Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thư Mục

05/01/201116:54(Xem: 12142)
Thư Mục

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TU
Bản tiếng Anh: Practicing Wisdom - Nhàxuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de laSagesse - Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

Thư Mục

Văn bản trích dẫn

Kinh điển

Pratityasamutpadaadivibhanga nirdesha sutra (rten cing ‘brel bar ‘byung ba dang po dang rnam pardbye ba bstan pa), mdo sde, quyển tsha, 123b-125a, trích trong Kinh sáchKangyur (T 221). [Duyên khởi kinh].

Prajnaparamita HridayanaSutra (shes rab kyi pha rol du phyin pa’i snying po), sbes pbyin, quyển ka,144b-146a, trích trong Kinh sách Kangyur (T 21). [Tâm Kinh].

Các kinh sách gốc Ấn độ

Aryadeva (Thánh Thiên) :Tập luận Bốn trăm Tiết, Chatubshatakashastra (rnal ‘byaor spyod pa bzhi brgyapa), dbu ma, quyển tsha, 1b-18a, trích trong Bộ Luận Tengyur (T 3944).
[Quảng bách luận].

Aryashura : Sách giảnyếu về sự Hoàn thiện, Paramitasamasa (pha rol du phyin pa bsdus pa), dhu ma,quyển khi, 217b-235a, trích trong Bộ Luận Tengyur (T 3944).

Asanga (Vô Trước) :Những địa giới của người Bồ-tát, Bodhisattvabhumi (rnal ‘byor spyod pa’i sa lasbyang chub sems pa’i sa) sem tsam, quyển vi, 1b-213a, trích trong Bộ LuậnTengyur (T 4037). [Bồ-tát Địa].
- Sách giản yếu vềA-tì-đàm (Thắng pháp), Abhidharmasamuccaya (chos mngo pa kun las btus pa), semtsam, quyển ri, 1b-77a, 44b-120a, trong Tengyur (T4049). [A-tì-đạt-ma tập luận].
- Sự tiếp nối không tốithượng, Uttaratantra (theg pa chen po rgyud bla ma), sems tsam quyển phi,54b-73a, trong Bộ Luận Tengyur (T4024)

Bhavaviveka (Thanh Biện): Sách tự phê về các Tiết tâm điểm của Trung đạo, Tarkajvala (dbuma rtog ge‘bar ba), dbu ma, quyển dza, trong Bộ Luận Tengyur (T 3856). [Trung quán tâmquang minh biện luận].

Chandrakirti (NguyệtXứng) : Minh giải các từ ngữ, Mulamadhyamakavritti-Prasannadapa, Bình giải tậpLuận căn bản của Long Thọ (Nagarjuna) (dhu ma rtsa ba’i grel pa tshig gsal ba),dbu ma, quyển ha, 1b-200a, trong Bộ Luận Tengyur (T3860). [Căn bản Trung quánluận thích].
- Bình giải về tập luậnBốn trăm Tiết của Thánh Thiên (Aryadeva), Chatushatakatika (bshi brgya pa’irgya cher ‘grel pa), dbu ma, quyển ya, 30b-239a, trong Tengyur (T 3865). [Chúthích Tứ bách Luận tập].
- Nhập môn về Trung đạo,Madhyamakavatara (dbu ma la ‘jug pa), dbu ma, quyển ha, 201b-219a, trong BộLuận Tengyur (T 3861). [Nhập Trung đạo].
- Ngõ vào Trung đạo,sách dịch dựa theo bản gốc bằng tiếng Tây tạng, phát hành Boisset-và-Gaujac,nhà xuất bản Dharma, 1988.

Dharmakirti (Pháp Xứng): Luận giải về sự hợp lý, Pramanavarttika (tshad ma rnam n’grel gyi tsbig le’urbyas pa), tshad ma, quyển ce, 94b-151a, trong Bộ Luận Tengyur (T 4210). [Lượngthích luận].

