Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình về Tây Phương Tịnh độ

05/03/201807:39(Xem: 6503)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ



phat di da-1


Hành trình về Tây Phương Tịnh độ

 

                                                   

"Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật

A-di-đà.

 

A) Mở đề

 

Người tu Tịnh độ ví như người muốn đóng thuyền vượt biển để thoát khỏi cõi Ta-bà đầy đau khổ mà đi về cõi Cực lạc hoàn toàn thanh tịnh và an vui. Chúng ta phải chuẩn bị và hành sự thế nào để chuyến vượt biển được thành công? Kinh nói chúng ta cần tu đủ ba môn Tín, Nguyện và Hành thì mới có thể được vãng sanh. Ở đây, chúng tôi xin lấy thí dụ chuẩn bị một chuyến vượt biển để cho dễ hiểu.

 

B) Chánh đề

 

    Đức Phật từng nói:  "Nước mắt của chúng sanh nhiều hơn nước đại dương."

   

    Người tu Tịnh độ phải phát tâm đại bi thương xót tất cả chúng sanh đau khổ, kể cả bản thân, mà nhứt quyết niệm Phật để cầu vãng sanh, chứng ngôi bất thối. Sau đó cỡi thuyến đại nguyện trở lại Ta-bà để phổ độ chúng sanh, đúng như bổn hoài của  Đức Đại Từ Phụ. Đây gọi là phát tâm Bồ-đề, ví như mình cần một vị Thuyền trưởng tài ba để giúp mình lèo lái con thuyền về bến bờ Tịnh độ.

  

    Sau đó phải ráo riết chuẩn bị mọi việc cần thiết cho chuyến hài hành nhiếu gian nan. Đó là Tín, Nguyện và Hành,

 

    1) "Tín" tức là Lòng tin

 

     Muốn vượt biển thì trước hết phải sắm một chiếc thuyền tốt. Đây chính là thuyền đại nguyện của đức Phật A-di-đà. Ngài đã phát ra 48 lới đại nguyện và kiến tạo một thế giới hoàn toàn tốt đẹp để cứu độ chúng sanh về đó. Nếu chúng ta không tin có đức Phật A-di-đà và cõi Cực lạc, tức là ta không sắm được thuyền, thì đừng nói chi đến chuyện vượt biển. Dầu ta có niệm Phật giỏi đến đâu mà vẫn còn lòng nghi thì cũng không được vãng sanh. Bởi vì nếu thuyền không vững chắc thì khi sóng gió nổi lên, thuyền sẽ tan rã và chúng ta sẽ bị chìm đắm ngoài biển khơi. Do đó có thể nói lòng Tin như ghe thuyền để vượt biển.

 

     2) "Nguyện" như bánh lái của thuyền

 

     Nếu thuyền tốt mà bánh lái không bền chắc thì giữa đường khi gặp sóng to gió lớn, nó sẽ hư rã và chúng ta không cách nào hướng thuyền đi đúng mục tiêu, và thuyền sẽ trôi giạt về nơi vô định. Nghĩa là nếu tâm nguyện vãng sanh không tha thiết thì khi gặp khó khăn ta sẽ thối thất - và nhứt là khi lâm chung, tâm thần hôn loạn nên chúng ta dễ bị lạc về cảnh giới khác. Do đó người tu Tịnh độ trước hết cần phát Bồ-đề tâm kiên cố, nhứt quyết sanh về Tịnh độ để chứng ngôi bất thối, sau đó trở lại Ta-bà để cứu độ chúng sanh cho đến khi thành Phật đạo. Hiện tiền, phải luôn niệm tưởng Cực Lạc, siêng làm việc lành và hồi hướng tất cả công đức về Tịnh độ để cho mình và chúng sanh đều được vãng sanh.  Nếu còn tâm niệm ham mến phước lạc ở cõi nhơn thiên, thì làm sao có thể sanh về Tịnh độ? Người có Bồ-đề tâm kiên cố thì khế hợp với đại nguyện của Phật A-di-đà và dễ được vãng sanh. Có thể ví như người chủ thuyền có được vị Thuyền trưởng tài ba, nên có nhiều hi vọng vượt biển được thành công.

   

 3) "Hành" ví như gắn máy cho thuyền, chuẩn bị xăng dầu và lương thực

   

Tâm Bồ-đề có thể ví như vị Thuyền trưởng giỏi, công phu niệm Phật (hay quán tưởng Tịnh độ) có thể ví như máy chánh của thuyền, những công phu khác ví như phụ kiện đem theo. Muốn niệm Phật mau được nhứt tâm, chúng ta nên theo lời dạy của Đức Bồ-tát Đại Thế Chí trong Kinh Lăng-nghiêm: "Nhiếp cả Sáu căn, tịnh niệm nối luôn, vào Tam-ma-địa, đó là thứ Nhứt". Ngoài ra, người tu Tịnh độ cần mang theo Ba món lương thực để khỏi đói khát dọc đường. Đó là:

 

     - Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng.

