Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02-Vấn đề của tự do

29/06/201115:25(Xem: 5036)
02-Vấn đề của tự do

NGHĨ VỀ NHỮNG ĐIỀU NÀY
Nguyên tác: Think on These Thingsby Jiddu Krishnamurti
Lời dịch: ÔNG KHÔNG Bản dịch 2006 – Hiệu đính 7- 2008

Chương 2
Vấn đề của tự do

Tôi muốn thảo luận với bạn về vấn đề của tự do. Đó là một đề tài rất phức tạp, cần xem xét kỹ lưỡng và hiểu rõ sâu sắc. Chúng ta đã nghe nhiều cuộc nói chuyện về tự do, tự do tôn giáo, và tự do làm điều gì người ta muốn làm. Nhiều quyển sách đã viết về tất cả điều này bởi những học giả. Nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể tiếp cận nó rất đơn giản và trực tiếp, và có lẽ việc đó sẽ mang lại cho chúng ta một giải pháp thực sự.

Tôi tự hỏi không hiểu bạn có khi nào ngừng lại để quan sát tia sáng tuyệt vời ở hướng tây khi mặt trời lặn, với mặt trăng non e thẹn lơ lửng trên cây cối hay không? Thường thường vào giờ đó con sông rất êm đềm, và rồi mọi thứ được phản ảnh trên mặt sông: cây cầu, chiếc xe lửa đang chạy qua, mặt trăng non, và lúc này, khi trời tối om, những vì sao. Tất cả đều rất đẹp. Và muốn quan sát, muốn nhìn ngắm, muốn trao chú ý tổng thể của bạn đến một điều gì đó đẹp đẽ, cái trí của bạn phải được tự do khỏi tất cả những điều gì nó có từ trước đến nay, phải vậy không? Nó không còn bị nhét đầy những vấn đề, những lo âu, những giả thuyết. Chính là chỉ khi nào cái trí rất yên lặng thì bạn mới có thể quan sát, vì lúc đó cái trí nhạy cảm lạ thường cùng vẻ đẹp; và có lẽ đây là một manh mối dẫn đến vấn đề tự do của chúng ta.

Bây giờ, được tự do có nghĩa là gì? Tự do có phải là vấn đề làm điều gì đang xảy ra cho phù hợp bạn, đi nơi nào bạn thích, suy nghĩ điều gì bạn muốn hay không? Điều này bạn làm được trong một mức độ nào đó. Chỉ có được sự độc lập, việc đó có nghĩa là tự do hay sao? Nhiều người trên thế giới sống độc lập, nhưng chẳng có bao nhiêu người được tự do. Tự do ám chỉ thông minh lớn lao, phải vậy không? Được tự do là được thông minh, nhưng thông minh không hiện hữu chỉ bằng ước muốn được tự do; nó hiện hữu chỉ khi nào bạn bắt đầu hiểu rõ toàn môi trường quanh bạn, những ảnh hưởng của truyền thống, cha mẹ, tôn giáo và xã hội đang liên tục bủa vây bạn. Nhưng muốn hiểu rõ những ảnh hưởng khác nhau – ảnh hưởng của cha mẹ, của chính phủ, của xã hội, của nền văn hóa mà bạn lệ thuộc, của những niềm tin, những thần thánh và những mê tín của bạn, của truyền thống mà bạn tuân phục không cần suy nghĩ – muốn hiểu rõ tất cả việc này và được tự do khỏi chúng đòi hỏi sự thấu triệt sâu sắc; nhưng thông thường bạn nhượng bộ chúng bởi vì bên trong bạn sợ hãi. Bạn sợ hãi không có một vị trí tốt đẹp trong cuộc sống; bạn sợ hãi điều gì vị giáo sĩ của bạn sẽ nói; bạn sợ hãi không tuân theo truyền thống, sợ hãi không làm một việc đúng đắn. Nhưng tự do thực sự là một trạng thái của cái trí trong đó không còn sợ hãi hay cưỡng bách, không còn thôi thúc muốn được an toàn.

Hầu hết chúng ta không muốn được an toàn hay sao? Chúng ta không muốn được khen ngợi rằng chúng ta là một con người tuyệt vời làm sao, chúng ta trông đẹp đẽ làm sao hoặc chúng ta thông minh lạ lùng làm sao? Nếu không chúng ta sẽ không có những tước hiệu đặt trước danh tính của chúng ta. Tất cả loại sự việc đó giúp chúng ta có được sự bảo đảm cho mình, một ý thức của quan trọng. Tất cả chúng ta đều muốn là những người nổi tiếng – và khoảnh khắc chúng ta muốn là cái gì đó, chúng ta không còn được tự do nữa.

