Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xuân Di Lặc trong xuân cổ truyền

23/01/201506:24(Xem: 7112)
Xuân Di Lặc trong xuân cổ truyền



Phat Di Lac
XUÂN DI LẶC TRONG XUÂN CỔ TRUYỀN

Thích Đức Trí

1- Lời đầu

Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.

2-  Xuân cổ truyền

Căn cứ lịch sử thì truyền thống Tết Nguyên Đán đã trải qua trên bốn ngàn năm trong đời sống người dân Việt Nam, Trung Quốc và một vài dân tộc khác thuộc Châu Á. Ngày tết bắt đầu từ ngày đầu tháng Giêng âm lịch, còn  gọi Xuân Tiết, Tân Xuân. Việt nam chúng ta bị Trung Quốc đô hộ hơn ngàn năm. Quá trình đó trãi qua nhiều thời đại văn hóa Việt Nam ảnh hưởng và pha trộn văn hóa Trung Quốc, từ ngôn ngữ cho đến phong tục đời sống con người. Nhưng khi Phật giáo Việt Nam phát triển cùng ý thức tự chủ dân tộc, người Việt dần dần thiết lập bản sắc văn hóa, biết gạn đục khơi trong để phát huy văn hóa của dân tộc. Nhưng đối phong tục tết trong nhân gian vẫn động lại những nét văn hóa Trung quốc. Có những phong tục nhân bản, nhưng cũng có những tập quán tiêu cực mê tín lưu dấu trong văn hóa đón xuân hằng năm trong lòng quần chúng.

Trong tín ngưỡng dân gian của người Trung Quốc và Việt nam, ngày 23 tháng 12 âm lịch, gọi là ngày Tế Táo. Tế là cúng, Táo là cái bếp lò, là cúng ông thần bếp trong nhà. Cho nên trong nhân gian quan niệm ngày 23 ba là ông thần táo về trời tâu với Ngọc Hoàng chuyện gia đình ở nhân gian. Qua ngày 24 tháng là ngày Tảo Trần, tảo là quét dọn, trần là bụi bặm. Cuối năm nhà nhà đều phải dọn dẹp sạch sẽ khang trang để chuẩn bị đón mừng xuân mới.  Vấn đề quét dọn chuẩn bị ngày Tết còn có ẩn ý là quét sạch những rủi ro tai nạn ra khỏi nhà, để gia đình được bình an. Hơn nữa, tự thân mọi người phải tắm rữa, cắt tóc, chuẩn bị quần áo mới đón xuân, ý nghĩa là làm mới hoàn cảnh sống và cả thân tâm. Phong tục mua hàng hóa cuối năm để chuẩn bị ăn tết, gọi là Biện Niên Hóa. Nhà nhà đều đi chợ để mua hàng hóa thức ăn, lễ vật cúng ngày tết. Hầu như thời điểm thích hợp là trước ngày 23 tháng 12 âm lịch. Ngày xưa trong xã hội nông nghiệp, mọi nhà tự nấu bánh, làm mứt, chuẩn bị hương hoa phẩm vật cúng tổ tiên ông bà và làm thức ăn thiết đãi bà con họ hàng qua lại thăm viếng. Vì theo phong tục, sau ngày mồng 5 tết chợ và doanh nghiệp mới bắt đầu buôn bán trở lại, cho nên phải dự phòng thức ăn và hàng hóa dùng đủ trong thời gian đó. Lễ cúng tất niên tại nhà gọi là Đại Lạp. Đại là lớn, lạp là tháng 12, lễ cúng tất niên tổng kết một năm qua thường vào cuối tháng 12 âm lịch. Nhà nào con cháu đi xa cũng thường về ăn tết với gia đình, trong nhà ăn chung một bửa cơm đoàn tụ, gọi là Niên Dạ Phạn, gọi đây là bửa cơm tối cuối năm. Bửa cơm này gửi gắm ước nguyện gia đình đầm ấm hạnh phúc, con cháu sum vầy.

