Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử

17/07/201200:58(Xem: 12810)
01. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phật lịch sử
TƯ TƯỞNG TỊNH ĐỘ TÔNG

HT Thích Như Điển biên soạn

I. ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI là một Đức Phật lịch sử

Sửcó nghĩa là sự biên chép, ghi lại những việc đã xảy ra trong một thời đại. Đâygọi là lịch sử hay quốc sử. Lịch sử nghĩa là trải qua một thời gian có một nhânvật như thế ra đời và nếu là Vua thì vị đó trị vì trong khoảng thời gian nàođó; nên gọi là sử nhà Nguyên, sử nhà Minh v.v... Lịch sử đa phần là nhữngchuyện có thật và những việc xảy ra từng ngày, từng giờ, năm, tháng do các vịsử gia biên lại theo từng triều đại như thế.

Tuyvậy sử cũng có nhiều loại như: Huyền sử, giả sử, chánh sử, ngụy sử và lịch sử.

Huyềnsử là những bài viết thêu dệt về một thời cổ đại xa xưa, nhằm tôn vinh Ông bà,Tổ tiên của một dân tộc. Huyền nghĩa là đen. Điều ấy có nghĩa là việc ghi chépvẫn còn mù mờ, chưa rõ ràng; nhưng đời xưa không có chữ viết; nên người đời naymuốn viết lại sử đời xưa cũng phải dựa theo những mẩu chuyện thần thoại được kểđi kể lại nhiều lần và ở một lúc nào đó đã trở thành huyền sử.

Giảsử nghĩa là các sử gia biên chép lại những việc không có thật; chỉ là những câuchuyện cổ tích có tínhcáchhoang đường; nhưng dân tộc ấy có thể chấp nhận được và người ta nghe đi nghelại nhiều lần, cảm thấy quen thuộc; nên đôi khi giả sử cũng có thể biến thànhchánh sử hay lịch sử cũng là chuyện đã xảy ra trong lịch sử thế giới nhiều lần.

Chánhsử là những gì mà sử gia ghi lại những việc đúng đắn của một triều đại; có ngàytháng và dữ kiện v.v… nhưng chính sử nầy cũng chỉ có thể đúng với triều đại đó,chứ không hoàn toàn đúng với những triều đại trước hoặc sau đó. Nếu những sửgia đương thời, viết sai những gì chế độ quân chủ hay chế độ độc tài mong muốnthì sử gia ấy khó tồn tại. Do vậy, chánh sử cũng chỉ có tính cách thời gian,chứ không là miên viễn.

Riênglịch sử thì có thể đáng tin hơn là ngụy sử. Vì ngụy sử chỉ tô son trét phấn vàomỗi nhân vật huyền thoại để đánh bóng cho nhân vật đó, mà lịch sử đời sau thìkhông muốn ghi lại những nhân vật của ngụy sử nầy. Đã là ngụy thì không chân màchẳng lịch. Vì sự hiện hữu của nhân vật ấy và thời đại ấy so với sự kiện lịchsử của một dân tộc nó không phù hợp.

Nhưvậy Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một nhân vật lịch sử, chứ không là một huyềnthoại. Vì Ngài có cha là vua Tịnh Phạn, có mẹ là Hoàng hậu Ma Ya. Sinh ra 7ngày thì mẹ mất, được dì là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề nuôi nấng Ngài đến lúc trưởngthành. Ngài đã lập gia đình với Công chúa Da Du Đà La con vua Thiện Giác và hạsanh một người con, đặt tên là La Hầu La. Đến năm 19 tuổi (theo thuyết của ĐạiThừa) và năm 29 tuổi (theo thuyết của Tiểu Thừa) Ngài đã rời khỏi cung thành CaTỳ La Vệ, băng rừng vượt suối đi vào dãy núi Hy Mã Lạp Sơn để xuất gia học đạo.

Chođến năm nay (2011) tất cả các nước theo Phật Giáo trên thế giới và kể cả LiênHiệp Quốc cũng đều gọi là năm của Phật lịch 2555. Nghĩa là từ khi nhập Niết Bàncủa Đức Phật cho đến nay là 2.555 năm.Nếu tính năm sinh của Ngài thì phải cộngthêm 80 năm nữa. Nghĩa là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã đản sanh tại Ấn Độ cáchđây 2.635 năm (2.555 + 80 = 2.635 năm). Nếu trừ đi 2.011 năm thì Đức Phật ThíchCa Mâu Ni sinh ra trước Tây lịch là 624 năm; nghĩa là thế kỷ thứ 7 trước khilịch Tây phương thành hình. Thế nhưng những nhà sử học ngày nay vẫn còn nghivấn là Đức Phật sinh ra không phải ở thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch mà là thế kỷthứ 6 và có nhiều người còn cho rằng ngài sinh ra tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ 5trước Tây lịch.