     - Từ tâm không giết hại, tu Mười điều lành.

     - Tụng đọc kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. 

 

Những người già cả yếu đuối hay trí lực kém, thì chỉ nên chuyên tâm niệm Phật để dễ được nhứt tâm mà vãng sanh (Xem thêm “Lão Bà Niệm Phật”). Còn những người có trí lực khá, theo kinh nghiệm và thiển ý của Phước Thiệt, có thể tu thêm những công phu phụ trợ sau đây:

 

    1) Thường ngày lễ lạy danh hiệu Phật đồng thời phát nguyện cầu vãng sanh. Thí dụ như niệm ra tiếng: "Nam-mô A-di-đà Phật, nguyện con và tất cả chúng sanh đều được vãng sanh" (1 lạy). Mỗi ngày, nếu ta có thể lễ lạy nhiều lần như thế, rất tốt cho chí nguyện vãng sanh của mình.

 

    2) Thường ngày trì tụng ít nhứt 5 biến chú Đại bi, tốn khoảng 15 phút, suốt đời không thiếu sót. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát trong kinh Đại bi tâm Đà-ra-ni có hứa sẽ đến rước người đó về Tịnh độ khi lâm chung. Đây là cái máy phụ rất tốt cho thuyền vượt biển, nếu chúng ta có khả năng trang bị thêm.

 

    3)  Trì tụng và lễ lạy thường ngày 10 điều nguyện lớn của Đức Bồ-tát Phổ Hiền. Kinh nói người nào làm được vậy thì lúc lâm chung không bị mê muội, được Đức Bồ-tát Phổ Hiền hiện thân hướng dẫn vãng sanh về cõi an lành, theo như bổn nguyện.

 

     4) Những người trí lực khá hơn nữa có thể tu thêm phép quán tâm để thấy được lỗi lầm của mình và dùng vạn đức hồng danh của Đức Từ Phụ A-di-đà làm lợi khí sắc bén để chặt đứt phiền não, tu sửa bản tâm. Thí dụ như để trừ tánh hay nóng giận, có thể lễ lạy Phật và niệm "Nam mô A-di-đà Phật, nguyện con sớm dứt trừ tánh nóng giận" (càng nhiều lần càng tốt). Đây là phép tu Trí Huệ vừa tự nhắc nhở vừa nương oai lực của đức A-di-đà, tức là tự tha gồm đủ, nên rất chóng có kết quả. Khi công phu thuần thục, đức Phật sẽ là vị thiện tri thức hướng dẫn ta tu hành. Người nào kiêm tu được pháp môn trí huệ nầy, rất có hi vọng được vãng sanh ở phẩm vị cao. 

   

      Các trợ hạnh nầy không mất nhiều thì giờ, và cũng đặt cơ sở trên việc trì niệm hồng danh của đức Phật A-di-đà và chư Thánh Tịnh độ - nên sẽ không làm loãng công phu niệm Phật chánh yếu của ta, như một số người có thể nghi ngại.

 

C) Kết luận

 

     Vượt biển được thành công không phải là chuyện dễ làm. Nên kinh nói không phải chỉ do chút ít phước đức nhơn duyên mà được vãng sanh Cực lạc, vĩnh viễn thoát khổ và thẳng đến Phật vị. Tuy nhiên đối với người Tín Nguyện đầy đủ và biết cách hành trì, thì vãng sanh Cực lạc không phải là chuyện quá khó. Chư Tổ nói: “Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện, phẩm vị cao thấp là do công phu Hành trì của mỗi người.” Ưu điểm đặc biệt của pháp môn Tịnh độ là ở chữ Tín, nếu chúng ta có đầy đủ đức tin và biết cách kết thiện duyên thì sẽ được sự giúp đỡ đắc lực của chư Phật và Bồ-tát, có rất nhiều hi vọng được mãn nguyện thành công, vãng sanh Cực lạc và vĩnh viễn thoát khổ.

    

Cuối cùng chúng tôi xin ghi ra đây lời khuyên vàng ngọc của Tổ sư Ấn Quang:

 

1) Bí quyết thành công của việc tu hành là phải có tâm Chân thànhCung kính.

 

2) "Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa, bại hoại. Hãy coi mọi người là Bồ-tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.

