BÀN VỀ SỰ THẬT
Lời dịch: Ông Không
Nguyên tác: ON TRUTH J. Krishnamurti
Từ quyểnSự thật và Thực sự
BrockwoodPark, ngày 18 tháng 5 năm 1975
K |
rishnamurti: Tôi đang suy nghĩ về nghi vấn của sự thật là gì và thực tế là gì và liệu có bất kỳ sự liên hệ nào giữa hai, hay liệu chúng tách rời. Chúng vĩnh viễn tách biệt, hay chúng chỉ là những chiếu rọi của sự suy nghĩ? Và nếu sự suy nghĩ không vận hành, liệu sẽ có thực tế? Tôi đã nghĩ rằng reality thực tếcó từ từ ngữ res, vật, và rằng bất kỳ thứ gì mà sự suy nghĩ vận hành, hay sáng chế, hay phản ảnh dựa vào nó, là thực tế. Và sự suy nghĩ, đang suy nghĩ trong một cách bị quy định, bị biến dạng, là ảo tưởng, là tự-dối gạt, là không chính xác. Tôi để lại nó ở đó, bởi vì tôi đã muốn thả cho nó xảy ra hơn là tôi theo đuổi nó.
David Bohm: Nghi vấn của sự suy nghĩ và thực tế và sự thật đã làm bận tâm những người triết lý qua nhiều thời đại. Nó là một nghi vấn hóc búa. Dường như đối với tôi tại cơ bản điều gì ông giải thích hoàn toàn thực sự, nhưng có nhiều điểm cần được giải quyết. Một trong những câu hỏi nảy sinh là: Nếu thực tế là sự suy nghĩ, liệu điều gì sự suy nghĩ suy nghĩ về, liệu điều gì xuất hiện trong ý thức, vượt khỏi ý thức?
Krishnamurti: Liệu những nội dung của ý thức là thực tế?
David Bohm: Đó là nghi vấn; và liệu chúng ta có thể sử dụng sự suy nghĩ như là vật tương đương với ý thức trong hình thức cơ bản của nó?
Krishnamurti: Vâng.
David Bohm: Tôi không hiểu liệu, chỉ vì sự lợi ích của tính chất trọn vẹn, trong từ ngữ ‘sự suy nghĩ’ chúng ta nên bao gồm cảm thấy, ham muốn, ý muốn, và phản ứng. Tôi cảm thấy chúng ta nên bao gồm, nếu chúng ta đang thâm nhập sự liên kết giữa ý thức, thực tế, và sự thật.
Krishnamurti: Vâng.
David Bohm: Một trong những mấu chốt tôi muốn đưa ra là: Có sự suy nghĩ, có ý thức của chúng ta, và có vật mà chúng ta nhận biết. Và như ông đã thường xuyên nói, sự suy nghĩ không là vật.
Krishnamurti: Vâng.
David Bohm: Chúng ta phải giải thích nó rõ ràng, bởi vì trong ý nghĩa nào đó vật có lẽ có loại thực tế nào đó độc lập khỏi sự suy nghĩ; chúng ta không thể đi xa tới mức phủ nhận tất cả điều đó. Hay liệu chúng ta đi xa như vài nguời triết lý, như Bishop Berkeley, nguời đã nói rằng tất cả là sự suy nghĩ? Lúc này tôi muốn gợi ý một phân biệt có lẽ hữu ích giữa thực tế đó mà đa phần được sáng chế bởi sự suy nghĩ riêng của chúng ta, hay bởi sự suy nghĩ của nhân loại, và thực tế đó mà người ta coi như đang tồn tại một cách độc lập khỏi sự suy nghĩ này. Ví dụ, liệu ông sẽ nói thiên nhiên là thực tế?
Krishnamurti: Vâng, đúng rồi.
David Bohm: Và nó không chỉ là những suy nghĩ riêng của chúng ta.
Krishnamurti: Không, chắc chắn không.
David Bohm:Cái cây, toàn quả đất, các vì sao.
Krishnamurti: Dĩ nhiên, vũ trụ.
David Bohm: Vâng. Ngày hôm trước tôi đã suy nghĩ, ảo tưởng là thực tế, trong ý nghĩa rằng nó thực sự là cái gì đó đang xảy ra, đối với một người mà đang ở trong một trạng thái của ảo tưởng.
Krishnamurti: Đối với anh ấy, nó là thực tế.
David Bohm: Nhưng đối với chúng ta nó cũng là thực tế bởi vì bộ não của anh ấy ở trong một trạng thái nào đó của chuyển động điện từ và hóa học, và anh ấy hành động từ ảo tưởng của anh ấy trong một cách thực tế.
Krishnamurti: Trong một cách thực tế, trong một cách bị biến dạng.
David Bohm: Bị biến dạng nhưng thực tế. Lúc này nó chợt nảy ra với tôi rằng, người ta có thể nói rằng thậm chí cái giả dối là thực tế nhưng không thực sự. Điều này có lẽ quan trọng.
Krishnamurti: Tôi hiểu. Ví dụ: Liệu Christ là thực tế?
David Bohm: Chắc chắn ông ta là thực tế trong những cái trí của những con nguời tin tưởng ông ta, trong ý nghĩa chúng ta đã và đang bàn luận.
Krishnamurti: Chúng ta muốn tìm ra sự khác biệt giữa sự thật và thực tế. Chúng ta đã nói rằng bất kỳ thứ gì mà sự suy nghĩ suy nghĩ về nó, dù không hợp lý hay hợp lý, là một thực tế. Nó có lẽ bị biến dạng hay được lý luận rõ ràng, nó vẫn còn là một thực tế. Thực tế đó, tôi nói, không liên quan gì với sự thật.
David Bohm: Vâng, nhưng ngoài ra chúng ta phải nói rằng, trong cách nào đó thực tế còn bao hàm nhiều hơn là chỉ thuần túy sự suy nghĩ. Cũng có nghi vấn của thực sự. Liệu vật là thực sự? Liệu sự hiện diện của nó là một sự kiện thực sự? Theo từ điển, sự kiện có nghĩa cái gì được làm thực sự, cái gì xảy ra thực sự, cái gì được nhận biết thực sự.
Krishnamurti: Vâng, chúng ta phải hiểu rõ chúng ta có ý gì qua từ ngữ sự kiện.