Nagarjuna (Long Thọ hayLong Thụ) : Luận giải về tâm thức Giác ngộ, Bodhicittavivarana (byang chup semskyi n’grel pa), rgyud, quyển ngi, 38a-42b, 42b-45a, trong Bộ Luận Tengyur (T1800 và 1801).
- Sách giản yếu vể kinhsách soutra, Sutrasamuccaya (mdo kunn las nbtus pa), dbu ma, quyển ki,148b-215a, trong Bộ Luận Tengyur (3934). [Kinh luận Tập].
- Vòng bảo châu,Ratnavali (rgyal po la gtam bya ba rin po che’i phreng ba) spring yig, quyểnge, 107a-126a, trong Bộ Luận Tengyur (T4158). [Bảo hành vương chính luận].
- Tập luận căn bản vềTrung luận, còn gọi là « Sự Hiểu biết », tập luận căn bản, Mulamadhyamakakarika(dbu ma rtsa ba’i tshig le’ur byas pa),dbu ma, quyển tsa, 1b-19a, trong Bộ LuậnTengyur (T3824). [Căn bản Trung quán Luận tụng].

Prajnakaramati : Luậngiải những điểm khó trong tập Nhập Bồ - đề hành Kinh(Bodhicaryavatara), Bodhicaryavatarapanjika (byang chub gyi spyod pa la’jugpa’i dka’ ‘grel), dbu ma, quyển la, 288b-349a, trong Bộ Luận Tengyur (3873).

Shantarakshita (TịchHộ): Trang trí cho Trung đạo, Madhyamakalamkara (dbu ma rgyan gyi tshig le’urbyas pa), dbu ma, quyển sa, 53a-56b, trong Bộ Luận Tengur (T 3884).

Shantideva (Tịch Thiên): Sách giản yếu về tu tập, Shikshasamuccaya (bslab pa kun las btus pa), dbu ma,quyển khi, 3a-194b, trong Bộ Luận Tengyur (T 3940).
- Hành trình đến giácngộ, Bodhicaryavatara (byang chub sems pa’i spyod pa la ‘jug pa), dbu ma, quyểnla, 1b-40a) trong Bộ Luận Tengyur (T 3871). Bản dịch tiếng Pháp : Nhà xuất bảnPadmakara, 1992. [Hành trình đến Giác ngộ].

Vasubandhu (Thế Thân) :Kho báu A-tì-đạt-ma, Abhidharmakosha (chos mngo pa mdzod kyi tsbig le’ur byaspa), mngon pa, quyển ku, 1b-25a, trong Bộ Luận Tengyur (T 4089). [A-tì-đạt-macâu xá luận bản tụng].

Vài sách bình giải vềchương IX tập luận
Hành Trình đến giác ngộ

Khentchen KungzangPalden : Thưốc trường sinh trong những lời của Văn-thù Sư-lỵ (Manjushri), Byangchub sems dpa’i spyod pa la ‘jug-pa tsbig’grel’jam dbyangs bla ma’i zbal lungbdud risi’i tbigs-pa. Toàn bộ, quyển 1, Nhà xuất bản Lama Ngodrup (DilgoRinpoché, Paro (Bouthan), 1982.

Minyak Kunzang Seunam :Ngọn đuốc rực sáng I và II, Shesrab le’u’i spyi don rim par phye bazab mo rten‘byung gi de kho na nyid yang qsal sgron me và Shes rab le’u’i gzhung ‘grel,Grande Imprimerie de Dergué (bản khắc gỗ), và bản in Bod kyi shes rigspar khang, Bắc kinh, 1990.

Thuốc trường sinh trongnhững lời của Van-thù Sư-lỵ và Ngọn đuốc rực sáng, in chung trong một tập : tựalà « Hiểu biết Tánh không » (Comprendre la Vacuité), sách bằng Pháp, văn dịchtừ tiếng Tây tạng, do Ủy ban dịch thuật Padmakara phụ trách, Nhà xuất bảnPadmakara, Saint-Léon-sur-Vézère (Pháp quốc), 1993.