Phong tục ngày xuân thường treo câu đối đỏ tại cửa nhà, ngôn từ chuyên chở ý tưởng đạo lý và nguyện vọng tốt đẹp đời sống con người. Ngày xuân còn có treo vòng hoa tại cửa sổ, hoa biểu trưng cho vẽ đẹp, thành quả tốt đẹp trong cuộc sống. Bên cạnh đó mọi người thường treo chữ “Phúc”, ước nguyện mọi phúc lành luôn đến trong nhà. Đặc biệt ngày xưa chưa có pháo, người ta đốt cây trúc cháy và phát âm thanh trong ngày đầu năm, tục này gọi là Nhiên Bạo Trúc. Nhiên là đốt, bạo là tiếng nỗ, trúc là cây tre. Cây tre trong ruột trống khi đốt nỗ ra âm thanh, tạo nên âm hưởng nhộn nhịp, vui vẽ, tinh thần phấn khởi. Cho nên ngày nay chúng ta thường đốt pháo cúng giao thừa là từ phong tục ấy. Từ khi đón giao thừa xong là chính thức bắt đầu năm mới, có năm ngày tết, từ ngày mồng một đến ngày mồng năm. Ngày mồng một có những công việc như sau: Phong tục Bái Niên: Đầu năm mọi người đi thăm viếng lẫn nhau, chúc nhau những câu tốt lành ngày đầu năm. Đây là văn hóa đặc biệt thể hiện ước muốn hạnh phúc mà mọi người nói lời chân thành với nhau trong ngày đầu năm, phong tục này gọi là Bái Niên. Từ Bái là ý nghĩa lễ bái, còn có nghĩa là thăm hỏi và cầu chúc, Niên là năm. Ý là thể hiện lời cầu chúc năm mới được kiết tường, vạn sự như ý. Ngày nay, nếu ở xa nhau thì mọi người gửi thiệp chúc tết. Phong tục Xuyên tân y: Ngày xuân mọi người thường mang quần áo mới, đặc biệt trẻ con được ưu tiên, cha mẹ thường sắm sửa quần áo, dày dép, mũ nón để đi thăm chơi và chúc tết ông bà. Phong tục này gọi là Xuyên tân y. Xuyên là mặc, tân là mới, y là áo quần, trang phục. Tục ngữ có câu: “Người đẹp nhờ lụa, lúa tốt nhờ phân”. Sắc phục thể hiện nếp sống văn hóa của con người. Trong văn hóa Đông Tây, ngày lễ, ngày tết, người ta đều mặc áo quần sạch sẽ nghiêm túc đi dự hay đến thăm nhau là thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Phong tục Xuân Hành: Thông thường ngày mồng một là ngày ra đường lễ bái đền miếu cầu nguyện cho đại lợi, đại kiết trong năm. Phong tục Khai môn: Khai môn, quan môn: Khai là mở, quan là đóng. Nghĩa là ngày mồng một là ngày quan trọng, xem thời gian nào mở cửa hay đóng cửa nhà, cửa ngỏ.  Sáng mồng một tết, ai đến nhà mình trước nhất thì đã đạp đất nhà mình. Người ta quan niệm rằng, người hiền lành đến thì điều lành đến nhà suốt cả năm! Người xấu đến nhà thì điều xấu đến nhà suốt cả năm! Phong tục về những điều cấm kị: Ngày mồng một tết mọi người phải thận trọng nhất mọi hành động, lời nói. Không nói lời thô bạo, cải vã, hay tranh chấp hơn thua và đánh lộn. Đặc biệt không nên đem rác bẩn hay đồ ô uế đến nhà, đây là điều tốt vì giúp cho sạch sẽ vệ sinh cá nhân và và hoàn cảnh sống. Ngày mồng hai tết: Là ngày mọi người đi cúng lễ Thổ địa, những vị thần linh trong khu vực mình sinh sống. Ngoài ra cúng tổ tiên ông bà, như cúng tại nhà thờ chi nhánh trong dòng họ. Trong ngày này, con gái đã lấy chồng thường về nhà thăm viếng cha mẹ mình và chúc tết. Ngày mồng ba tết: Mọi người thong thả hơn, ngủ sớm và dậy trể, vì suốt từ đêm giao thừa qua hai ngày sau nữa có nhiều việc nghi lễ và thăm viếng nên mệt mỏi. Ngày mồng bốn tết: Là ngày ngủ dậy sớm mà tiếp thần từ trời trở về lại nhân gian và mọi người cần dậy sớm làm lễ tiếp thần tài. Nếu dậy trể thần Tài ra đi thì cả năm khó làm ăn! Ngày mồng năm tết: Là ngày kết thúc sinh hoạt thăm viếng và vui chơi, mọi người lo sửa soạn dọn dẹp sạch sẽ và bắt đầu công việc gia đình và xã hội như bình thường. Ngoài ra, liên quan vấn đề cúng bái trong mùa xuân là lễ rằm tháng giêng, còn gọi là tết nguyên tiêu. Nguyên Tiêu Tiết: Nguyên có nghĩa là đứng đầu, sự khởi đầu. Tiêu là chỉ thời gian, có nghĩa ban đêm. Tiết là chỉ cho phân định thời gian, khí hậu, còn có nghĩa là nghi lễ. Nguyên tiêu tiết là lễ cúng ngày rằm tháng Giêng. Đêm trăng tròn đầu năm này là lễ cúng tế Thái Nhất Thần, vị thần lớn nhất cai quản các thần trong vũ trụ (Thái Nhất có nghĩa là chủ tể vũ trụ). Lễ này rất trọng đại, thời Tư Mã Thiên kiến lập lịch pháp đã có ngày lễ này. Mọi người vui chơi, ăn bánh,  đốt đèn, múa lân trong lễ hội rằm tháng Giêng, ngày nay gọi là lễ Thượng Nguyên.