Vìsao có những sự việc nầy? Vì lịch của Ấn Độ không rõ ràng bằng lịch âm dươngcủa Trung Hoa. Do vậy những sử gia về sau nầy có quyền nghi ngờ về những dữkiện lịch sử ấy. Tuy nhiêu dẫu cho niên đại sinh ra, xuất gia và sự thành đạocủa Đức Phật có chưa được thống nhất, thì Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vẫn là mộtĐức Phật lịch sử, không phải là một nhân vật tượng trưng hay một Đức Phật siêuviệt, không có lịch sử hiện hữu trong thế gian nầy như Đức Phật A Di Đà, ĐứcPhật Dược Sư v.v…

Trong49 năm thuyết pháp (theo Đại Thừa) hay 45 năm (theo Tiểu Thừa) kể từ sau khithành đạo, Đức Phật đã thuyết pháp giáo hóa khắp nơi tại Ấn Độ và sau nầy cácnhà nghiên cứu Đại Thừa chia ra làm 12 loại kinh điển mà Đức Phật đã thuyếtgiảng gồm những loại như sau:

Mộtlà Khế Kinh (tiếng Phạn là Sùtra; Hán dịch là Tu Đa La) cũng còn gọi là Trườnghàng. Tức là thể văn xuôi, trực tiếp ghi lại những lời giảng dạy của Đức Phật.

Hai là Ứng Tụng (tiếng Phạn là Geya; Hán dịchâm là Kỳ Dạ) cũng gọi là Trùng tụng. Tức là phần kệ tụng giải thích lại cho rõnhững giáo thuyết mà khế kinh đã nói ra.

Balà Ký biệt (tiếng Phạn là Vyàkarana; Hán dịch âm là Hòa già la na) cũng gọi làThọ Ký. Vốn là thể loại giải thích về giáo nghĩa, đời sau đặc biệt chỉ chonhững lời ấn chứng trước của Phật về các việc làm trong vị lai của các đệ tử.

Bốnlà Phúng tụng (tiếng Phạn là Gàtha; Hán dịch âm là Già Đà), cũng gọi là CôKhởi. Tức là thể loại tụng độc lập, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của Phật,chứ không lặp lại ý nghĩa trong phần văn Trường Hàng đã nói trước đó như vaitrò của Trùng Tụng.

Nămlà Tự thuyết (tiếng Phạn là Udanà; Hán dịch âm là Ưu Đà Na). Nghĩa là Đức Phật không đợi người khác thưa hỏi, mà Ngàitự khai thị chỉ bày.

Sáulà Nhân Duyên (tiếng Phạn là Nidàna; Hán dịch âm là Ni Đà Na). Ghi chép nhânduyên (nguyên do) thuyết pháp giáo hóa của Phật, như phẩm Tựa của các kinh.

Bảylà Thí Dụ (tiếng Phạn là Avadàna; Hán dịch âm là A Ba Đà Na). Dùng thí dụ đểnói pháp nghĩa.

Támlà Bản Sự (tiếng Phạn là Itivrttaka; Hán dịch âm là Y Đế Viết Đa Già). Thể loạighi chép về hành trạng của Phật và các đệ tử ở đời quá khứ, ngoài bản sinh đàm.Hoặc những kinh mở đầu bằng câu “Phật nói như vậy” cũng thuộc thể loại nầy.

Chínlà Bản Sanh (tiếng Phạn là Jàtaka; Hán dịch âm là Xà Đà Già). Thể loại ghi chéphạnh đại bi mà Đức Phật tu hành trong các đời quá khứ.

Mườilà Phương Quảng (tiếng Phạn là Vaipulya; Hán dịch âm là Tỳ Phật lược). Các kinhgiảng nói giáo nghĩa sâu xa rộng lớn.

Mườimột là Hy Pháp (tiếng Phạn là Adbhutadharma; Hán dịch âm là A Phù Đà Đạt Ma) cũnggọi là Vị Tằng Hữu Pháp. Tức thể loại hình ghi chép những việc hiếm có của Phậtvà các đệ tử.

Mườihai là Luận Nghị (tiếng Phạn là Upadesa; Hán dịch âm là Ưu Ba Đề Xá). Thể loạikinh ghi chép việc Đức Phật nghị luận về thể tính các pháp, phân biệt rõ ràng ýnghĩa.

Mườihai thể loại trên đây, Đại Thừa, Tiểu Thừa đều có. Nhưng có chỗ cho rằng PhươngQuảng là các kinh mà chỉ Đại Thừa mới có; lại có thuyết chủ trương ngoài kýbiệt, tự thuyết và Phương Quảng ra, 9 thể loại còn lại đều thuộc kinh TiểuThừa. Hoặc có thuyết cho rằng ngoài Nhân Duyên, Thí Dụ và Nghị Luận ra, 9 thểloại kia đều thuộc kinh Đại Thừa. Hoặc có thuyết cho rằng 9 thể loại trừ ThíDụ, Bản Sanh và Nghị Luận, là 9 bộ kinh; hoặc trừ Tự Thuyết, Thí Dụ và NghịLuận là 9 bộ kinh (Trích Phật Quang Đại Từ Điển của Hòa Thượng Thích Quảng Độdịch trang 5.506).

