Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phương pháp Thập niệm

16/04/201706:27(Xem: 5487)
Phương pháp Thập niệm



phat a di da-2

Phương pháp Thập niệm


 

 

Theo kinh A-di-đà, người cực ác cũng có thể vãng sanh Tịnh độ, nếu lúc lâm chung người ấy có thể chấp nhận đức tin Tịnh độ và nhất tâm niệm tưởng đức Phật A-di-đà trong mười niệm liên tục. Do đó, mặc dầu pháp môn Tịnh độ bình thường khuyến khích mọi người đến với đức Phật A-di-đà sớm hơn trong đời mình, Thập Niệm là phương pháp cầu sự cứu độ vào phút chót. Cách nầy có thể áp dụng hằng ngày, hay là hình thức thực tập niệm Phật trong lúc lâm chung.

 

Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:

 

Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung    / Con nguyện sanh về Tịnh độ,

Cữu phẩm Liên hoa vi phụ mẫu                 / Hoa sen chín phẩm là cha mẹ

Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh                 / Hoa nở thấy Phật, ngộ được vô sanh

Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ                             / Bồ-tát bất thối chuyển là bạn mình

Nguyện dĩ thử công đức                             / Nguyện đem công đức nầy

Phổ cập ư nhứt thiết                                   / Hồi hướng về tất cả

Ngã đẳng dữ chúng sanh                            / Con và chúng sanh

Giai cộng thành Phật đạo                           / Đều trọn thành Phật đạo

 

Sau khi đọc xong bài nguyện, hành giả lạy Phật ba lạy trước khi thối lui.

 

Phương pháp Mười Niệm bắt nguồn từ lòng từ bi vô hạn của Phật Thích-ca và chư Tổ sư. Dầu bận rộn cách mấy, hành giả cũng có thể áp dụng cách niệm Phật nầy để bước vào con đường giải thoát. Có một điểm cần cảnh giác: Trong khi hít vào và thở ra, hành giả chỉ cần niệm một số danh hiệu vừa đủ để cảm thấy dễ chịu, không nên cố gắng kéo dài hay rút ngắn hơi thở mình - nếu gượng ép có thể vướng bịnh phổi.

 

Phương pháp Thập Niệm là phương pháp phổ quát, đúng với tinh thần Phật giáo Đại thừa bởi vì nó có thể lợi ích cho cả người độn căn và lợi căn. Đối với người độn căn, đây là phương tiện để an ủy và giúp họ bước vào cửa giải thoát. Đối với người thượng căn, đây là cách tập trung tâm ý để chứng tam-muội và cuối cùng đạt Phật quả vô thượng.



