Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Thích Liên Như (Shaku Rennyo 1415-1499)

21/07/201207:45(Xem: 9583)
04. Thích Liên Như (Shaku Rennyo 1415-1499)

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
có so sánh với tiếng Nhật

III. Những bản văn dịch (từ tiếng Nhật sang tiếng Đức)

4. Thích Liên Như (Shaku Rennyo 1415-1499)

Phần kế tiếp chỉ có nơi sách tiếng Nhựt và không có nơi sách tiếng Đức của Christian Steineck

4.1 Phần kế tiếp

Thời Hậu Điểu Vũ Viện trị vì, Pháp Nhiên Thượng Nhơn đã làm cho Tông Tha Lực Bổn Nguyện Niệm Phật lên cao trào. Khi ấy các Tăng lữ tại chùa Hưng Phước trình tấu khiêu khích lên bên trên. Trong số đệ tử ấy có những người như Vượn Tịch Tử Tế (Roozeke Shisai) cũng bị ghép tội xử phạt, dầu cho chẳng phải là sự thật nghe qua.

Một là Pháp Nhiên Thượng Nhơn (Hoonen Shoonin) cùng với 7 người đệ tử bị hình phạt lưu đày. Còn 4 người đệ tử khác bị tội tử hình. Pháp Nhiên Thượng Nhơn bị tội lưu đày ra Thổ Tá Quốc Phan Đa (Tosanokuni Hata). Tội ấy tên là: Đằng Tĩnh Nguyên Nhan Nam vân vân (Bujii Motohiko Otoko Unmen). Lúc ấy Ngài 76 tuổi. Ngài Thân Loan thì bị đày ra Việt Hậu Quốc (Echigo no Kuni) với tội danh là Đằng Tĩnh Thiện Tín vân vân, lúc ấy Ngài 35 tuổi.

Tịnh Văn Phòng (Zoomonboo) đày đi Bị Hậu Quốc. Trừng Tây Thiền Quang Phòng (Choosai Zenkoo Boo) đày đi Bá Kỵ Quốc. Hảo Giác Phòng (Kokakuboo) đày đi Ý Đậu Quốc. Hành Không Pháp Bổn Phòng (Gyookuu Hoobonboo) đày đi Tả Độ Quốc.

Hạnh Tây Thành Giác Phòng (Koosai Zookaku boo) và Thiện Huệ Phòng (Zeneboo) cùng bị quyết định đày đi xa, Thiện Đề Đại Tăng Chánh của Vô Động Tự được miễn tội lưu đày. Tất cả những người bị đày đi xa như bên trên là 8 người.

Tử hình gồm những vị như sau:

Người thứ nhất là Tây Ý Thiện Trác Phòng (Sai I Zenshakhuboo)

Người thứ nhì là Tánh Nguyện Phòng (Shooganboo)

Người thứ ba là Trụ Liên Phòng (Yuurenboo)

Người thứ tư là An Lạc Phòng (Aurakuboo)

Hai vị Pháp Ấn Tôn Trưởng bị sa thải.

Thân Loan phải cải đổi Tăng bào và cho dùng tên thế tục. Nghĩa là Tăng chẳng ra Tăng mà Tục chẳng phải Tục. Ở giữa đó còn lót chữ ngốc làm họ nữa. Qua tấu văn được trình nghe, sau được nộp bản văn nầy nơi lưu giữ ở ngoại sảnh. Sau khi bị đày, buộc phải dùng tên là Ngu Ngốc Thân Loan (Gutoku Shinran)

Thánh Giáo phía bên trên được viết khi bị lưu đày, đã trở thành việc lớn của Thánh Giáo. Đối với kẻ không có duyên lành thì phải trái cũng không. Điều nầy chẳng thể được chấp nhận.

Thích Liên Như (Hoa Giáp)

(Dịch xong những phần trên vào ngày 22 tháng 4 năm 2011 tại chùa Phật Ân, Mineapolis, Hoa Kỳ)

Thích Như Điển

4.2 Lời cuối

bất cứ tín tâm của ai cũng giống nhau

Như bên trên đã ghi từ chương thứ 11 đến chương thứ 18 là những chương có thể nói là sự phát sanh bằng cách hiểu khác về tín tâm ấy.

