Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền Sư Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi điếu tang

05/11/202119:32(Xem: 7670)
Thiền Sư Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đi điếu tang
ngoi thien
BÍCH NHAM LỤC

(MỘT TRĂM CÔNG ÁN THIỀN TÔNG)
Thích Mãn Giác dịch
Chùa Việt Nam Trung Tâm Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ 1988


Phần 6

TẮC THỨ NĂM MƯƠI LĂM

ĐẠO NGÔ VÀ TIỆM NGUYÊN ĐI ĐIẾU TANG

 

THÙY: Ẩn mật toàn chân, lập tức thủ chứng. Lững thững chuyển vật, trực tiếp đảm đương. Còn việc như đá lửa điện chớp, cắt đứt lầm lạc, nắm đầu cọp đuôi cọp, đứng lừng lững như vách đá vạn trượng, những thứ ấy tạm gác qua một bên. Một con đường còn có chỗ vì người khác không? Thử nêu lên xem.

CỬ: Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến một nhà kia để điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ vào quan tài hỏi, “Sống sao chết sao?” Đạo Ngô nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói.” Lúc trở về đến nữa đường, Tiệm Nguyên nói, “Hòa thượng mau nói cho tôi, nếu không tôi đánh hòa thượng đó.” Đạo Ngô nói, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà nói vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh.

Sau đó Đạo Ngô thiên hóaTiệm Nguyên đến gặp Thạch Sương [3] kể lại câu chuyện kia. Thạch Sương nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “ Tại sao lại không?” Thạch Sương nói, “ Nhất định không.” Tiệm Nguyên nghe thế bèn tĩnh ngộ.

Một hôm Tiệm Nguyên cầm cái xuổng vào Pháp đường đi từ đông qua tây rồi từ tây qua đông. Thạch Sương nói, “Ông làm gì vậy?” Tiệm Nguyên nói, “Tìm linh cốt của bậc tiên sư.” Thạch Sương nói, “Sóng cả chập chùng , ba đào tận trời. Ông kiếm linh cốt gì của các bậc tiên sư?”

Tuyết Đậu phê bình rằng, “ Trời ơi, trời ơi!” Tiệm Nguyên nói, “Chính vì thế mà phải nỗ lực.” 

Thái Nguyên Phù nói, “ Linh cốt của các bậc tiên sư vẫn còn đó.” 

BÌNH: Đạo Ngô và Tiệm Nguyên đến một nhà kia để điếu tang. Tiệm Nguyên vỗ quan tài nói, “ Sống sao chết sao?” Đạo Ngô nói, “ Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Nếu như nghe lời này mà hiểu ngay được cẩn ý, thì đó chính là khóa chốt để thoát sinh tử. Nếu chưa như thế được thì thường thường dễ bị lỡ mất.

Nhìn xem các bậc cổ nhân, đi đứng nằm ngồi lúc nào cũng coi việc này là tâm niệm. Ngay khi vừa đến nhà kia để điếu tang, Tiệm Nguyên đã vỗ quan tài hỏi, “Sống sao chết sao?” Đạo Ngô chẳng hề di dịch một tơ hào, nói với Tiệm Nguyên rằng, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên để lỡ ngay trước mặt, lo đuổi theo ngôn cú của Đạo Ngô. Bèn nói , “Tại sao lại không?” Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói.” Có thể nói là Đạo Ngô hết lòng hết dạ, lấy sai lầm ra đương đầu với sai lầm.

Tiệm Nguyên vẫn chưa giác ngộ, về đến giữa đường vẫn còn hỏi, “Hòa thượng mau nói cho tôi, nếu không tôi đánh hòa thượng đó.” Lão này biết gì về tốt với xấu? Đây đúng là có hảo tâm mà không được đền trả tốt đẹpĐạo Ngô vẫn cứ một lòng thiết tha như trước, mới nói với Tiệm Nguyên rằng, “Đánh thì cứ việc đánh, nhưng mà nói vẫn không nói.” Tiệm Nguyên bèn đánh. Tuy là thế song Đạo Ngô vẫn cứ hơn một bậc. Đạo Ngô thiết tha như thế vì Tiệm Nguyên, thế mà Tiệm Nguyên lại vẫn cứ mờ mịt.

