Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[21 - 30]

06/04/201214:48(Xem: 5821)
[21 - 30]

TỊNH ĐỘ VẤN ĐÁP

Tỳ kheo Thích Giác Nhàn sưu tập

21/ Hỏi:Trì giới có cái cơ sở tu hành, mà bất sát là cái căn bản của đại giới. Bởi vì nhân giới mà sinh định, nhân định mà phát huệ, cho nên giới là một món quan trọng thứ nhất. Thế mà những người tại gia, nhiễm đã sâu, nghiệp đã nặng, bệnh tập quán vốn cũng khó trừ, gia dĩ tuổi tác lại lớn, thân thì yếu, bệnh thì nhiều, phần nhục thiệt là khó dứt. Vậy lòng từ bi của Phật có tiếp dẫn được đới nghiệp vãng sinh hay không? Hay là bị nhân quả đền bù mà khó nỗi thoát ra chốn tam đồ ác đạo?

Đáp:Không trì trai giới là một cái thông bệnh của người giàu sang.

Xưa Tô Đông Pha là bậc thông minh quán đời, lại thêm thông suốt Phật lý, mà còn không khỏi ăn thịt, nên Ngài Hoàng Sơn Cốc có làm bài kệ khuyên răn ông rằng: “Thịt ta thịt chúng sinh, hình khác thể khác đâu, nguyên đồng một giống tánh, vì bởi cách hình xu, đau đớn đành kia chịu, ngon béo mặt ta nhu, đừng để Diêm vương xử, mình xét coi thế nào”

Xem như bài kệ nói trên đó, thì biết chỗ khuyên người về sự sát sinh thiệt là khẩn thiết.

Vậy nên những người tu Tịnh nghiệp nên tự nghĩ rằng: “Nếu ta ăn một miếng thịt, thì chúng sinh chịu không biết bao nhiêu sự thống khổ”. Vì nghĩ như vậy, nên chẳng nỡ ăn.

Chí như sự đới nghiệp vãng sinh thì chắc được, nhưng phẩm đệ không cao. Vậy làm người đại trượng phu cũng không nên tự kỳ cho lên được cái địa vị “thượng phẩm thượng sinh” chớ chẳng lẽ lấy sự đới nghiệp ấy mà tự hạn con đường tiến bộ.

22/Hỏi: Sự niệm Phật trong ban ngày tuy chưa được bậc nhất tâm, mà cũng không đến nỗi thập phần quên mất; chỉ ngặt vì trong lúc chiêm bao còn thấy những tập khí thời xưa hiện ra đủ thứ, thì biết cái công phu tạm thời, không thể gì thắng nổi cái nghiệp tập khí nhiều kiếp. Nhưng khi ngủ chiêm bao mà mình còn không tác chủ được, thì sự sinh tử đâu khỏi lẽ tùy nghiệp mà nổi chìm trong biển luân hồi.

Ngày nay nếu muốn bắt chước như cổ nhân ngồi hoài không nằm cho khỏi mê, thì lại sức lực yếu gầy làm theo không được. Còn nếu muốn bắt chước như người thường, ngày ăn đêm ngủ cho thong thả, lại e mê với tỉnh chia ra, khó bề hiệp nhất. Vậy thì làm cách nào cho khi thức hay khi ngủ mà ông chủ nhân ta cũng thường soi tỉnh cho được?

Đáp:Ôi! Đương lúc thanh thiên bạch nhật, những người tu Tịnh nghiệp đối với cái hoàn cảnh phải thương ghét lăng xăng rộn ràng kia, còn phải bị tâm theo cảnh chuyển mà quên mất chánh niệm luôn luôn, huống chi lúc đêm ngủ chiêm bao, làm sao nhớ cho được.

Nhưng nên biết rằng cũng bởi cái tính quyến luyến của chúng ta ở cõi Ta bà rất nặng, mà cái niệm tưởng nhớ về Tịnh độ quá yếu; nếu lấy đòn cân “tâm” nhắc thử hai bên mà coi, thì chắc là bên vơi bên chìm, quả nhiên như vậy.

