- 01. Lược sử Tịnh Không pháp sư
- 02. Cứu cánh của Phật giáo là gì
- 03. Nội dung và mục đích giáo dục của Phật giáo
- 04. Truyền thống của Phật giáo
- 05. Người muốn học Phật phải nên bắt đầu từ đâu?
- 06. Quy y và thân cận một vị thầy tốt có tương quan gì không
- 07. Năm thời thuyết pháp của đức Phật
- 08. Năm đại khoa mục tu học Phật pháp
- 09. Tu học thế nào mới có thể phóng hạ được phiền não?
- 10. Phật giáo có đề xướng ăn chay hay không?
- 11. Nghiệp chướng là gì? Nó ảnh hưởng như thế nào trong đời sống?
- 12. Quan hệ của nhân quả
- 13. Học Phật có lợi ích gì?
- 14. Người học Phật có cần phải xuất gia hay không?
- 15. Làm thế nào mới có thể xa rời khổ đau và đạt được an lạc?
- 16. Khi gặp hoàn cảnh không vui nên xử lý như thế nào?
- 17. Làm thế nào có thể khống chế được vọng tưởng để khai mở tinh thần?
- 18. Người tại gia nên tự tu như thế nào?
- 19. Lúc đọc kinh phải có quy củ và cấm kỵ gì?
- 20. Trong đời sống khi gặp cảnh không hòa thuận nên xử lý thế nào?
- 21. Sợ hãi đối với vấn đề sinh tử
- 22. Người sau khi vãng sinh sẽ đi về đâu?
- 23. Siêu độ biểu hiện cho ý nghĩa gì?
- 24. Kinh Địa Tạng là phương pháp tu học nhập môn
- 25. Hiệu dụng của việc niệm Phật
- 26. Tu học Phật pháp tốt nhất là thâm nhập một pháp môn
- 27. Thờ cúng tượng Phật và Bồ tát
- 28. Dụng ý vật phẩm cúng dường Phật, Bồ tát
- 29. Nghi thức khai quang tượng Phật, Bồ tát
- 30. Pháp quán đảnh của Mật Tông có ý nghĩa gì?
- 31. Cứu cánh của việc thành Phật là đi về đâu?
- 32. Nhận thức về việc Phật, Bồ tát tái thế
- 33. Tập quán lễ lạy của xã hội
- 34. Sự ngộ nhận sai lầm của quần chúng về việc niệm Phật cầu sinh thế giới Cực Lạc
- 35. Mấy lời tâm huyết
PHẬT GIÁO LÀ GÌ
Nguyên tác: HT Thích Tịnh KhôngViệt dịch: Thích Tâm An
7. NĂM THỜI THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT
Cốttủy phương pháp học của Phật pháp được phân chia thành năm giai đoạn. Tương tự như nền học vấn của thế gian từ thấp lên cao, tiến dần theo thứtự. Trong kinh điển đã có ghi chép, ban đầu Phật giảng kinh Hoa Nghiêm,đây là một bộ kinh mà Phật đã nói trong khi đang nhập định, tham dự pháp hội này đều là các đại Bồ tát, không có phàm phu bình thường. Tronglần thuyết pháp này, Đức Phật nói toàn bộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, do đó nội dung của pháp này phi thường rộng lớn. Sau đức Phật nhậpdiệt 600 năm, có một vị Bồ Tát tên là Long Thọ, Ngài ở tại Long Cung xem hết toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, nhận thấy số lượng rất lớn, rất khó tưởng tượng. Bồ tát sau khi xem qua, nhận thấy phàm phu khó có thể tiếp thọ được toàn bộ, vì nội dung của bộ kinh quá lớn. Ngài xem từ cuốn trung đến cuốn hạ, ý nghĩa toàn bộ của kinh quá rộng, tuy xem qua phần trích dẫn nhưng vẫn thấy còn lớn. Bồ tát lại so sánh phần trích dẫn và cuốn hạ, nhận thấy cuốn hạ đơn giản hơn nên Ngài chọn bản này làm bản chính của kinh, vì bản hạ này có thể giúp cho người thế gian tụng đọc vàtiếp thọ một cách dễ dàng. Và chính bản kinh này đã được lưu truyền đếnthế gian, sau đó được truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc đã phiêndịch sang Trung văn. Hiện tại, bản Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh mà mọi người xem chỉ là bản đề cương mà thôi. Ngay cả bản Tứ Khố Toàn Thư của người Trung Quốc, bản mà hầu như mọi người cho là trọn bộ, vô cùng phong phú, cũng chỉ là mục lục cương yếu. Kinh Hoa Nghiêm hiện tại chúng ta đọc tụng cũng giống như vậy, tuy nó được xem là bản kinh hoàn chỉnh nhưng thật ra chỉ là phần cương yếu, đã là cương yếu thì chắcchắn không phải là hoàn chỉnh. Hiện tại chúng ta chỉ có được một phần hai bản, số còn lại đáng tiếc đã bị thất lạc, nguyên bản tìm không có, và có thể nói bản dịch sang Trung văn hiện nay là có giá trị hơn cả. Kinh này được Phật giảng nói trong thiền định, nên những cảnh giới Phật nói ra hoàn toàn là cảnh giới thật chứng. Sau thời Hoa Nghiêm, Phật nhậnthấy cảnh giới nói trong kinh Hoa Nghiêm quá nhiệm mầu, trong khi căn tánh của chúng sinh lại quá ư cạn cợt, thấp kém, nên Phật từ bi nói tiếpthời A Hàm, thời kinh này được ví như giáo trình của bậc tiểu học. Sau thời A Hàm tiến thêm một bước Phật nói thời Phương Đẳng. Thời Phương Đẳng tương đương với bậc trung học, sau Phương Đẳng là thời Bát Nhã, thời Bát Nhã ngang với bậc đại học. Phật nói kinh này thời gian rất dài,giảng đến hai mươi năm. Như chúng ta biết, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài thuyết pháp giảng kinh suốt bốn mươi chín năm, trong đó thời Bát Nhã đã chiếm hết hai mươi hai năm. Như vậy đủ để chúng ta thấy kinh Bát Nhã là trung tâm của Phật pháp, nó là khóa trình chủ đạo. Hiện tại, trong kinh điển Trung văn, Bát Nhã có số lượng rất lớn, tổng cộng có 600 quyển. Thời sau cùng Phật nói kinh Pháp Hoa và Niết Bàn thời gianlà tám năm. Đích đến cuối cùng là cảnh giới của kinh Hoa Nghiêm. Như vậy, có thể nói Phật giảng kinh thuyết pháp có thứ lớp và rất phương tiện thiện xảo.