Làm ơn hãy nhìn thấy việc này, vì nó là cái manh mối thực sự dẫn đến hiểu rõ vấn đề của tự do. Dù rằng ở trong thế giới này của những nhà chính trị, quyền hành, chức vụ và uy quyền, hay trong thế giới tạm gọi là tinh thần nơi mà bạn ham muốn có đức hạnh, cao quý, thánh thiện; khoảnh khắc bạn muốn là một người nào đó, bạn không còn được tự do nữa. Nhưng người đàn ông hay người phụ nữ nhìn thấy được điều vô lý của tất cả những sự việc này và vì vậy tâm hồn của họ hồn nhiên, và vì vậy không bị chuyển động bởi ham muốn là một người nào đó – một con người như thế được tự do. Nếu bạn hiểu rõ sự đơn giản của nó bạn cũng thấy được vẻ đẹp và chiều sâu tuyệt vời của nó.

Rốt cuộc, những kỳ thi dành cho mục đích đó; cho bạn một vị trí, làm cho bạn là một người nào đó. Những tước hiệu, chức vụ và hiểu biết khuyến khích bạn là cái gì đó. Bạn không thấy rằng cha mẹ và giáo viên của bạn luôn luôn bảo rằng bạn phải leo lên một cái gì đó trong cuộc sống, rằng bạn phải thành công giống như người chú hay người ông của bạn hay sao? Hay bạn cố gắng bắt chước mẫu mực của một vị anh hùng nào đó, giống như các bậc Thầy, các vị thánh; và vì vậy bạn không bao giờ được tự do. Dù rằng bạn tuân theo mẫu mực của một bậc Thầy, một vị thánh, một người họ hàng hay bám chặt vào một truyền thống đặc biệt, tất cả đều ngụ ý một đòi hỏi về phía bạn để là một điều gì đó; và chỉ khi nào bạn thực sự hiểu rõ sự thật này thì lúc đó bạn mới có tự do.

Vậy thì, chức năng của giáo dục, là phải giúp đỡ bạn từ khi còn bé không được bắt chước bất kỳ người nào, nhưng luôn luôn là chính mình. Và đây là điều khó khăn nhất khi thực hiện: dù rằng bạn xấu xí hay đẹp đẽ, dù rằng bạn đố kỵ hay là ghen tuông, luôn luôn là cái gì bạn là, và hiểu rõ nó. Rất khó khăn để là chính mình, bởi vì bạn nghĩ rằng cái gì bạn là là không cao quý, và rằng nếu bạn có thể thay đổi cái gì bạn là thành một cái gì đó cao quý thì nó sẽ tuyệt vời lắm nhưng điều đó không bao giờ xảy ra được. Trái lại, nếu bạn nhìn ngắm cái gì bạn thực sự là và hiểu rõ nó, vậy thì trong chính hiểu rõ đó có một chuyển đổi. Vì vậy tự do nằm ở chỗ, không phải trong cố gắng trở thành một cái gì đó khác biệt, cũng không phải trong việc làm cái gì bạn bất ngờ cảm thấy thích làm, cũng không phải trong việc tuân theo uy quyền của truyền thống, của cha mẹ, của vị đạo sư, nhưng trong hiểu rõ cái gì bạn là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc.

Bạn thấy không, bạn không được giáo dục cho việc này; giáo dục của bạn khuyến khích bạn trở thành cái này hay cái kia – nhưng đó không là hiểu rõ về chính bạn. “Cái tôi” của bạn là một sự việc rất phức tạp; nó không chỉ là cái thực thể mà đi học, mà cãi cọ, mà chơi những trò chơi, mà sợ hãi, nhưng nó cũng còn là cái gì đó giấu giếm, không hiển lộ. Nó được tạo thành, không chỉ bằng tất cả những tư tưởng mà bạn suy nghĩ, mà còn bằng tất cả những sự việc đã được đặt vào cái trí của bạn bởi những người khác, bởi những quyển sách, bởi báo chí, bởi những người lãnh đạo của bạn; và chỉ có thể hiểu rõ được việc đó khi bạn không muốn là một ai đó, khi bạn không bắt chước, khi bạn không tuân theo – mà thực sự có nghĩa rằng, khi bạn phản kháng toàn lề thói cố gắng trở thành một điều gì đó. Đó là cuộc cách mạng thực sự duy nhất, dẫn đến tự do phi thường. Vun quén tự do này là chức năng thực sự của giáo dục.