Sau khi bị đánh Đạo Ngô lại nói với Tiệm Nguyên, “Ông tạm lánh mặt đi. Tôi e rằng vị tri sự trong viện mà khám phá ra việc này thế nào cũng làm khó làm dễ ông.” Rồi bí mật đưa Tiệm Nguyên đi. Đạo Ngô có lòng từ bi như thế đấy. Tiệm Nguyên đến một tự viện nhỏ kia, nghe thấy một hành giả tụng Quan Âm Kinh rằng, “Đới với những người mà phải dùng thân tì khưu để độ thì ngài hóa thân làm tì khưu mà thuyết pháp.” Tiệm Nguyên hốt nhiên đại ngộ nói, “ Lúc ấy mình trách lầm tiên sư,mới hay rằng việc này chẳng ở nơi ngôn cú.” Cổ nhân nói, “Những kẻ vĩ đại khôn lưòng vẫn cứ có thể bị xoay chuyển trong ngôn ngữ như thường.”

Có kẻ giải thích theo thiên kiến bảo rằng lúc Đạo Ngô nói, “Không nói là không nói,” tức là đã nói rồi. Đó gọi là “quay lưng lộn nhào, khiến thiên hạ không biết đường nào mà rờ.” Nếu như các ông hiểu như thế làm sao các ông có thể đạt được bình an? Nếu như gót chân chấm đất thì chẳng cách xa tơ hào. Há không nghe chuyện bảy hiền nữ đi qua Thi Da Lâm. Một người chỉ một thi thể hỏi, “ Thi thể ở đây, thế còn người thì ở đâu?” Người lớn nhất nói, “Cái gì, cái gì?” Lập tức tất cả đều chứng được vô sinh pháp nhẫn. Song trong ngàn người vạn người mới có được một người như thế.

Sau đó Tiệm Nguyên đến gặp Thạch Sương , kể lại câu chuyện kia. Thạch Sương nói, “Không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết.” Tiệm Nguyên nói, “Tại sao lại không?” Thạch Sương nói, “ Nhất định không”. Tiệm Nguyên nghe thế bèn tĩnh ngộ. Một hôm Tiệm Nguyên nghe thế bèn tĩnh ngộ. Một hôm Tiệm Nguyên cầm cái xuổng vào Pháp đường đi từ đông qua tây rồi từ tây qua đông, ý muốn trình chỗ kiến giải của mình. Thạch Sương quả nhiên hỏi, “Ông làm gì vậy?” Tiệm Nguyên nói, “ Tìm linh cốt của các bậc tiên sư.” Thạch Sương bèn cắt đứt gót chân của Tiệm Nguyên, nói rằng “ Sóng cả chập chùng, ba đào tận trời. Ông kiếm linh cốt gì của các bậc tiên sư đây?” Tiệm Nguyên đang tìm linh cốt của các bậc tiên sưThạch Sương tại sao lại nói như thế với thầy ta? Đến chỗ này, nếu như các ông hiểu được câu” không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết,”mới biết rằng từ đầu đến cuối toàn thụ dụng tất cả cơ duyên. Nêu như các ông lo lập nguyên tắc, so đo, trầm tư thì rất khó mà thấy được.

