Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kính mừng ngày Khánh Đản Phật A Di Đà

08/01/201508:00(Xem: 8923)
Kính mừng ngày Khánh Đản Phật A Di Đà

blank
Inline image  

Lời phát nguyện của Bồ tát Phổ Hiền


Nguyện con đến lúc sắp lâm chung
Diệt trừ tất cả các chướng ngại
Tận mặt gặp Phật A Di Đà
Liền được vãng sinh cõi Cực lạc.

Con đã vãng sinh cõi kia rồi
Hiện tiền thành tựu nguyện lớn này
Tất cả tròn đầy không thiếu sót
Lợi lạc hết thảy các chúng sinh.
Chúng hội Phật ấy đều thanh tịnh
Con từ hoa sen nở sinh ra
Tận mắt thấy Phật Vô Lượng Quang
Hiện tiền thọ ký quả Bồ đề.

Con được Như Lai thọ ký rồi
Hoá thân vô số muôn ngàn ức
Trí lực rộng lớn khắp mười phương
Lợi ích tất cả các chúng sinh.
 
Nam Mô A Di Đà Phật
__(())__
blank
Có cõi Cực Lạc không?

HỎI: 

Cả nhà tôi lâu nay đều tu theo pháp môn Tịnh độ, luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, 
thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh,
nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc. Nhưng gần đây chúng tôi được nghe bài pháp thoại nói về vai trò của người Phật tử tại gia đã làm cho chúng tôi cảm thấy hoang mang. Theo thầy giảng sư thì tu pháp môn Tịnh độ mục đích hướng về cõi Cực Lạc, mong cầu sau khi chết được Phật rước, tu như vậy là vì tham, sẽ không bao giờ được thấy Phật. Một điều khác nữa là thầy nói cõi Cực Lạc mà Đức Phật Thích Ca nói trong kinh A Di Đà chỉ là phương tiện, tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về, và cảnh giới Cực Lạc vốn không có thực. Những người lớn tuổi trong gia đình tôi cảm thấy lo lắng khi nghe pháp thoại này. Bây giờ chúng tôi phải làm sao đây? Rất mong được quý Báo sẻ chia và cho chúng tôi biết cõi Cực Lạc có hay không?

(THANH VŨ)

ĐÁP:

Mến chào Đạo hữu Thanh Vũ!

Niệm Phật là một pháp môn tu tập rất căn bản và phổ biến trong Phật giáo, cả Nam tông lẫn Bắc tông. 
Tu tập như gia đình của bạn “luôn khuyến tấn nhau niệm Phật, thực hiện ba điều Tín-Nguyện-Hạnh, đồng thời
cũng biết làm lành, tránh dữ, cúng dường, bố thí, phóng sanh, nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ 
nhục thân được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn về cõi Tây phương Cực Lạc” là hoàn toàn đúng đắn với Chánh pháp.
Tất nhiên, pháp môn tu nào cũng là phương tiện. Vì là phương tiện, nên mỗi pháp môn có một đường hướng, 
lập trường và quan điểm tu tập riêng. Cũng giống như lên núi, có nhiều cách khác nhau, đi bộ hay ngồi cáp treo
là tùy nhân duyên của mỗi người, miễn là lên đến đỉnh núi. Cho nên không thể đứng ở lập trường pháp môn 
của mình rồi so sánh hay đánh giá các pháp môn khác.

Do đó, các hành giả tu Tịnh độ, “nguyện cầu hiện đời an lành và sau khi xả bỏ nhục thân được Đức Phật A Di Đà
tiếp dẫn về cõi Tây phương” chính là Nguyện (Tín-Nguyện-Hạnh), hoàn toàn không phải là tham. Tu Tịnh độ 
mà không nguyện, không mong sanh về Cực Lạc là thiếu sót, hành giả cần phải cầu vãng sanh, phải nguyện
về Tây phương, đây là đường hướng, tôn chỉ căn bản của pháp môn này.

Xin nói thêm, lập trường của người tu nói chung là buông xả, không mong cầu, dẫu là cầu Niết-bàn nhưng
bước đầu cũng cần phải “muốn”, đó là Dục định (lòng mong muốn, nhiệt tình, khát khao loại bỏ mọi thứ ngăn che
thiền định, khử trừ mọi ham muốn thế thường để đi vào thiền định). Chắc chắn Dục định hoàn toàn không phải 
là tham. Dục định là ước muốn mãnh liệt để chứng đạt các Thánh quả, thà xả bỏ thân mạng cũng không nao núng,
sờn lòng. Phật Thích Ca lúc sắp thành đạo ngồi dưới cội bồ-đề cũng phát khởi đại nguyện, nếu không thành 
chánh quả thì thà chết chứ không rời khỏi cội bồ-đề đó sao!

Đối với vấn đề, cõi Cực Lạc có hay không? Xin khẳng định rằng: Cực Lạc hoàn toàn có thật với các vị có chánh
báo tương ứng, Cực Lạc là y báo của Phật A Di Đà và chư Thánh chúng tu niệm Phật. Các hành giả tu Tịnh độ 
cầu sanh về Cực Lạc, rồi từ đó nương thắng duyên mà tu tập cho đến ngày công viên quả mãn, thành Phật. 
Cho nên, Cực Lạc không chỉ “tạm dùng để cho chúng sanh mê muội hướng về” mà các bậc Tổ sư vĩ đại của 
Tịnh tông, các Đại Bồ-tát có nhân duyên cũng nguyện sanh về cõi ấy.