Mipam Rinpoché (mi phamphyogs las rnam rgyal) : « Luận giải về chương chín tập Hành trình đến giác ngộ», trong tài liệu Expanded Redaction of the complete Works of Ju MiphamSeries, quyển 14 (Ca), do Lama Ngodrup xuất bản cho Dilgo Khyentsé Rinpoché,Paro, 1984-1991.
- Viên ngọc sáng ngời(Nor bu nke ta ka), do Stéphane Arguillère, giới thiệu và dịch thuật, dưới tựađề « Trésor du Bouddhisme » (Kho tàng Phật giáo), Nhà xuất bản Fayard, Paris,2004.

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma : Khinào còn không gian, sách Pháp ngữ do Marie-Stella Boussemart dịch từ tiếng Tâytạng, dưới sự chỉ dẫn của Dagpo Rinpoché, tựa đề « Tant que durera l’Espace »,bộ sách « Spiritualité », Nhà xuất bản Albin Michel, Paris, 1996.

Djé Tsongkhapa(Tông-khách-ba): Sự trong sáng của Tâm thức (Clarté de l’esprit) (blo gsal-ba).

Gyaltsab Darma Rintchen: Đà nhảy vọt của các vị Bồ-tát (Le tremplin des Bodhisattvas) (Darthik rGyalsras ‘jug ngogs).

Shétchen Gyaltsab PémaNamgyal : « Hai cách bình giảng về chương IX », Œuvres comlplètes, quyển tha,Paro, 1985.

Giáo huấn về tám chươngđầu tiên của tập luận Hành trình đến giác ngộ, do Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng dạytại vùng Dordogne (Pháp Quốc) vào năm 1991

Đức Đạt-Lai Lat-Ma : Nhưmột tia chớp xé rách đêm đen (Comme un éclair déchire la nuit), Nhà xuất bảnAlbin Michel, Paris, 1992.

Các bản dịch sang tiếngPháp của tập luận
Hành trình đến giác ngộ(Bodhicaryavatara)

Hành trình vào ánh sáng(La marche à la lumière), do Louis Finot dịch, Nhà xuất bản Brossard, 1920 ;Nhà xuất bản Les Deux Océans, Paris, tái bản năm 1987.

Hành trình đến giác ngộ(La marche vers l’éveil), bản dịch do Ủy ban dịch thuật Padmakara đảm trách dựatheo bản dịch của Louis Finot, Nhà xuất bản Padmakara, 1992.

GHI CHÚ

1- Hành trình đến Giácngộ : tiếng Phạn là Bodhivacaryâvatâra, bản dịch sang tiếng Hán có tên là Nhập Bồ-đề Hành luận.

3- Tịch Thiên :Shântideva (còn viết là Sântideva) là một vị Cao tăng người Ấn, sinh vào khoảngcuối thế kỷ thứ VII hay đầu thế kỷ thứ VIII, ngày chết không ai biết. Ông làcon vua Kalyânavaraman. Khi còn nhỏ, ông được một nhà tu khổ hạnh truyền chogiáo pháp của Bồ-tát Văn Thù (Mansjuri), ông tu tập rất chuyên cần và đã đắcđạo. Khi vua cha qua đời, ông nhất định không lên ngôi kế vị, bỏ trốn vào Tuviện Đại học Na-lan-đa, thụ giới làm một nhà sư. Ông thường thức một mình trongđêm và soạn được hai bộ sách nối tiếng là Siksâmuccaya (Bồ-tát học luận), sáchgiản yếu về giáo huấn, và tập Sûtrasâmuccaya (Kinh luận), sách giản yếu về kinhđiển, tập sách này thất truyền, chỉ còn bản dịch bằng tiếng Hán. Cả tu viênkhông ai hay biết gì về việc soạn thảo hai tập luận này của ông. Vì chưng ôngngủ li bì suốt ngày, các vị thầy của ông và các vị đồng tu đều cho ông là ngườilười biếng, ngu đần và đặt cho ông biệt hiệu bhushuku, có nghĩa là « người chỉbiết ăn, ngủ và tiêu hoá ».