David Bohm: Sự kiện là hành động đang xảy ra thực sự. Ví dụ, giả sử ông đang đi bộ trên một con đường tối thui và ông nghĩ ông thấy cái gì đó. Nó có lẽ là thực tế, nó có lẽ không là thực tế. Một khoảnh khắc ông cảm thấy nó là thực tế và khoảnh khắc kế tiếp nó không là thực tế. Nhưng sau đó bỗng nhiên ông tiếp xúc nó và nó kháng cự lại chuyển động của ông. Từ hành động này, ngay lập tức rõ ràng rằng có một vật thực tế mà ông đã vừa tiếp xúc. Nhưng nếu không có sự tiếp xúc như thế ông nói rằng nó không là thực tế, rằng có lẽ nó là một ảo tưởng, hay ít ra cái gì đó bị nhận lầm là thực tế.
Krishnamurti: Nhưng dĩ nhiên, cái vật đó vẫn còn là một thực tế mà sự suy nghĩ suy nghĩ về nó. Và thực tế không liên quan gì với sự thật.
David Bohm: Nhưng lúc này, chúng ta hãy thâm nhập sâu hơn bằng sự bàn luận về từ ngữ thing ‘vật’. Ông thấy, tại cơ bản gốc rễ của từ ngữ ‘thing’ vậtgiống hệt như từ ngữ bedingencủa tiếng Đức, quy định, thiết lập những quy định hay khẳng định. Và thật ra chúng ta phải đồng ý rằng, một cách tất yếu một vật bị quy định.
Krishnamurti: Nó bị quy định. Chúng ta hãy chấp nhận điều đó.
David Bohm: Đây là mấu chốt chính. Bất kỳ hình thức nào của thực tế đều bị quy định. Vì vậy, một ảo tưởng vẫn còn là một hình thức của thực tế mà bị quy định. Ví dụ, máu huyết của con nguời có lẽ có một kết cấu khác biệt bởi vì anh ấy không ở trong một trạng thái của cân bằng. Anh ấy đang biến dạng, anh ấy có lẽ quá phấn khích, và điều đó có thể là lý do tại sao anh ấy bị trói buộc trong ảo tưởng. Thế là, mọi vật bị khẳng định bởi những quy định và nó cũng quy định mọi vật khác.
Krishnamurti: Vâng, hoàn toàn đúng.
David Bohm: Tất cả mọi vật đều có liên quan lẫn nhau trong cách của đang quy định lẫn nhau, mà chúng ta gọi là sự ảnh hưởng. Trong vật lý điều đó rất rõ ràng – tất cả những hành tinh đều ảnh hưởng lẫn nhau, những nguyên tử ảnh hưởng lẫn nhau, và tôi muốn gợi ý rằng có lẽ chúng ta có thể coi sự suy nghĩ và ý thức như bộ phận của toàn dây xích của sự ảnh hưởng này.
Krishnamurti: Hoàn toàn đúng.
David Bohm: Đến độ mọi vật có thể ảnh hưởng ý thức, và luân phiên ý thức có thể làm việc ngược lại và ảnh hưởng những hình thể của những vật, giống như chúng ta sản xuất những đồ vật. Và vậy là ông có thể nói rằng tất cả điều này là thực tế, rằng vì vậy sự suy nghĩ cũng là thực tế.
Krishnamurti: Sự suy nghĩ là thực tế.
David Bohm: Và có một bộ phận của thực tế đang ảnh hưởng một bộ phận khác của thực tế.
Krishnamurti: Cũng vậy, một bộ phận của ảo tưởng ảnh hưởng một bộ phận khác của ảo tưởng.
David Bohm: Vâng, nhưng lúc này chúng ta phải cẩn thận bởi vì chúng ta có thể nói, có thực tế đó mà không bị sáng chế bởi con người, bởi nhân loại. Nhưng điều đó vẫn còn bị giới hạn. Ví dụ, vũ trụ, khi được thấy bởi chúng ta, bị ảnh hưởng bởi sự trải nghiệm riêng của chúng ta và vì vậy bị giới hạn.
Krishnamurti: Hoàn toàn đúng.
David Bohm: Bất kỳ vật gì chúng ta thấy, chúng ta đều thấy qua sự trải nghiệm riêng của chúng ta, nền quá khứ riêng của chúng ta. Vì vậy, thực tế đó không thể hoàn toàn độc lập khỏi con người.
Krishnamurti: Không.
David Bohm: Nó có lẽ độc lập một cách tương đối. Cái cây là một thực tế mà độc lập một cách tương đối nhưng chính ý thức của chúng ta làm không-thực tế cái cây.
Krishnamurti: Bạn đang nói rằng thực tế của con người là sản phẩm của sự ảnh hưởng và tình trạng bị quy định?
David Bohm: Vâng, sự phản ứng và sự tương tác lẫn nhau.
Krishnamurti: Và tất cả những ảo tưởng của anh ấy cũng là sản phẩm của anh ấy.
David Bohm: Vâng, tất cả chúng đều pha trộn cùng nhau.
Krishnamurti: Và sự liên hệ của một con người tổng thể, lành mạnh, thông minh, có lý trí, với thực tế và với sự thật là gì?
David Bohm: Vâng, chúng ta phải thâm nhập điều đó, nhưng trước hết liệu chúng ta được phép thâm nhập nghi vấn của sự thật này. Tôi nghĩ nguồn gốc của những từ ngữ thường thường rất hữu ích. Từ ngữ truetrong tiếng Latin, mà là verus, có nghĩa ‘cái là’, giống như tiếng Anh wasvà were, hay tiếng Đức wahr. Bây giờ trong tiếng Anh nghĩa lý gốc của từ ngữ true thực sựlà chân thật và trung thực; ông thấy, chúng ta thường nói rằng một đường thẳng là thực sự, hay một cái máy là thực sự. Lúc trước đã có một câu chuyện tôi đọc được về một sợi chỉ mà vận hành rất thực sự; câu chuyện đang sử dụng hình ảnh của một bánh xe quay tít cùng một sợi chỉ đang chạy thẳng.
Krishnamurti: Hoàn toàn đúng.
David Bohm: Và lúc này chúng ta có thể nói sự suy nghĩ của chúng ta, hay ý thức của chúng ta, là thực sự đối với ‘cái là’, nếu nó đang chạy thẳng, nếu con người thông minh và lành mạnh. Và ngược lại nó cong queo, nó giả dối. Vì vậy sự giả dối của ý thức không chỉ là sự thông tin sai lầm, nhưng thực sự đang vận hành một cách cong queo như một thực tế.
Krishnamurti: Vậy là bạn đang nói, nếu con người thông minh, lành mạnh, tổng thể, và có lý trí, sợi chỉ của anh ấy luôn luôn thẳng.