7. NĂM THỜI THUYẾT PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT
Cốttủy phương pháp học của Phật pháp được phân chia thành năm giai đoạn. Tương tự như nền học vấn của thế gian từ thấp lên cao, tiến dần theo thứtự. Trong kinh điển đã có ghi chép, ban đầu Phật giảng kinh Hoa Nghiêm,đây là một bộ kinh mà Phật đã nói trong khi đang nhập định, tham dự pháp hội này đều là các đại Bồ tát, không có phàm phu bình thường. Tronglần thuyết pháp này, Đức Phật nói toàn bộ chân tướng của vũ trụ nhân sinh, do đó nội dung của pháp này phi thường rộng lớn. Sau đức Phật nhậpdiệt 600 năm, có một vị Bồ Tát tên là Long Thọ, Ngài ở tại Long Cung xem hết toàn bộ kinh Hoa Nghiêm, nhận thấy số lượng rất lớn, rất khó tưởng tượng. Bồ tát sau khi xem qua, nhận thấy phàm phu khó có thể tiếp thọ được toàn bộ, vì nội dung của bộ kinh quá lớn. Ngài xem từ cuốn trung đến cuốn hạ, ý nghĩa toàn bộ của kinh quá rộng, tuy xem qua phần trích dẫn nhưng vẫn thấy còn lớn. Bồ tát lại so sánh phần trích dẫn và cuốn hạ, nhận thấy cuốn hạ đơn giản hơn nên Ngài chọn bản này làm bản chính của kinh, vì bản hạ này có thể giúp cho người thế gian tụng đọc vàtiếp thọ một cách dễ dàng. Và chính bản kinh này đã được lưu truyền đếnthế gian, sau đó được truyền sang Trung Quốc, người Trung Quốc đã phiêndịch sang Trung văn. Hiện tại, bản Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh mà mọi người xem chỉ là bản đề cương mà thôi. Ngay cả bản Tứ Khố Toàn Thư của người Trung Quốc, bản mà hầu như mọi người cho là trọn bộ, vô cùng phong phú, cũng chỉ là mục lục cương yếu. Kinh Hoa Nghiêm hiện tại chúng ta đọc tụng cũng giống như vậy, tuy nó được xem là bản kinh hoàn chỉnh nhưng thật ra chỉ là phần cương yếu, đã là cương yếu thì chắcchắn không phải là hoàn chỉnh. Hiện tại chúng ta chỉ có được một phần hai bản, số còn lại đáng tiếc đã bị thất lạc, nguyên bản tìm không có, và có thể nói bản dịch sang Trung văn hiện nay là có giá trị hơn cả. Kinh này được Phật giảng nói trong thiền định, nên những cảnh giới Phật nói ra hoàn toàn là cảnh giới thật chứng. Sau thời Hoa Nghiêm, Phật nhậnthấy cảnh giới nói trong kinh Hoa Nghiêm quá nhiệm mầu, trong khi căn tánh của chúng sinh lại quá ư cạn cợt, thấp kém, nên Phật từ bi nói tiếpthời A Hàm, thời kinh này được ví như giáo trình của bậc tiểu học. Sau thời A Hàm tiến thêm một bước Phật nói thời Phương Đẳng. Thời Phương Đẳng tương đương với bậc trung học, sau Phương Đẳng là thời Bát Nhã, thời Bát Nhã ngang với bậc đại học. Phật nói kinh này thời gian rất dài,giảng đến hai mươi năm. Như chúng ta biết, lúc Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài thuyết pháp giảng kinh suốt bốn mươi chín năm, trong đó thời Bát Nhã đã chiếm hết hai mươi hai năm. Như vậy đủ để chúng ta thấy kinh Bát Nhã là trung tâm của Phật pháp, nó là khóa trình chủ đạo. Hiện tại, trong kinh điển Trung văn, Bát Nhã có số lượng rất lớn, tổng cộng có 600 quyển. Thời sau cùng Phật nói kinh Pháp Hoa và Niết Bàn thời gianlà tám năm. Đích đến cuối cùng là cảnh giới của kinh Hoa Nghiêm. Như vậy, có thể nói Phật giảng kinh thuyết pháp có thứ lớp và rất phương tiện thiện xảo.
Gửi ý kiến của bạn