3- Xuân Di Lặc

Hình ảnh  “Xuân Di Lặc” xuất hiện trong tín ngưỡng Phật giáo khoảng từ đầu thế kỷ thứ mười Tây Lịch. Theo “Tống Cao Tăng Truyện” ngày Một tháng Giêng là ngày đản sanh của Bố Đại Hòa Thượng (Hóa thân Bồ Tát Di Lặc). Bố Đại Hòa Thượng viên tịch năm 916 (TL). Về sau, hằng năm tín đồ Phật giáo đón xuân cổ truyền và cùng làm lễ kỉ niệm ngày đản sanh của hóa thân Bồ Tát Di Lặc. Xuất phát từ tín ngưỡng đó mà hình thành ý nghĩa và nội dung đón mừng Xuân Di Lặc.

 Theo kinh điển Phật giáo “Kinh Di Lặc Thượng Sanh” và “Kinh Di Lặc Hạ Sanh”  Bồ tát Di Lặc hiện trú tại nội viện cung trời Đâu Suất, theo bản nguyện  thì tương lai sẽ thành Phật tại thế giới chúng ta đang sống. Thời kỳ này là Bồ tát đang hành đạo để viên mãn bản nguyện độ sanh và thành tựu quả vị Phật. Trong lịch sử Phật giáo ghi rằng: Bồ Tát Di Lặc luôn thị hiện trong cõi đời để hành đạo. Di lặc(Maitreya)là cách phiên âm từ Phạn ngữ, dịch theo nghĩa là Từ Thị. Từ Thị nghĩa chính là tâm từ bi vô lượng. Theo tinh thần Phật giáo, mọi người luôn tin tưởng vào sự xuất hiện của Phật Di Lặc trong thế giới này trong tương lai. Phật Di Lặc là biểu tượng sống động cho tinh thần từ bi, giải thoát, đem lại niềm hân hoan cho con người, chính vì lý do đó hình ảnh Đức Di Lặc gắn liền trong ngày xuân cổ truyền của dân tộc và nhân loại.

