Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hành trình về Tây Phương Tịnh độ

05/03/201807:39(Xem: 6570)
Hành trình về Tây Phương Tịnh độ



phat di da-1


Hành trình về Tây Phương Tịnh độ

 

                                                   

"Tịnh độ" là thế giới hoàn toàn trong sạch, thường để chỉ cõi Tây phương Cực lạc của Đức Phật

A-di-đà.

 

A) Mở đề

 

Người tu Tịnh độ ví như người muốn đóng thuyền vượt biển để thoát khỏi cõi Ta-bà đầy đau khổ mà đi về cõi Cực lạc hoàn toàn thanh tịnh và an vui. Chúng ta phải chuẩn bị và hành sự thế nào để chuyến vượt biển được thành công? Kinh nói chúng ta cần tu đủ ba môn Tín, Nguyện và Hành thì mới có thể được vãng sanh. Ở đây, chúng tôi xin lấy thí dụ chuẩn bị một chuyến vượt biển để cho dễ hiểu.

 

B) Chánh đề

 

    Đức Phật từng nói:  "Nước mắt của chúng sanh nhiều hơn nước đại dương."

   

    Người tu Tịnh độ phải phát tâm đại bi thương xót tất cả chúng sanh đau khổ, kể cả bản thân, mà nhứt quyết niệm Phật để cầu vãng sanh, chứng ngôi bất thối. Sau đó cỡi thuyến đại nguyện trở lại Ta-bà để phổ độ chúng sanh, đúng như bổn hoài của  Đức Đại Từ Phụ. Đây gọi là phát tâm Bồ-đề, ví như mình cần một vị Thuyền trưởng tài ba để giúp mình lèo lái con thuyền về bến bờ Tịnh độ.

  

    Sau đó phải ráo riết chuẩn bị mọi việc cần thiết cho chuyến hài hành nhiếu gian nan. Đó là Tín, Nguyện và Hành,

 

    1) "Tín" tức là Lòng tin

 

     Muốn vượt biển thì trước hết phải sắm một chiếc thuyền tốt. Đây chính là thuyền đại nguyện của đức Phật A-di-đà. Ngài đã phát ra 48 lới đại nguyện và kiến tạo một thế giới hoàn toàn tốt đẹp để cứu độ chúng sanh về đó. Nếu chúng ta không tin có đức Phật A-di-đà và cõi Cực lạc, tức là ta không sắm được thuyền, thì đừng nói chi đến chuyện vượt biển. Dầu ta có niệm Phật giỏi đến đâu mà vẫn còn lòng nghi thì cũng không được vãng sanh. Bởi vì nếu thuyền không vững chắc thì khi sóng gió nổi lên, thuyền sẽ tan rã và chúng ta sẽ bị chìm đắm ngoài biển khơi. Do đó có thể nói lòng Tin như ghe thuyền để vượt biển.

 

     2) "Nguyện" như bánh lái của thuyền

 

     Nếu thuyền tốt mà bánh lái không bền chắc thì giữa đường khi gặp sóng to gió lớn, nó sẽ hư rã và chúng ta không cách nào hướng thuyền đi đúng mục tiêu, và thuyền sẽ trôi giạt về nơi vô định. Nghĩa là nếu tâm nguyện vãng sanh không tha thiết thì khi gặp khó khăn ta sẽ thối thất - và nhứt là khi lâm chung, tâm thần hôn loạn nên chúng ta dễ bị lạc về cảnh giới khác. Do đó người tu Tịnh độ trước hết cần phát Bồ-đề tâm kiên cố, nhứt quyết sanh về Tịnh độ để chứng ngôi bất thối, sau đó trở lại Ta-bà để cứu độ chúng sanh cho đến khi thành Phật đạo. Hiện tiền, phải luôn niệm tưởng Cực Lạc, siêng làm việc lành và hồi hướng tất cả công đức về Tịnh độ để cho mình và chúng sanh đều được vãng sanh.  Nếu còn tâm niệm ham mến phước lạc ở cõi nhơn thiên, thì làm sao có thể sanh về Tịnh độ? Người có Bồ-đề tâm kiên cố thì khế hợp với đại nguyện của Phật A-di-đà và dễ được vãng sanh. Có thể ví như người chủ thuyền có được vị Thuyền trưởng tài ba, nên có nhiều hi vọng vượt biển được thành công.

   

 3) "Hành" ví như gắn máy cho thuyền, chuẩn bị xăng dầu và lương thực

   

Tâm Bồ-đề có thể ví như vị Thuyền trưởng giỏi, công phu niệm Phật (hay quán tưởng Tịnh độ) có thể ví như máy chánh của thuyền, những công phu khác ví như phụ kiện đem theo. Muốn niệm Phật mau được nhứt tâm, chúng ta nên theo lời dạy của Đức Bồ-tát Đại Thế Chí trong Kinh Lăng-nghiêm: "Nhiếp cả Sáu căn, tịnh niệm nối luôn, vào Tam-ma-địa, đó là thứ Nhứt". Ngoài ra, người tu Tịnh độ cần mang theo Ba món lương thực để khỏi đói khát dọc đường. Đó là:

 

     - Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ Sư trưởng.