Kểtừ khi Đức Phật thuyết pháp cho đến năm 85 trước Tây lịch, Ba Tạng kinh LuậtLuận bằng tiếng Pali mới hình thành bằng chữ viết đã trả qua hơn 500 năm nhưthế bằng cách khẩu truyền qua 4 kỳ Đại Kết tập bởi các vị A La Hán. Dĩ nhiên làchúng ta có quyền tin tưởng trọn vẹn nơi chư vị Thánh Giả nầy; nhưng vấn đề tưtưởng và bộ phái đã phân chia rõ ràng sau thời kỳ kết tập thứ 2 dưới triều vuaA Dục (trước Tây lịch) tại thành Tỳ Xá Ly. Kỳ kết tập lần đầu tại động ThấtDiệp sau khi Đức Phật nhập diệt 100 ngày do Ngài Ca Diếp chủ tọa. Kỳ kết tậpnầy chỉ tuyên đọc lại kinh, luật và những gì Đức Phật đã dạy. Thời kỳ kết tậpthứ hai sau 100 năm tại thành Hoa Thị (Patna ngày nay) đã có sự phân biệt tronggiáo đoàn Tỳ Kheo về vấn đề giới luật và kỳ kết tập lần thứ 3 thì đã phân chiarõ tính cách bộ phái của Thượng Tọa Bộ và Đại chúng bộ. Đến kỳ kết tập lần thứ 4 trướcTây lịch gần 100 năm là thời kỳ phân chia tư tưởng Đại Thừa, Tiểu Thừa một cáchrõ ràng nhất.

Cácnhà nghiên cứu Phật Giáo bộ phái hay Nguyên Thủy và Tiểu Thừa thì cho rằng PhậtGiáo Đại Thừa đã đi quá xa tư tưởng Nguyên Thủy thời Đức Phật dạy.; nhưng cácvị Đại Luận Sư nổi tiếng của Tiểu Thừa như Ngài Vô Trước, Thế Thân, Mã Minh vàLong Thọ của Ấn Độ vẫn căn cứ vào tư tưởng và những lời dạy của Đức Phật trongcác kinh điển Tiểu Thừa để xiển dương Đại Thừa, như vậy cũng không thể gọi làsai. Vì lẽ tư tưởng cần phải phát triển và khế hợp với từng thời đại cũng nhưhoàn cảnh của đất nước mà Phật Giáo du nhập vào đó. Ví dụ như những nước phươngBắc Á Châu hay Âu Mỹ ngày nay thì thích hợp với tinh thần Đại Thừa duy tân, cởimở, sửa đổi nhiều hơn là tư tưởng của Tiểu Thừa. Trong khi đó các nước PhậtGiáo Nam Á Châu thì khế hợp với tinh thần Nam Tông hơn là Bắc Tông. Do vậychúng ta không thể nói là cái nào đúng, cái nào sai, mà ở đây chỉ nói về tinhthần khế hợp cũng như phát triển giáo lý ấy mà thôi.

Vậyở đây xin xác nhận lại một lần nữa là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là một Đức Phậtlịch sử chứ không phải là Đức Phật tượng trưng và giáo lý của Ngài đã thuyếtgiảng là giáo lý chơn thật, bao gồm cả Đại Thừa và Tiểu Thừa như 12 bộ kinhtiêu biểu bên trên đã trình bày.

Nhưvậy Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ thuộc về loại khônghỏi mà nói. Những kinh nầy chính do kim khẩu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nóira và chúng ta, qua trí tuệ cũng như sự chứng thật của Ngài, tin rằng lời Phậtkhông bao giờ hư dối, nên phát huy pháp môn Tịnh Độ cũng là cách để làm rõ nétvề lời dạy của Đức Phật qua một phương pháp tu trong nhiều pháp tu khác để đượcthoát ly sanh tử luân hồi.


A. Tư tưởng của Kinh A DI ĐÀ

Trong49 mùa an cư kiết hạ (theo Đại Thừa) và 45 mùa (theo Tiểu Thừa) thì Đức PhậtThích Ca Mâu Ni đã an cư tại nước Xá Vệ, nơi vườn cây của Trưởng Giả Cấp Cô Độcvà Thái Tử Kỳ Đà đã hơn 25 mùa như thế. Mỗi năm 3 tháng và Kinh A Di Đà ĐứcPhật đã nói tại đây cho Ngài Xá Lợi Phất nghe trực tiếp. Kinh nầy được gọi làKinh Tiểu Phẩm A Di Đà và kinh nầy vẫn còn chữ Phạn cũng như chữ Hán.

Đâylà bản kinh có sau kinh Vô Lượng Thọ cũng như Quán Vô Lượng Thọ; nhưng xin nêudanh kinh nầy lên đầu, vì kinh nầy các nước Phật Giáo theo Tông Tịnh Độ đều trìtụng hằng ngày tại chùa hay tại tư gia như ở Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam, NhậtBản v.v… Đây là một kinh ngắn, dễ đọc tụng và thâm hiểu nghĩa lý cho mọi tầnglớp của những người tin theo pháp môn nầy.

