Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Tịnh Độ Tông của Nhật Bản

17/07/201200:58(Xem: 10540)
04. Tịnh Độ Tông của Nhật Bản
TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TÔNG

HT Thích Như Điển biên soạn

IV. TỊNH ĐỘ TÔNG CỦA NHẬT BẢN

Trung Hoa là một lục địa lớn và ngày xưagọi là Trung Quốc. Người Trung Hoa hay tự hào về nền văn hóa 5.000 năm của họ;nên thường hay cho các dân tộc lân bang là rợ Hồ hay Hung Nô. Ý để ám chỉ chonhững dân tộc thua kém mình. Vì thế chữ Trung Quốc cũng có nghĩa là nước ởgiữa; nước trung tâm; nước nằm lên trên những nước khác v.v… Ý nghĩ ấy dườngnhư đến thế kỷ thứ 21 nầy người Trung Hoa vẫn còn dùng đến.

Vì những nước có địa lý nằm sát với TrungQuốc như Việt Nam, Đại Hàn và Nhật Bản; nên có một sự giao thương, một sự liênđới cận kề bắt buộc phải trao đổi để tự tồn; nếu không sẽ bị cô lập hoặc bịchiếm làm thuộc địa như Việt Nam (3 lần Bắc thuộc) và bị xâm chiếm thời Mông Cổở thế kỷ thứ 13 (như Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam). Riêng các dân tộc khác cũngnằm gần biên giới Trung Hoa như: Lào, Ấn Độ, Pakistan, Mông Cổ, Tây Tạng, NgaSô v.v… nhưng những quốc gia nầy nhờ dãy núi Hy Mã Lạp Sơn ngăn cách cũng nhưthuộc nền văn hóa khác; cho nên người Trung Hoa thời xưa không dễ dàng gì vượtqua núi rừng, đèo ải để chiếm những nước nầy làm thuộc địa. Đây có thể là cáivinh dự của những dân tộc kia chăng?

Riêng Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản mãi chođến thế kỷ thứ 20, 21; nhưng chữ Hán vẫn là ngôn ngữ thường dùng trong các chùatại các nước trên. Tuy tiếng Đại Hàn; tiếng Nhật đã có cách riêng phát âm vàcách viết theo văn tự của mình; nhưng chữ Hán vẫn còn giữ phần quan trọng trong50% cách viết và cách nói.

Việt Nam cho đến thế kỷ thứ 17 đã dùng chữLa Mã thay thế hoặc phiên âm chữ Hán để đọc; nhưng mãi cho đến đầu thế kỷ thứ20, triều đình nhà Nguyễn; vẫn còn dùng Hán văn để ra đề thi cho các thí sinhthi Hương (Tú Tài) và thi Hội (Cử Nhân) và thi Đình (Tiến Sĩ).

Việc học ngoại ngữ ngày nay, vào thế kỷthứ 21 nầy ở từng quốc gia trên 5 châu lục là chuyện bình thường. Lý do duynhất là để ngoại giao, tìm hiểu, nghiên cứu. Còn ở những thế kỷ trước, chủnghĩa thực dân của những nước lớn đi xâm chiếm các nước nhỏ để làm thuộc địalại có ý nghĩa khác. Đầu tiên họ muốn khai hóa dân tộc ấy, phải cho dân tộc bịtrị kia học ngôn ngữ tiếng “mẫu quốc” của họ trước. Ví dụ như thuộc địa củaTrung Hoa thì cho học chữ Hán; thuộc địa của Pháp cho học tiếng Pháp; thuộc địacủa Anh cho học tiếng Anh; thuộc địa của Hòa Lan cho học tiếng Hòa Lan v.v…

Chữ thực dânviết bằng chữ Hán cónghĩa là một dân tộc bị xâm lược. Chữ thựcnầy gồm 2 bộ. Đó là bộ mộc vàbộ trực. Bộ mộc có nghĩa là cây, mà đã là cây thì phải có rễ, rễ ấy mọc thẳngvào đất; nên trở thành chữ thực. Vậy, những nước lớn đi chiếm những nước nhỏđều có những ý đồ mong cho cấy được rễ ngôn ngữ và văn hóa vào đó thì họ mớicai trị được. Đây là một cái ách bị khống chế trong bao đời mà nhiều dân tộctrên thế giới đã bị trải qua.

Riêng Nhật Bản là một quốc gia đảo quốcgồm 4 đảo lớn và vô số đảo nhỏ sắp dài từ Bắc chí Nam là: Bắc Hải Đạo(Hokkaido); Bổn Châu (Kyushu). Viết bằng chữ Hán; nhưng phát âm theo lối Nhật.Điều ấy cũng dễ hiểu. Vì viết và nói cho người Nhật nghe; chứ không phải chongười Trung Quốc nghe. Việt Nam chúng ta có chữ Nôm và Hán Việt; Đại Hàn có chữHán Hàn và chữ Đại Hàn. Đây là sự nỗ lực của các dân tộc bị nền văn hóa Hán tộcchi phối; nhưng họ đã vươn lên để thoát ra sự bị trị và tạo thế đứng cho dântộc của mình.

Người Nhật Bản trong thời gian Đệ nhất vàĐệ nhị thế chiến (1914-1918) và (1939-1945) họ đã chiếm Đài Loan và Đại Hàn làmthuộc địa; nên những nhà viết sử Nhật Bản đa phần né tránh ít hoặc không đề cậpđến Đại Hàn, vốn là nơi Phật Giáo đã trực tiếp truyền vào Nhật Bản. Sau nầy vàođời nhà Đường mới có những nhà Sư Trung Hoa trực tiếp sang Nhật Bản truyền giáonhư Ngài Giám Chân Hòa Thượng (Kanlin) và vào thế kỷ thứ 13 cũng có một số chưTăng Nhật Bản sang Trung Quốc du học như Ngài Đạo Nguyên (Dogen); nhưng thuởban đầu sự giao thương giữa Đại Hàn và Nhật Bản bằng đường biển qua các thươngthuyền và Phật Giáo đã được truyền vào đây từ thế kỷ thứ 4, thứ 5; để đến thếkỷ thứ 6 là một thế kỷ thật đặc biệt. Vì Phật Giáo được chính nhà Vua, là ThánhĐức Thái Tử (Sotoku Taisi) chủ trương mang Phật Giáo vào nhân gian và mỗi ngàytrước khi lâm triều, nhà Vua đều hướng về xứ Ấn Độ để lễ bái chư Phật và các vịTổ Sư Truyền Thừa.

Nara (Nại Lương) là kinh đô cũ của ThánhĐức Thái Tử trị vì. Sau đó mới dời về Kyoto (Kinh Đô) và đến thời Minh TrịThiên Hoàng (Meiji Tenno) vào năm 1868 Thủ Đô đã được dời về Tokyo (Đông Kinh)cho đến ngày hôm nay.

Khi Phật Giáo được du nhập vào nước Nhật,bất kể là từ Trung Hoa, Đại Hàn hay Ấn Độ, là Phật Giáo của người Nhật, chứkhông còn nguyên chất là Phật Giáo của các xứ được truyền đến nữa. Ví dụ nhưkhi người ta nghe Chado (Trà Đạo); Kendo (Kiếm Đạo); Judo (Nhu Đạo); Karate(Không Thủ); Ikebana (Trì hoa); Shodo (Thơ Đạo); Zen (Thiền) v.v… người ta hiểungay là của người Nhật; mặc dầu tất cả những ngành nghề, nghệ thuật ấy đều từTrung Quốc được truyền sang. Bất kể là do các vị Sư Đại Hàn, Trung Quốc mangđến hay chính họ sang Trung Hoa, Đại Hàn để học tập, tu niệm và sau đó mang vềlại quê hương của họ; nó đã biến thái một cách tài tình, thích nghi với nền vănhóa tại đây, để người dân cùng an hưởng thọ nhận, vui đạo mà tu, để được lợilạc cho mình và cho người.