Thân Loan Thánh Nhơn khi còn sanh tiền, Ngài đã nói những việc như sau, lúc Thầy của Ngài là ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân còn tại thế. Tuy có nhiều người bạn niệm Phật, nhưng những người niệm Phật ấy chẳng giống tín tâm của Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân. Do vậy mà Ngài Thân Loan Thánh Nhơn và giữa những người đồng tu thưở ấy đã xảy ra việc pháp luận như vậy.

Pháp luận ấy là: “Tôi, Thân Loan (Thiện Tín Phòng) cũng có tín tâm và với tín tâm của Pháp Nhiên Thượng Nhơn là một chứ chẳng phải khác, tuyệt nhiên không có khác gì cả”. Điều nầy Ngài Thân Loan đã nói và những vị đồng tu như Thế Quan Phòng và Niệm Phật Phòng và những vị nầy đã bảo rằng: Ngài suy nghĩ như vậy là sai rồi. Với tín tâm của Ngài Pháp Nhiên là Thầy của chúng ta và tín tâm niệm Phật chưa thành thục của Ngài hoàn toàn chẳng giống nhau”.

Thân Loan bảo rằng: “Nếu Thầy tôi là Pháp Nhiên Thượng Nhơn và sự học vấn của tâm cũng như trí tuệ giống nhau, thì với việc ấy, có thể nghĩ đến được chăng? Thầy và tôi, không thể so sánh hết tất cả mọi phương diện, nhưng chỉ một việc đề cập đến là vấn đề tín tâm mà Đức Di Đà Như Lai đã sắc phong cho. Niềm tin giữa Thầy và tôi không có sự khác biệt nhau, chỉ là một mà thôi”.

Tuy vậy nhưng những người bạn đồng tu hoàn toàn chẳng hiểu cho. Nên bảo rằng: “Đó chẳng phải là việc ngu ngơ hay sao? Vì sao mà có thể nói như vậy được? “Đó là câu hỏi thật nghiêm khắc được đặt ra cho ngài Thân Loan.

Giữ nguyên như vậy không có gì thay đổi. Đối trước Pháp Nhiên thì bên nào đúng hơn, mà Thượng Nhơn cũng chẳng quyết định khác hơn được. Việc nầy đã được Ngài giải thích về Pháp Nhiên Thượng Nhơn như sau:

Cái ta” nầy cũng như niềm tin của Nguyên Không là tín tâm được sắc phong từ Đức Di Đà Như Lai. Tín tâm của Thiện Tín Phòng cũng được đức Di Đà Như Lai sắc phong. Đồng thời tín tâm kia hoàn toàn giống nhau; chẳng có gì khác cả. Nếu có người mang tín tâm khác với tôi, thì việc vãng sanh Tịnh Độ của tôi chắc rằng không được sanh sao?

Nếu suy nghĩ về vấn đề nầy thì ngay bây giờ cũng có người một lòng niệm Phật thì tôi, tín tâm của Thân Loan nầy cũng chẳng khác với tín tâm của người kia, mà là sự đồng nhất. Để hướng dẫn, đã được nói như vậy.

Vậy thì như việc đã tường thuật bên trên, ngay cả những người già cả cũng đã lặp đi lặp lại, có thể chẳng có giá trị gì, nhưng đã được viết lại như vậy. Cuộc sống của tôi cũng sẽ sớm khô cằn như cỏ, trên đó có đọng những giọt sương, mạng người chẳng có gì đáng nói. Đời sống có giới hạn. Bây giờ lắng nghe những sự nghi ngờ của những người đang đi trên đường, đều cùng tín tâm giống nhau. Đây là điều Thân Loan Thánh Nhơn trực tiếp dạy cho và từ đó có thể nói về tín tâm của Tịnh Độ Chân Tông.

Tuy nhiên nếu sau khi tôi chết cũng có người dị đoan và không phải là không có nghi vấn, do vậy đã ghi lại những điều nầy. Nếu tôi có nói thiếu sót đối với những người chủ trương dị đoan hay dị thuyết như tôi đã tường thuật phía trước, thì bây giờ đối với Thân Loan Thánh Nhơn hãy tìm đọc những lời nói và kinh điển cũng như những thơ từ được dịch viết và hãy đừng bị mê hoặc về điều ấy.