Tiệm Nguyên nói, “Chính vì thế mà phải nổ lực.” Nhìn xem sau khi ngộ rồi thầy ta mới nói được một cách tự nhiên làm sao. Một miếng xương gãy của Đạo Ngô như thể mầu vàng, lúc đánh vào kêu lên như tiếng đồng. Tuyết Đậu phê bình, “Trời ơi, trời ơi!” Ý của thầy ta rơi cả hai phía. Thái Nguyên Phù nói, “ Linh cốt của các bậc tiên sư vẫn còn đó.” Tự nhiên nói được một cách ổn thỏa. Song thử nói xem, đâu là chỗ cốt yếu? Phải nỗ lực như thế nào? Há không nghe nói rằng nếu như thấu được một chỗ thì lập tức thấu được ngàn vạn chỗ. Nếu như các ông hiểu thấu được câu “ không bảo là sống mà cũng chẳng bảo là chết” các ông làm líu lưỡi tất cả người trong thiên hạ. Nếu chưa hiểu thấu được thì cũng cần phải tự tham (Thiền) tự giác ngộ. Không thể sống nhàn nhã qua ngày, phải biết tiếc thời gianTuyết Đậu tụng rằng:

TỤNG

Thỏ ngựa có sừng,

Bò dê không sừng.

Đứt lông đứt đuôi,

Giống núi giống đỉnh.

Hoàng kim linh cốt hiện vẫn còn,

Ba đào tận trời biết để đâu?

Không cho để,

Chiếc dép về Tây[4]cũng mất rồi.

BÌNH: Tuyết Đậu rất khéo biết cách bỏ cước chú.Thầy ta là con cháu trong dòng của Vân Môn, có đủ cả búa kềm trong một câu đủ cả ba câu. Đối với những gì nói không được thầy ta nói rõ cả ra, những gì khai mở không được, thầy ta mở toang ra. Tụng ngay chỗ khẩn yếu ra rằng, “Thỏ ngựa có sừng, bò dê không sừng.” Thử nói xem tại sao thỏ ngựa có sừng, tại sao bò dê lại không có sừng? Chỉ khi nào hiểu thấu được câu chuyện trên các ông mới thấy được chỗ vì người của Tuyết Đậu.

Có người hiểu lầm nói rằng, “Không nói tức là nói, không câu là có câu. Thỏ ngựa không có sừng lại bảo là có sừng, bò dê có sừng lại bảo là không có sừng.” Song chẳng có gì là nhằm nhò cả. Đâu có biết rằng cổ nhân thiên biến vạn hóa, hiện thần thông như vậy, chẳng qua chỉ để đã phá cái hồn tinh hang quỉ của các ông mà thôi. Nếu như các ông hiểu được như thế, chẳng cần phải dùng đến chữ “Hiểu” nữa.” Thỏ ngựa có sừng, bò dê không sừng. Đứt lông đứt đuôi, giống núi giống đỉnh.” Bốn câu này giống như thể một viên ngọc ma-ni[5]. Tuyết Đậu đề ra ngay trước mặt cho các ông.

Đoạn cuối cùng của bài tụng là dựa vào sự kiện mà kết thúc công án. “Hoàng kim linh cốt hiện vẫn còn, ba đào tận trời biết để đâu?” Câu này là để tụng lời của Thạch sương và Thái Nguyên Phù. Tại sao lại không có chỗ để? “Chiếc dép về Tây cũng mất rồi.” Con rùa thần lê lết cái đuôi. Đây chính là chỗ Tuyết Đậu xoay trở vì người khác. Cổ nhân nói, “Chỉ tham câu sống, chứ không tham câu chết.” Đã mất rồi thì tại sao mấy tay này lại cứ tranh cãi với nhau vậy kìa?




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2013(Xem: 4944)
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. (Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
21/03/2013(Xem: 4669)
Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định.
18/03/2013(Xem: 6510)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
23/02/2013(Xem: 5594)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
19/02/2013(Xem: 6418)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
11/01/2013(Xem: 7238)
Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau: 1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
26/12/2012(Xem: 6256)
Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...
14/12/2012(Xem: 10007)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
13/12/2012(Xem: 9467)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
13/12/2012(Xem: 6998)
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm ta thêm nữa. Ta không phải thực sự nhìn vào trong và xem điều gì xảy ra. Vì thế ta trở nên khô cạn. Ta làm hư hại Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]