thông suốt”, cũng là phương tiện hữu hiệu giúp tự lực cho chính mình tránh đi những xao lãng và cám dỗ của tội lỗi.

Chí tâm niệm Phật theo hơi thở ra vào, từ đó “ba nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương” như trong Kinh có dạy. Để có được “tâm an” thì “vạn sự an theo” và cũng giúp cho “quốc độ tịnh” và “thế giới hòa bình” từ đó có được ánh sáng tỉnh thức, giúp cho tâm: thấy, biết, nhận định được ý nghĩa tốt đẹp của sự sống. để biết sống đạo đức, qua bốn đức tính Từ, Bi, Hỷ, Xả, sẵn có trong mỗi người chúng ta.

Hằng niệm Phật là một hình thức chánh niệm giúp chúng ta sống tích cực trong khoảnh khắc hiện tại, không có thời gian cho ta “thị phi” tạo tội, là liệu pháp trấn an tâm lý tuyệt vời, từ đó giảm stress, bớt các cảm xúc tiêu cực, không còn tức giận, thù hận hay chấp trước, làm giảm sự thèm khát, tham lam, thay vào đó là nuôi dưỡng tâm Bồ đề, biết sẻ chia, để giúp đỡ mọi người thoát khỏi đau khổ, tạo hy vọng, giúp chúng ta có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong tương lai.

Niệm Phật nhất tâm bất loạn (2), là khi ta có được trạng thái tĩnh lặng của tâm. Muốn đạt trạng thái đó, chúng ta phải miên mật, phát tâm Bồ đề mong muốn giác ngộ, hiểu và thực hành các giáo pháp của Phật, làm nhiều việc thiện để tích lũy công đức, thường xuyên thực hành thiền, niệm Phật để giảm dần các cảm xúc tiêu cực.

 

Kinh nghiệm của tự thân, áp dụng “thiền tịnh song tu”, “ngồi thiền” giúp thân nghiêm trang ngay thẳng, khi ngồi thiền, vừa niệm Phật, vừa theo dõi hơi thở để quán chiếu khắp toàn thân, bằng cách thực hiện hít vào rồi theo dõi và dẫn hơi thở từ đỉnh đầu chạy xuống toàn thân đến những ngón chân, thở ra cho thoát ra ngoài, quay lại, hít vào theo dõi và dẫn hơi thở chạy ngược lại, từ các ngón chân, qua toàn thân, đến đỉnh đầu thở ra. Phương pháp này giúp rất dễ nhiếp tâm.

Trong thời buổi nhiễu nhương, loạn động, với tiện nghi vật chất hiện đại, sẽ dễ dàng dẫn dắt chúng ta đi vào đường ma, lối quỷ. Con người không có nhiều thời gian để tu tập, nên pháp môn niệm Phật là dễ dàng thực hiện nhất.

Cho nên niệm A Di Đà Phật, để chào, chúc nhau, rồi hỏi hay đồng ý nhau… cũng dùng câu niệm Phật, trở thành sinh hoạt quen thuộc hằng ngày của người con Phật, rồi các Đạo Tràng Niệm Phật, lạy Phật, Ban Hộ Niệm… để Cầu Nguyện cho người bệnh (an tâm người sống). Tiếp Dẫn cho những người hấp hối hay sắp vãng sanh (độ cho người chết), mọc lên khắp mọi nơi, cũng nhằm tạo cơ hội để cùng nhau niệm Phật, tạo điều kiện sẻ chia và môi trường tốt, ngày đêm hằng tu tập cho những người muốn tìm về nguồn cội, có cuộc sống an lành, cũng có được nhiều kết quả khả quan.