Ví dụ như nhìn thấy kiến trúc tự viện củaNhật Bản thì chúng ta biết ngay không phải là của Đại Hàn hay của Trung Quốc.Vì lẽ kiến trúc của Nhật ít màu sắc hơn Trung Quốc và thanh nhã hơn Đại Hàn.Nhìn mái cong bằng đồng của một ngôi chùa Nhật Bản, bất cứ thuộc Tông Phái nào,chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến sự độc lập dân tộc, cao vút lên tận hư không.Các chéo góc vươn cao như những cánh Phượng hoàng tung bay vào gió nhẹ, giốngnhư tinh thần Võ Sĩ Đạo của quốc gia nầy, mà điều ấy ngay cả quê hương gốc củanó xuất phát từ Trung Hoa vẫn không đào ra được tinh thần dân tộc cao cả nhưvậy.

Nhật Bản là xứ động đất quanh năm; nên chùachiền được xây dựng bằng những loại gỗ quý đặc biệt, không giống như cách xâydựng của Trung Quốc và Việt Nam. Bây giờ nếu có ai đó đến chùa Pháp Long(Horyu) hay chùa Đông Đại (Todaiji) tại Nara (Nại Lương) thì sẽ vô cùng kinhngạc. Vì không hiểu rằng ngày xưa người ta chưa phát triển về kiến trúc, tạisao họ đã xây dựng được những ngôi chùa vĩ đại như vậy? Đến đây để chỉ cúi đầuthán phục cho ý chí và tâm nguyện của người xưa; ngoài ra không thể phẩm bìnhgì khác hơn nữa.

Những ngôi tháp bằng gỗ xây 3 từng, 5từng, 7 từng hay 9 từng v.v… cũng là cách kiến trúc rất đặc biệt. Nó không lànhững Stupa của Ấn Độ; không giống những Đại Tháp của Trung Hoa hay những PhùĐồ của Việt Nam. Tất cả đều làm bằng gỗ; lớp nầy chồng lên lớp khác; mối nầy ănkhớp với mối kia và hầu như không có một cây đinh nào được xử dụng vào đó cả.Rồi những tượng Phật bằng gỗ hay bằng đồng được điêu khắc và chạm trổ cách hơn1.500 năm về trước vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Quả là những tuyệt tácnghệ thuật của Phật Giáo tại quê hương xứ mặt trời nầy vậy.

Trước khi đi vào Tịnh Độ Tông của Nhật Bảnchúng ta nên tìm hiểu về cuộc đời và tư tưởng của Thánh Đức Thái Tử, để từ đó,chúng ta có một cái nhìn tổng quát và khách quan hơn về Phật Giáo tại đảo quốcnầy.

“Thánh Đức Thái Tử - Sotoku Taishi(572-621). Cũng gọi là Cứu Độ Hoàng Tử, Phong Thông Nhĩ Mệnh, Thượng Cung TháiTử, Thánh Vương.

Vị Hoàng Tử thứ hai của Thiên Hoàng DụngMinh, Nhật Bản. Ông bẩm sinh thông minh, là nhiếp chính của Thiên Hoàng Suy Cổ.Ngoài Nho học, Phật học, ông còn thông suốt cả Lịch học, thiên văn, địa lý… Ôngtừng phái học sinh đến du học tại Trung Quốc vào thời Tùy, tận lực du nhập vănhóa Trung Quốc vào Nhật Bản. Ông đặt ra 12 bậc quan (603) và 17 điều Hiến Pháp(604) làm nồng cốt cho nền nhân chính ởNhật Bản. Điều thứ 2 trong Hiến Pháp nầy quy định lòng tin chân thành đối vớiTam Bảo. Bình sinh, ông tin thờ Phật Pháp, tận lực phát huy tinh thần Đại Thừa.Ông thường giảng 3 bộ kinh Pháp Hoa, Duy Ma và Thắng Man, kiến lập các viện BiĐiền, Kính Điền, phát triển sự nghiệp cứu tế toàn dân. Ông xây dựng 4 ngôi chùalớn là chùa Tứ Thiên Vương, chùa Pháp Long, chùa Quảng Long và chùa Pháp Hưng,đặt vững nền tảng cho sự truyền bá Phật Giáo tại Nhật Bản để điều hòa văn hóaTrung Quốc và văn hóa Nhật Bản.

Ông mất năm 612 (có thuyết nói 622), hưởngdương 49 tuổi, được an táng tại Ki Trường, Đại Phản (Osaka), Nhật Bản. Truyệnký của ông được ghi trong “Thượng Cung Thánh Đức Pháp Vương Đế Thuyết” và trong“Nhật Bản thư kỷ”. Vào thời Bình An (Heian) và Liêm Thương (Kamakura) rất thịnhhành truyện tranh về Thái Tử Thánh Đức. Trong dân gian và các chùa miếu cũngphổ biến việc thờ chân dung hoặc tượng khác của Thái Tử”.

(Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 5291).Xem Thánh Đức Thái Tử truyện lịch quyển hạ, Nhật Bản thư kỷ quyển 21; Nguyênhanh thích thư).

Qua Tiểu Sử đơn giản của Thánh Đức Thái Tửnhư trên, chúng ta thấy được những điểm chính như sau:

Ông là một vị Vua, một Phật Tử; không phảilà một Tăng sĩ; nhưng đã có công giúp cho Phật Giáo đương thời được hưng thịnhqua việc giảng kinh, xây chùa và lấy giáo lý Phật Giáo san định thành Hiến Phápđể cai trị nhân dân, trong đó điều thứ 2 của Hiến Pháp 17 điều gần giống như lànhững biểu ngôn được khắc trên các trụ đá của Vua A Dục khi ông ta còn tại vịtại Ấn Độ. Đây là cái trí của một bậc minh chúa, muốn đem cái hay cái đẹp củaĐạo giáo ứng dụng vào lòng người. Có như vậy dân mới được an cư và lạc nghiệp.Từ đó sự cai trị của ông càng dễ dàng hơn.

Kinh Pháp Hoa vốn được xiển dương mạnh mẽtại Trung Hoa và Việt Nam, Đại Hàn qua nhiều thời đại khác nhau và ở Nhật kinhPháp Hoa đã được Ngài Nhật Liên Thánh Nhơn (Nichiren Shonin) tạo thành một TôngPhái riêng biệt gọi là Nhật Liên Tông vào thế kỷ thứ 13; nhưng ở vào thế kỷ thứ6; nghĩa là trước 700 năm Thánh Đức Thái Tử đã giảng kinh nầy tại chùa Horyu(Pháp Long) tại Nara rồi. Kế tiếp là giảng kinh Duy Ma Cật tượng trưng cho tinhthần Bồ Tát hiện thân qua một Cư sĩ nam và giảng kinh Thắng Man hiện thân quamột Cư sĩ nữ. Tất cả xuất gia và tại gia đều hòa quyện lại với nhau để hộ trì vàphát triển Phật Pháp.