Phật Pháp thật là khó, nếu không học cho đứng đắn thì chẳng phải hiểu ngược lại sao? Như vậy thì đối với những lời dạy của Tịnh Độ, trong ấy được gọi là kinh điển của Thánh Giáo ấy cũng trở thành cái chân, cái giả và phương tiện vậy. Như thế thì phương tiện hãy bỏ đi, hãy lấy điều chân thật. Cái giả sẽ lựa ra và cái chân thật hãy dùng đến. Đây chính là việc thực hành bổn ý của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn vậy. Dụng tâm một cách đầy đủ và hãy học những kinh điển cũng như những sách vở giải nghĩa và nên làm cho những lời dạy về phương tiện và những lời dạy chân thật đừng lẫn lộn với nhau.

Bởi vì đây chính là điều đáng lo ngại, nên viết ra một ít lời nói quan trọng vào nơi quyển sách nầy sẽ thấm nhuần được điều ấy.

Từ lời nói thường nhật của Thân Loan Thánh Nhân đã được nói ra rằng: “Đức Di Đà Như Lai từ xa xưa hằng năm kiếp về trước là thời gian đã thành tựu được bổn nguyện của Di Đà Như Lai về việc cứu độ con người. Đối với lời thệ nguyện ấy cuối cùng với tôi, một mình Thân Loan nầy lưu tâm. Với tôi đối với tội lỗi của mọi người, tuy tội đầy mình; nhưng với tội nặng nầy cũng như nhiều phiền não như tôi mà nghĩ rằng cứu được thì đó chính là sự tôn kính bổn nguyện của Đức A Di Đà Như Lai, chứ chẳng phải là cảm được cái sáng sủa ấy”.

Nếu suy nghĩ về vấn đề nầy thì đối với bậc đại hành giả về Tịnh Độ của Trung Quốc, Ngài Thiện Đạo Đại Sư đã nói rằng “với tôi, con người của thế gian, hiện tại với nhiều tội ác chồng chất, vấn đề sanh tử bị mê hoặc và cũng đã mê muội từ xa xưa nơi thế giới của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tu la, loài người và chư thiên. Chỉ đắm trong sáu đường, chẳng tỏ ngộ và từ nơi sự mê mờ ấy chẳng thể rời khỏi được một bước. Thân nầy nên rõ”. Với lời nói như thế quả thật chẳng sai chút nào.

Suy nghĩ từ việc nầy thì những lời dạy của Ngài Thân Loan là tự thấy cái tội của chính mình sâu dày dưới con mắt mọi người. Trong khi đó chúng ta sống với nhiều tội lỗi. Thế nhưng không bao giờ tự biết những tội lỗi sâu dày ấy. Với ân đức của đức A Di Đà Như Lai thật cao vời, nguyện cứu vớt những tội lỗi sâu dày của chính ta, cả sự cung kính tôn trọng cũng chẳng thể rõ biết hết được. Thế giới của tự ngã, thế giới của dục vọng, thế giới của khổ đau… nơi chúng ta mê hoặc đã được Ngài chỉ rõ ràng.

Đồng thời với ân đức đáng tôn kính của đức A Di Đà Như Lai, ta cũng chẳng để ý đến ân ấy. Với bản thân mình, chúng ta chỉ biết sống với sự phê phán đúng, sai; người nầy xấu, kẻ kia tốt, chỉ lo cho chuyện của người khác.

Khi nhìn hình tướng của chúng ta như vậy, ngài Thân Loan Thánh Nhơn đã nói rằng:

“Với tôi vấn đề thiện ác hầu như chẳng để ý đến, nghĩa là nếu chúng ta nhận thức sai về thiện ác, rồi chỉ phán đoán đồng lõa, thì hiểu sai điều mà tôi đã ngộ được sự chân thật nơi đức Phật. Như vậy thì ta có thể biết được việc thiện ác chăng? Thế nhưng với cái ta giới hạn, rỗng tuếch, trống không lại mang đầy cả một thân phiền não, đồng thời chúng ta lại đang sống trong thế giới vô thường và đầy dãy khổ đau như thế giới nầy. Như vậy với cái ta nầy, tại sao có thể suy nghĩ về việc thiện ác ấy? Nếu suy nghĩ thật kỹ thì con người khi nghĩ về thế giới nầy, những hành vi hoàn toàn là hư ngụy; chẳng có tính cách triệt để; chỉ là việc nửa vời, hầu như chẳng có cái gì là thanh tịnh và chân thật cả. Duy chỉ tự rõ biết nơi đức A Di Đà Như Lai là một đạo lý chân thật. Với đạo lý ấy, chúng ta sống hướng lên bên trên, phải là như vậy”.