Hình ảnh “hiệp chưởng” chấp hai tay trước ngực và cúi đầu chào nhau (thân), (miệng) niệm Nam Mô A Di Đà Phật, (ý) chân thành cầu chúc lành cho nhau, biểu thị lòng tôn kính, tán dương nhau, sẽ thâu nhiếp loạn tâm, cũng có ý nghĩa úp mười pháp giới vào nhau, dung hợp các phạm trù đối lập, biểu thị “hiểu” và “hành” hợp nhất, cũng là thật tướng của vũ trụ vạn pháp, tìm về bản nguyên chân diện mục, hình ảnh cho hòa bình, hữu nghị, đoàn kết và hợp tác, không tranh đấu và không làm tổn thương nhau. Có như vậy mới dễ dàng giao hữu thân thiện nơi trần gian và thành tựu được vô thượng bồ đề với đạo, thật nhiều ý nghĩa. một ứng xử có sức lan tỏa tốt, là nét đẹp văn hóa Phật Giáo rất đặc sắc, đã đi vào tâm thức người con Phật ở khắp mọi nơi.

Sau khi bị Covid-19, để tránh lây lan, các lãnh tụ thế giới, không còn bắt tay nữa, mà chuyển qua chấp hai tay lại chào nhau, thật là đẹp ! Nhưng không hiểu vì sao bây giờ lại là “húc cùi chỏ” để chào nhau, thấy thật là khó coi và hình ảnh này đã khiến cho các cường quốc trên thế giới đang đi vào đối đầu với nhau và có thể chiến tranh sẽ xảy ra.

Covid-19 đã ra một “thông điệp” từ khi mới xuất hiện, rồi suốt 2 năm hoành hành, cho đến hôm nay nhiều nơi vẫn còn phải bị “bịt miệng, ở yên một chỗ, cách ly và phong tỏa” mới có thể tránh được đại dịch và điều đặc biệt môi trường biển và bầu khí quyển, trở lại được sự trong sạch. Qua đây chắc mọi người sáng tỏ thêm “Đời là vô thường” mọi tiến bộ của khoa học với bao tiện nghi cũng không thể mang lại bình yên, hanh phúc lâu dài cho nhân loại được. Mà nhu cầu của con người là mong được bình an, hạnh phúc. Vậy hãy “dừng lại” vì theo thuyết “duyên khởi”, “cái này sanh, thì cái khác cũng sẽ sanh” chỉ có “ở yên một chỗ và bịt miệng”, tức là phải bớt nhu cầu đi lại, ăn uống, hưởng thụ về tiện nghị vật chất, mới được yên. Từ đó quán chiếu lại bản thân  hướng vào tinh thần (phần còn mãi) để lo tu tạo Phước Đức, phát huy năng lượng nhân bản, sống phụng sự, với tâm “ít muốn, biết đủ”, vui với những gì hiện có, dành hết tâm trí vào việc làm của mình và chí thành niệm Nam Mô A Di Đà Phật để chào chúc nhau

Thiện Niệm này với Thần Lực của Hồng Danh Phật, vừa an được tâm, vừa cầu nguyện, chia sẻ cho Trí Tuệ, Công Đức và Trường Thọ lan tỏa. Được như vậy mọi việc xem như chu toàn, lúc đó thế giới này sẽ không còn “ngã chấp”, vắng tham - sân - si, mọi người đều ăn hiền, ở lành, tâm ý an tịnh, không sát hại, tôn trọng nhau, hài hòa và biết bảo vệ hành tinh xanh đầy năng lượng này, cùng sẻ chia để lợi lạc cho nhau, đúng là một Cõi An Lành, Hạnh Phúc, Lý Tưởng, biết bao.    

Chùa Pháp Hoa SA, viết xong ngày 4/12/2021 (1/11/Tân Sửu) Để Kính Mừng Lễ Vía Phật A Di Đà.

Thích Viên Thành



GHI CHÚ: _ Biết được rằng THẦN LỰC của HỒNG DANH A DI ĐÀ PHẬT rất diệu dụng, nên nhiều người có Tâm Tốt đã sáng tạo, chế biến ra những máy niệm Phật dùng pin, hay dùng năng lượng mặt trời, rất tiện dụng và nhiều lợi ích. Nên Viên Thành mỗi khi về quê hoặc đi đám tang người thân quên hay ai cần, đều được biếu tặng (xem như Bố Thí Pháp) đến nay đã được hàng ngàn máy, đề nghe trong nhà hay gắn ở ngoài trời, tại các Tịnh thất, sân Chùa, Tự viện hay Nghĩa trang, với ngày đêm râm rang câu niệm Phật, hay ra rã các bài giảng Pháp, đã giúp chuyển hóa cho rất nhiều người dương an được tâm, cõi âm nương vào thần lực của A Di Đà Phật mà siêu sanh tịnh độ. Cụ thể là những nơi gắn hay để máy niệm Phật, đều được bình an và ai tin tưởng hành theo để có được tâm an tịnh, đều gặp được nhiều điều may mắn…