Mởđầu kinh văn được cho biết là: “Tôi nghe như vầy: Một thời Đức Phật ở nước XáVệ, Tịnh Xá Kỳ Hoàn, trong khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà và Cấp Cô Độc. Ngài cùngvới số đông một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ Kheo câu hội lại một chỗ. Chư TỳKheo nầy đều là những vị Đại A La Hán, được nhiều người biết đến…”.

Tôi ởđây là Ngài A Nan. Ngài A Nan làm Thị giả cho Đức Phật trong 25 năm saucùng, trước khi Phật thị tịch Niết Bàn. Ở đây muốn xác định là ai nghe cùng vớiai và tại nơi chốn nào đã rõ ràng; nhưng đứng về phương diện thời gian thì kinhvăn chỉ cho biết rằng: Một thời Đức Phật… một thời ấy chính là lúc Đức Phật còntại thế và là lúc mà Đức Phật đang an cư tại xứ Xá Vệ. Ngày xưa đối với lịch sửcủa Ấn Độ không nói rõ như lịch Trung Hoa hay lịch Âu Mỹ. Các nhà nghiên cứucũng có thể tìm hiểu tất cả những bộ kinh và ghi chú vào đó những niên đại, màchắc rằng trong phạm vi kinh điển của Tiểu Thừa thì không có ghi những bộ kinh“vô vấn tự thuyết” như thế nầy. Ở đây không muốn phân biệt Nam, Bắc – Đại,Tiểu; nhưng nêu ra như vậy để thấy rằng cái nào chấp nhận được thì chấp nhận.Ai không chấp nhận thì quyền của người đó. Vì người xưa đã không nêu rõ ràng,thì người đời nay chỉ nên y theo pháp môn truyền thừa để tu học, không nên ytheo lối lập luận nhị nguyên để bị kẹt vào chỗ đối xử, tính toán v.v…

ĐứcPhật đầu tiên giải thích về cõi Cực Lạc cho chúng đệ tử biết. Cực Lạc chỉ cómột mà Tịnh Độ thì có nhiều. Tiếng Phạn gọi Cực Lạc là Sukkhavati; còn Tịnh Độlà cõi Thanh Tịnh, ngược lại với uế độ là nơi mà chúng sanh còn đang sinh sốngtu học. Tịnh Độ theo các nhà nghiên cứu thì có 4 loại. Đó là:

Thườngtịch quang Tịnh Độ

Thậtbáo trang nghiêm Tịnh Độ

PhươngTiện Hữu Dư Tịnh Độ

PhàmThánh Đồng Cư Tịnh Độ

CõiCực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúngsanh ở thế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ. Vì sao vậy? Vìchúng sanh đang ở trong cõi Ta Bà, ngũ trược ác thế nầy đầy phiền não, khổ đau;cho nên Đức Phật giới thiệu cho chúng sanh ở đây một cõi giới khác, chỉ thuầncó vui và không bị khổ sanh tử chi phối để biết mà thác sanh về đó.

Tiếpđến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu phong cảnh của thế giới Cực Lạc. Tất cảtoàn bằng bốn hay bảy chất báu. Nào là đất cát, cây cối, ao hồ, hoa sen v.v…tất cả đều đẹp đẽ khác xa với thế giới Ta Bà nơi chúng ta đang sinh sống. Đức Phật xácđịnh với Ngài Xá Lợi Phất rằng: Đó là do những công đức mà thành tựu được đểtrang nghiêm thế giới Cực Lạc như vậy. Nào là thiên nhạc, mưa hoa; nào là chimchóc khác lạ. Những chim nầy biết nói pháp, khiến cho người nghe đều nghĩ đếnPhật, Pháp, Tăng. ĐứcPhật cũng tự giải thích cho Ngài Xá Lợi Phất nghe rằng: Những con chim ấy đềudo Đức Phật A Di Đà hóa hiện ra cả. Ngay cả gió ở cõi nầy cũng làm cho cây cốitại đó vang lên những thứ nhạc nhiệm mầu, khiến cho người nghe tự nhiên nhớnghĩ đến ba ngôi báu.

Bâygiờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giải thích cho Ngài Xá Lợi Phất và chúng hộiđang ngồi nghe Ngài giảng pháp vì sao gọi Đức Phật nầy là A Di Đà ? – Do vì ánhsáng của Ngài không có hạn lượng và tuổi thọ của Ngài dài, lâu đến vô số lượng,vô biên A Tăng kỳ kiếp; nên gọi là A Di Đà và vị Phật ấy đã thành Phật, cho đếnnay là 10 đại kiếp rồi (mỗi kiếp như vậy tương đương với một ngày ở cõi trờiĐại Phạm; hoặc 1.000 thời (Phạn: Yuga); tức là 243.000.000 năm ở nhân gian).Đây là con số thời gian không thể tính đếm được theo chủ trương của Ấn Độ giáo.Ngài có vô số đệ tử toàn là những bậc A La Hán.

Nhữngchúng sanh nào sanh về đây rồi đều không bị thối chuyển và toàn là những vị BồTát nhứt sanh bổ xứ. Khi nghe được như vậy, nên phát tâm sanh về đây. Vì saovậy? – Vì để gần gũi với các bậc Thánh ở đấy.