Tất nhiên, mọi người con Phật có chánh kiến đều biết “phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Kinh Kim cang) 
nên Cực Lạc dù có thù thắng trang nghiêm đến mấy cũng là phương tiện, không có tự tánh (tánh Không, vô ngã). 
Vãng sanh Cực Lạc là thành tựu “bất thối chuyển”, không còn bị đọa lạc, để rồi từ đó tiến tu thành Phật, 
phổ độ quần sanh. Vì thế, gia đình bạn không có gì phải hoang mang cả mà càng tinh tấn niệm Phật hơn
nữa để thành tựu nhất tâm.

Chúc Đạo hữu tinh tấn!

TV Giác Ngộ
blank
blank
Hôm nay vía Phật Di Đà
Xin nhắc cả nhà Phát nguyện ăn chay.

Nam Mô A Di Đà Phật
have a great day photo: Have a Great  Day Haveagreatdaysw.gif
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/07/2013(Xem: 6650)
Cứu cánh trí tuệ Phật Giáo là chứng đắc Tánh Không của vạn pháp. Trong kinh điển, Tánh Không là pháp giới Tánh, cũng chính là Phật Tánh. Phật tánh không ngằn mé, không hạn lượng, không đối đãi giữa sanh và tử, giữa có và không... Phật tánh kết tập hưng khởi từ sức trí tuệ vô lượng và tâm đại bi vô biên. Đức Phật thường dạy, Bồ Tát đạo nương Phật tánh làm con đường, nương trí huệ Bát Nhã làm thuyền độ sanh. Nhờ nương sức từ bi của chư Phật, Bồ Tát quán sát thế gian như hư huyễn, không thật có sinh diệt, như hoa đốm giữa hư không. Bồ Tát tinh tấn phổ độ chúng sanh không mệt mỏi, không nhàm lìa, nhưng không thấy mình vĩ đại, không thấy chúng sanh đáng tội nghiệp, không thấy mình cao cả, đáng làm chỗ cho chúng sanh cúng dường… Vì dù có chấp, có thấy đến thế nào chăng nữa, thì điểm cuối cùng trên đạo lộ giải thoát vẫn phải là “tâm, Phật, chúng sanh - ba thứ ấy đều không sai biệt”.
02/07/2013(Xem: 5347)
Như một kết quả của việc thực hiện lời dạy của Đạo sư và phụng sự ngài, mọi ước muốn nhất thời và tối thượng của ta được đáp ứng nhanh chóng. Việc hiến mình một cách đúng đắn cho Đạo sư củng cố cội gốc của mọi hạnh phúc trong tương lai, kể cả sự giác ngộ. Mọi sự - những công việc đối với bản thân và chúng sinh – đều thành công và chúng ta nhanh chóng đạt được giác ngộ.
22/06/2013(Xem: 8421)
Thế Thân, tác giả của bộ luận này vốn là một khai sĩ có quá nhiều truyền thuyết và ít nhiều sương khói trùm lên tiểu sử của ngài, đến nỗi cho đến nay, các học giả cũng chưa xác định được Thế Thân là ai.
13/05/2013(Xem: 5289)
Mỗi con người mỗi ý thức, mỗi ý thức mỗi một hành động, mỗi một hành động tạo nên hạnh phúc hay khổ đau. Hành tinh xanh thế giới này trong quỹ đạo thái dương hệ thuộc giải ngân hàn Milkyway hiện có hơn sáu tỉ người, . . .
28/04/2013(Xem: 31971)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
23/04/2013(Xem: 27486)
H.T.Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ tại Cố Đố Huế. Nguyên quán Làng Phương Lang, Quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia nhập đạo năm 11 tuổi. Thọ Đại Giới năm 1948 cùng một lần với Hòa Thượng Thiện Siêu, cố Hòa Thượng Thiện Minh, cố Hòa Thượng Thiên Ân…
23/04/2013(Xem: 18691)
Phần nhiều người ta hay lo lắng những việc về quá khứ và tương lai, chính đó là nguyên nhân gây ra cho họ đời sống vô cùng đau khổ và rối loạn tâm tư. Những việc gì ở quá khứ thì nó đã qua rồi; còn những gì ở tương lai thì nó chưa đến. Như vậy, tại sao họ phải quá lo lắng những gì liên quan đến quá khứ và tương lai? Thế thì, những gì có thể tồn tại ở đời này, họ cần phải quan tâm đến và sống với nó.
22/04/2013(Xem: 6349)
Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng tưởng hàng ngày của chúng ta, các thứ nghiệp phiền não thương ghét, tham lam, giận hờn của chúng ta, nếu còn một mảy may không dứt thì tức là còn gốc rễ sanh tử. Nay muốn tham thiền đốn ngộ liễu thoát sanh tử, hãy tự suy nghĩ xem có thể một niệm dứt ngay phiền não của nhiều kiếp như chặt đứt một cuộn chỉ hay chăng?
22/04/2013(Xem: 7449)
Trong đời sống, mỗi người chúng ta đều bị bao vây bởi những sự vật, tức là những hiện tượng ở chung quanh ta. Những sự vật ấy muôn hình vạn trạng, tỉ dụ như cây cỏ, núi sông, thân hình chúng sinh, bàn ghế, miếng thịt, ly rượu v.v.... tất cả tạo nên vũ trụ này. Con người thường đi lạc vào trong đó, tương tự như một thứ mê-đồ-ảo-phố và không biết đường nào ra khỏi.
22/04/2013(Xem: 10757)
Nói chung, ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộ mà chúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị. Có những cõi Tịnh Độ ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, và ở trung tâm. Trong số đó, cõi Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà là nơi dễ đến nhất và vì thế rất đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]