Sự thật thì theo như lời dạy nầy nếu khi ta và người khác mở miệng ra, nói những lời nhẹ nhàng và nói những lời hư nguỵ, trong những lời như vậy chỉ có một lời tán thán. Đó là “nếu ở cửa miệng ấy niệm Nam Mô A Di Đà Phật và ai ai cũng thế khi hỏi đáp với nhau qua hình thức tín tâm, nên mang tâm niệm Phật như thế nào để khi người ta nói, lời nói của người kia được tôn trọng, chẳng phải là để tranh cãi với nhau. Rồi chẳng phải lời nói của Ngài Thân Loan thì chúng ta lại gán ghép cho Ngài Thân Loan nói. Đối với người đối diện, không thật tình thì đó là điều đáng buồn”.

Những việc như thế ấy, chẳng phải là sự suy nghĩ và lời nói của tôi nhằm hơn thua, mà đó chính là những lời nói được nói ra bởi Ngài Thân Loan Thánh Nhơn. Với tôi, sức học yếu kém, chẳng hiểu rõ hết được ý nghĩa đứng đắn của kinh điển và những thơ văn giải thích; nên đối với sự dạy dỗ sâu xa cũng như cạn cợt đã phân biệt rõ ràng. Bởi vì tôi rất là tối tăm đối với Phật Pháp. Thật ra đây là chuyện đáng buồn, có nhiều chỗ biến dạng.

Tuy vậy bây giờ chỉ còn lại một phần trăm về lời dạy quan trọng của Ngài Thân Loan Thánh Nhơn, tôi nhớ và viết lại chỉ một phần nào mà thôi.

Hạnh phúc là tôi đã gặp được lời dạy của A Di Đà Như Lai, vừa nhận được ân huệ qua nhân duyên niệm Phật, nhưng nếu đức A Di Đà Như Lai qua lời thệ nguyện cứu độ con người mà chẳng được không sanh về cảnh Tịnh Độ, mà chỉ là biên địa Tịnh Độ, chỉ là phương tiện hóa độ (thế giới giả), khi sanh về đó, quả là điều đáng buồn.

Hoàn toàn giống với lời dạy ấy chúng ta hãy tin vào lời dạy của đức A Di Đà Như lai. Vừa niệm Phật, rồi tin theo điều khác xin đừng lý giải theo sự hiểu biết sai quấy. Cho nên trong khi vừa cầm bút, vừa chảy nước mắt, vừa viết nên những dòng chữ nầy. Quyển sách nầy là quyển sách phải than lên sự sầu bi về tín tâm sai khác, gọi là “Thán Dị Sao”. Quyết rằng khi cho những người khác đọc qua, chẳng phải là điều vô lý.

4.3 Lời phụ:

Thời Hậu Điểu Vũ (Goto Bain – 1180-1239) Pháp Nhiên Thượng Nhân đã dùng tha lực để tạo dựng nên tiếng niệm Phật, nhưng lúc ấy tại chùa Hưng Phước, các vị Tăng nhìn việc nầy với ác ý; nên đã trình tấu lên bên trên nghĩa là: cáo buộc trong những môn đệ của Pháp Nhiên Thượng Nhân có những hành vi chẳng phải đạo. Rồi những người thọ nhận tội chẳng thật ấy lần lượt như sau:

Một là Pháp Nhiên Thượng Nhân cùng với 7 người khác bị tội lưu đày. Lại có 4 người bị tội tử hình. Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân đày ra Thổ Tá Quốc (huyện Cao Trí) thuộc Phiên Đa. Với tội danh tên là Đằng Tỉnh Nguyên Nhan. Lúc ấy Ngài 76 tuổi.