Điều đặc biệt khác là nhà Vua đã điều hòavăn hóa Trung Quốc và văn hóa Nhật Bản để người Nhật Bản tiêu thụ nền văn hóaKhổng Mạnh nầy chứ không phải bị đồng hóa như tại Việt Nam - thuở ấy là bị Bắcthuộc lần thứ 2 (năm 44 trước Tây lịch đến năn 938 sau Tây lịch). Đây là tấmgương sáng cho Vua Minh Trị sau nầy. Ông Thiên Hoàng nầy duy tân cải cách đấtnước của ông vào năm 1868 theo lối học thuật của Tây phương; nhưng hoàn toànkhông bị văn hóa Tây phương áp đảo. Trong khi đó Việt Nam cũng vào năm nầynhững tiếng đại bác của người Pháp đã nã vào Đà Nẵng và bắt buộc triều đình nhàNguyễn lúc ấy phải ký kết những hiệp định đầu hàng để trở thành thuộc địa củaPháp cho đến năm 1945.

Ông cho những người dân học giỏi sang Anhquốc học về thương mại, qua Pháp học về ngoại giao, qua Đức học về giáo dụcv.v… Sau khi tốt nghiệp các trường tại các xứ Tây phương nầy, Vua Minh Trị đónhọ về nước để phục vụ cho quê hương Nhật Bản và kể từ đó họ đã đứng ngang hàngvới những cường quốc như Hoa Kỳ, Nga Sô, Đức quốc vào những năm tháng ở cuốithế kỷ thứ 20, đầu thế kỷ thứ 21 nầy.

Tại Trung Hoa, Phật Giáo đã có chia TôngPhái tương đối rõ ràng rồi; nhưng ở Nhật đến thế kỷ thứ 13 mới là thế kỷ hoànchỉnh nhất. Riêng về Phật Giáo tổng quan thì chúng ta có thể điểm qua thời kỳđầu đến thời kỳ phân chia bộ phái tại Nhật (từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 13,để chúng ta có được một cái nhìn cụ thể hơn.

“Todaiji – Chùa Đông Đại cũng gọi là HoaNghiêm tự, Hằng Thuyết Hoa Nghiêm tự,Thành Đại tự, Tổng Quốc Phần tự, Kim CangMinh Tứ Thiên Vương Hộ Quốc tự.

Chùa nằm ở thành phố Nara (Nại Lương) Nhật Bản, là Tổng Bổn Sơn của Tông HoaNghiêm.

Muốn thế giới Liên Hoa Tạng được thực hiệnngay ở cõi đời nầy và muốn Phật Pháp được hưng thịnh, vào năm Thiên Bình thứ 10(738) Thiên Hoàng Thánh Vũ ban lệnh kiến tạo chùa Đông Đại, đúc tượng Phật TỳLô Giá Na bằng đồng, được hoàn thành vào năm Thái Bình Thiên Bảo thứ 4 (752),là một trong bảy ngôi chùa lớn ở Nam Đô.

Năm Trị Thừa thứ 4 (1180) Chùa bị quânlính của Bình Trọng Hoành thiêu hủy trong chiến tranh. Về sau Ngài Tuấn Thừakiến thiết lại với sự giúp đỡ của Nguyên Lai Triều. Năm Vĩnh Lộc thứ 10 (1567)chùa lại bị binh hỏa Tam Hảo, Tùng Vĩnh đốt cháy. Đến thời đại Nguyên Lộc(1688-1703) Ngài Công Khánh lại trùng tu; tức là điện Đại Phật thờ tượng BổnTôn hiện nay.

Điện Đại Phật là kiến trúc bằng gỗ lớnnhất thế giới, làm theo kiểu 2 tầng 4 mái và một dãy hành lang bao quanh. Nhữngcánh sen trên tòa cao của Đức Phật Bổn Tôn Lô Xá Na được làm vào thời kỳ sánglập chùa nầy, là thế giới Liên Hoa Tạng được chạm trổ rất nhỏ, bộ phận đầu đượctu bổ vào thời đại Giang Hộ (Edo). Các cánh cửa của chiếc lồng đèn bằng đồnghình tám góc ở trước Đại Điện là nghệ thuật thuộc thời Thiên Bình, trên cónhững bức chạm nổi rất tinh vi. Cổng lớn ở hướng chính Nam của chùa là kiếntrúc thuộc thời kỳ Liêm Thương (Kamakura), tiêu biểu cho kiểu kiến trúc Ấn Độ.Tượng lực sĩ Kim Cương ở hai bên Đại Điện là kiệt tác bằng gỗ lớn nhất do VậnKhánh và Khoái Khánh chạm trổ. Tam Nguyệt Đường (Pháp Hoa Đường) ở chân núiphía Đông điện Đại Phật có niên hiệu xưa hơn chùa Đông Đại, gọi là chùa KimChung, Viện Quyên Sách.

Nhìn từ ngoài thì Bổn Đường (Chánh Điện)của thời kỳ Thiên Bình và Lễ đường thuộc thời đại Liêm Thương hài hòa với nhauthành một thể. Tượng Đức Bổn Tôn Nguyên Sách Quan Âm (bằng sơn khô), tượng NhậtQuang, Nguyệt Quang (tượng đắp) và Tứ Thiên Vương, đều là những tượng được tạovào thời Thiên Bình. Ngoài ra còn nhiều tượng Phật khác nữa.

Phiá sau nhà bếp có thờ tượng Bí Phật chấpkim cương thần. Ở khoảng giữa nhị nguyệt đường và Phật điện là Khai Sơn đường(Lương Biện Đường), lầu chuông, Tam Muội Đường (Tứ Nguyệt Đường) v.v… đều lànhững kiến trúc nổi tiếng của thời đại Liêm Thương.

Viện giới đàn ở phía Tây điện Đại Phật làmột trong ba giới đàn. Tượng Tứ Thiên Vương (tượng đắp) là tác phẩm tiêu biểucho nghệ thuật điêu khắc của thời đại Thiên Bình. Bát Cước môn ở góc Tây Bắccủa Chuyển Hại Môn là kiến trúc ở thời Thiên Bình. Viện Chính Thương ở phía Bắccũng nằm trong phạm vi của chùa Đông Đại.

Về phương diện chạm trổ thì có 8 lá phướnhình vị Tăng, tượng Phật Thích Ca Đản Sanh bằng đồng; về chân dung thì có tranhcủa Lương Biện và Thừa Tuấn.

Ngoài ra, Thư Viện chùa Đông Đại còn cấtgiữ nhiều thứ nhạc cụ, Câu Xa Mạn Đồ La, 55 cuộn tranh về kinh Hoa Nghiêm, ĐôngĐại tự yếu lục 10, văn thư xưa, kinh chép tay thời cổ, v.v…”. (Trích Phật QuangĐại Từ Điển trang 1818 - 1819).

