Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Di-Đà Bổn Tánh, Tịnh Độ Duy Tâm

12/08/201708:39(Xem: 6089)
Di-Đà Bổn Tánh, Tịnh Độ Duy Tâm

Duc Nhu Lai



Di-Đà Bổn Tánh, Tịnh Độ Duy Tâm

 

 

Trước hết chúng ta hãy xét hai câu nầy trên mặt Lý, xem có đúng Chánh Pháp không?

 

1) Kinh nói Phật tánh của chúng sanh hoàn toàn sáng suốt và bao trùm vũ trụ vạn pháp. Phật A-Di-Đà (hay bất cứ vị Phật nào) có hào quang vô lượng và thọ mạng vô lượng chính là Phật tánh của ta và tất cả chúng sanh. Nên nói "Di-Đà Bổn Tánh" là đúng Lý. Nhưng về mặt Sự tướng thì có Phật A-Di-Đà ở cõi Tây phương hay không?

 

2) Kinh nói "Vạn pháp duy tâm tạo". Cõi Cực Lạc nếu có thật thì không ngoài Chân tâm của ta, Nên nói "Tịnh độ Duy tâm" là đúng Lý. Nhưng nói vế Sự tướng thì thật có cõi Tịnh độ ở Tây phương hay không?

 

Pháp môn Tịnh độ đúng Lý và không có gì chống trái với hai câu nói trên. Nhưng vấn đề mấu chốt là làm sao ta có thể tin là Đức A-Di-Đà và cõi Tịnh độ là có thật (như Phật Thích-Ca và cõi Ta-bà nầy?). Bây giờ ta hãy xét về mặt Sự tướng.

 

Từ xưa đến nay, sử sách đã ghi lại và thực tế ngay thời nầy cũng cho thấy có vô số trường hợp vãng sanh với thoại chứng rõ ràng, chứng tỏ pháp môn Tịnh độ là chân thật, không còn chỗ để nghi ngờ. Gần đây có bà Hoàng Ngọc Lan vãng sanh để lại kim thân bất hoại có thể phát quang, Ngài Tịnh Không có đến chứng minh. Nếu quý vị vẫn chưa tin thì là do không có căn lành với pháp môn Tịnh độ, thế thôi.

 

Cho nên ta có thể kết luận hai câu "Dì-Đà Bổn Tánh, Tịnh Độ Duy Tâm" là đúng cả hai mặt Lý và Sự. Những ai dùng Lý để bác Sự là sai lầm.

 

Người tu Tịnh độ là tu theo Sự tướng (tức là vào đạo bằng cửa Có) nên chúng ta phải tin chắc Phật Di-Đà và cõi Tịnh độ có thật ở Tây phương (cũng như Phật Thích-Ca và cõi Ta-bà). Mặc ai nói sao, mình vẫn giữ vững niềm tin, bền lòng niệm Phật và hẹn gặp nhau ở cõi Phật tuyệt vời.

 

Trong Kinh Đại Tập, Đức Phật huyền ký: "Đời Mạt pháp ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương nhờ pháp môn niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi". Nhưng Ngài lại nói thêm: "Tịnh Độ là pháp môn khó tin nhất trong các pháp môn (Đệ nhứt nan tín chi pháp) và chỉ những người đã trồng sâu căn lành mới có thể tin được pháp môn nầy". Kinh sách (lời Phật dạy) và thực tế (mở mắt ra xem) đều chứng minh Tịnh độ là pháp môn chân thật và quí báu. Vị nào không tin thì thôi, nhưng xin đừng bài báng Chánh pháp, e sẽ tạo nghiệp vô cùng!