Rõràng là cõi ấy không còn luân hồi sanh tử và sanh, già, bệnh, chết như cõi củachúng ta nữa. Ở cõi người nếu không biết tu còn phải bị trầm luân trong sanh tửvà vào ra các cõi khổ đau như: Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh hay khá hơn như chưthiên hay Thiên Thần; nhưng tất cả đều phải bị chi phối bởi nghiệp lực của mỗingười.

ĐứcPhật Thích Ca cũng nhấn mạnh rằng: Chẳng phải dùng một nhân duyên, phước đức,căn lành nhỏ ít mà được sanh về nước ấy. Nếu người nào khi nghe danh hiệu củaĐức Phật A Di Đà rồi, liền trong 1 cho đến 7 ngày phải một lòng chẳng loạn độngtrì niệm danh hiệu cho đến lúc sắp lâm chung thì Đức A Di Đà và các vị ThánhChúng sẽ hiện ra trước mặt người ấy và nếu kẻ mất ấy lòng chẳng điên đảo, liềnđược sanh về cõi nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà.

Tưtưởng nầy không phải là tư tưởng cứu rỗi như những Tôn giáo hữu thần khác, màđây là do bổn nguyện của Đức Phật A Di Đà đã phát ra 48 lời nguyện khi còn làmột Pháp Tạng Tỳ Kheo ở thời Đức Thế Tự Tại Vương Như Lai. Việc trì niệm danhhiệu nhứt tâm chỉ là cái nhân và nhờ đó, qua tha lực của Ngài cũng như công đứccủa người sắp lâm chung mà được sanh về ở thế giới Cực Lạc tùy theo từng nơichốn và phẩm vị khác nhau. Đây chính là do phước đức nhơn duyên vậy.

Saukhi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng những lời như thế rồi, liền bảo Ngài Xá LợiPhất rằng: Nếu có chúng sanh nào nghe được lời nói nầy, thì nên phát nguyệnsanh về cõi ấy. Đâylà một công đức thật là khó nghĩ bàn.

Sauđó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu cho Ngài Xá Lợi Phất và hội chúng về cáccõi Phật ở phía Đông của Ngài A Súc Bê; phía Nam của Ngài Nhật Nguyệt Đăng;phía Tây của Phật Vô Lượng Thọ; phía Bắc của Phật Diệm Kiên; phía dưới có PhậtSư Tử; phía trên có Phật Phạm Âm và hằng hà sa số các vị Phật khác nữa và vịPhật nào cũng ở cõi nước của mình và đưa tướng lưỡi rộng dài che khắp toàn cõiđại thiên để nói lên lời thành thật rằng: Hỡi các chúng sanh! Nên tin công đứcchẳng thể nghĩ bàn của lời khen ngợi về bản kinh mà tất cả chư Phật đều cùng hộniệm.

Nhưvậy có nhiều cõi Tịnh Độ khác nhau; mỗi cõi như vậy có một vị Phật đang giáohóa chúng sanh và thuyết pháp tại đó. Cõi Tịnh Độ ấy toàn là ánh sáng, khôngchen lẫn những màu sắc khác, không có ngày đêm, không có sự khổ không có nam nữgiao hội với nhau, không có sanh tử luân hồi; nên cõi ấy cũng còn gọi là cõithanh tịnh của Đức Tỳ Lô Giá Na Phật nữa. Những cõi ấy là y báo và chánh báođều trang nghiêm; cho nên gọi là báo độ chơn thật. Ngoài ra cũng còn có nhữngcõi Tịnh Độ do chư Phật vì Phương Tiện mà hiện ra. Riêng chỉ có cõi Tây PhươngCực Lạc là cõi Phàm Thánh đồng cư Tịnh Độ thật dễ để tái sanh; cho nên Đức PhậtThích Ca Mâu Ni đã giới thiệu cho chúng sanh ở cõi Ta Bà nầy nên thác sanh vềđó.

KhiĐức Phật Thích Ca Mâu Ni tán thán xưng dương những vị Phật ở các cõi khác nhưthế, thì các vị Phật nầy cũng nói rằng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm việc khólàm. Vì chúng sanh trong cõi Ta Bà ở đời năm trược nầy, sau khi chứng đạo đã vìchúng sanh mà nói ra pháp môn nầy thật là khó tin tưởng và chính Đức Phật ThíchCa Mâu Ni cũng đã xác nhận điều nầy lại một lần nữa như vậy.

Vìsao thế? – Vì lẽ chúng sanh trong đời ác năm trược không dùng trí tuệ để tinsâu, nguyện thiết mà dùng sự ngu si, độn căn để phán đoán việc làm của chưPhật. Do vậy nói ra giáo pháp như thế là điều rất khó.

Saukhi Đức Phật nói kinh Tiểu Phẩm A Di Đà nầy xong rồi thì Ngài Xá Lợi Phất vàcác vị Tỳ Kheo và tất cả thế gian, Trời, người, A Tu La nghe lời Phật dạy, mọingười đều vui mừng tin nhận lời Phật, làm lễ rồi lui ra.