Cứ theo lịch sử chùa Đông Đại ở Nara nhưtrên thì năm Thái Bình Thiên Bảo thứ 4 (752) là năm khánh thành chùa nầy. Đặcbiệt trong lễ khánh thành nầy nhà Vua cũng như Triều đình đã thỉnh Ngài Bồ ĐềTiên Na (704-760) đến Nara để làm lễ khai nhãn cúng dường. Như vậy cho ta thấyrằng Vua Chúa và chư Tăng Nhật Bản lúc bấy giờ rất trọng vọng vị nầy. Vì Ngàilà người Ấn Độ, đã đến Lâm Ấp (Việt Nam) và cùng với đệ tử là Ngài Phật Triết(người Việt) cùng đến Trung Quốc và sau đó đến Nhật Bản. Trong lễ khánh thànhnầy có tấu những vũ nhạc như Truyền Bồ Tát Vũ, Bạt Đầu Vũ, Lâm Ấp Vũ v.v… nhữngđiệu múa nầy có liên quan đến Phật Giáo Lâm Ấp (Việt Nam) thuở ấy và hiện naymỗi năm chùa Đông Đại nhân lễ Vu Lan vẫn còn cho múa những điệu múa xưa đượctruyền qua từ Lâm Ấp và trong lịch sử chùa Đông Đại bên trên cũng cho ta thấyrằng hiện nay (2011) Chùa vẫn còn gìn giữ những thứ nhạc cụ cổ xưa. Vì lẽ đây làchùa của Vua quan xây dựng và những lễ lớn như lễ khánh thành năm 752, chắcchắn phải có những Hoàng Hậu, Hoàng Phi, Công Chúa, Thái Tử đi cùng. Ngoài việcdự lễ Khai Quang ra, những vị nầy còn được xem những vị Tăng từ xa mang đếnNhật Bản những điệu vũ lạ mắt nữa và các Ngài đã tập cho người Nhật múa, để chonhững người tham dự thưởng lãm.

Sau đây chúng ta tìm hiểu thêm về Ngài BồĐề Tiên Na và Ngài Phật Triết cũng như vị trí nước Lâm Ấp ngày xưa cũng như sựđóng góp của Phật Giáo Lâm Ấp (Việt Nam) cho Phật Giáo Nhật Bản từ thế kỷ thứ 8đến nay, trải qua hơn 1.300 năm như thế. Để từ đó chúng ta có một cái nhìn cótính cách liên tục về lịch sử Phật Giáo Việt Nam sau nầy.

“Ngài Bồ Đề Tiên Na tên tiếng Phạn làBodhisena. Dịch ý là Giác Quân. Ngài là người Nam Thiên Trúc, dòng Bà La Môn,họ Bà La Trì, tinh thần sáng suốt, tính tình điềm đạm. Do lòng ngưỡng mộ sựlinh ứng của Bồ Tát Văn Thù ở núi Ngũ Đài mà đến Trung Quốc.

Năm Khai Nguyên 23 (735, có thuyết nói nămKhai Nguyên 18) Bồ Đề Tiên Na lại cùng với các Ngài Đạo Truyền và Phật Triếtngười nước Lâm Ấp vượt biển Đông sang Nhật Bản. Năm Thiên Bình Thắng Bảo thứ 3(751, có thuyết nói năm thứ 2), Ngài nhậm chức Tăng Chính. Tháng tư năm ThăngBình Thắng Bảo thứ 4 (752), tượng Đại Phật của chùa Đông Đại được hoàn thành,Ngài được các Sư Hành Cơ v.v… suy cử làm Đạo Sư trong lễ “Khai Nhãn cúng dường”(tức lễ Yểm tâm điểm nhãn).

Năm Thiên Bình Bảo Tự thứ 4, Ngài dặn dòcác đệ tử rồi thị tịch trong tiếng niệm Phật, thọ 57 tuổi (760). Người đời gọiNgài là Bà La Môn Tăng Chánh, Bồ Đề Tăng Chánh; hoặc gọi tắt là Bồ Đề”. (TríchPhật Quang Đại Từ Điển trang 666).

(Xem Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký; ĐườngĐại Hòa Thượng đông chinh truyện; Đông Đại tự yếu lục quyển 1, quyển 2, quyển6; Nhật Bản Cao Tăng truyện yếu văn sao quyển 1).

Ở đây có nhiều vấn đề cần đặt ra. Ví dụnhư nhân duyên nào mà Ngài Bồ Đề Tiên Na cùng với Ngài Đạo Tuyền và Ngài PhậtTriết người Lâm Ấp (Việt Nam) đến Ấn Độ rồi Trung Quốc và qua Nhật Bản? Họ đếnViệt Nam chăng? hay chỉ đi Trung Quốc và vị Sư Phật Triệt người Lâm Ấp ấy đóngvai trò gì trong lễ khánh thành chùa Đông Đại cũng như đối với văn học PhậtGiáo Nhật Bản thuở bấy giờ? v.v…

“Theo Phật Quang Đại Từ Điển (trang 4293)cho biết thì Ngài Phật Triết hay Phật Triệt là danh Tăng người Lâm Ấp (ViệtNam) sống vào khoảng thế kỷ thứ 8.

Sư sang Thiên Trúc (Ấn Độ), thờ Ngài Bồ ĐềTiên Na làm Thầy, thông suốt mật chú. Sau, Sư theo Ngài Bồ Đề Tiên Na đến TrungQuốc. Năm Khai Nguyên 24 (736), hai Thầy trò cùng đến Nhật Bản, trọ ở chùa ĐạiAn, dạy tiếng Phạn, rất được triều đình và dân chúng kính trọng.

Năm Thiên Bình Thắng Bảo thứ 4 (752) chùaĐông Đại cử hành nghi thức Khai Nhãn cúng dường Đại Phật, Sư tấu vũ nhạc,truyền Bồ Tát vũ, Bạt Đầu vũ, Lâm Ấp vũ…

Sư có tác phẩm: Tất Đàm Chương 1 quyển”.

Xem ra như vậy hai Thầy trò Ngài Bồ ĐềTiên Na và Ngài Phật Triệt đã có nhân duyên tại Ấn Độ. Vào năm nào thì sử khôngcho biết rõ; nhưng căn cứ theo năm sinh và năm tịch của Ngài Bồ Đề Tiên Nachúng ta có thể chia ra các giai đoạn như sau:

Giai đoạn một - từ năm 704-724 - Ngài Bồ Đề Tiên Na xuất gia và thọ giới TỳKheo tại Ấn Độ.

Giai đoạn hai - từ năm 724-728 Thầy trògặp nhau tại Ấn Độ, nhận nghĩa Thầy trò.

Giai đoạn ba - từ năm 728-730 hai Thầy tròđi bộ hoặc đi đường biển từ Ấn Độ về Lâm Ấp (Việt Nam).

Giai đoạn bốn - từ năm 730-735 đến và ởlại Ngũ Đài Sơn tại Trung Quốc để đảnh lễ Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Giai đoạn năm - từ 735-752 lưu trú tạiNhật Bản để dạy tiếng Phạn và các điệu vũ Phật Giáo cũng như nhận chức TăngChánh từ Tông Hoa Nghiêm chùa Đông Đại và năm 752 chính thức làm Đạo Sư khainhãn cúng dường Đại Phật tại đây.

Giai đoạn sáu - từ năm 752-760 giai đoạncuối đời của Ngài Bồ Đề Tiên Na tại Nhật Bản.

Trên đây là cách chia theo lối nhìn củachúng tôi dựa theo lịch sử, chưa hẳn đã là đúng hoàn toàn. Tuy nhiên chúng tôimuốn dựa vào đây để làm rõ những sự kiện dã sử về Ngài Phật Triệt và tạo ra mộtsử thật, dựa theo năm tháng của Ngài Bồ Đề Tiên Na để điểm qua những điều quantrọng mà ngoài Ngài Bồ Đề Tiên Na đã đóng góp cho Phật Giáo Nhật Bản ra thìNgài Phật Triết cũng đã đóng góp nhiều vấn đề không kém phần quan trọng choPhật Giáo tại xứ nầy.