Cha mẹ của bạn, giáo viên của bạn và những ham muốn riêng của bạn mong muốn bạn được gắn kết vào điều này hay điều khác với mục đích được hạnh phúc, an toàn. Nhưng muốn có thông minh, bạn không phải tháo gỡ tất cả những ảnh hưởng đang vây bủa và nghiền nát bạn hay sao?

Hy vọng của một thế giới mới ở trong tay những người của các bạn mà bắt đầu nhìn thấy cái gì là giả dối và chống lại nó, không chỉ bằng lời nói nhưng thực tế. Và đó là lý do tại sao bạn nên tìm kiếm loại giáo dục đúng đắn; vì chỉ khi nào lớn lên trong tự do, bạn mới có thể tạo ra một thế giới mới mẻ không dựa vào những truyền thống hay bị định hình theo một ý tưởng của một triết gia hay một lý tưởng gia nào đó. Nhưng không thể có tự do chừng nào bạn còn đang cố gắng trở thành một người nào đó, hay bắt chước một mẫu mực cao quý.

Người hỏi: Thông minh là gì?

Krishnamurti: Chúng ta hãy suy nghĩ câu hỏi này rất cẩn thận, kiên trì, và tìm ra. Tìm ra không là đi đến một kết luận. Tôi không biết bạn có thấy được sự khác biệt không? Khoảnh khắc bạn đạt đến một kết luận giải thích thông minh là gì, bạn đã ngừng thông minh. Đó là điều gì hầu hết những người lớn tuổi đã làm: họ đã đến những kết luận. Do đó họ đã ngừng thông minh. Vì vậy bạn đã tìm ra một điều ngay tức khắc: rằng một cái trí thông minh là một cái trí đang liên tục học hỏi, không bao giờ đang kết luận.

Thông minh là gì? Hầu hết mọi người đều thỏa mãn với định nghĩa thông minh là gì. Hoặc họ nói rằng, “Đó là một giải thích đúng,” hoặc họ thích lối giải thích riêng của họ; và một cái trí thỏa mãn với một giải thích lại rất hời hợt, vì vậy nó không thông minh.

Bạn đã bắt đầu hiểu rõ rằng một cái trí thông minh là một cái trí không thỏa mãn với những giải thích, với những kết luận, nó cũng không là một cái trí tin tưởng, bởi vì niềm tin lại nữa là một hình thức của kết luận mà thôi. Một cái trí thông minh là một cái trí đang tìm hiểu, một cái trí đang quan sát, đang học hỏi, đang suy xét. Mà có nghĩa gì vậy? Rằng là thông minh chỉ có được khi nào không còn sợ hãi, khi bạn sẵn lòng phản kháng đi ngược lại toàn cấu trúc của xã hội với mục đích tìm ra Chúa là gì, hay với mục đích khám phá sự thật của bất kỳ việc gì.

Thông minh không là hiểu biết. Nếu bạn có thể đọc tất cả những quyển sách trên thế giới này nó sẽ không cho bạn thông minh. Thông minh là một cái gì đó rất tinh tế, nó không bám rễ vào đâu cả. Nó hiện hữu khi nào bạn hiểu rõ toàn tiến hành của cái trí – không phải cái trí lệ thuộc một triết gia hay vị thầy nào đó, nhưng cái trí riêng của bạn. Cái trí của bạn là kết quả của tất cả nhân loại, khi bạn hiểu rõ nó bạn không cần học một quyển sách nào, bởi vì cái trí của bạn chứa đựng toàn thể hiểu biết của quá khứ. Vì vậy thông minh hiện hữu bằng hiểu rõ về chính mình; và bạn có thể hiểu rõ về chính mình chỉ trong liên hệ đến thế giới của con người, những sự vật và những ý tưởng. Thông minh không là cái gì đó mà bạn có thể tìm được, giống như học hỏi; nó sinh ra khi có sự phản kháng to lớn, đó là, không còn sợ hãi – mà thực sự có nghĩa là, khi có một ý thức của tình yêu. Bởi vì chỉ khi nào không còn sợ hãi, lúc đó mới có tình yêu.