(1) THẦN LỰC: Ngoài việc chí thành niệm Phật, với “nhất tâm bất loạn” hiện tại có được cuộc sống an lành, khi lâm chung sẽ được Chư Phật, Bồ Tát đón về Cõi Tây Phương Cực Lạc…

Còn có những diệu dụng khác như:

“NẾU NƠI NÀO CÓ NHỮNG CÁI CHẾT BẤT ĐẮC KỲ TỬ , XẢY RA TRÙNG LẶP THÌ PHẢI BIẾT NƠI ĐÓ CÓ OAN QUỶ THẾ MẠNG. ĐÂY LÀ CÁCH MÀ ĐỨC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT CHỈ DẠY CÁCH CHÚNG TA HOÁ GIẢI.

Lấy miếng Sắt Tây trắng, gắn vào một cây cột , viết chữ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT bằng tâm cung kính, từ bi,sau đó đến chỗ cao ráo sạch sẽ trong vùng đất , dựng lên.

Do nhờ tấm lòng từ bi, muốn cứu giúp chúng sanh oan hồn uổng tự không còn phải chịu cảnh thế mạng oan uổng , ngay nơi Tâm này đã tương ưng với Tâm của Đức Phật A DI ĐÀ, hơn nữa trong Danh Hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT này, vốn là ĐỨC HIỆU của Chân Tâm Bổn Tánh , của Quang Minh, Thọ Mạng vì thế luôn luôn phóng quang, mắt thường chẳng thể nhìn thấy.

Từ đây về sau nhờ oai thần bổn nguyện của Đức A DI ĐÀ PHẬT, nơi này sẽ Vĩnh viễn không còn hiện tượng chết trùng lặp nữa.

Ấn Quang Đại Sư dạy:

Nơi nào có tai nạn chết người,nên vẽ khắc chữ A DI ĐÀ PHẬT tại nơi đó nhờ oai thần nguyện lực của đức từ phụ sẽ hoá giải nghiệp chướng cho những vong hồn nơi đó. Nương nơi công đức đó mà họ được siêu thoát, nếu không nơi đó sẽ sẩy ra tai nạn hàng năm!

-Vì thế một câu A Di Đà Phật bất khả tư nghì, chúng sanh nào may mắn mới gặp được, vì một câu phật hiệu qua tai thì Bồ Đề muôn thủa. Tương lai nhất định vãng sanh cực lạc”

ẤN QUANG ĐẠI SƯ

 

(2)  Để được “Nhất tâm bất loạn”, người tu chỉ cần Chú ý kỹ vào câu niệm Phật và mạnh hơn một chút, rồi một chút nữa (cái khéo của người tu nằm tại chỗ này) cho đến khi nào thấy không có một ý nghĩ nào khởi lên hay xẹt ra được nữa, chỉ còn lại 4 chữ A Di Đà Phật mà thôi. Như vậy, là niệm Phật được “Nhất tâm bất loạn” rồi đấy. (Chú ý: Đừng chú ý mạnh quá, sau khi nghỉ dụng công sẽ nặng đầu).

Pháp niệm Phật này còn có tên khác là “Pháp cột tâm một chỗ” (Chế tâm nhứt xứ) dù là người mới bắt đầu lần thứ nhất, chỉ cần một thời gian ngắn là có thể đạt đến chỗ “Nhất tâm bất loạn”.