Những người trong tuviện có ý định muốn tống khứ ông, nên đồng tình dựng lên một đàn thuyết giảng,còn gọi là cái ngai, nhưng lại dựng rất cao, rất khó trèo lên, sau đó mới ônglên thuyết giảng. Chưa dứt lời mời đã thấy ông ngồi chểm trệ trên ngai. Mọingười đều kinh ngạc. Ông liền cất tiếng giảng về Nhập Bồ-đề Hành luận(tức tập Hành trình đến giác ngộ). Khi giảng đến chương chín, và lúc ông thốtlên câu này : « Khi không còn một sự hiện thực nào hay một sự phi-hiện-thực nàonữa hiển hiện ra trong tâm thức… », chưa dứt câu, mọi người bổng thấy ông vọtlên không trung đứng bên cạnh Bồ-tát Văn Thù. Trong lúc ấy trên đàn thuyếtgiảng tuy đã trống không, nhưng người ta vẫn nghe văng vẳng tiếng ông thuyếtgiảng cho đến câu cuối cùng.

Vì muốn ghi lại bàigiảng của ông, nên mọi người đã họp nhau moi lại trí nhớ và chép thành hai bản,một bản gồm 700 câu tứ tuyệt, một bản gồm 1000 câu tứ tuyệt. Sau đó tu viện gởisứ giả đi tìm ông, và mời ông về chùa. Ông chỉ nhận duyệt xét lại hai bản thảo,và cho rằng bản 1000 câu tứ tuyệt gần với lời giảng của ông hơn, ông lại cònchỉ chỗ cất hai tập sách của ông trong chùa, nhưng ông không trở về nữa. Sau đóông trở thành một người du-già phiêu bạt. Tiếng đồn ông thường đấu lý với cácvị thầy ngoài Phật giáo vào thời ấy và ông đã thực hiện nhiều phép mầu nhiệm đểgiúp đỡ những người hoạn nạn khắp nơi. Nhưng về sau không còn ai biết ông ở đâunữa.

2- Lục độ, còn gọi làLục Ba-la-mật-đa gồm có : bố thí, giới luật, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền địnhvà trí tuệ.

3- Tam bảo : Phật, ĐạoPháp và Tăng đoàn.

4- Long Thọ :(Nagarjuna), còn gọi là Long Thụ, (cuối thế kỷ thứ I- sang thế kỷ thứ II), làmột trong những vị luận sư vĩ đại nhất trong lịch sử Phật giáo, có công tái lậplại trường phái Đại thừa trong Phật giáo.

5 Vô trước : (Asanga),một vị Đại sư người Ấn sinh vào thế kỷ thứ sáu, sáng lập Duy thức tông.

6- Tịch Hộ :(Shantarakshita) (750-802), cao tăng người Ấn, tuy thuộc Trung quán tông, nhưngông chủ trương dung hòa và liên kết với Duy thức, nêu lên những điểm caosiêu và phù hợp giữa hai học phái và tạo ra Trung quán – Duy thức tông.

7- Liên Hoa Sinh :(Padmasambhava), (thế kỷ thứ VIII -đầu thế kỷ thứ IX), là một vị Đại sư ngườiẤn, sang truyền bá đạo Phật ở Tây tạng trong thế kỷ thứ VIII, uy danh và cônglao của ông rất lớn và được người Tay tạng xem như một vị Phật thứ hai.

8- Trisongdetsen :(742-797) vua Tây tạng, có công giúp đỡ và thiết lập Phật giáo trong nước. Ônglà vị vua rất giỏi, cả về tôn giáo lẫn chính trị, ông đưa đạo Phật lên hàngquốc giáo. Dưới triều đại của ông, nước Tây tạng rất phồn vinh, về phía Bắclãnh thổ mở rộng đến vùng Đôn hoàng (tỉnh Cam Túc, Tây bắc nước Tàu), nơicó nhiều hang động chứa những di tích phật giáo nhiều nhất trên thế giới, vềphía Tây lãnh thổ mở rộng sang gần hết miền Trung Á, về phía Nam gồm chung cảNepal và Nam Hy-mã-lap-sơn.

9- Prajnaparamitasutra :Bát-nhã ba-la mật-đa kinh.

10- Thập nhị nhân duyên.

11- Pháp Xứng :(Dharmakirti) (600 ? - 650), một đại luận sư và triết gia, tiêu biểu của Duythức tông và Nhân minh học.