Cứ theo sử truyện bên trên thì Ngài PhậtTriết đến Ấn Độ và thờ Ngài Bồ Đề Tiên Na làm Thầy. Dĩ nhiên là phải nhỏ tuổihơn Ngài Bồ Đề Tiên Na và trai trẻ mới có đủ sức khỏe ra khơi từ Lâm Ấp để điđến Ấn Độ. Trong sử không chép rõ Ngài Phật Triết sinh năm nào vào thế kỷ thứ 8tại Lâm Ấp; nhưng có thể cho rằng Ngài Phật Triết nhỏ hơn Ngài Bồ Đề Tiên Na từ5 đến 10 tuổi thì Ngài sinh độ năm 709-714 tại Lâm Ấp. Từ 15 đến 20 tuổi mớisang Ấn Độ. Lúc ấy Ngài Bồ Đề Tiên Na đã ở vào giai đoạn 2; tức giữa năm724-728. Thời gian 4 đến 5 năm nầy để kết nghĩa Thầy trò tu học và dĩ nhiên họnói chuyện với nhau bằng tiếng Phạn chứ không thể là một ngôn ngữ nào khác. Sauđó hai Thầy trò cùng xuống thuyền và chắc chắn phải ghé Lâm Ấp, quê hương củaNgài Phật Triết để nghỉ ngơi cũng như học hỏi thêm những điệu múa tại đây; sauđó giai đoạn bốn (730-735) đến và ở lại Trung Quốc để đảnh lễ Ngài Văn Thù. Từnăm 735 đến 752 là 17 năm họ cư trú tại Nhật Bản, dạy tiếng Phạn cho chư Tăngvà dĩ nhiên các Ngài phải học tiếng Nhật để đàm thoại nữa.

Năm 752 là năm khánh thành chùa Đông Đạivà Ngài Bồ Đề Tiên Na ở cương vị Tăng Chánh thì Ngài Phật Triết không nhấtthiết chỉ là một đệ tử theo hầu. Vì lúc đó Ngài đã trưởng thành và còn dạytiếng Phạn cho chư Tăng cũng như Phật Tử nữa. Đến năm 760 thì Ngài Bồ Đề TiênNa viên tịch tại Nhật, hưởng dương 57 tuổi. Trong khi đó thì không biết NgàiPhật Triệt còn ở lại Nhật bao lâu và viên tịch ở đâu. Do vậy chúng ta có thểtiên đoán rằng Ngài Phật Triệt còn ở lại Nhật Bản một thời gian dài sau đó đểdạy tiếng Phạn và dạy những vũ điệu của Lâm Ấp cho người Nhật. Như vậy Sư cóthể sinh vào giữa năm 609-614 và tịch vào khoảng 70. Nghĩa là năm 679 hoặc 684chăng? Đây chỉ là giả thuyết do Tác giả tạo nên, để cho phù hợp với niên đạicủa Ngài Bồ Đề Tiên Na. Mong rằng về sau nầy sẽ có những sử liệu để soi sángthêm.

Sau đây tìm hiểu một ít chứng cứ sử liệuvề nước Lâm Ấp thời xa xưa đã có mặt trên bản đồ của thế giới; nhưng ngày naythì không còn nữa.

“Lâm Ấp quốc là tên một nước xưa nằm ởđông bộ bán đảo Trung Nam, nay là vùng Trung và Nam bộ Việt Nam.

Vùng đất nầy vốn là căn cứ địa của dân tộcChàm. Nhà Tây Hán đặt huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam, gọi là Tượng Lâm Ấp, gọitắt là Lâm Ấp. Vào những năm cuối đời Đông Hán, có người tên là Khu Liêu, giếtquan huyện, tự xưng là Lâm Ấp quốc vương. Từ đời nhà Tấn về sau, Lâm Ấp thườngtriều cống Trung Quốc. Khoảng năm Đại Nghiệp đời Tùy (605-616), tướng nhà Tùy làLưu Phương đánh chiếm nước nầy đặt làm quận Lâm Ấp. Khoảng năm Chí Đức(756-757) đời Đường, đổi tên là Hoàn Vương, đóng đô ở Chiêm Thành (Cham thanh).Vì thế Lâm Ấp còn được gọi là Chiêm Ba (Champa); Chiêm Bà, Ma Ha Chiêm Ba,Chiêm bất lao (Champrura). Vào năm Thuần Hóa thứ 2 (791) đời Bắc Tống, vị SaMôn nước nầy tên là Tịnh Giới đến Trung Quốc dâng ngọc như ý, chuông đồng vàhương Long não.

Ngoài ra, cứ theo văn bia Nhật Bản, Nam Thiên Trúc Bà La Môn TăngChánh và Đại An tự Bồ Đề truyền lai ký trong Đông Đại tự (Todaiji) yếu lụcquyển 2 ghi chép, thì vào năm Khai Nguyên thứ 18 (730) đời Đường Sa Môn nướcLâm Ấp tên là Phật Triết (Phật Triệt) cùng đi với Ngài Bồ Đề Tiên Na đến NhậtBản, truyền vào vũ điệu Bồ Tát, Bạt Đầu, Nhạc Lâm Ấp, v.v… Đến đời Minh, ChiêmThành bị Việt Nam thôn tính. Vào năm Quang Tự 12 (1886) thì trở thành thuộc địacủa nước Pháp.

Phật Giáo được truyền vào Chiêm Thành thờinào không được rõ. Nhưng theo Tùy thư Nam man liệt truyện thứ 47, thì phần đôngnhân dân nước nầy tin theo Phật Giáo, văn tự giống như văn tự Thiên Trúc (ẤnĐộ). Còn cựu Đường thư Nam man liệt truyện quyển thứ 147 cũng cho biết, nhândân đặc biệt tin Phật Pháp và rất nhiều người xuất gia. Như vậy ta có thể suyđoán trước thời Tùy, Phật Giáo đã được truyền vào Chiêm Thành rồi.

Ngoài ra, cứ theo Nam Hải ký quy nội Pháptruyện quyển 1, thì tại Chiêm Thành Phật Giáo Tiểu Thừa, đặc biệt là Kinh LượngBộ, rất thịnh hành”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 2731-2732).

(Xem Đại Đường Tây Vức ký quyển 10; ĐạiĐường cầu pháp Cao Tăng truyện quyển hạ; Phật Tổ thống ký quyển 42; Lương thưChư dị biệt truyện thứ 48).

Căn cứ vào những sử liệu có thật của TrungQuốc và Nhật Bản bên trên thì có hai Thầy trò người Thiên Trúc tên là Bồ ĐềTiên Na và người Lâm Ấp (Việt Nam) tên là Phật Triết đã xuất hiện vào thế kỷthứ 8. Tuy niên đại đến Trung Quốc và Nhật Bản có sai khác đôi chút; nhưng vàonăm 752 tại chùa Todaiji ở Nara vẫn là một sự kiện lịch sử có thật và hai Thầytrò của Ngài đã đóng góp một vai trò chủ chốt trong lễ Khai Nhãn cúng dườngtượng Đại Phật tại đó.

Theo sử thì người Trung Quốc gọi những dântộc Nam Phương như: Việt Nam, Chiêm Thành, Thái Lan là Nam man; nghĩa là giốngdân man di mọi rợ đến từ phía Nam. Còn các nước như Tây Vức, Mông Cổ v.v… làTây Hồ; tức là những dân tộc kém văn hóa ở phía Tây. Nếu là Nam man mà làm đượcTăng Chánh, chức nầy gần như là Quốc Sư của Triều đình Nhật Bản lúc bây giờ,quả thật nước Ấn Độ và Lâm Ấp cũng đáng nở mặt nở mày đấy chứ.