David Bohm: Vâng, ý thức của anh ấy ở trên một sợi chỉ thẳng. Vì vậy, thực tế của anh ấy…
Krishnamurti: …khác hẳn thực tế của một người mà sợi chỉ của anh ấy bị cong queo, mà không-lý trí, mà loạn thần kinh.
David Bohm: Rất khác biệt. Có lẽ thậm chí người sau còn không-thông minh. Ông có thể thấy sự khác biệt như thế nào nơi những người không-thông minh – thậm chí thỉnh thoảng họ không thể thấy cùng thực tế.
Krishnamurti: Và con người nguyên vẹn, tổng thể, lành mạnh, thông minh, sự liên hệ của anh ấy với sự thật là gì?
David Bohm: Nếu ông chấp nhận nghĩa lý của từ ngữ, nếu ông nói sự thật là cái là, cũng như là thực sự với cái là, vậy thì ông phải nói rằng anh ấy là tất cả điều này.
Krishnamurti: Vậy là, bạn sẽ nói con người thông minh, lành mạnh, là sự thật?
David Bohm: Anh ấy là sự thật, vâng.
Krishnamurti: Một con người như thế là sự thật. Anh ấy có lẽ suy nghĩ những sự việc nào đó mà sẽ là thực tế, nhưng anh ấy là sự thật. Anh ấy không thể suy nghĩ một cách không-hợp lý.
David Bohm: Ồ, tôi sẽ không nói hoàn toàn đúng như thế. Tôi sẽ nói rằng anh ấy có thể tạo ra một lỗi lầm.
Krishnamurti: Dĩ nhiên.
David Bohm: Nhưng anh ấy không cố chấp trong nó. Nói cách khác, có người đã tạo ra một lỗi lầm và công nhận nó, thay đổi nó.
Krishnamurti: Vâng, hoàn toàn đúng.
David Bohm: Và cũng có người đã tạo ra một lỗi lầm nhưng cái trí của anh ấy cong queo và thế là anh ấy tiếp tục cùng nó. Nhưng chúng ta phải trở lại nghi vấn: Liệu sự thật vượt khỏi bất kỳ con người riêng biệt nào? Liệu nó gồm cả những con người khác, và cũng cả thiên nhiên?
Krishnamurti: Nó bao gồm tất cả cái mà hiện diện.
David Bohm: Vâng, vậy thì, sự thật là một. Nhưng có nhiều vật khác nhau trong lãnh vực của thực tế. Mỗi vật đều bị quy định, toàn cánh đồng của thực tế đều bị quy định. Nhưng rõ ràng, chính sự thật không thể bị quy định hay phụ thuộc vào những vật.
Krishnamurti: Vậy thì, sự liên hệ với thực tế của con người mà là sự thật là gì?
David Bohm: Anh ấy thấy tất cả những vật và, trong làm việc này, anh ấy hiểu rõ thực tế. Từ ngữ comprehendcó nghĩa hiểu rõ tất cả nó một cách thấu đáo cùng một lúc.
Krishnamurti: Anh ấy không tách khỏi thực tế. Anh ấy nói, ‘Tôi hiểu rõ, tôi thông suốt nó, tôi thấy nó’.
David Bohm: Vâng, nó là toàn bộ một cánh đồng của thực tế, anh ấy và mọi vật. Nhưng nó có những vật trong nó mà bị quy định và anh ấy hiểu rõ những quy định.
Krishnamurti: Và bởi vì anh ấy hiểu rõ tình trạng bị quy định, anh ấy được tự do khỏi tình trạng bị quy định.
David Bohm: Có vẻ rõ ràng rằng tất cả sự hiểu biết của chúng ta, bởi vì được đặt nền tảng trên sự suy nghĩ, thực sự là một bộ phận của một cánh đồng bị quy định của thực tế này.
Krishnamurti: Lúc này, một nghi vấn khác. Giả sử tôi là một học giả; tôi chứa đầy sự hiểu biết gây quy định và bị quy định như thế. Làm thế nào tôi sẽ hiểu rõ sự thật trong ý nghĩa của thông suốt tất cả nó cùng một lúc?
David Bohm: Tôi không nghĩ ông có thể hiểu rõ sự thật.
Krishnamurti: Ví dụ, tôi đã học hành suốt sống của tôi. Tôi đã tận tụy suốt sống của tôi cho sự hiểu biết, mà là thực tế.
David Bohm: Vâng, và nó cũng về một thực tế to tát hơn.
Krishnamurti: Và giả sử bạn đến và nói, ‘Sự thật là nơi nào khác, nó không phải chỗ đó’. Tôi đồng ý với bạn, bởi vì bạn giải thích nó cho tôi, và vì vậy tôi nói, ‘Làm ơn giúp đỡ tôi chuyển từ đây đến đó’. Bởi vì ngay khi tôi đến đó, tôi hiểu rõ nó. Nếu tôi sống ở đây, vậy thì sự hiểu rõ của tôi luôn luôn bị tách rời. Thế là sự hiểu biết của tôi bảo với tôi, ‘Đây là thực tế nhưng nó không là sự thật’. Và giả sử bạn đến và nói, ‘Không, nó không phải’. Và tôi nói: ‘Làm ơn chỉ cho tôi làm thế nào để chuyển động từ đây đến đó’.
David Bohm: Ồ, chúng ta vừa nói rằng chúng ta không thể chuyển động…
Krishnamurit: Tôi đang diễn tả nó vắn tắt. Tôi sẽ làm gì?
David Bohm: Tôi nghĩ tôi phải thấy rằng chắc chắn toàn cấu trúc của sự hiểu biết này là giả dối, bởi vì thực tế của tôi bị biến dạng.
Krishnamurti: Bạn sẽ nói rằng nội dung của ý thức của tôi là sự hiểu biết?
David Bohm: Vâng.
Krishnamurti: Làm thế nào tôi sẽ làm trống không ý thức đó và vẫn còn giữ lại sự hiểu biết mà không bị biến dạng – ngược lại tôi không thể vận hành – và đến một trạng thái, hay bất kỳ nó là gì, mà sẽ hiểu rõ thực tế. Tôi khôngbiết liệu tôi đang trình bày rõ ràng.
David Bohm: Vâng.
Krishnamurti: Điều gì tôi đang thâm nhập là: Ý thức nhân loại của tôi là nội dung của nó, mà là sự hiểu biết; nó là một kết hợp hỗn độn của sự hiểu biết không hợp lý và một vài hiểu biết đúng đắn. Liệu ý thức đó có thể hiểu rõ, hay mang vào nó, sự thật?