Nếu chúng ta đã có lòng nghiên cứu về vấn đề sinh tử, thì nên đem sự thật mà quán sát cho kỹ, coi thử những việc trên thế gian này, có cái gì thiệt mà chẳng phải giả và có cái gì vui mà chẳng phải khổ hay không?

Nếu đã biết là giả, thì cái giả ấy cũng như trong giấc chiêm bao, có lẽ đâu ta trước nhiễm theo cảnh ngộ xem thấy đó mà chắc làm khoái lạc được. Còn nếu đã biết là khổ thì cái khổ ấy cũng như ở trong nhà lửa, có lẽ nào ta cứ an trụ nơi đó mà mưu phần sinh hoạt được.

Vậy thì nên ném xa thế sự, dẹp sạch trần duyên, mà quán cảnh Tây Phương nhất tâm niệm Phật.

Nếu khi ban ngày, ta mở con mắt ra mà không mất chánh niệm, thì tự nhiên trong lúc ban đêm ngủ chiêm bao cũng được như vậy, thì chắc là trong lúc chết, cũng không thể làm cho mất chánh niệm được.

Nên Ngài Thiên Thai Trí Giả nói rằng: “Cái tâm tại định trong lúc lâm chung, tức là lúc vãng sinh Tịnh độ”.

Nếu biết như vậy, thì cái cảnh giới “thức ngủ như nhau” đến đó là hy vọng được.

23/Hỏi: Cổ nhân nói là chưa rõ được việc “sinh tử đại sự”, thì tất phải thân cận với thầy mai thăm chiều hỏi, cầu cho tỏ ngộ mới thôi, thế mà ngày nay mấy người tại gia tu Tịnh độ, đã không gần thầy gần bạn, lại những cảnh tương đối trong hàng ngày, toàn là vợ con quyến thuộc, tai nghe mắt thấy, việc gì cũng làm cho ngăn ngại đường đạo, ràng buộc dây duyên, không có chút gì là thanh tịnh cả.

Vậy phải xuất gia ly tục cho thoát khỏi lưới trần, hay là ở nhà cũng có cách phương tiện mà trừ dứt được?

Đáp:Những người tu Thiền hay tu Tịnh độ, chẳng luận là tại gia hay xuất gia, chỉ coi chỗ nhân địa phát tâm có chân thật hay không mà thôi. Nếu quả như phát tâm chân thật, thì tuy ở nahf mà hằng ngày đoàn tụ với vợ con quyến thuộc đi nữa, cũng không thể gì làm ngăn ngại con mắt “tri nhãn tinh minh” kia được. Cho nên từ xưa đến nay, những kẻ tại gia đắc đạo mà tai ta nghe mắt ta thấy nhiều biết bao nhiêu, chớ đâu chỉ xuất gia mới là tu được.

Trong phẩm “Tịnh hạnh” kinh Hoa Nghiêm dạy người tu hành dụng tâm cho khéo; nếu có xúc ngộ duyên cảnh gì, thì phát một trăm bốn mươi lời nguyện, mà lời nguyện đầu hết có nói rằng: “Bậc Bồ tát tại gia, phải nguyện cho chúng sinh, biết gia tánh vẫn không, khỏi bị sự bức bách”.

Nếu quả biết được gia tánh vẫn không, nhất thiết việc gì cũng tùy duyên, chẳng sinh lòng tham luyến chấp trước, dẫu cho lúc nào có bồng con giỡn cháu, cũng đều có thể mở mang được cõi tánh thiên và giúp ích được phần chánh quán.

Vậy thì tại gia tại có gì cho sự học đạo đâu!

Còn như chỗ phát tâm không chân thật, thì chẳng những tại gia không đắc đạo, mà dẫu có xuất gia đi nữa, thì cũng là một người giữ Phật coi chùa chớ chẳng ích gì cho bổn phận cả.