(“Ten Recitations method”, Seeker’s Glossary of Buddhism, p. 470-471, Thích Phước Thiệt dịch)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
)
22/02/2019(Xem: 4573)
Một bài pháp được ban cho chư Tăng Ni ở International Mahayana Institute tại Boudhanath, Nepal, ngày 2 tháng 2, năm 1975. Nicholas Ribush hiệu đính. Xin xem bản Phụ Lục 1 Illuminating the Path to Enlightenment của Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay www.lam-rim.org, để có bản dịch chánh văn. Lama Zopa Rinpoche dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ. Bài pháp này đã được ấn tống năm 2005, trong tác phẩm Teachings from Tibet của nhà xuất bản LYWA. Quý vị có thể đọc thêm những bài pháp của Khunu Lama Rinpoche và các Lạt Ma Tây Tạng cao quý khác ở TeachingsFromTibet.com.
17/12/2018(Xem: 3888)
Ngày đăng tải: tháng 10, năm 2005 Rinpoche đã cho lời khuyên sau đây về ngũ lực để thực hành vào phút lâm chung. [Chú thích: Lời khuyên này đang hiện hành trong một quyển sách nhỏ ở FPMT Shop.] Có năm lực phải được thực hành khi gần kề cái chết. Chúng rất quan trọng. Hiện nay, đó là điều chúng ta cần phải tu tập. Phải nhớ chúng là những điều gì, ít nhất là tên gọi và ý nghĩa của chúng, rồi ta sẽ có khả năng để đưa chúng vào thực hành.
22/10/2018(Xem: 4122)
Nếu chúng ta bỏ chút thì giờ để tìm hiểu “Sở tri chướng” (所知障) là gì? thì trên mạng Internet cho chúng ta kiến giải hoặc của các bậc thầy đáng kính: Hòa thượng, Thiền sư … hay của các chùa, các trung tâm Phật học, trung tâm hoằng pháp. Chẳng hạn như: 1. Sở Tri Chướng [1] 2. Thế nào là sở tri chướng và phiền não chướng? [2]] 3. Sở tri chướng và phiền não chướng [3]
11/10/2018(Xem: 3678)
Mỗi sáng Sư thức dậy thật sớm, đánh chuông báo thức mọi người vào lúc bốn giờ sáng. Trong không gian tĩnh mịch của vùng núi, tiếng chuông nhỏ nhưng ngân dài, vang thật sâu trên dãy hành lang im lặng. Bên ngoài cửa sổ trời vẫn còn mịt tối. Tôi bước ra ngoài phòng, đi về phía thiền đường.
13/09/2018(Xem: 7829)
Đột nhiên tôi nhớ lại câu nói của một người đã nói với tôi: “Khi chưa tu học, núi là núi, sông là sông; tu học đến một giai đoạn nào đó, núi chẳng là núi, sông chẳng còn là sông; đến khi giác ngộ, núi lại là núi, sông lại là sông!”. Không biết mình đã đến giai đoạn nào nhưng hôm nay, trong tôi chợt vang lên vài câu hát “…Một hôm ngựa bỗng thấy thanh bình, thảm cỏ tình yêu dưới chân mình…”. Rồi tôi nhớ tới ông ngoại, một người mà tôi gắn bó rất thân thiết từ ngày thơ ấu.
03/09/2018(Xem: 3530)
Dòng sanh tử giống như một dòng nước lũ quá mạnh. Người nào không gan dạ không vững bền thì sẽ bị nó cuốn phăng đi. Vì vậy mỗi người phải gan dạ, vững vàng để vượt lên, đừng để cuốn đi.
01/09/2018(Xem: 4766)
Phản Văn Trì Danh: Phương pháp nầy, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong,kiểm soát từng chữ từng câu cho rành rẽ rõ ràng, hết câu nầy đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc dùng tai nghe, hoặc dùng tâm nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn khiến cho hành giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Chân giáo thể của phương pháp nầy là Thanh tịnh do nghe tiếng. Nếu muốn chứng vào tam muội, nên như thế mà tu hành” chính là ý trên đây.
17/08/2018(Xem: 4071)
Thiên nhân hỏi: - Thanh kiếm nào sắc bén nhất? Đức Phật trả lời: - Lời nói trong lúc giận dữ là thanh kiếm sắc bén nhất! Phừng phừng lửa giận nóng thiêu Lời buông tiếng thốt bao điều ác hung Như gươm sắc bén vô cùng Đâm thâm chém hiểm chập chùng khổ đau!
24/06/2018(Xem: 5898)
Lời người viết: Tôi thường được dạy rằng , nếu học mà không tư duy và không có đủ căn cơ để nhận thức vấn đề một cách sâu sắc và thực hành tinh tấn với khả năng mình có mà chỉ chép ra hay học thuộc những gì các nhà bác học , giác ngộ thuyết giảng thì đó là đang uống những toa thuốc gia truyền và đôi khi sẽ bị dị ứng và phản ứng tai hại cho cơ thể.
28/04/2018(Xem: 5132)
Sự hiện hữu của nhân sinh bao giờ cũng mang theo những ước mong về một đời sống tốt đẹp. Nhưng có lẽ sự tốt đẹp cho cả cuộc đời này là khát khao lớn nhất và có giá trị cao cả nhất cho những ai luôn nuôi dưỡng những tâm nguyện của tình thương bao la cho cả vũ trụ này. Có những mơ ước về một đời sống lí tưởng cho riêng mình, nhưng cũng có nhữngước mong xây dựng cho cả cuộc đời này thành một cảnh giới thật sự chỉ có mặt của niềm hạnh phúc. Những tâm tư như thế được thể hiện từ rấtxưa ở Trung Quốc với lí tưởng “thế giới đại đồng” của Nho Giáo,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
108,825,112