ĐứcPhật A Di Đà (theo kinh Vô Lượng Thọ, trang 63) cho biết Ngài có tất cả 12 danhhiệu. Đólà:

1.-Vô Lượng Quang

2.-Vô Biên Quang

3.-Vô Ngại Quang

4.-Vô Đối Quang

5.-Diệm Vương Quang

6.-Thanh Tịnh Quang

7.-Hoan Hỷ Quang

8.-Trí Tuệ Quang

9.-Nan Tư Quang

10.-Bất Đoạn Quang

11.-Vô Xưng Quang

12.-Siêu Nhật Nguyệt Quang.

ChữAmitabha có nghĩa là Vô Lượng Quang. Nghĩa là Đức Phật có hào quang vô lượng.Chữ Amitayus có nghĩa là Vô Lượng Thọ. Đức Phật ấy có tuổi thọ không lườngđược. Chữ hào quang hay ánh sáng ấy đi kèm với tên của Ngài ở phía trước trong12 danh hiệu trên nhằm nhấn mạnh cho chúng sanh biết rõ về cuộc đời và bổnnguyện của Ngài.

Ánhsáng ấy như thế nào? – Dĩ nhiên không phải là ánh sáng bình thường của mặttrời, mặt trăng ở thế gian nầy. Ánh sáng ấy vô lượng, có thể chiếu tỏa khắp mườiphương vô biên thế giới; chiếu suốt qua tất cả chúng sanh nào có nhân duyên đểđược Ngài và chư vị Thánh Chúng đón nhận về cõi Cực Lạc của Ngài.

Mộtcây trồng trong bóng tối, khi lớn lên cây ấy vươn ra phía có ánh sáng mặt trờiđể tiếp nhận ánh sáng bình thường ấy, tạo nên diệp lục tố, nuôi sống cho thâncây. Đây là một sự tình cờ, một sự ngẫu nhiên. Cây cỏ tự tìm đến ánh sáng ấy.Trong khi đó một chúng sanh ở cõi Ta Bà nầy khởi lên tâm niệm nhớ đến Đức PhậtA Di Đà và niệm danh hiệu của Ngài thì tự động với tha lực của Đức Phật A Di Đàsẽ chiếu rọi, bao bọc, cứu vớt chúng sanh ấy về với cõi của Ngài. Sự sanh về đólà do tha lực và bổn nguyện lực của Ngài mà thành tựu. Lực ấy to lớn như chiếcthuyền chở tảng đá lớn qua bên kia sông. Đến được bờ rồi thì tảng đá vẫnlà tảng đá, hòn sỏi vẫn là hòn sỏi; chứ tảng đá không thể biến thành hòn sỏi vàhòn sỏi không biến thành hạt cát được; nếu chúng sanh ấy không tự tu niệm. ĐứcPhật không tha thứ tội lỗi cho chúng sanh, chỉ dùng lòng từ bi và trí tuệ đểhướng dẫn cho chúng sanh mà thôi. Do vậy tinh thần và tư tưởng của kinh A Di Đàhay của Đức Phật A Di Đà khác với những Tôn giáo hữu thần khác nằm ở điểm cănbản nầy.

Tưtưởng cứu độ ấy vượt qua khỏi tâm nguyện bình thường của chúng sanh; nhưngkhông có nghĩa là tha thứ cho chúng sanh. Tư tưởng ấy khiến cho chúng sanh bướclên thêm một nấc thang cao hơn nữa để nhập vào quả vị Thánh, qua sự dìu dắt,chỉ bảo của Đức Phật A Di Đà và các vị Thánh Chúng Quan Thế Âm và Đại Thế Chítại đó. Nếu một hạt cát (ví dụ cho tội nhẹ) mà bỏ vào sông biển, thì cát ấy vẫnchìm sâu vào đáy sông, đáy biển; nhưng nếu hạt cát ấy hay lớn hơn như hòn đá(ví dụ cho ngũ nghịch trọng tội) mà được chở trên chiếc thuyền lớn thì đá kiasẽ nổi. Đây là tư tưởng cứu độ, là lời thệ nguyện, là bổn nguyện lực của ĐứcPhật A Di Đà vậy.

Ởvào thời điểm của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi mà khoa học chưa phát triển cáchđây hơn 2.500 năm về trước, nhân loại đa phần còn ăn lông, ở lỗ; sống đời sốngdu mục rày đây mai đó, cơm không có ăn, phải săn thú rừng để xẻ thịt, phải lấyđá làm lửa v.v… mà nói đến cảnh giới nầy hay cảnh giới kia, quả là một điều quáxa vời, khó tưởng tượng nổi và ngay cả thời nay, nhiều người trí thức, có thànhtựu bằng cấp Đại Học, nhưng vẫn khó tin như thường, mặc dầu khoa học đã chứngminh cho thấy rằng: Ngoài hành tinh chúng ta đang ở, còn vô số hành tinh khácnữa; nơi ấy có sự sống của nhiều chúng sanh. Khoa học ngày nay đã đặt chân lêncung trăng và các vì sao khác, nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra được điểm khởiđầu và điểm cuối cùng của vũ trụ nầy; nhưng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói rõtrong những lời dạy rằng: “Vũ trụ và con người có từ vô thủy và kết cuộc bằngvô chung”. Nghĩa là không có cái ban đầu và chẳng có cái cuối cùng. Tất cả đềudo nhân duyên sanh và tất cả đều do nhân duyên diệt. Cái nầy sanh thì cái kiadiệt. Cái nầy tồn tại thì choáng chỗ của cái kia và cái kia phải tự động di dờiđi chỗ khác. Đây chính là pháp nhân duyên sanh của Đạo Phật vậy.