24/Hỏi:Chuyên niệm danh hiệu Phật, hiệu lực so với trì chú thế nào?

Đáp:Phật hiệu cùng trì chú công đức bằng nhau, duy cần phải chí thành mới được cảm cách.Nếu trong tâm trước có một niệm xem khinh Phật hiệu tất không được lợi ích chân thật. Lỗi ấy do tâm không chí thiết, nghi ngờ.

25/Hỏi:Phật A Di Đà tự tánh, cõi Tịnh độ duy tâm, cùng với cõi Tịnh độ Và Phật ở Tây phương là hai hay là một?

Đáp:Có Tịnh độ duy tâm mới sinh về Tây phương Tịnh độ. Nếu tâm mình không tịnh thì đâu có thể vãng sinh. Dù cho kẻ nghịch ác dùng mười niệm cũng được vãng sinh cũng phải do tịnh tâm niệm Phật mới cảm sinh về cõi Tây phương. Người đời phần nhiều cho rằng đã duy tâm thì không Tịnh độ. Đó là sự hiểu biết của hàng ngoại đạo. Thứ tà kiến tợ phải quấy ấy chiếm hơn phân nửa, khiến cho người niệm Phật không được thật ích.

Do đức Di Đà tự tánh, nên hành giả cần phải niệm Phật A Di Đà Tây phương, cầu được vãng sinh, để lần lượt tiến tu thân chứng Di Đà tự tánh. Nếu chỉ chấp riêng Phật Di Đà tự tánh mà không niệm đức Di Đà Tây phương, dù cho được chân thật tỏ ngộ chưa thể thoát ngay đường sinh tử, huống chi kẻ thốt ra lời ấy phần nhiều là hàng tự thị nói suông ư? Đến vấn đề đồng dị (giống nhau và khác nhau) một mà hai là trước khi chưa thành Phật, hai mà một là sau khi đã thành Phật.

26/Hỏi: Câu “Sinh thì quyết định sinh, về thì thật không về” nghĩa là gì?

Đáp:“Sinh thì quyết định sinh” là nói ước về sự. “Về thì thật không về” thì nói ước về lý. Nhưng kẻ chưa thông sự, chỉ y theo sự tướng mà niệm Phật cho già giặn là được. Chẳng thế thì thành ra chấp lỗi chấp lý bỏ sự của hàng tà ma ngoại đạo.

27/Hỏi: Lúc ngồi thì tu quán, còn các thời khác thì trì danh, sự kiêm tu như thế so với sự chuyên tu một pháp bên nào hơn kém?

Đáp:Những tâm trầm tịch thuần túy, muốn kiêm hay chuyên tu về quán tưởng hoặc trì danh, cũng đều tốt. Nhưng chẳng thế thì chuyên trì danh có phần ổn hơn, vì người tâm trí phụ bạc rộn ràng mà tu quán tất sinh nhiều ma chướng.

28/Hỏi: Khi quán tưởng thấy cõi Cực Lạc, đó là cảnh thật hay hiện tượng giả?

Đáp:Quán tưởng mà thấy cõi Cực Lạc là duy tâm hiện ra, nếu cho rằng giả đó là kẻ ngoài cửa.

29/Hỏi: Quán thấy cõi Cực Lạc lại có thể nghe pháp, đó có phải thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông chăng?

Đáp:Đó là do sức quán xui khiến, nếu thiên nhãn, thiên nhĩ dù không quán cũng có thể thấy nghe.

30/Hỏi: Có kẻ nói: “Thấy Phật là Phật tự tâm, không phải là Phật Tây phương”. Thế thì khi vãng sinh, Phật tự tâm hiện hay là đức Di Đà ở Tây phương đến tiếp dẫn?

Đáp:Khi lâm chung thấy Phật là do tự tâm chiêu cảm, không nên đem về tự tâm mà cho rằng không có Phật Di Đà đến tiếp dẫn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 6188)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
21/11/2012(Xem: 7206)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6736)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5942)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5555)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7224)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10333)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12190)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5374)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6524)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]