Nếu bạn chỉ thích thú những lời giải thích, tôi nghĩ bạn sẽ cảm thấy rằng tôi đã không trả lời câu hỏi của bạn. Khi hỏi thông minh là gì cũng giống như khi hỏi cuộc sống là gì. Cuộc sống là học hành, chơi đùa, ái ân, làm việc, cãi cọ, ganh tị, tham lam, thương yêu, vẻ đẹp, sự thật – cuộc sống là mọi thứ, phải vậy không? Nhưng bạn thấy không, hầu hết chúng ta không có sự kiên nhẫn một cách nghiêm túc và kiên trì để theo đuổi sự tìm hiểu này.

Người hỏi: Một cái trí thô thiển có thể trở thành nhạy cảm được không?

Krishnamurti: Lắng nghe câu hỏi, lắng nghe ý nghĩa đằng sau những từ ngữ. Một cái trí thô thiển có thể trở thành nhạy cảm được không? Nếu tôi nói cái trí của tôi thô thiển và tôi cố gắng trở thành nhạy cảm, chính nỗ lực trở thành nhạy cảm đó là thô thiển. Làm ơn hãy thấy điều này. Đừng bị thúc đẩy, nhưng hãy nhìn ngắm nó. Trái lại, nếu tôi nhận ra rằng tôi thô thiển mà không muốn thay đổi lẫn không có cố gắng trở nên nhạy cảm, nếu tôi bắt đầu hiểu rõ thô thiển là gì, quan sát nó trong cuộc sống của tôi từ ngày này qua ngày khác – cách tôi ăn uống tham lam, cách tôi cư xử cộc cằn với con người, sự tự hào, sự ngạo mạn, sự tầm thường của những tư tưởng và những thói quen của tôi – vậy thì chính quan sát đó chuyển đổi cái gì là.

Tương tự như thế, nếu tôi ngu dốt và tôi nói rằng tôi phải trở nên thông minh, nỗ lực trở nên thông minh đó chỉ là một hình thức to lớn hơn của ngu dốt mà thôi; bởi vì điều gì quan trọng là hiểu rõ ngu dốt. Dù tôi có cố gắng trở nên thông minh chừng nào chăng nữa, ngu dốt của tôi vẫn còn y nguyên. Tôi có lẽ thu lượm được lớp hào nhoáng giả tạo của học hỏi, tôi có thể trích dẫn những quyển sách, lặp lại những đoạn văn của những tác giả vĩ đại, nhưng theo căn bản tôi sẽ vẫn còn ngu dốt. Nhưng nếu tôi thấy và hiểu rõ ngu dốt khi nó tự phơi bày trong cuộc sống hàng ngày của tôi – cách tôi cư xử với người hầu của tôi, cách tôi lưu ý đến người láng giềng của tôi, người đàn ông nghèo khổ, người đàn ông giàu có, người thư ký – vậy thì chính tỉnh thức đó tạo ra một động thái phá vỡ ngu dốt.

Bạn thử nó đi. Hãy quan sát chính bạn khi nói chuyện với người hầu của bạn, quan sát sự kính trọng to lớn mà bạn cư xử với một vị thống đốc và chẳng kính trọng bao nhiêu khi bạn thể hiện với người đàn ông mà không có gì để cho bạn. Rồi thì bạn sẽ bắt đầu tìm ra bạn là người ngu dốt như thế nào, và trong khi hiểu rõ ngu dốt đó có thông minh, nhạy cảm. Bạn không phải trở thành nhạy cảm. Con người đang cố gắng trở thành cái gì đó là xấu xa, không nhạy cảm; anh ấy là một con người thô thiển.

Người hỏi: Làm thế nào một em bé hiểu được em ấy là gì nếu không có sự trợ giúp của cha mẹ và những giáo viên của em.

Krishnamurti: Tôi đã nói rằng em bé có thể, hay đây là sự diễn dịch của bạn về điều gì tôi đã nói? Em bé sẽ tìm ra về chính em nếu môi trường em sống giúp đỡ em làm như thế. Nếu những bậc cha mẹ và những giáo viên thực sự lưu tâm rằng một em bé nên khám phá em là gì, họ sẽ không áp đặt em; họ sẽ tạo ra một môi trường trong đó em sẽ đạt được hiểu rõ về chính em.