David Bohm: Không, nó không thể.
Krishnamurti: Vì vậy, liệu ý thức này có thể đi đến sự thật đó. Nó cũng không thể. Vậy thì cái gì?
David Bohm: Có thể có một nhận biết của sự giả dối trong ý thức này. Ý thức này là giả dối, trong ý nghĩa rằng nó không vận hành thực sự. Bởi vì nội dung bị hỗn loạn nên nó không vận hành thực sự.
Krishnamurti: Nó là mâu thuẫn.
David Bohm:Nó làm hỗn độn mọi thứ.
Krishnamurti: Không phải, ‘làm hỗn độn mọi thứ’; nó là một hỗn độn.
David Bohm: Nó là một hỗn độn, vâng, trong cách nó chuyển động. Vậy thì, lúc này, một trong những mấu chốt chính của sự hỗn độn là rằng khi ý thức tự-phản ảnh trên chính nó, sự phản ảnh có đặc tính này: Nó như thể là có một cái gương và ý thức đang tự quan sát chính nó qua cái gương và cái gương đang phản chiếu ý thức như thể nó không là ý thức nhưng là một thực thể độc lập.
Krishnamurti: Vâng.
David Bohm: Lúc này vì vậy, hành động mà ý thức thực hiện là sai lầm bởi vì nó cố gắng hoàn thiện cái thực tế có vẻ độc lập đó, ngược lại thật ra, thực hiện việc này chỉ là một hỗn độn. Tôi xin phép trình bày nó như thế này: Trong chừng mực nào đó tổng thể của ý thức là một dụng cụ được kết nối với một năng lượng sâu thẳm hơn. Và chừng nào ý thức còn được kết nối theo cách đó, nó vẫn còn duy trì tình trạng của hành động sai lầm của nó.
Krishnamurti: Vâng.
David Bohm: Vậy là, bởi vì thấy rằng ý thức này đang tự-phản ảnh về chính nó một cách sai lầm như độc lập khỏi sự suy nghĩ, trong chừng mực nào đó điều gì được cần đến là cắt đứt năng lượng của ý thức. Tổng thể của ý thức phải được cắt đứt, vì vậy nó sẽ, như nó đã là, nằm ở đó mà không có năng lượng.
Krishnamurti: Bạn đang nói đừng nuôi ăn nó. Ý thức của tôi là một hỗn độn, nó bị rối loạn, bị mâu thuẫn, và mọi chuyện của nó. Và chính mâu thuẫn của nó, chính hỗn độn của nó, cho nó năng lượng riêng của nó.
David Bohm: Ồ, tôi muốn nói rằng thật ra năng lượng không đang đến từ ý thức, nhưng rằng chừng nào năng lượng còn đang đến, ý thức vẫn khiến cho sự hỗn độn tiếp tục.
Krishnamurti: Nó đến từ đâu?
David Bohm: Chúng ta sẽ phải nói rằng có lẽ nó đến từ cái gì đó sâu thẳm hơn.
Krishnamurti: Nếu nó đến từ cái gì đó sâu thẳm hơn, vậy là chúng ta thâm nhập vào toàn lãnh vực của những thần thánh, thượng đế và tác nhân phía bên ngoài và vân vân.
David Bohm: Không, tôi sẽ không nói năng lượng đến từ một tác nhân phía bên ngoài. Tôi thích nói nó đến từ tôi hơn, trong ý nghĩa nào đó.
Krishnamurti:Vậy thì ‘cái tôi’ là ý thức này?
David Bohm: Vâng.
Krishnamurti: Vậy là nội dung đang tạo ra năng lượng riêng của nó. Bạn sẽ nói điều đó?
David Bohm: Trong ý nghĩa nào đó nó là như thế, nhưng sự rắc rối là rằng dường như nội dung này không thể tạo ra năng lượng riêng của nó. Điều đó sẽ đang nói rằng nội dung có thể tạo ra năng lượng riêng của nó.
Krishnamurti: Thật ra, nội dung đang tạo ra năng lượng riêng của nó. Hãy quan sát, tôi đang mâu thuẫn và chính sự mâu thuẫn đó cho tôi sức sống. Tôi có những ham muốn gây đối nghịch. Khi tôi có những ham muốn gây đối nghịch tôi có năng lượng, tôi đấu tranh. Vì vậy, sự ham muốn đó đang tạo ra năng lượng – không phải Thượng đế, hay cái gì đó sâu thẳm hơn – nó vẫn còn là sự ham muốn. Đây là trò ranh mãnh mà quá nhiều người đã đùa giỡn. Họ nói rằng có một tác nhân phía bên ngoài, một năng lượng sâu thẳm hơn – nhưng vậy thì nguời ta quay lại trong cánh đồng cũ kỹ. Nhưng tôi nhận ra rằng năng lượng của mâu thuẫn, năng lượng của ham muốn, năng lượng của ý muốn, của theo đuổi vui thú là nội dung của ý thức của tôi; đó là, ý thức đang tạo ra năng lượng riêng của nó. Thực tế là cái này; thực tế đang tạo ra năng lượng riêng của nó. Tôi có lẽ nói, ‘Tôi nhận được năng lượng của tôi sâu thẳm hơn bên trong’, nhưng nó vẫn còn là thực tế.
David Bohm: Vâng, giả sử chúng ta chấp nhận điều đó, nhưng mấu chốt là rằng đang thấy sự thật của… này.
Krishnamurti: …đó là điều gì tôi muốn nhắm đến. Liệu năng lượng này khác biệt năng lượng của sự thật?
David Bohm: Vâng.
Krishnamurti: Nó khác biệt.
David Bohm: Nhưng chúng ta hãy giải thích nó như thế này: Thực tế có lẽ có nhiều mức độ của năng lượng.
Krishnamurti: Vâng.
David Bohm: Nhưng một bộ phận nào đó của năng lượng đã ra khỏi đường thẳng. Chúng ta hãy nói bộ não cung cấp năng lượng cho tất cả những qui trình suy nghĩ. Lúc này, nếu không hiểu vì sao bộ não không cung cấp năng lượng cho qui trình suy nghĩ mà bị hỗn loạn, vậy thì sự việc có lẽ ngay thẳng.
Krishnamurti: Đó là nó. Nếu năng lượng này vận hành theo sợi chỉ thẳng, nó là một thực tế không-mâu thuẫn. Nó là một năng lượng không-cạn kiệt bởi vì nó không-xung đột. Lúc này, liệu năng lượng đó khác biệt năng lượng của sự thật?