Từ thế kỷ thứ 15 trở đi, cả dãy đất miềnNam từ Quảng Nam trở xuống đều bị dân tộc Việt Nam chiếm cứ; cho nên ChiêmThành, Phù Nam, Lục Chân Lạp v.v… đã trở thành quê hương của người Việt. Do vậyngười Việt Nam cũng có thể nói rằng Ngài Phật Triết cũng là người Việt Nam,người có công rất lớn trong thời gian đầu mang những lễ nhạc, các điệu vũ vàtiếng Phạn đến dạy cho dân chúng cũng như chư Tăng tại đây. Điều quan trọng làmãi cho đến thế kỷ thứ 21, chùa Todai vẫn còn tại Nara và những bài múa nhân lễVu Lan từ Lâm Ấp truyền đến Nhật vào thế kỷ thứ 8 vẫn còn biểu diễn trong nhữngngày lễ trọng đại của Phật Giáo Nhật.

Ba, bốn quốc gia có mặt trên bản đồ thếgiới từ những thế kỷ đầu dương lịch. Thế mà đến thế kỷ thứ 15 trở đi, không cònsót lại một chút dấu vết nào trên bản đồ thế giới, quả là một việc thương tâm;nhưng cái mất, cái được lâu nay vẫn là chuyện thường tình trên thế gian nầy.Chỉ mong rằng những người cầm quyền và con cháu của các dân tộc nầy nếu còn tồntại đâu đó cũng nên lấy một ngày nhất định để tưởng niệm về Tổ Tiên dòng giốngcủa họ. Đây là điều nên làm dầu cho chính thể hay triều đại nào cũng nên nghĩtới.

Ngày nay những thế hệ trẻ sinh ra sau nầykhi nói đến nước Lâm Ấp, Chàm, Phù Nam, Lục Chân Lạp v.v… họ không biết lànhững nước nào, và nằm ở đâu. Nhưng ngày nay nhờ các chứng cứ sử liệu của đờitrước để lại, chúng ta đã rõ ràng như ban ngày và từ đó mỗi người trong chúngta tự phải có bổn phận đối với quê hương đất nước của mình.

Ngài Giám Chân Hòa Thượng (687-763) ngườiTrung Quốc cũng đã mang Luật Tông truyền vào Nhật Bản vào năm 753 và tiếp đó cónhiều chư Tăng từ Nhật Bản sang Trung Quốc du học và sau khi thành tựu nhữngpháp tu, các Ngài về lại Nhật Bản mở các đạo tràng để cho dân chúng và Tăng Nitu học.

A.- Ngài Nguyên Tín(Genshin) và Tư Tưởng Tịnh Độ

“Ngài sinh năm 942 và viên tịch năm 1017.Là Cao Tăng Nhật Bản thuộc tông Thiên Thai, Tổ của dòng Huệ Tâm, thường gọi làHuệ Tâm Tăng Đô, người Đại Hòa (huyện Đại Lương).

Sư lên núi Tỷ Duệ thờ Ngài Lương Nguyênlàm Thầy, học rộng nhớ dai, được nhiều người kính phục. Về sau, Sư sáng lập radòng Huệ Tâm rất có thế lực.

Tác phẩm của Sư có đến hơn 70 bộ 150quyển, trong đó, nổi tiếng hơn cả là Nhất Thừa yếu quyết, Vãng Sanh yếu tập,Quán Tâm Lược yếu tập… đều được thu vào Huệ Tâm Tăng Đô toàn tập.

Ngoài ra, trong những sách về mỹ thuậtTịnh Độ giáo, tương truyền có rất nhiều tác phẩm của Sư; nhưng không có chứngcứ để khảo sát.

Sư thị tịch vào niên hiệu Khoan Nhân nămđầu (1017) hưởng thọ 76 tuổi. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang 3534).

(Xem Thủ Lăng Nghiêm viện Nguyên Tín TăngĐô truyện; Huệ Tâm Tăng Đô hành trạng ký; Đại Nhật Bản quốc Pháp Hoa kinhnghiệm ký quyển hạ).

Ngài Nguyên Tín được Tịnh Độ Chơn TôngNhật Bản tôn xưng là Đệ nhất Tổ. Tuy rằng thời gian kế tiếp cả hơn 200 năm saumới có Đệ nhị Tổ là Ngài Pháp Nhiên mới ra đời. Phật Giáo đồ Tông Tịnh Độ củaNhật họ hãnh diện là Tịnh Độ Tông của họ có sự truyền thừa mạch lạc như sau:

- Đệ Nhất Tổ (Ngài Long Thọ người Ấn Độ)

- Đệ Nhị Tổ (Ngài Thế Thân người Ấn Độ)

- Đệ Tam Tổ (Ngài Đàm Loan người TrungQuốc)

- Đệ Tứ Tổ (Ngài Đạo Xước người TrungQuốc)

- Đệ Ngũ Tổ (Ngài Thiện Đạo người TrungQuốc)

- Đệ Lục Tổ và cũng là Sơ Tổ của Tịnh ĐộTông Nhật Bản (Ngài Nguyên Tín người Nhật)

- Đệ Thất Tổ và cũng là Đệ Nhị Tổ của TịnhĐộ Tông Nhật Bản (Ngài Pháp Nhiên người Nhật)

- Đệ Bát Tổ và cũng là Sơ Tổ của Tịnh ĐộChơn Tông Nhật Bản (Ngài Thân Loan người Nhật).

Nhưng theo Tiểu Sử của Ngài Nguyên Tín ởtrên, chúng ta thấy Ngài tu theo phái Thiên Thai ở núi Tỷ Duệ. Vậy phái ThiênThai là phái gì và tư tưởng của Ngài Nguyên Tín có ảnh hưởng gì với Tịnh Độ?

“Tông Thiên Thai Nhật Bản thì tôn TruyềnGiáo Đại Sư Tối Trừng làm Sơ Tổ. Sư từng đến Trung Quốc vào đời Đường thụ phápnơi các vị đệ tử Ngài Trạm Nhiên như Đạo Thúy, Hành Mãn… Sau khi trở về NhậtBản, Sư khai sáng yếu chỉ nhất trí giữa 4 Tông: Viên Giáo, Thiền, Viên Giới vàMật Giáo ở núi Tỷ Duệ, khác với Tông Thiên Thai của Trung Quốc. Rồi đệ tử củaNgài Tối Trừng là Sư Viên Nhân là đệ tử của Ngài Nghĩa Chân là Sư Viên Trâncũng lần lượt đến Trung Quốc vào đời Đường thờ các Ngài Tông Dĩnh, Lương Tư làmThầy, học giáo pháp Thiên Thai, lại còn thụ học các pháp bí yếu của 3 bộ Kim,Thai, Đại Pháp Tô Tất Địa và các kinh quảng tân dịch, làm cho giáo học Mật GiáoThiên Thai được phát triển phổ biến. Đến thời Ngài An Nhiên thì tông Thiên Thaicủa Nhật Bản đã được Mật Giáo hóa một cách cực đoan.