Bạn đã hỏi câu hỏi này; nhưng nó có phải là một vấn đề mấu chốt đối với bạn hay không? Nếu bạn cảm thấy sâu sắc rằng nó rất quan trọng cho một em bé tìm ra em là gì, và rằng em không thể tìm ra việc này nếu em bị điều phối bởi uy quyền, liệu bạn không giúp đỡ tạo ra một môi trường đúng đắn hay sao? Lại nữa cùng một thái độ cũ kỹ: hãy bảo tôi biết phải làm gì và tôi sẽ làm điều đó. Chúng ta không nói rằng: “Chúng ta hãy cùng nhau làm công việc đó đi.” Vấn đề là làm thế nào tạo ra một môi trường trong đó em bé có thể có được hiểu rõ về chính em là một vấn đề liên quan đến mọi người – những bậc cha mẹ, những giáo viên và chính các em bé. Nhưng hiểu rõ về chính mình không thể nào bị áp đặt, hiểu rõ không thể nào bị thúc đẩy; và nếu đây là một vấn đề mấu chốt cho bạn và cho tôi, cho cha mẹ và cho giáo viên, vậy thì cùng nhau chúng ta sẽ tạo ra những ngôi trường thuộc loại đúng đắn.

Người hỏi: Trẻ em kể với tôi rằng các em đã thấy được trong những ngôi làng vài hiện tượng lạ lùng, như là ma ám, và rằng các em sợ ma, những linh hồn và vân vân. Các em cũng hỏi về chết. Người ta sẽ phải nói gì về tất cả việc này?

Krishnamurti: Đúng ra chúng ta sẽ tìm hiểu chết là gì? Nhưng bạn thấy không, sợ hãi là một điều lạ lùng. Các bạn, những em nhỏ đã được kể về những con ma bởi cha mẹ của các bạn, bởi những người lớn hơn, nếu không các bạn sẽ không cảm thấy những con ma. Một người nào đó đã kể với bạn về chuyện ma ám. Bạn còn quá nhỏ để biết những điều này. Nó không là trải nghiệm riêng của bạn, nó là phản ảnh của điều gì những người lớn đã kể cho bạn. Và chính những người lớn hơn thường chẳng biết gì về tất cả việc này. Họ chỉ đọc trong quyển sách nào đó, và nghĩ rằng họ đã hiểu nó. Điều này nổi lên một câu hỏi hoàn toàn khác hẳn: có một trải nghiệm không bị vấy bẩn bởi quá khứ hay không? Nếu một trải nghiệm bị vấy bẩn bởi quá khứ nó chỉ là một tiếp tục của quá khứ, và vì vậy không là một trải nghiệm đầu tiên.

Điều quan trọng là những người lớn của các bạn đang tiếp xúc với những em bé không nên áp đặt vào các em sự tưởng tượng riêng của các bạn, những nhận thức riêng của các bạn về những con ma, những ý tưởng và những trải nghiệm đặc biệt riêng của các bạn. Tránh được điều này rất khó khăn, bởi vì những người lớn nói nhiều về tất cả những sự việc không cần thiết và không quan trọng trong cuộc sống; thế là họ dần dần chuyển cho các em nhỏ những lo âu, sợ hãi, và những mê tín riêng của họ, và trẻ em tự nhiên lặp lại những điều gì các em đã nghe được. Rất quan trọng là những người lớn, mà thông thường chính họ chẳng biết gì về những sự việc đó, không nên kể về chúng trước mặt những em bé, nhưng thay vì vậy giúp đỡ nhau tạo ra một bầu không khí trong đó các em có thể lớn lên cùng tự do và không còn sợ hãi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 3896)
Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?
05/04/2012(Xem: 5012)
Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.
03/04/2012(Xem: 3937)
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
03/04/2012(Xem: 4299)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện: *TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm) *HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân) * NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)
03/04/2012(Xem: 6503)
Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
26/03/2012(Xem: 5890)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
21/03/2012(Xem: 3764)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả. Tập “Pháp môn niệm Phật” này, chuyên nói về sự niệm Phật. Hành giả nào muốn mau thành Phật không gì qua niệm Phật. Nên biết sáu chữ Hồng danh chẳng luận già trẻ, trai gái, sang hèn, nghèo giàu, kẻ mua gánh bán bưng, kẻ đi bộ, người chèo thuyền, đều niệm Phật được. Nhưng phải phát nguyện sau khi lâm chung thần thức được vãng sanh về Cực lạc, liên hoa hóa sanh. Lại nữa, ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi, muốn viên mãn phước huệ, những ai phát Bồ-đề tâm cầu thành Phật, nguyện độ chúng sanh, đều phải chuyên tu niệm Phật.
19/03/2012(Xem: 9904)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
04/03/2012(Xem: 7628)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
20/02/2012(Xem: 6249)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]