Hình ảnh Tượng Phật Di Lặc các chùa thuộc Phật giáo Bắc Tông của Việt Nam và Trung Quốc là hóa thân Phật Di Lặc. Căn cứ vào “Tống Cao Tăng Truyện” chép rằng: Vị Tăng nhân có tên là Khế Thử là hóa thân của Phật Di Lặc. Khế thử Hòa Thượng còn gọi là Bố Đại Hòa Thượng là vì ngài thường mang túi vãi lớn đi vào các thành ấp khất thực. Ngài có tướng mạo phúc đức, miệng rộng, tai dài, bụng lớn, lòng tràn đầy hoan hỷ của một bậc xuất trần tự tại. Năm thứ hai Lương Minh Trinh(TL 916), tại chùa Nhạc Lâm, thuộc huyện Minh Châu tỉnh Triết Giang Trung Quốc, Bố Đại Hòa Thượng trước khi  viên tịch đã để lại bài kệ: “Di Lặc chân Di Lặc, phân thân thiên bách ức. Thời thời thị thời nhân, thời nhân thường bất thức”(Đây thật là Di Lặc, thị hiện vô lượng thân, thường vì đời giáo hóa, người đời thường không biết). Về sau, các tự viện có treo câu đối tán dương đức hạnh của Bố Đại Hòa Thượng như sau: “Đại đỗ năng dung, dung thiên hạ nan dung chi sự. Khẩu khai tiện tiếu, tiếu thiên hạ khả tiếu chi nhân”(Bụng lớn bao dung những sự việc mà thiên hạ khó kham nhẫn trong đời. Miệng thường cười, cười với người đáng cười trong thiên hạ). Đây là tinh thần nhập thế với tâm giải thoát tự tại của hóa thân Bồ tát Di lặc trong đời. Tấm lòng bao dung được mọi chuyện trong thế gian mà tâm không bị ô nhiễm. Miệng của  ngài thường cười với tấm lòng hoan hỷ và dìu dắt mọi người trở về với đạo lý giác ngộ. Cười đây không phải sự châm biếm, đó là nụ cười xuất phát từ năng lực tâm từ bi và trí tuệ của bậc thánh giả. Hình ảnh mùa xuân Di Lặc trở làm cho ngày tết cổ truyền có ý nghĩa long trọng hơn.

4-  Đón xuân theo tín ngưỡng Phật giáo

 Sinh hoạt trong tết cổ truyền có nét đẹp trong văn hóa nhân loại, nhưng cũng có những phong tục mê tín cần khắc phục để cuộc sống có ý nghĩa hơn. Nét đẹp trong ngày tết cổ truyền là mọi người thăm viếng bà con họ hàng và người thân để làm tăng thêm giá trị tình cảm và đạo lý gia đình. Vấn đề cúng bái tưởng niệm Tổ tiên là thể hiện nếp sống ân nghĩa của con người. Vui xuân với văn hóa ẩm thực và văn hóa thời trang làm cuộc sống thêm phần hạnh phúc. Đặc biệt nhất là nuôi dưỡng tâm nguyện cao đẹp của mọi người vào tương lai tươi sáng.

Bên cạnh đó cũng có nhiều tập quán tiêu cực cần phải nhận thức và chuyển hóa. Như sát sanh hại vật để cúng bái thần linh cầu được tài lợi trong những ngày đầu năm là ảo tưởng sai lầm. Vấn đề coi bói định ngày tốt xấu xuất hành và làm ăn làm con người càng mê tín và mất tự chủ cuộc sống. Vấn đề đốt vàng mã trong các nghi thức cầu cúng gây lãng phí tiền bạc mà không có lợi ích thiết thực. Có một số người không hiểu đạo lý đón xuân và xem cả mùa xuân là mùa ăn chơi trác táng và quan niệm rằng: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi, tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè!”. Những quan niệm sai lầm đó là nét tiêu cực phải loại bỏ! Mùa xuân trong tín ngưỡng Phật giáo được phổ cập trong các sinh hoạt thiền môn. Phật giáo khuyên hóa mọi người làm việc thiện và sống có chánh kiến. Như đến chùa lễ Phật, nghe pháp, tu các hạnh lành để vun bồi phúc đức và trí tuệ. Nhà Phật khuyên mọi người tin sâu nhân quả, như muốn giàu sang phải tu hạnh bố thí, muốn khỏe mạnh phải có tâm từ bi không giết hại sanh linh. Muốn cho gia đạo bình an phải biết tu tập mười điều thiện. Muốn có trí tuệ phải học theo lời Phật dạy.

 Khi đón giao thừa, tụng kinh tán thán phẩm hạnh Phật và Bồ tát, đặc biệt là Bồ Tát Di lặc. Thay vì tổ chức cúng thần linh trong rằm tháng giêng, thì khuyên mọi người đi chùa tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để thân tâm an lạc, tai nạn tiêu trừ. Tụng kinh để hiểu rõ nhân quả, hiểu rõ nguyện lực của Phật và Bồ tát. Thực hành Văn, Tư, Tu trong đời sống hằng ngày. Văn là nghe lời Phật dạy, tư là suy nghĩ, chiêm nghiệm lời dạy đó, tu là thực hành Phật pháp vào đời sống một cách có chánh kiến.