Cónhiều người đòi thấy được mới tin, còn chưa thấy thì không tin; nhưng niềm tincủa Tôn giáo là để tin, chứ không phải để thấy được hay chứng minh như toánhọc. Chúng ta tin rằng có một thế giới Cực Lạc như vậy qua kinh A Di Đà là doĐức Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu. Chúng ta tin rằng có một cảnh giới nhưthế. Vì Đức Phật nói toàn là những lời chơn thật; chưa bao giờ các Ngài dối trávới chúng sanh làm gì. Điều ấy liệu có lợi gì trong phương pháp độ sanh của cácNgài chăng?

Cónhững vật chúng ta không thấy như không khí mà chúng ta vẫn tin rằng: Nếu khôngcó không khí thì chúng ta sẽ chết. Không ai chối cãi điều nầy. Không khí sờ sờtrước mắt, trong hơi thở, trong từng thớ thịt, làn da của chúng ta nhưng ai cóthấy được bao giờ đâu, mà đòi thấy mới tin. Một ví dụ khác để chứng minh choviệc không thấy mà vẫn tin như thường. Đó là sự hiện hữu của chúng ta ngày hômnay trong cõi đời nầy. Có ai trong chúng ta thấy được mặt mũi của ông Tằng, ôngTổ thuộc tộc họ của mình đâu, mà ai trong chúng ta cũng phải tin chắc một điềulà: Nếu không có họ thì làm sao có chúng ta ngày hôm nay được!

Chỉhai ví dụ điển hình ấy để chứng minh cho những người muốn thấy rồi mới tin. Đaphần những người tin thì không cần thấy. Ví dụ như chúng ta tin rằng: Ăn cơmlâu ngày thì cơm sẽ nuôi thân thể nầy lớn. Có khi nào ngồi vào bàn ăn chúng tahỏi rằng: Cơm là gì chăng? Thế mà chúng ta đã lớn lên, rồi già đi và chếtchóc. Nếu không có cơm thì ai nuôi sống thân nầy? Những việc chứng minh được,tiếp xúc được, sờ mó được, mà chúng ta vẫn không tin thì làm sao dễ tin được ởmột cảnh giới xa xôi cách đây hằng trăm, hằng ngàn thế giới ? Chỉ có trí tuệcủa chư Phật mới cảm nhận được việc nầy rồi đem giới thiệu cho chúng ta. Cònvới trí tuệ giới hạn bởi những con số và sự tính toán của loài người thì làmsao có thể hiểu được.

Đếnthế kỷ thứ 20, có nhà Bác học Albert Einstein người Đức gốc Do Thái sinh ra tạiNeu Ulm thuộc miền Nam nước Đức. Ông ta sau Đệ nhị thế chiến (1945) đã sang HoaKỳ tỵ nạn và ông được lãnh giải thưởng Nobel thế giới về Vật Lý và Toán Học.Ông ta là cha đẻ của thuyết tương đối và mới đây Liên Hiệp Quốc bình chọn ôngta là người của thế kỷ thứ 20, đại diện cho 6 tỷ người khác đang hiện diện trênquả địa cầu nầy. Ông ta đã phát biểu nhiều điều; nhưng có một điều rất quantrọng đối với Phật Tử chúng ta là:

PhậtGiáo không cần phải chứng minh những lời dạy của Đức Phật hợp với khoa học. Vìtất cả những lời dạy của Đức Phật đã vượt ra khỏi và lên trên cả khoa học nữa”.

Đây là một tư tưởng của siêu nhân được chứngminh qua vai trò, chỗ đứng của ông trong xã hội loài người. Vậy thì tư tưởngcủa kinh A Di Đà do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra cách đây hơn 2.500 năm vềtrước tại nước Xá Vệ cho Ngài Xá Lợi Phất và chúng hội nghe, không có điều gìđể cho chúng ta nghi vấn nữa, mà nên tin những lời dạy của Đức Phật là đứng đắnvà có thật.

Từ trước đến nay chúng ta đã thấy về nội dungcủa kinh cũng như mục đích của Đức Phật đã giới thiệu, chúng ta vững tin vàopháp môn Tịnh Độ để được vãng sanh khi lâm chung qua lời giới thiệu của Đức BổnSư. Chúng ta hoan hỷ đón nhận pháp môn nầy là một pháp môn thù thắng, bất khảtư nghì. Chính Đức Phật Thích Ca cũng đã xác nhận điều nầy vào cuối bản kinhvăn A Di Đà.