12- Ánh sáng trong suốt: thể dạng tâm linh trong sáng và tinh tế nhất không còn vướng mắc bất cứ mộtyếu tố thô thiển nào, chẳng hạn như cấp bậc thâm sâu nhất trong quá trìnhchuyển tiếp giữa hai kiếp sống.

13- Bốn trăm tiết :tiếng Phạn là Catushataka, có lẽ đây là tập luận có tên tiếng Hán là Quảng BáchLuận Bản (?) do Huyền Trang dịch. Kinh Bốn trăm tiết là trước tác của ThánhThiên Bồ-tát còn gọi là Độc nhãn Bồ-tát, người gốc Tích lan (Sri Langka), sinhvào thế kỷ thứ II (?), là một đệ tử của Long Thọ, từng trụ trì rất lâu ở Tuviện Đại học Na-lan-đà trước khi trở về Tích lan.

14- Giản yếu về Giáohuấn : tiếng Phạn Siksâsamuccaya, bản dịch sang tiếng Hán gọi là Bồ-tát Họcluận.

15- Tập luậnMadhyamakalankara (?).

16- Mipham : (1849-1912)một học giả lỗi lạc của Tây tạng thuộc trường phái Ninh mã, cũng có bình giảichương IX tập Hành trình đến Giác ngộ.

17- Tông-Khách-Ba :(Tsongkhapa) (1357-1419) Đại sư và học giả Tây tạng, sáng lập trường phái Cáchlỗ.

18- Có tính cách đốinghịch hay đối đãi lẫn nhau : chẳng hạn như có đi đôi với không. Trắng có thểhiểu ngầm là phải có đen, nếu chỉ có trắng và chưa hề bao giớ có đen thì trắngchẳng có nghĩa gì cả.

19- Có lẽ là BoutönRinchen Droup (1290-1364), một vị Đại sư và văn hào Tây tạng, chuyên về kinhsách Tan-tra thế hệ mới.

20- Tức là Tam giới :Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới.

21- Tiền đề : đề nghịthứ nhất trong cách suy diễn bằng tam đoạn luận.

22- Câu này đại khái cónghĩa là nếu tất cả đều là tánh không thì tu tập cái gì và giác ngộ cái gì bâygiờ ?

23- Thanh Biện :(Bhavaviveka), (thế kỷ thứ IV hay thứ IV ?), gốc người miền Nam Ấn độ, từng tuhọc tại Đại học Tu viện Na-Lan-đa. Ông là một triết gia và luận sư nổi tiếngthuộc Trung đạo, lưu lại nhiều trước tácquan trọng.

24- Câu này có nghĩa làtheo quan điểm của Trung đạo nếu thực tính là tánh không thì những xứng đángtích lũy vào chỗ nào.

25- ad libitum : tiếngLa tinh trong nguyên bản. Tạm dịch là tùy thích hay tùy ý thích (của mỗingười).

26- Pháp thân : mộttrong Tam thân (Trikâya) của Phật : Pháp thân (Dharmakâya), Báo thân(Sambhogkâya), Ứng thân (Nirmânakâya).

27- Đây là những vết hằntrong tâm thức, tức là nghiệp.

28. Ngoại vật hoá : làmột từ triết học chỉ định sự tạo dựng một vật thể độc lập và tự chủ bên ngoài(so với chủ thể đã tạo dựng đối tượng đó). Câu trong sách của Tịch thiên cónghĩa là hãy cẩn thận, đừng để sự nhắc nhở hay thiền định về Tánh không đưa đếntình trạng hình dung ra Tánh không như một vật hiện thật một cách cụ thể bênngoài ta.

29- Có nghĩa là nhữngngười đã chiến thắng được vô minh và đã giác ngộ.

30- Chẳng hạn như tiềmthức (subconscience, subconscious) là một khám phá quan trọng của Tây phương vềtâm lý học trong thế kỷ XX do Sigmund Freud đề xướng. Nhưng thật ra tiềm thứctheo định nghĩa và sự hiểu biết trong tâm lý học Tây phương chỉ là một phần nhỏso với những gì gọi là a-lai-gia thức trong Phật giáo, được Phật giảng dạy đãhơn hai ngnhìn năm trăm năm.