Để dễ dàng tiến đến “nhất tâm bất loạn”. “ Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm “A Di Đà Phật” là điều nhiếp 6 căn, tịnh niệm nối nhau:1. Ngay lúc niệm “A Di Đà Phật” Tâm chuyên chú vào danh hiệu “A Di Đà Phật”, là nhiếp Ý căn. 2. Miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Thiệt căn..3. Tai phải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp Nhĩ căn. 4. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu “A Di Đà Phật” thì Mắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp Nhãn căn. 5. Mũi cũng không ngửi những mùi loạn khác là nhiếp Tỵ căn. 6. Thân phải cung kính là nhiếp Thân căn. 6 căn đã được nhiếp phục mà không tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có “A Di Đà Phật” là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếu thường luôn nhiếp cả 6 căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nối nhau thì nhất tâm bất loạn, niệm “A Di Đà Phật” Tam-muội sẽ dần dần được! Niệm “A Di Đà Phật” phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩn thiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng tâm sợ khổ để niệm “A Di Đà Phật” tức là cách hay nhất để thoát khổ, cũng là cách hay nhất trong tùy duyên tiêu nghiệp!”

“Trong khi đang mặc niệm bốn chữ A Di Đà Phật, người tu dùng con mắt tâm (tâm nhãn) quan sát trong thân (từ hai vai xuống tới rún) xem coi bốn chữ A Di Đà Phật khởi lên ở chỗ nào. Khi nước tâm (tâm thủy) lóng trong, người tu sẽ thấy được Điểm Niệm Phật (chỗ 4 chữ A Di Đà khởi lên)

Khi thấy được Điểm Niệm Phật rồi, người tu tập trung sự CHÚ Ý (CON MẮT TÂM) nhìn thẳng ngay vào Điểm Niệm Phật, giống như con mèo rình chuột vậy, không được lơi lỏng.

Trong khi vừa mặc niệm vừa chú ý, vừa chú ý vừa mặc niệm một cách miên mật (như mèo rình chuột), người tu sẽ phát hiện có ý nghĩ này hay ý nghĩ nọ (tạp niệm) khởi lên xen vào, thì nên biết rằng mình niệm Phật chưa được “Nhất tâm bất loạn”.

***
facebook
youtube


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2012(Xem: 4958)
Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.
03/04/2012(Xem: 3902)
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
03/04/2012(Xem: 4247)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện: *TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm) *HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân) * NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)
03/04/2012(Xem: 6464)
Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
26/03/2012(Xem: 5832)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
21/03/2012(Xem: 3708)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả. Tập “Pháp môn niệm Phật” này, chuyên nói về sự niệm Phật. Hành giả nào muốn mau thành Phật không gì qua niệm Phật. Nên biết sáu chữ Hồng danh chẳng luận già trẻ, trai gái, sang hèn, nghèo giàu, kẻ mua gánh bán bưng, kẻ đi bộ, người chèo thuyền, đều niệm Phật được. Nhưng phải phát nguyện sau khi lâm chung thần thức được vãng sanh về Cực lạc, liên hoa hóa sanh. Lại nữa, ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi, muốn viên mãn phước huệ, những ai phát Bồ-đề tâm cầu thành Phật, nguyện độ chúng sanh, đều phải chuyên tu niệm Phật.
19/03/2012(Xem: 9480)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
04/03/2012(Xem: 7581)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
20/02/2012(Xem: 6220)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
18/02/2012(Xem: 5155)
Sanh tử là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên, sanh tử được cho là hai thái cực trái ngược nhau và do đó nhân loại luôn tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởng của nó là trường sanh bất tử. Dù có nỗ lực vượt bậc, con người cũng không thể đạt được mục tiêu ấy vì lý do đơn giản, đó là quy luật của tạo hóa. Trong khi chấp nhận sự thật sanh tử, con người lại tiếp tục tìm cách lý giải hiện tượng sau khi chết với hai thái cực trái ngược nhau là không còn gì tồn tại sau khi chết (đoạn kiến) và vẫn còn sự tồn tại sau khi chết. Ở thái độ thứ hai, lại có nhiều quan điểm khác nhau. Có thuyết cho rằng linh hồn (tâm) tồn tại bất biến hay bất diệt[1](thường kiến), có thuyết cho rằng sau khi chết linh hồn tội lỗi phải chờ đợi đến ngày phán quyết cuối cùng để hoặc lên thiêng đàng hay đọa địa ngục do Chúa quyết định (Cơ đốc giáo, Hồi giáo…).[2]Phật giáo cũng khẳng định sau khi chết con người không mất hẳn mà tiếp tục luân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]