David Bohm: Vâng. Chúng khác biệt, và như lúc trước chúng ta đã bàn luận, phải có một nguồn chung sâu thẳm hơn.
Krishnamurti: Tôi không chắc chắn lắm. Bạn đang gợi ý rằng cả hai đều bắt nguồn từ cùng gốc rễ.
David Bohm: Đó là điều gì tôi gợi ý. Nhưng tạm thời trong lúc này, có năng lượng của sự thật mà có thể hiểu rõ thực tế và…
Krishnamurti: …cách ngược lại nó không thể.
David Bohm: Không, nó không thể; nhưng dường như có sự kết nối nào đó trong ý nghĩa rằng khi sự thật hiểu rõ thực tế, thực tế liền đi ngay thẳng. Vì vậy, dường như có một kết nối ít ra theo một chiều.
Krishnamurti: Điều đó đúng, một kết nối một chiều – sự thật thương yêu cái này, cái này không thương yêu sự thật.
David Bohm: Nhưng một lần sự kết nối đã được thực hiện, vậy là thực tế vận hành chân thật và không lãng phí năng lượng hay tạo ra hỗn loạn.
Krishnamurti: Bạn thấy, đó là nơi thiền định hiện diện. Thông thường, thiền định là từ đây đến đó, kèm theo luyện tập và mọi việc còn lại của nó. Chuyển động từ cái này sang cái kia.
David Bohm: Chuyển động từ một thực tế sang một thực tế.
Krishnamurti: Điều đó đúng. Thật ra thiền định là thực sự đang thấy cái gì là. Nhưng thông thường thiền định được hiểu là chuyển động từ một thực tế sang một thực tế.
_________________________________________________
Saanen, ngày 1 tháng 8 năm 1975
H |
ành động của một con người không bị trói buộc trong thời gian là gì? Sự liên hệ giữa thực tế và sự thật là gì, nếu có một việc như sự thật, và một con người luôn luôn sống trong thế giới của thực tế sẽ làm gì? Bị trói buộc trong thế giới của thực tế tưởng tượng, thuộc từ ngữ, thế giới của những kết luận, những học thuyết, những chuyên chế, một con người sẽ làm gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó chứ? Sự khác biệt là gì, hay sự liên hệ là gì, giữa sự thật và thực tế? Chúng ta đã nói thực tế là tất cả mọi việc mà sự suy nghĩ đã sắp xếp vào chung, tất cả mọi việc mà sự suy nghĩ đã phản ảnh trên chúng, tất cả mọi việc mà sự suy nghĩ nhớ lại như hiểu biết, trải nghiệm, và ký ức. Sự suy nghĩ hành động trong lãnh vực đó, và sống trong lãnh vực đó, và chúng ta gọi đó là thực tế.
Chúng ta đã nói rằng nghĩa lý gốc của từ ngữ reality thực tếlà res vật. Vì vậy chúng ta sống cùng những vật, chúng ta sống cùng những vật được sáng chế bởi sự suy nghĩ như những ý tưởng, chúng ta sống cùng những vật được gọi là những kết luận, mà tất cả đều bằng từ ngữ, và chúng ta có vô vàn những quan điểm, những đánh giá, và vân vân. Đó là thế giới của thực tế. Và sự liên hệ giữa thế giới đó và sự thật là gì? Làm thế nào chúng ta sẽ tìm được điều này? Đây là một trong những nghi vấn của những người Ấn giáo cổ xưa, và của vài người triết lý và người khoa học, cả cổ xưa lẫn hiện đại: Liệu có một việc như sự thật, và nếu có, liệu nó ở bên trong cánh đồng của thực tế, hay nó ở bên ngoài thực tế; và nếu nó ở bên ngoài, sự liên hệ giữa sự thật đó và thực tế là gì?
Hoạt động của thực tế là gì? Điều gì xảy ra trong cánh đồng của thực tế? Chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi đó, và thấy ý nghĩa của nó, sự quan trọng của nó, và giá trị của nó? Và khi chúng ta đã hoàn toàn hiểu rõ cánh đồng của thực tế, tiếp theo chúng ta có thể thâm nhập vào cái còn lại, không phải cách ngược lại. Bởi vì có lẽ cái trí của người ta không thể thâm nhập sự thật. Nhưng chúng ta có thểthâm nhập thế giới của thực tế, hoạt động của nó, nó hủy hoại hay xây dựng như thế nào, và vân vân. Khi một cách tuyệt đối, chúng ta hợp lý, thông minh, lành mạnh và rõ ràng về thế giới của thực tế, vậy thì chúng ta có thể tiến tới để tìm ra liệu có sự thật. Không phải hỏi sự thật là gì, bởi vì như thế chúng ta phỏng đoán về nó, và sự phỏng đoán của chúng ta cũng giống như sự phỏng đoán của người khác mà thôi.
Vì vậy, hoạt động trong thế giới của thực tế, cả bên ngoài lẫn bên trong, thuộc tâm lý, là gì? Trong thế giới của thực tế đó, luôn luôn có sự phân hai, ‘cái tôi’ và ‘cái bạn’, ‘chúng tôi’ và ‘chúng nó’. Sự phân hai này diễn tả, hành động trong thế giới của thực tế như những quốc tịch, như những phân chia tôn giáo, như sự phân chia chính trị và những chuyên chế và sự thống trị; tất cả việc này thực sự đang xảy ra. Vậy là, có hoạt động của phân hai này – ‘cái tôi’ và ‘cái bạn’, và ‘cái tôi’ đang tự-tách rời chính nó khỏi cái thực sự, và có một xung đột với cái thực sự.
Thế giới của thực tế được tạo ra bởi sự suy nghĩ. Sự suy nghĩ là chuyển động trong thời gian và đo lường. Sự suy nghĩ đó đã tạo ra trung tâm; trung tâm đó tự-tách rời chính nó khỏi sự suy nghĩ, và tiếp tục trung tâm đó tạo ra sự phân hai như ‘cái bạn’ và ‘cái tôi’. Không bằng từ ngữ, không bằng trí năng, nhưng thực sự, liệu người ta thấy thực tế của việc này? Đây là sự thật, ‘cái là’ là sự thật. Và liệu tôi thấy ‘cái là’? Đó là, sự suy nghĩ tạo ra một trung tâm, trung tâm đó đảm nhiệm quyền hành, điều phối, và tạo ra sự phân chia giữa trung tâm và ngoại vi. Sự suy nghĩ, bởi vì đã tạo ra trung tâm, trung tâm đó không chỉ trở thành một qui trình nhất thể, cấu kết, dính chặt, nhưng nó cũng còn hành động như một vật gây phân chia. Liệu bạn thấy nó rõ ràng như bạn thấy cái lều này? Cái lều là thực tế, nó đã được tạo ra bởi sự suy nghĩ; nó được độc lập khỏi sự suy nghĩ nhưng nó là thực sự.