Ai tin tưởng và nguyện sanh về thì người ấy sẽđược vãng sanh, lợi lạc cho đời sau và mãi mãi ở những kiếp về sau nữa. Aikhông tin mà còn nghi ngờ thì đó là quyền của người ấy, chúng ta không có quyềnép buộc và điều nầy cho thấy rằng: Những người ấy thiếu nhơn duyên với Tịnh Độmà thôi. Ngay cả đối với Đức Phật Thích Ca và Đức Phật A Di Đà cũng chỉ có thểđộ được cho những người hữu duyên; còn những người thiếu nhân duyên với chưPhật và nhất là nhân duyên Tịnh Độ thì các Ngài cũng chẳng có cách gì hơn. Hyvọng rằng chúng ta không phải là những người thiếu phước như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/12/2011(Xem: 4399)
Ở Tây Tạng nhiều đại hành giả sưu tập những sự thực hành tâm linh đưa đến giác ngộ trong một bộ sách gọi là Những Giai Tầng của Con Đường Giác Ngộ. Những giáo huấn hùng hồn về Đức Phật từ bi kể rõ chi tiết một loạt những sự thực hành mà một người may mắn có thể sử dụng cho việc rèn luyện nhằm để đạt đến giác ngộ. Các ngài chắt lọc những kinh luận Đạo Phật bao la và vô hạn mà không hy sinh bản chất tự nhiên hay sự sắp đặt cốt lõi của chúng.
17/12/2011(Xem: 3966)
Ngài Long Thọ mở đầu Trung Luận bằng một bài tụng kính lễ Đức Phật giảng lí tính duyên khởi và tịch lạc của niết bàn.
13/12/2011(Xem: 5041)
Sự thực hành chuyển hóa tâm thức của Phật giáo chủ yếu gồm ba pháp: Chỉ (hay Định), Quán, và Chỉ Quán song tu. Ba pháp này dựa vào ba khả năng của tâm thức con người: Sự tập trung (Chỉ), sự quan sát có khi cộng thêm với sự tưởng tượng (Quán), và thực hành cả hai cái ấy cùng một lúc. Quán là quán sát (to examine), quán tưởng (to visualize), tưởng tượng (to imagine); các học giả Tây phương dịch chữ Quán bằng ba động từ này. Mục đích của thực hành quán là để thấy sự thật vô ngã và vô pháp.
27/11/2011(Xem: 6140)
“Từ bi là căn bản”, đây là lời nói viên mãn chính xác, là tâm tuỷ của Phật giáo Đại thừa, biểu đạt được nội dung chân thật của Phật giáo. Vì vậy tín đồ của Phật giáo Đại thừa nên tư duy nghiêm mật, nắm bắt thiết thực nhất!
26/11/2011(Xem: 5179)
Ba la mật thứ tư: Tinh tấn Tsöndruthường được dịch là “tinh tấn.” Tuy nhiên, trong văn cảnh của Phật giáo, thuật ngữ này có ý nghĩa rộng hơn nhiều. Nó không chỉ hàm ý sử dụng nỗ lực và cần cù mà còn là cảm nhận sự thích thú và nhiệt tâm đối với các thiện hạnh.
23/10/2011(Xem: 10145)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
19/10/2011(Xem: 4752)
Có một bài thuyết pháp của Đức Thế Tôn mà không thấy sách sử ghi lại, bài thuyết ấy cũng tại Vườn Nai, xứ Ba La Nại, được nói ra trước bài kinh Tứ Diệu Đế chỉ vài giờ. Bài thuyết pháp ấy không lời. Khi Đức Thế Tôn bước từng bước chân an lạc trở về Vườn Nai, các vị trong nhóm ông Kiều Trần Như đã tiếp nhận được ánh sáng hạnh phúc đó và đã chuyển hóa được năng lượng tiêu cực đang phát khởi trong tâm bằng cách quỳ dài xuống đất để đón tiếp.
13/10/2011(Xem: 4912)
Phần lớn các nhà nghiên cứu Tây phương vào thế kỷ 19 chịu ảnh hưởng sâu xa của Phật giáo Nguyên thủy. Kinh điển Nguyên thủy được sưu tập và phiên dịch bởi những học giả có định kiến Phật giáo là ‘một tôn giáo trốn lánh đời và tiêu cực thụ động’. Họ bỏ qua những hoạt động của một số tăng già trong các phong trào chánh trị “chống thực dân ’ ở các quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á và có lẽ xem các nhà sư liên hệ đến chính trị là những ‘chuyên viên quấy rối’. Ở Tây phương từ ngữ Phật giáo nhập thế chỉ mới xuất hiện gần đây.
12/10/2011(Xem: 7203)
Truyền thống PG Tây Tạng chia giáo pháp Đức Phật ra ba thời kỳ chuyển pháp luân: thời kỳ đầu, dạy pháp Tứ Diệu Đế; thời kỳ thứ nhì, dạy pháp Tánh Không...
04/10/2011(Xem: 4026)
Quan điểm phủ nhận về một đấng toàn năng và vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng tạo và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]