Thiên Thai thống trị một tông; nhưng đếncác Ngài Viên Nhân, Viên Trân trở đi thì pháp hệ tách ra làm hai. Đồ chúng củaNgài Viên Trân đi ra khỏi núi Tỷ Duệ, trụ ở chùa Viên Thành (Chùa Tam Tỉnh) gọiTự Môn; núi Tỷ Duệ thì gọi là Sơn Môn. Sơn Môn đến thời Ngài Lương Nguyên, giáohọc lấy Viên Giáo sẵn có làm tông chỉ, các đệ tử ưu tú xuất hiện rất đông vàthế lực tông nầy nổi lên khá mạnh. Đệ tử Ngài Lương Nguyên là Nguyên Tín thì cổxúy tư tưởng Tịnh Độ, lập ra dòng Huệ Tâm; một vị đệ tử khác là Giác Vận thìlập dòng Đàn Na; gọi chung là “Huệ Đàn Nhị Lưu” (Hai dòng Huệ Đàn). Cộng chung,hệ thống Thai Mật (Mật Giáo thuộc Tông Thiên Thai) đến đời sau,có tất cả 13dòng phái thuộc Tông Thiên Thai. Đến cuối thời kỳ Bình An về sau thì các dòngphái thuộc Tông Thiên Thai nói trên dần dần xem trọng khẩu truyền, do đó sinhra chủ trương “khẩu truyền pháp môn”. Trái lại, phương tiện giáo học thì dầndần suy vi. Ngoài ra, sự vùng dậy của tăng binh, sự tranh cướp của chính quyền,cộng với việc đốt phá của Chức Điền Tín Trường… đều đã góp phần đưa núi Tỷ Duệđến thời sụp đổ. Cho mãi đến thời đại Giang Hộ, núi Đông Duệ, núi Nhật Quanglần lượt được khai sáng mới phục hồi được sự hưng thịnh như xưa. Lại nhờ MạcPhủ đương thời khuyến khích việc học vấn nên giáo học cũng dần dần phục hưng.Hiện nay có các Tông Phái như: Tông Thiên Thai (chùa Diên Lịch, núi Tỷ Duệ);Tông Thiên Thai Tự Môn (chùa Viên Thành); Tông Thiên Thai Chân Thịnh (chùa TâyGiáo) …

Giáo nghĩa của Tông Thiên Thai có thể lượcchia ra các khoa: Tam Đế viên dung, Nhất niệm tam thiên, Nhất tâm tam quán, LụcTức… Tông nầy lại dùng 5 thời 8 giáo để phán thích Thánh giáo một đời của ĐứcPhật.

Từ đời Dân Quốc (1912) về sau, Thiên Thaihọc được phục hưng nhờ sự nỗ lực của Đại Sư Đế Nhàn (1858-1932), Ngài sáng lậpQuán Tông Nghiên Cứu Xã, chuyên môn giáo dục người học Thiên Thai, nhân tàixuất hiện rất nhiều, như các vị Tôn Túc: Nhân Sơn, Thường Tỉnh, Bảo Tỉnh, TỉnhTu, Đàm Hư, Thiên Định, Khả Đoan…”. (Trích Phật Quang Đại Từ Điển trang5764-5765).

(Xem Phật Tổ Thống Ký quyển 5-22; ThiênThai Cửu Tổ truyện; Thiên Thai Sơn Phương ngoại chí; Bát Tông cương yếu quyểnhạ; Yếu Giáo chưng thông lộ ký quyển 12). Xem thêm: Sơn gia Sơn ngoại; Ngũ thờiBát giáo; Thai Mật; Tam Đế; Nhất Niệm; Tam Thiên; Nhất Tâm Tam Quán; Lục Tức).

Sở dĩ phải trích lại đoạn trên có liên hệvới Tông Thiên Thai, vì lẽ ngay từ ban đầu núi Tỷ Duệ vẫn là nơi phát xuất 4tông phái chính gồm: Viên Giáo, Thiền, Viên Giới và Mật Giáo. Từ Viên Giáo,Ngài Lương Nguyên phát triển mạnh. Đệ tử Ngài Lương Nguyên là Ngài Nguyên Tínlại cổ xúy Tịnh Độ riêng biệt và từ đây trở thành tư tưởng chính của NgàiNguyên Tín. Vì thế Tịnh Độ Tông Nhật Bản suy tôn Ngài là Đệ Nhất Tổ.

Ngài Nguyên Tín có bộ “Vãng Sanh yếu tập”làm tông chỉ cho sự tu hành; nên đây cũng có thể nói là tư tưởng về Tịnh Độchính yếu thuở ban sơ ấy.

“Vãng Sanh yếu tập là một tác phẩm gồm 3quyển; hoặc mỗi quyển chia phần đầu, phần cuối, cộng chung là 6 quyển, do NgàiNguyên Tín, vị Tăng Nhật Bản soạn (984-985), được thu vào Đại Chánh Tạng tập84.

Sách nầy được biên soạn theo thể tài vấnđáp, gom chép ý nghĩa vãng sanh trong hơn 160 bộ kinh điển, được chia ra làm 10môn:

- Chán lìa cõi uế

- Thích cầu Tịnh Độ

- Chứng cứ Cực Lạc

- Niệm Phật chính tu

- Phương pháp trợ niệm

- Biệt thời niệm Phật

- Sự lợi ích của sự niệm Phật

- Chứng cứ của việc niệm Phật

- Các nghiệp vãng sanh và chọn lựa hỏiđáp.

Nhờ thấy lẽ vô thường của cuộc đời trướcmắt mà phát nguyện sanh về Tịnh Độ; nếu muốn vãng sanh Cực Lạc thì phải xem việcniệm Phật là quan trọng nhất. Về việc niệm Phật thì lập ra 2 phương thức làQuán niệm và Xưng niệm. Ngài Nguyên Trí cho rằng: Quán niệm thù thắng hơn; cònXưng niệm thì mọi người đều có thể thực hành được. (Trích Phật Quang Đại TừĐiển trang 7059-7060).

Tư tưởng tín, nguyện, hạnh của pháp môn tutheo Tịnh Độ là một chủ trương chung, chứ không riêng biệt của một vị Sư nào.Ngay như Trung Hoa, Nhật Bản hay Ấn Độ cũng không được đặc biệt nhắc đến; nhưngkhi Tông nầy được truyền sang Việt Nam; đây là một tiêu đề mà các vị giảng sưPhật học hay đề cập đến. Dĩ nhiên là nó không đi ra ngoài tôn chỉ của Tịnh Độ;nhưng nó không được một vị Tổ Sư nào chủ xướng cả.

Riêng Ngài Nguyên Tín tụng Vãng Sanh yếutập đã làm sáng tỏ 10 vấn đề khi thực hành theo phép tu nầy và Ngài còn chorằng pháp quán niệm nghĩa là vừa niệm Phật vừa quán tưởng thù thắng hơn. Quántưởng ở đây có thể theo 16 phép quán trong kinh Quán Vô Lượng Thọ; hoặc giảquán cảnh giới Tịnh Độ theo kinh A Di Đà. Hành giả nào quán niệm được như vậymới thù thắng. Còn xưng danh hiệu Phật và niệm lên thành tiếng thì ai cũng cóthể thực hành được. Bất kể trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi gì con người tu theoTịnh Độ cũng có thể hành trì một cách dễ dàng.

Ngài Nguyên Tín gom chép và biên soạnquyển “Vãng Sanh Yếu Tập” nầy trong hơn 160 bộ kinh có liên quan về vấn đề TịnhĐộ thì phải nói rằng: Đây là một công trình nghiên cứu đồ sộ nhất, qua sự thểnghiệm bản thân của chính Ngài.