Vì vậy, chúng ta sống phía bên ngoài và phía bên trong, một cách tâm lý, trong cánh đồng của thực tế, mà tại cơ bản không chỉ tách rời nhưng còn phân chia. Nó là phân hai, phân chia. Đó là sống của chúng ta. Một trong những hiện tượng của sự phân chia này là trung tâm đang cố gắng kiểm soát sự suy nghĩ, đang cố gắng kiểm soát ham muốn, đang cố gắng kiểm soát những thèm khát khác nhau, những phản ứng khác nhau. Thế là, trung tâm trở thành nhân tố của sự phân chia. Điều này khá đơn giản. Đó là, sự xung đột luôn luôn là bộ phận thuộc cánh đồng của thực tế. Sự xung đột đó không chỉ ở phía bên trong chính tôi, nhưng còn ở phía bên ngoài, trong liên hệ của tôi với những người khác.
Sự xung đột là một trong những nguyên tắc của thực tế, giống như sự phân chia là một trong những nguyên tắc, và từ sự phân chia đó sự xung đột nảy sinh. Đây là sự kiện. Trung tâm tự-tách rời chính nó khỏi sự bạo lực, và tiếp theo trung tâm hành động vào sự bạo lực, kiểm soát nó, chi phối nó, cố gắng thay đổi nó thành không-bạo lực, và vân vân; từ trung tâm luôn luôn có nỗ lực được thực hiện để kiểm soát, để thay đổi. Điều này đang xảy ra thuộc chính trị, trong thế giới dân chủ cũng như trong thế giới chuyên chế nơi một ít người thống trị nhiều người. Một ít người là trung tâm – tôi không biết liệu bạn thấy vẻ đẹp của tất cả điều này – và một ít người muốn sự hợp nhất, và thế là họ phải thống trị.
Vậy là trong cánh đồng của thực tế, sự phân chia là một trong những nguyên tắc cơ bản. Đó là, trung tâm đang cố gắng kiểm soát sự suy nghĩ. Chúng ta hãy nắm chặt điều này và hiểu rõ nó. Chúng ta cố gắng kiểm soát sự tức giận, chúng ta cố gắng kiểm soát những hình thức khác nhau của sự ham muốn, luôn luôn từ trung tâm – trung tâm là cái gì sự suy nghĩ đã tạo ra mà trở thành vĩnh viễn, hay nói khác đi trao cho nó chất lượng của vĩnh viễn.
David Bohm: Ông có thể thực hiện việc này trong sự riêng tư của sự suy nghĩ.
Krishnamurti: Nếu bạn ở một mình, bạn có thể thực hiện việc này, nhưng nếu bạn ở cùng những người khác bạn không thể sống một sống mà không có sự kiểm soát – đúng chứ? Tôi không nghĩ bạn nhận ra điều gì bạn đã vừa nói. Rằng nếu bạn ở một mình bạn có thể thực hiện việc này, nhưng nếu bạn phải sống cùng những người khác bạn không thể thực hiện việc này. Ai là những người khác? Chúng ta phân chia bởi sự suy nghĩ như ‘cái bạn’ và ‘cái tôi’, nhưng cái thực sự là: bạn là tôi, tôi là thế giới, và thế giới là tôi, thế giới là bạn. Tôi không hiểu liệu bạn thấy điều này.
David Bohm: Điều đó không thực sự.
Krishnamurti: Tôi nghĩ nó sẽ chính xác hơn nếu bạn sử dụng từ ngữ incorrectkhông chính xácthay vì nói nó không thực sự. To correct có nghĩalàm cho ngay thẳng; nó có từ từ ngữ Latin corrigere, accuratechính xác; chính xác có nghĩa ngay thẳng. Bạn nói, điều đó không như thế. Bây giờ chúng ta hãy quan sát nó. Tại cơ bản, dù chúng ta sống ở Mỹ, Pháp, Nga, Trung quốc, hay Ấn độ, chúng ta đều giống hệt – chúng ta có cùng đau khổ, cùng lo âu, cùng phiền muộn, kiêu ngạo, hoang mang. Thuộc môi trường, thuộc văn hóa, chúng ta có lẽ có những cấu trúc khác nhau và vì vậy hành động một cách khác biệt trên bề mặt, nhưng tại cơ bản bạn cũng giống hệt con người bên kia biên giới.
Người hỏi: Tôi cần sự riêng tư.
Krishnamurti: Ồ, bạn vẫn còn muốn sự riêng tư. Ai đang ngăn cản bạn? Tôi không hiểu rõ câu hỏi. Nếu bạn nói, ‘Tôi vẫn muốn sự riêng tư’, bạn có ý bạn vẫn còn muốn được bao bọc bởi một ngôi nhà, bởi một cái vườn, bởi một bức tường vây quanh ngôi nhà của bạn, hay được bao bọc để không bị tổn thương. Vì vậy bạn nói, ‘Tôi phải có một bức tường vây quanh tôi với mục đích không bị tổn thương’.
Vì chúng ta đang nói, trong cánh đồng của thực tế, sự xung đột và sự phân hai là những việc thực sự đang xảy ra – xung đột giữa những con người, xung đột giữa những quốc gia, xung đột giữa những lý tưởng, xung đột giữa những niềm tin, xung đột giữa những chính thể, những trang bị vũ khí – toàn cánh đồng của thực tế là việc đó. Nó không là một ảo tưởng, maya, như những người Ấn độ giáo thường nói. Trong tiếng Phạn macó nghĩa đo lường, vì vậy họ nói trong cánh đồng của thực tế luôn luôn có sự đo lường, và vì vậy đó là ảo tưởng bởi vì sự đo lường là một vấn đề của sự suy nghĩ, sự đo lường là một vấn đề của thời gian, từ đây đến đó, và vân vân. Họ đã nói, đó là ảo tưởng. Nhưng thế giới họ đã mơ ước cũng là một ảo tưởng được sáng chế bởi sự suy nghĩ.
Vì vậy, trong cánh đồng của thực tế liệu người ta có thể sống một cách trọn vẹn mà không có sự kiểm soát? Không phải phóng túng, không phải làm bất kỳ việc gì bạn ưa thích, bởi vì điều đó quá trẻ con. Bởi vì không bao giờ bạn có thể làm bất kỳ việc gì bạn ưa thích. Liệu có thể sống một sống mà không có một cái bóng của sự xung đột?