Ngày Thân Loan thì đày đi Việt Hậu (Huyện Nigata) với tên tội là Đằng Tỉnh Thiện Tín. Lúc ấy Ngài 35 tuổi. Ngoài ra còn có những vị như sau: Tịnh Văn Phòng (bị đày ở Bổ Hậu Quốc, thuộc miền Đông của Hiroshima). Trừng Tây Thiện Quan Phòng thuộc Bá Kỵ Quốc (phía tây huyện Điểu Thủ.) Ảo Giác Phòng đày đi Y Đậu Quốc (miền Đông huyện Suiyuoka); Hành Không Pháp Bổn Phòng đày đi Tá Độ Quốc (thuộc đông bắc đảo huyện Nigata). Cả hai vị Hạnh Tây Thành Giác Phòng và Thiện Huệ Phòng quyết định theo tội danh bị đày đi xa. Còn Đại Tăng Chánh Thiện Đề chùa Vô Động (Đây là Thầy xuống tóc của Ngài Thân Loan Thánh Nhân và Hòa Thượng Từ Trấn Từ Viên) là 2 vị được miễn tội bị lưu đày.

Bên trên là tám vị bị đày đi xa và tử hình gồm những vị như sau:

Người thứ nhất là Tây Ý Thiện Trác Phòng, người thứ hai là Tánh Nguyện Phòng, người thứ ba là Trụ Liên Phòng, người thứ tư là An Lạc Phòng.

Đây là việc suy nghĩ của hai vị pháp sư tôn trưởng. Ngài Thân Loan khi bị đày ở Việt Hậu, hình thức Tăng, phải bị cải đổi, phải dùng tên đời cũng chẳng phải là Tăng mà cũng chẳng phải là tục. Đồng thời ghép thêm chữ Ngốc. Như thế mới được yên thân. Với tấu trạng ấy ngày nay vẫn còn lưu trữ ở Ngoại Ký Sanh (khởi thảo những sắc chỉ và ghi lại những bài văn đã tấu) Nơi Chấp hành Ngoại Ký ở nơi Việt Hậu, chốn lưu đày là nơi mà Ngu Ngốc Thân Loan đã viết ra quyển sách nầy.

Áo Thơ.

Một quyển bên trên, chúng ta đã sống với lời dạy của Đức A Di Đà Như Lai. Đây là một quyển sách tài liệu rất quí giá. Ở đời quá khứ nếu chẳng có nhân duyên với Phật Pháp thì không nên cho xem sách nầy.