     - Từ tâm không giết hại, tu Mười điều lành.

     - Tụng đọc kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành. 

 

Những người già cả yếu đuối hay trí lực kém, thì chỉ nên chuyên tâm niệm Phật để dễ được nhứt tâm mà vãng sanh (Xem thêm “Lão Bà Niệm Phật”). Còn những người có trí lực khá, theo kinh nghiệm và thiển ý của Phước Thiệt, có thể tu thêm những công phu phụ trợ sau đây:

 

    1) Thường ngày lễ lạy danh hiệu Phật đồng thời phát nguyện cầu vãng sanh. Thí dụ như niệm ra tiếng: "Nam-mô A-di-đà Phật, nguyện con và tất cả chúng sanh đều được vãng sanh" (1 lạy). Mỗi ngày, nếu ta có thể lễ lạy nhiều lần như thế, rất tốt cho chí nguyện vãng sanh của mình.

 

    2) Thường ngày trì tụng ít nhứt 5 biến chú Đại bi, tốn khoảng 15 phút, suốt đời không thiếu sót. Đức Quán Thế Âm Bồ-tát trong kinh Đại bi tâm Đà-ra-ni có hứa sẽ đến rước người đó về Tịnh độ khi lâm chung. Đây là cái máy phụ rất tốt cho thuyền vượt biển, nếu chúng ta có khả năng trang bị thêm.

 

    3)  Trì tụng và lễ lạy thường ngày 10 điều nguyện lớn của Đức Bồ-tát Phổ Hiền. Kinh nói người nào làm được vậy thì lúc lâm chung không bị mê muội, được Đức Bồ-tát Phổ Hiền hiện thân hướng dẫn vãng sanh về cõi an lành, theo như bổn nguyện.

 

     4) Những người trí lực khá hơn nữa có thể tu thêm phép quán tâm để thấy được lỗi lầm của mình và dùng vạn đức hồng danh của Đức Từ Phụ A-di-đà làm lợi khí sắc bén để chặt đứt phiền não, tu sửa bản tâm. Thí dụ như để trừ tánh hay nóng giận, có thể lễ lạy Phật và niệm "Nam mô A-di-đà Phật, nguyện con sớm dứt trừ tánh nóng giận" (càng nhiều lần càng tốt). Đây là phép tu Trí Huệ vừa tự nhắc nhở vừa nương oai lực của đức A-di-đà, tức là tự tha gồm đủ, nên rất chóng có kết quả. Khi công phu thuần thục, đức Phật sẽ là vị thiện tri thức hướng dẫn ta tu hành. Người nào kiêm tu được pháp môn trí huệ nầy, rất có hi vọng được vãng sanh ở phẩm vị cao. 

   

      Các trợ hạnh nầy không mất nhiều thì giờ, và cũng đặt cơ sở trên việc trì niệm hồng danh của đức Phật A-di-đà và chư Thánh Tịnh độ - nên sẽ không làm loãng công phu niệm Phật chánh yếu của ta, như một số người có thể nghi ngại.

 

C) Kết luận

 

     Vượt biển được thành công không phải là chuyện dễ làm. Nên kinh nói không phải chỉ do chút ít phước đức nhơn duyên mà được vãng sanh Cực lạc, vĩnh viễn thoát khổ và thẳng đến Phật vị. Tuy nhiên đối với người Tín Nguyện đầy đủ và biết cách hành trì, thì vãng sanh Cực lạc không phải là chuyện quá khó. Chư Tổ nói: “Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện, phẩm vị cao thấp là do công phu Hành trì của mỗi người.” Ưu điểm đặc biệt của pháp môn Tịnh độ là ở chữ Tín, nếu chúng ta có đầy đủ đức tin và biết cách kết thiện duyên thì sẽ được sự giúp đỡ đắc lực của chư Phật và Bồ-tát, có rất nhiều hi vọng được mãn nguyện thành công, vãng sanh Cực lạc và vĩnh viễn thoát khổ.

    

Cuối cùng chúng tôi xin ghi ra đây lời khuyên vàng ngọc của Tổ sư Ấn Quang:

 

1) Bí quyết thành công của việc tu hành là phải có tâm Chân thànhCung kính.

 

2) "Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa, bại hoại. Hãy coi mọi người là Bồ-tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.

 

Nếu quả có thể tu hành được những điều kể trên, thì nhứt định được sanh về Tây phương Cực lạc Thế giới".

 

Nam Mô A Di Đà Phật,

Sydney, Úc Châu , Xuân Mậu Tuất 2018

Tỳ-kheo Thích Phước Thiệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/09/2024(Xem: 1586)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 691)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 930)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1978)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
06/05/2024(Xem: 1173)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/03/2024(Xem: 3499)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 1814)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 5636)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
18/04/2023(Xem: 5364)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 3378)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]