Người hỏi: Dường như khi chúng ta nhận biết tất cả những qui trình này mà sự suy nghĩ cố gắng kiểm soát, điều này tạo ra sự xung đột và tiếp theo để kiểm soát sự suy nghĩ là tạo ra sự xung đột thêm nữa. Vì vậy tại sao lại kiểm soát?
Krishnamurti: Không, thưa bạn, cho tôi được phép thâm nhập thêm một chút. Bạn có khi nào thử, hay biết làm thế nào, để hành động mà không kiểm soát? Bạn có những thèm khát – thèm khát thuộc tình dục, thuộc giác quan. Để sống cùng những thèm khát này, không đầu hàng chúng, không kiềm chế chúng, không kiểm soát chúng, nhưng thấy những thèm khát này và kết thúc chúng khi chúng nảy sinh? Bạn có khi nào đùa giỡn cùng nó – không phải ‘đùa giỡn’, bạn có khi nào thực hiện việc này?
Người hỏi:Việc đó không thể được.
Krishnamurti: Không, thưa bạn, tôi sẽ giải thích nó cho bạn. Đừng nói bạn không thể làm bất kỳ việc gì, cái trí của nhân loại có thể làm bất kỳ việc gì. Chúng ta đã đi tới mặt trăng; trước thế kỷ này họ đã nói ‘không thể được’, nhưng chúng ta đã đi tới mặt trăng. Thuộc công nghệ, bạn có thể làm bất kỳ việc gì, vì vậy tại sao không thuộc tâm lý? Hãy tìm ra; đừng nói, ‘Tôi không thể, việc đó không thể làm được.’ Hãy theo dõi, thâm nhập vào nó từng bước một và bạn sẽ thấy nó. Bạn thấy một ngôi nhà khang trang, một cái vườn xinh xinh, một ham muốn nảy sinh, và làm thế nào ham muốn này nảy sinh? Bản chất của sự ham muốn là gì? Và làm thế nào nó nảy sinh? Tôi sẽ giải thích nó cho bạn? Có sự nhận biết bằng mắt về một ngôi nhà có một cái vườn đẹp; nó xinh đẹp phần kiến trúc, với những cân đối, những màu sắc hài hòa, và bạn thấy nó. Tiếp theo thấy đó được chuyển tải đến bộ não; có cảm xúc, từ cảm xúc có ham muốn; và sự suy nghĩ chen vào và nói, ‘Tôi phải có nó’, hay ‘Tôi không thể có nó’. Tôi không hiểu liệu bạn đã theo dõi tất cả việc này. Vì vậy, sự khởi đầu của ham muốn là sự khởi đầu của sự suy nghĩ. Sự suy nghĩ thuộc vật lý cũng như thuộc hóa học. Có sự nhận biết được ngôi nhà đó, cảm xúc, tiếp xúc nó nếu bạn sờ chạm nó, và ham muốn và sự suy nghĩ. Điều này xảy ra, thuộc tình dục, thuộc thị giác, thuộc tâm lý, thuộc trí năng.
Có ngôi nhà đẹp đó, đang thấy, cảm xúc, ham muốn. Liệu ham muốn đó có thể kết thúc, không phải chuyển động cùng sự suy nghĩ như đang sở hữu và vân vân? Nhận biết, cảm xúc, ham muốn, và kết thúc. Không sự suy nghĩ chen vào và nói, ‘Tôi phải’ – trong đó không có kiểm soát. Tôi đang hỏi liệu bạn có thể sống một sống trong thế giới của thực tế mà không có sự kiểm soát. Tất cả hành động đều bắt đầu từ một ham muốn, một động cơ, một mục đích, một kết thúc. Chắc chắn, điều này đơn giản, đúng chứ?
Bạn ăn một món trứng tráng thơm, ngon miệng; điều gì xảy ra? Bộ não ghi lại sự vui thú, và đòi hỏi vui thú đó được lặp lại vào ngày mai. Nhưng món trứng tráng đó sẽ không bao giờ giống như cũ. Điều gì chúng ta đang cố gắng vạch ra là: thưởng thức và không cho phép nó ghi lại như một ham muốn, như một ký ức, và hãy kết thúc nó.
Người hỏi: Chúng ta không đủ nhạy bén để chặn đứng sự suy nghĩ.
Krishnamurti: Vì vậy, học hành. Chúng ta hãy học hành về nó, không phải làm thế nào để thực hiện nó. Bạn thấy, cái trí, hay bộ não của chúng ta là truyền thống: Luôn luôn bạn đang nói, ‘Tôi không thể, hãy chỉ bảo cho tôi phải làm gì’ – đó là khuôn mẫu của truyền thống. Điều gì chúng ta đang nói rất đơn giản: đó là, thấy, cảm xúc, và ham muốn. Bạn có thể thấy chuyển động của điều này trong chính bạn, được chứ? Khi tôi thấy một chiếc xe hơi đẹp, một người đàn bà đẹp, hay một người đàn ông đẹp, hay bất kỳ thứ gì, cảm xúc nảy sinh, và ham muốn. Lúc này, hãy tỉnh táo nhìn ngắm nó, và bạn sẽ thấy, khi bạn nhìn ngắm nó, sự suy nghĩ không còn nơi chỗ để chen vào.
Tôi đang gợi ý rằng trong cánh đồng của thực tế sự xung đột là chính bản chất của thực tế đó. Vì vậy, nếu có một hiểu rõ, một thay đổi cơ bản, trong bạn, nếu có sự kết thúc của xung đột trong một con nguời, vậy thì nó gây ảnh hưởng toàn ý thức của nhân loại, bởi vì bạn là thế giới và thế giới là bạn. Ý thức của bạn cùng nội dung của nó là nội dung của thế giới.
Vì vậy, chúng ta đang hỏi: Liệu một con người có thể sống trong thế giới của thực tế mà không có xung đột? Bởi vì nếu anh ấy không thể, vậy thì sự thật trở thành một tẩu thoát khỏi thực tế. Vì vậy, anh ấy phải hiểu rõ toàn nội dung của thực tế, sự suy nghĩ vận hành như thế nào, bản chất của sự suy nghĩ là gì.