Thích Liên Như (Hoa Giáp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2012(Xem: 4421)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
14/09/2012(Xem: 4760)
Kinh Lăng Nghiêm là một trong những bộ Kinh tinh túy cốt lõi thuộc truyền thống Kinh điển đại thừa Bồ Tát đạo trong Phật Giáo. Tinh thần Bồ tát là tinh thần cầu thành Phật, phổ độ chúng sanh, tinh thần ấy không phân biệt giữa hai giới tại gia hay xuất gia. Đã là Phật tử, tức phải xác định mục đích tấn tu duy nhất, mục đích đó là phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo. Trong lời tựa tán thán Kinh Lăng Nghiêm, Ngài A Nan phát nguyện “ngũ truợc ác thế thệ tiên nhập”, lời phát nguyện đó cũng chính là lời phát nguyện cho mỗi người Phật tử trên con đường tu tập.
14/09/2012(Xem: 5278)
Phật dạy các pháp đều từ tâm sanh, dù vậy cảnh vật bên ngoài vẫn là hiện hữu. Tuy nhiên sẽ không có cảnh tượng nếu không có tâm tưởng. Những giác quan chính của con người từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) đều như thế. Sỡ dĩ ta có thể nhận thức được mọi thứ là do căn tiếp xúc với trần, rồi dùng thức để phân biệt nhận lãnh. Nếu không như vậy ta không thể nhận biết được gì.
14/09/2012(Xem: 5338)
Khi nói đến tu là nói đến chuyển hóa Tâm thức trong mỗi con người chúng ta, đó là điều quan trọng nhất. Có hai mức độ chuyển hóa, mức độ thứ nhất là phát tâm từ bi thương hết tất cả chúng sanh, mức độ thứ hai là tập hoán chuyển giữa Mình và Người, còn gọi là thực tập pháp tu Cho và Nhận.
06/09/2012(Xem: 3783)
Khi đức Phật du hóa đến núi Tỳ-ha-La, thuộc thành La-duyệt-Kỳ, Ngài trú ngụ trong động cây Thất-diệp (Sau này tập kết Kinh Luật ở đây); có một vị Cư-sĩ tên là Tán-đà-Na thuộc thành La-duyệt-Kỳ, cứ mỗi ngày thường đến chỗ Phật ngụ. Một hôm trên đường đi, Cư-sĩ Tán-đà-Na nhìn bóng mặt trời thấy còn sớm, vì Cư-sĩ nghĩ rằng đức Phật còn đang nhập định, và các vị Tỳ-kheo cũng còn đang thiền-định; nghĩ như vậy, nên Cư-sĩ Tán-đà-Na tạm thời tạt vào nghỉ chân tại rừng Ô-tạm Bà-Lợi.
01/09/2012(Xem: 4458)
Một hôm đức Phật vào thành A-Nậu-Di khất thực, nhưng vì còn sớm, nên Ngài ghé vào vườn chỗ cư ngụ của Phạm-chí Phòng-già-Bà, để đợi đến giờ rồi mới đi khất thực; lúc đó, Phạm-Chí từ xa trông thấy đức Phật đi đến liền ra nghênh đón và nói: - Chào Cù-Đàm, qúy hóa thay đức Cù-Đàm; từ lâu không đến, nay Ngài chiếu cố chắc là có chuyện gì, kính mời Ngài ngồi chỗ này.
23/08/2012(Xem: 4806)
Khi đức Phật du hoá tại phiá bắc thôn Thâu-lô-Tra, thuộc nước Câu-Lâu-Sấu, bấy giờ các người trong thôn nghe tin: “Sa-môn Cù-Đàm, con Vua dòng họ Thích, lià bỏ tông-tộc, xuất gia học đạo, đang trú ngụ trong vườn Nhiếp-hoà; vị Sa-môn ấy có tiếng tăm lớn đồn khắp mọi nơi là bậc đắc đạo, là thầy của Trời và Người, thuyết pháp vi diệu chưa từng có”, nên họ rủ nhau cùng đến gặp Ngài để lễ bái cúng dường.
18/08/2012(Xem: 8321)
Anh chị em thân mến, đặc biệt là người thân hữu lâu năm Jim[1]. Thật sự tôi rất vui mừng được đến đây để gặp gở mọi người. Một số là người thân quen đã lâu, và hầu hết các vị là mới. Tôi cảm thấy rất quan trọng để gặp gở và chia sẻ một số quan điểm của tôi, chính yếu là những kinh nghiệm của riêng tôi và cũng như tôi nghĩ là một số quán chiếu. Tôi nghĩ ở đằng ấy, những sinh viên trẻ tuổi mà tôi cho là tôi có kinh nghiệm hơn (cười). Các bạn chỉ vừa mới bắt đầu một cuộc đời thật sự, còn tôi đã sắp nói lời giả biệt, bye bye (cười).
18/08/2012(Xem: 4290)
Một hôm, đức Phật dạy các Tỳ Kheo: - Thuở xưa, Chư Thiên đánh nhau với Thần A Tu la. Thích Đề Hòan Nhân (Vua trời Đế Thích) ra lệnh cho Chư Thiên Đạo Lợi: “- Các Ông đánh nhau với Thần A Tu La, làm sao bắt được Vua Thần A Tu La, hãy dùng 5 sợi dây trói lại, đem về giảng đường Thiện Pháp, ta muốn thấy mặt nó.”
16/08/2012(Xem: 4791)
Một số người theo thuyết Nhất thần giáo thành lập niềm tin vào "Thiên chúa" trong nhiều Tôn giáo. Nhiều người tự cho Tôn giáo mình là Hữu thần-Bất khả tri (Agnostic), và những người khác vui vẻ tự nhận mình là Vô thần (Atheist). Một vài giáo phái Bất khả tri luận cũng là Phật tử, và một số họ tin vào "những tầng trời" và "những cõi địa ngục". Tuy nhiên những Phật tử này tránh từ “G" (God) trong tất cả tình huống. Vậy thì Phật tử theo chủ thuyết Bất khả tri luận có thể chấp nhận “Thiên chúa” không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]