Đầu tiên là “chán lìa cõi ô uế”. Vì saovậy? Vì đối lại với Tịnh Độ là cõi dơ uế. Cõi ấy chính là cõi 5 trược ác thếnầy. Nơi đây kẻ thân, người thù; kẻ giàu, người nghèo; kẻ trí, người ngu; kẻác, người hiền thường hay sống chung đụng với nhau trong một nhà, một xã hội,một quốc gia v.v… nên đã xảy ra không biết bao nhiêu là oan gia trái chủ. Dovậy phải có tâm chán ngán và phát tâm lìa khỏi thế giới nầy sau khi mạng chungđể sanh về thế giới Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Nơi ấy sẽ không còn ân, khôngcòn oán, không còn sầu, không còn già, không còn chết nữa, thì làm gì có luânhồi sanh tử, để con người phải khổ đau tục lụy?

Điều thứ hai là ưa cầu sanh về Tịnh Độ.Khi đã có mục đích rõ ràng, thì hành giả cứ thế mà nhắm hướng lên đường. Conđường giải thoát sanh tử ấy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chỉ dẫn rõ ràng và ĐứcPhật A Di Đà đang đứng chờ đợi chúng ta nơi ngưỡng cửa Tây Phương Cực Lạc ấy.Nếu ai vui ưa thì có thể xuống thuyền Bát Nhã để vượt sông mê và nương vào ánhsáng Vô Lượng Quang ấy để lần về giải thoát.

Điều thứ ba là chứng cứ Cực Lạc. Cõi nầytự mắt phàm của chúng ta chẳng thấy được; nhưng qua lời dạy của Đức Phật ThíchCa Mâu Ni qua kinh A Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ màchúng ta tin rằng có một thế giới như vậy. Việc nầy do Đức Phật Thích Ca nóira. Chúng ta tin tưởng tuyệt đối nơi Ngài, vì Ngài chẳng bao giờ nói lời hư dốivới chúng sanh.

Điều thứ tư là niệm Phật chính tu. Ai tutheo pháp môn nầy thì việc niệm Phật là việc chính của sự tu hành. Có thể niệmthành tiếng; cũng có thể niệm thầm; lại cũng có thể niệm trong vô niệm; hayngồi trước tượng Phật để quán tưởng rồi niệm. Ngày xưa chưa phát minh ra trànghạt thì niệm bằng cách bỏ hạt đậu vào trong hũ hay lấy hạt đậu từ hũ ra và căncứ vào đó để đếm số. Ngày nay cả máy điện tử cũng có thể dùng cho việc nầy. Vìtrong hiện tại có nhiếu cách tính đếm rất là tiện lợi.

Điều thứ năm là phương pháp trợ niệm. Mộtngười sắp lâm chung, phải để thi thể họ chỗ thông thoáng, đầu xoay về hướngBắc; mặt xoay về hướng Tây. Bên trên đầu của họ nên để một hình hay tượng Phật.Những người trợ niệm nên niệm lớn cho người sắp lâm chung nghe được để khiếncho người ấy chỉ tập trung nơi câu Phật hiệu A Di Đà, chờ Phật đến tiếp dẫn vềTây Phương; không còn việc gì khác phải bận tâm nữa. Trước giờ phút lâm chung,trong khi trợ niệm chư Tăng, Ni hay người thân cũng chỉ nên nói những điều vui,những việc tốt của người sắp mất, để thần thức của họ thấy cao hơn khi lìa thểxác; không nên nói cái gì vấn vương, buồn tẻ hay khổ đau cho họ nghe, hoặc giảcũng đừng nên chọc họ giận tức qua những người họ không ưa mà đến trợ niệm, cóthể khiến cho họ dễ đi vào cõi thấp hơn. Điều ấy với những người trợ niệm cầnnên lưu ý.

Điều thứ sáu là biệt thời niệm Phật. Nghĩalà niệm Phật trong một thời gian nhất định nào đó. Có thể là trong một ngàyniệm mấy lần hay trong một tuần lễ, 14 ngày, 21 ngày, 49 ngày v.v… Biệt thờiniệm Phật trở thành Thời Tông của Phật Giáo Nhật Bản sau nầy do Ngài Nhất Biếnchủ xướng. (1239-1289).

Điều thứ bảy là sự lợi ích của sự niệmPhật. Khi chúng ta niệm Phật thì miệng đọc câu Phật hiệu, tâm nhớ nghĩ đến ĐứcPhật A Di Đà hoặc cảnh giới Tây Phương Cực Lạc, tay lần tràng hạt v.v… Như vậythân, khẩu, ý đều thanh tịnh; khiến ta khó suy nghĩ hay thực hành những việcác. Niệm quen trở thành thuần thục. Đây là một phản xạ có điều kiện, khi câuPhật hiệu được nghe đến bên tai mình. Do vậy, niệm Phật là một điều lợi ích vôcùng, khi còn sống cũng như khi lìa trần.

Điều thứ tám là chứng cứ của việc niệmPhật. Gương niệm Phật của người xưa để lại quá nhiều. Từ Tăng, Ni cho đến tụcgia Phật Tử. Nhiều người đã vãng sanh nhờ niệm Phật. Đây là những chứng cứ đểngười đời sau theo đó mà tu hành. Vi dụ như người niệm Phật thường hay biếttrước giờ lâm chung; khi chết thân thể mềm mại, thơm tho. Có ánh sáng từ TâyPhương rọi đến; trong nhà có mùi thơm; người chết hơi ấm còn tồn tại nơi đỉnh đầuv.v… Đây là những bằng chứng là hành giả niệm Phật ấy có thể vãng sanh.

Điều thứ chín là đới nghiệp vãng sanh. CõiTây Phương Cực Lạc là cõi Phàm Thánh đồng cư Tịnh Độ; nên người đồ tể buôngdao, có thể thành Phật cũng là chuyện thường tình. Vì trong kinh Quán Vô LượngThọ cách quán thứ 16 về Hạ Phẩm Hạ Sanh có cho biết rõ về điều nầy. Nói tómlại, pháp môn niệm Phật; nếu ai tin ưa, bất kể là người hiền, kẻ ác đều đượctái sanh về cõi giới Cực Lạc.

Cuối cùng là việc chọn lựa hỏi đáp. Ngài Nguyên Tínkhuyên người Niệm Phật nếu có nghi ngờ điều gì thì nên tạo ra những nghi vấn vàđem điều nghi vấn nầy đến những bậc thông thái, lão luyện trả lời cho. Từ đókhông còn thắc mắc nữa, khiến cho con đường tu học, niệm Phật của hành giảkhông có gì có thể gây ra chướng ngại được.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2011(Xem: 4399)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
17/12/2011(Xem: 3966)
Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.
13/12/2011(Xem: 5041)
Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc. Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine); các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.
27/11/2011(Xem: 6140)
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
26/11/2011(Xem: 5179)
Ba la mật thứ tư: Tinh tấn Tsöndruthường được dịch là “tinh tấn.” Tuy nhiên, trong văn cảnh của Phật giáo, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó không chỉ hàm ý sử dụng nỗ lực và cần cù mà còn là cảm nhận sự thích thú và nhiệt tâm đối với các thiện hạnh.
23/10/2011(Xem: 10146)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
19/10/2011(Xem: 4752)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp.
13/10/2011(Xem: 4912)
Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo trốn lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân ’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và có lẽ xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘chuyên viên quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.
12/10/2011(Xem: 7203)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
04/10/2011(Xem: 4026)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]