5-  Lời kết

Thông qua lễ tết cổ truyền, chúng ta phát huy nét đẹp Phật giáo trong đời sống văn hóa con người. Đạo Phật đi vào đời là từ nhu cầu và lợi ích cho con người mà mở bày phương pháp tu tập. Tu là sự chuyển hóa từ mê tín thành chánh tín, chuyển hóa tinh thần cầu thần ban phước thành lời phát nguyện trọn đời tin sâu nhân quả, làm việc lành để xây dựng cuộc đời hạnh phúc. Trong thế giới ngày nay nhiều cảnh đau thương và thù hận, chỉ có đạo lý từ bi, hỷ xả mới hướng con người sống đời an lạc, hòa bình. Cho nên hình Phật Di Lặc trong mùa xuân là thông điệp từ bi và giải thoát đến với con người trong mọi thời đại. Tinh thần đón mừng xuân Di Lặc là nét đặc sắc chuyển tải giá trị đạo đức Phật giáo thông qua các sự kiện lễ hội trong nhân gian. Đó thể hiện tinh thần nhập thế của Đạo Phật vào các sinh hoạt văn hóa con người và nhân loại./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2011(Xem: 6813)
Tôi học Phật đến nay cũng đã lâu, tuy nhiên cũng đã từng đi trợ niệm người lâm chung! Lúc đối diện với người qua đời thường khiến cho người ta nhớ đến mấy câu thơ: Ngã kiến tha nhân tử Ngã tâm nhiệt như hỏa Bất thị nhiệt tha nhân Khán khán luân đáo ngã Ta thấy người khác chết Tâm ta như lửa đốt Chẳng phải đốt người khác Nhìn lại tới phiên ta.
04/05/2011(Xem: 4174)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
28/04/2011(Xem: 4535)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
25/04/2011(Xem: 4141)
“Viễn ly chúng khổ quy viên tịch” là một câu trong bài tụng Hộ Pháp, được dịch là “xa rời các khổ về viên tịch” hay cũng có thể hiểu là “xa rời các khổ chứng niết bàn.”Ai ở cõi ta bà này đã từng ở trong cảnh khổ, chịu đựng cảnh khổ, nếm mùi khổ đến một lúc mà người ta phải thốt lên, “Ô quá đủ rồi, tôi muốn từ bỏ cảnh khổ, tôi tin rằng tôi có thể thoát cảnh khồ và tôi sẽ hành động để thoát khổ.” Khi người ta hạ quyết tâm thoát ly khổ cảnh thì gọi là viễn ly. Nhưng không chỉ quyết định thoát khỏi hoàn cảnh khổ (quả khổ) mà từ bỏ cõi luân hồi (nhân khổ) mới thật sự là viễn ly, như câu thường nghe nói “bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
18/04/2011(Xem: 50111)
Câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" quả thật rất mầu nhiệm, công năng rất lớn, được rất nhiều lợi ích, nếu mà nói về đề tài xoay quanh câu đại hồng danh này thì bản thân tôi không bao giờ thấy chán và tôi chỉ luôn luôn nói và viết như nhiều bài bình luận tôi đã viết, có gì không phải xin BQT và các bạn đồng tu, các Phật tử xa gần bỏ quá cho:
18/04/2011(Xem: 5166)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
09/04/2011(Xem: 5139)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
05/04/2011(Xem: 6982)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
03/04/2011(Xem: 7036)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
03/04/2011(Xem: 7077)
Kinh Bát-nhã lấy niết-bàn siêu việt danh, tướng, phân biệt, cũng chính là sự tự chứng của Thích-ca Như lai, làm lập trường căn bản. Dựa theo đây để quán tất cả pháp, hữu vi và vô vi không phải là hai, sanh tử và niết-bàn không phải là hai, tất cả đều không phải là hai, không phải là khác, ‘dứt tuyệt mọi hí luận’. Dùng điều này để giáo hóa dẫn dắt, thì không bằng như sự giáo hóa của đức Thích tôn, không bắt đầu từ vô thường, khổ, mà trực tiếp từ không, vô tướng, vô nguyện, v.v., nhập môn, đây là Phật pháp Đại thừa – đặc sắc của kinh Bát-nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567