 

Nếu quả có thể tu hành được những điều kể trên, thì nhứt định được sanh về Tây phương Cực lạc Thế giới".

 

Nam Mô A Di Đà Phật,

Sydney, Úc Châu , Xuân Mậu Tuất 2018

Tỳ-kheo Thích Phước Thiệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2011(Xem: 3493)
Thời thiền sư Nam Tuyền … Nhà Đông nhà Tây tranh nhau một con mèo. Nam Tuyền thấy liền đề khởi: “Nói được thì không chặt”. Chúng không nói được. Nam Tuyền chặt con mèo làm hai khúc. Người xưa giải thích : Hàng Tông sư một động một tịnh, một ra một vào, hãy nói ý chỉ thế nào? Câu chuyện chặt con mèo, trong tùng lâm khắp nơi bàn tán xôn xao. Có người nói: “Chỗ đề khởi liền phải”. Có người nói: “Ở chỗ chặt”. Hoàn toàn không dính dáng!
24/01/2011(Xem: 17514)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
22/01/2011(Xem: 3707)
Sự tự biến hiện, chưa bao giờ hiện hữu trong trạng thái đối tượng, được nhìn thấy một cách sai lầm trong trạng thái một đối tượng. Qua vô minh, tự nhận biết sáng tỏ bị trải nghiệm một cách sai lầm trong trạng thái một ‘tôi’. Qua tham ái với nhị nguyên đối đãi chủ thể và đối tượng, chúng ta bị trói buộc trong thế giới phan duyên. Mong là gốc rễ của lầm lẫn được tìm thấy. --The Third Karmapa, Đại Thủ Ấn: Vô lượng Hoan hỉ và Tự do.
18/01/2011(Xem: 3410)
Thế giới đang hiện hữu trước mặt chúng ta đây là do duyên khởi, hay duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà có mặt. Một vật trước mặt chúng ta hiện giờ là do nhiều yếu tố mà có mặt: năng lượng, những hạt, bốn lực, tốc độ, nhiệt độ, trường không-thời gian… và tất cả những tương tác với chung quanh. Đó là chưa kể đến sự sống và ý thức tác động lên nó như thế nào.
17/01/2011(Xem: 16923)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình an và hạnh phúc.
11/01/2011(Xem: 6139)
Nền tảng của những sự thực tập Phật Pháp chính yếu không nên thay đổi. Thí dụ căn bản của Bồ Đề Tâm (tâm đại bi) [thái độ vị tha của việc cố gắng vì Phật Quả như một phương tiện để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh] và tính không [nền tảng thiết yếu của tâm thức và mọi thứ ] sẽ luôn luôn được đòi hỏi cho những hành giả. Tuy thế, nhằm để tiếp nhận cốt lõi của những sự thực tập này, những chi tiết thứ yếu của chúng - chẳng hạn như trình tự của những con đường [tu tập] mà trong đấy chúng được tiếp cận, những sự quán tưởng đặc thù liên hệ với chúng và v.v… - có thể được thay đổi một cách thiện xảo tùy theo tinh thần khác biệt của những người tiếp xúc.
08/01/2011(Xem: 6962)
Thường thì những mối bận tâm thế tục sẽ chỉ mang lại đau khổ và thất vọng trong đời này và đời sau. Những sự xuất hiện của sinh tử thì chẳng có gì là bền vững, luôn luôn thay đổi và vô thường...
05/01/2011(Xem: 5126)
Kinh Hoa Nghiêm cho thấy Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh. Ngài biết được những kiếp quá khứ của Ngài và thấy sự tiến hoá của các pháp bắt nguồn từ ngũ ấm, tiến đến quốc độ và tạo thành chúng sanh. Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh văn, rồi tu hành quán pháp nhân duyên theo Duyên giác. Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân.
05/01/2011(Xem: 3749)
Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba của Tây lịch. Nhưng từ đó đến nay, quả vị giác ngộ của Phật vẫn luôn luôn là thách thức lớn nhất đối với nhân loại – không phải vì quả vị ấy huyền bí, siêu hình hay không thực tế, mà vì mảnh đất thực tiễn của tâm ấy ít ai thử bước vào, thử nếm, thử trải. Do đó sự giác ngộ của Phật mãi mầu nhiệm trong ta.
05/01/2011(Xem: 3898)
Niết-bàn không phải là sự vật mà là một trạng thái vắng mặt trọn vẹn dòng chảy lậu hoặc của tâm. Cho vô ngã là niết-bàn chẳng khác nào cho rằng tất cả các sự vật là niết-bàn, hay nói khác hơn đánh đồng niết-bàn với các sự vật vô ngã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]