 

Nam Mô A Di Đà Phật
Sydney 12/08/2017

Thích Phước Thiệt

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/05/2011(Xem: 3969)
Phật giáo là một chân lý thực tại[1]; một triết lý vượt ra ngoài mọi triết lý, triết lý của hành động và dấn thân; một tôn giáo vượt ra ngoài mọi tôn giáo, tôn giáo của từ bi và cứu khổ; một luân lý vượt ra ngoài mọi luân lý, luân lý của sự chuyển hoá và thoát ly mọi hệ lụy. Hay nói cách khác, "con đường chánh trí đưa đến an lạc, hạnh phúc trong hiện tại và tịnh lạc giải thoát cho tương lai".
30/05/2011(Xem: 3505)
Hôm nay chúng ta có được nhân duyên thù thắng đến như vậy, Học Hội Tịnh Tông Liên Hoa bố trí một hội trườngtrang nghiêm long trọng. Chúng ta ở nơi đây cùng nhau nghiên cứu, thảo luận một phương pháp tu học trọng yếutrong Phật pháp chính là ba tư lương của tịnh độ. Trước khi chúng ta thảo luận đến vấn đề này, thì trước ti
29/05/2011(Xem: 3934)
Trong bản tâm của mỗi chúng sinh vốn có đầy đủ đức tính trong sạch và sáng suốt nhưng do bụi trần cấu uế che phủ, nên bản tính uyên nguyên sáng suốt ấy chưa có cơ hội hiển bày.
19/05/2011(Xem: 5109)
Trong trí tuệ vô ngã, ta có thể chứng nghiệm “Ta ở ngoài tất cả”. Đó gọi là giải thoát tuyệt đối. Vì ở ngoài tất cả cho nên ta có khả năng thấy được tất cả.
18/05/2011(Xem: 4059)
Suốt thời gian thị hiện Ta-bà, Đức Thích Ca Mâu Ni đã không ngừng giảng dạy cho chúng sanh ở mọi giai cấp, mọi căn cơ từ thấp lên cao...
15/05/2011(Xem: 4664)
Giáo pháp Phật nhắc ta làm chủ mình, điều tâm, lập hạnh bồi đức để hưởng hạnh phúc vĩnh hằng. Đức Phật không bao giờ dùng quyền uy đe dọa hay ép buộc ai phải theo mình.
14/05/2011(Xem: 7908)
Trước khi tìm hiểu kỹ về Thiền tông, chúng ta nên có một quan niệm tổng quát về tông phái này thì khi đi sâu vào chi tiết sẽ bớt bỡ ngỡ. Ngay đối với số đông các Phật tử Việt Nam, Thiền tông cũng là một tông phái được ít người hiểu đến vì tính cách kỳ đặc của pháp tu này, vì vậy nên có những xét đoán, phê bình không đúng. Chúng ta nên tránh việc phê bình, chỉ trích các tông phái khác tông phái mình đang tu, vì tông phái nào cũng đòi hỏi một sự học hỏi sâu xa, nên thường khi chỉ trích các tông phái khác thì chỉ căn cứ theo một số hiểu biết hời hợt về tông phái đó, vì vậy những lời chỉ trích thường không đúng được, và chỉ gây thêm những tranh luận vô ích, mất thì giờ. Chúng ta nên tìm học kỹ để phân biệt rõ ràng và thực hành đúng lời Phật dạy, chứ không phải để tranh luận, chỉ trích.
14/05/2011(Xem: 14354)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7220)
Với Ðức Phật, sự phát triển tâm linh cho mỗi cá nhân cũng như những vấn đề chung của cộng đồng xã hội là phải thực hành cho đúng chứ không phải lý thuyết hay quan điểm.
04/05/2011(Xem: 7503)
Tôi học Phật đến nay cũng đã lâu, tuy nhiên cũng đã từng đi trợ niệm người lâm chung! Lúc đối diện với người qua đời thường khiến cho người ta nhớ đến mấy câu thơ: Ngã kiến tha nhân tử Ngã tâm nhiệt như hỏa Bất thị nhiệt tha nhân Khán khán luân đáo ngã Ta thấy người khác chết Tâm ta như lửa đốt Chẳng phải đốt người khác Nhìn lại tới phiên ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]