Cánh đồng của thực tế là tất cả những sự vật sự việc mà sự suy nghĩ đã sắp xếp vào chung, có ý thức hay không-ý thức, và một trong những hiện tượng chính của thực tế đó, một căn bệnh của thực tế đó, là sự xung đột – giữa những cá thể, giữa những giai cấp, giữa những quốc gia, giữa bạn và tôi. Sự xung đột phía bên ngoài và phía bên trong là giữa trung tâm mà sự suy nghĩ đã sáng chế và chính sự suy nghĩ, bởi vì trung tâm suy nghĩ nó tách rời khỏi sự suy nghĩ. Có một xung đột của sự phân hai giữa trung tâm và sự suy nghĩ; và từ đó nảy sinh sự thôi thúc phải kiểm soát sự suy nghĩ, phải kiểm soát sự ham muốn.
Bây giờ, liệu có thể sống một sống trong đó không có sự kiểm soát? Tôi rất cẩn thận trong khi sử dụng từ ngữ kiểm soát, mà không có nghĩa làm bất kỳ điều gì bạn ưa thích, buông thả, tất cả những ngông cuồng hiện đại mà đã trở thành thô tục, ngu xuẩn, không ý nghĩa. Chúng ta đang sử dụng từ ngữ kiểm soáttrong một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn. Một nguời muốn sống trong sự an bình tuyệt đối phải hiểu rõ vấn đề của kiểm soát này. Sự kiểm soát giữa trung tâm và sự suy nghĩ – sự suy nghĩ sử dụng những hình thức khác nhau, những mục tiêu khác nhau, những chuyển động khác nhau. Một trong những nhân tố của xung đột là sự ham muốn, và sự thực hiện nó. Ham muốn hiện diện khi có sự nhận biết và cảm xúc. Điều đó khá đơn giản và rõ ràng. Lúc này, liệu cái trí có thể hoàn toàn nhận biết sự ham muốn đó và kết thúc nó, trước hết không cho nó sự chuyển động?
Người hỏi: Không có ghi lại trong bộ não như ký ức, mà sau đó trao sức sống và tiếp tục vào sự ham muốn.
Krishnamurti: Điều đó đúng. Tôi không hiểu liệu bạn nắm được mấu chốt này. Tôi thấy bức tranh đẹp và một phản ứng là có được nó. Hay tôi có lẽ không có phản ứng đó, tôi có lẽ chỉ nhìn nó rồi đi khỏi, nhưng nếu có một phản ứng muốn sở hữu nó, vậy thì cảm xúc như ham muốn đó được ghi lại trong bộ não và tiếp theo bộ não đòi hỏi sở hữu nó và thưởng thức nó. Bây giờ, liệu bạn có thể nhìn bức tranh đó, thấy sự ham muốn, và kết thúc nó? Làm ơn, hãy thử nghiệm, quá đơn giản khi bạn hiểu rõ toàn chuyển động của nó.
Người hỏi: Thưa ông, chỉ sau đó tôi mới nhận ra rằng tôi có một ham muốn. Nói cách khác, không có sự ghi lại trong cái trí của tôi mà thông báo cho tôi rằng tôi đang có ham muốn.
Krishnamurti: Chúng ta đã nói rằng dường như sự xung đột là bản chất thuộc thế giới của thực tế. Và chúng ta đang cố gắng tìm ra liệu có thể sống mà không có xung đột. Và chúng ta đã nói sự xung đột nảy sinh khi có sự phân hai, ‘cái tôi’ và ‘cái bạn’, và trung tâm được sáng chế bởi sự suy nghĩ và chính sự suy nghĩ. Và trung tâm cố gắng kiểm soát, định hình sự suy nghĩ. Ở đó nằm sẵn toàn vấn đề của xung đột. Và sự ham muốn nảy sinh qua cảm xúc – sự nhận biết thuộc giác quan. Và sự nhận biết thuộc giác quan về những vật khách quan dính dáng đến sự tin tưởng là ảo tưởng. Tôi có thể tin tưởng rằng tôi là cái gì đó khi tôi không là; thế là, có vấn đề của sự xung đột. Vì vậy, liệu có thể sống một sống trọn vẹn mà không có xung đột? Tôi không hiểu liệu có khi nào bạn đã đặt nghi vấn này cho bạn. Hay chúng ta sống trong thế giới của truyền thống và chấp nhận thế giới đó, xung đột đó, như điều không tránh khỏi?
Người hỏi: Thưa ông, tôi không nhận biết được đang sống trong sự xung đột.
Krishnamurti: Được thôi, vậy là bạn nói, ‘Tôi không nhận biết rằng tôi sống trong xung đột’. Cùng nhau chúng ta đang nói về vấn đề của thực tế và sự thật. Đó là lý do có nói chuyện này. Chúng ta đã nói rằng nếu bạn không hiểu rõ toàn bản chất của thực tế cùng tất cả những phức tạp của nó, chỉ thâm nhập vào sự thật là gì là một tẩu thoát. Và chúng ta đang nói rằng chúng ta hãy quan sát thế giới của thực tế, thế giới của thực tế mà sự suy nghĩ – và không còn gì khác – đã sáng chế. Trong thế giới của thực tế đó, sự xung đột là chuyển động của sống. Tôi có lẽ không nhận biết được sự xung đột đó khi đang ngồi ở đây, nhưng tầng ý thức bên trong, sâu thẳm, có xung đột đang xảy ra. Điều này rất dễ hiểu.
Sự xung đột mang nhiều hình thức, mà chúng ta gọi là cao cả hay không cao cả. Nếu một nguời có những lý tưởng và đang cố gắng sống theo những lý tưởng đó – mà là xung đột – chúng ta gọi anh ấy là tuyệt vời, một con người rất tốt lành. Những lý tưởng đó được chiếu rọi bởi sự suy nghĩ. Và trung tâm theo đuổi lý tưởng đó và thế là có sự xung đột giữa lý tưởng và cái thực sự. Điều này đang xảy ra trong thế giới của chuyên chế, độc tài. Một ít người biết điều gì họ suy nghĩ là đúng đắn và đó là bổn phận của những người còn lại phải tuân theo. Vì vậy điều này luôn luôn đang xảy ra. Và nó cùng là sự việc với uy quyền – uy quyền của người bác sĩ, người khoa học, người toán học, người nhiều thông tin, và người không-thông tin. Người đệ tử muốn đạt được cái gì vị đạo sư có, nhưng cái gì vị đạo sư có vẫn còn ở trong thế giới của thực tế. Anh ấy có lẽ nói về sự thật nhưng anh ấy đang tự-cư xử trong thế giới của thực tế, đang sử dụng những phương pháp của thực tế, mà là sự phân chia giữa chính anh ấy và người đệ tử. Điều này quá rõ ràng.