31- Thật vậy, Tây phươngtừ lâu đã thừa hưởng những truyền thống tinh thần hay tâm linh có phần quá thôsơ. Những truyền thống này thường đi ngược và không còn thích ứng được với sựhiểu biết và sức phát triển khoa học kỷ thuật ngày nay. Xã hội Tây phương lâmvào tình trạng thiếu thăng bằng giữa sự hiểu biết nội tâm, có khi còn ấu trĩ,và sự phát triển cao độ về khoa học đối với thế giới vật chất bên ngoài.

32- Véda : Kinh Phệ-đàlà các kinh luân căn bản của đạo Bà-la-môn.

33- Tức là Tam thập thấtđạo phẩm : những thành phần hỗ trợ cho giác ngộ : Tứ niệm xứ, Tứ chính cần, Tứthần túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo.

34- Nirmanakaya : ứngthân, còn gọi là ứng hoá thân hay hoá thân…là một trong tam thân của Phật. Ứngthân là thân biến hoá, xuất hiện qua thân xác con người trong thế giới này đểcứu độ chúng sinh. Hai thân khác của Phật là : Báo thân (sambhogakaya) còn gọilà Thụ dụng thân, và Pháp thân (dharmakaya) tức là Chân như, là thân xác ĐạoPháp của Phật.

35- Kim cương thủ Bồ-tát: (Vairapani), là một vị Đại Bồ-tát cùng thời với Phật.

36- Mandala : dịch âm làman-đa-la, dịch nghĩa là cái vòng tròn. Man-đa-la là một khái niệm quan trọngcủa Kim cương thừa. Đó là một tranh vẽ gồm nhiều cảnh vật và hình tướng, biểutượng của vũ trụ và năng lực của vũ trụ, dùng để tập trung thiền định.

37- Terma : dịch âm làTer-ma, dịch nghĩa là « Báu vật ». Đó là những kinh sách xưa, được dấu kíntrong những nơi thật bí mật, chỉ có thể khám pha ra khi cơ duyên đã hội đủ.Người khám pha ra thường là những người tu học cao thâm, có những linh cảm thầnbí, có khi cũng cần nhờ vào linh ảnh hay những giấc mơ khác thường hướng dẫn.Theo tục truyền chính Long Thọ cũng là người đã phát hiện ra các kinh sách dấukín Ter-ma.

38- Kalachakra : KinhThời luân (« Bánh xe thời gian), là một bô kinh quan trong của Phật giáo Tâytạng, xuất hiện vào thế kỷ thứ X.

39- Là hai Đại đệ tử củaPhật.

40- Svabhava : kinh sáchHán-Việt gọi là Tự tính hay Tự thể.

41- Ma-ha Ca-diếp :(Mahakshyapa), là một trong những đệ tử xem như xuất sắc nhất của Phật và đãđược Phật truyền tâm ấn trước khi tịch diệt.

42- Introspection : cáctự điển dịch là nội quan, nội tỉnh, hay phản tỉnh. Tôi nghĩ rằng cũng có thểdịch là nội quán, có nghĩa là một chủ thể tự quán xét những thể dạng tri thứcvà đời sống nội tâm của chính mình theo một phương thức nào đó.

43- Tức là Phật.

44- Một học giả thuộcthế kỷ XVIII và thuộc trường phái Cách-lỗ (Guélougpa).

45- Theo các học giả Tâyphương kinh sách Tiểu thừa xuất hiện từ cuối thế kỷ thứ I trước Tây lịchđến giữa thế kỷ thứ I sau Tây lịch, kinh sách Đại thừa xuất hiện vào đầu thế kỷthứ I trước Tây lịch đến thế kỷ thứ VI sau Tây lịch (đối với các kinh sách xuấthiện muộn). Do đó trên phương diện kinh sách ghi chép bằng chữ viết, không thểnói được là kinh sách Tiểu thừa xuất hiện trước kinh sách Đại thừa, tuy rằng cómột số kinh sách Đại thừa xuất hiện khá muộn. Trước đó, tức từ khi Phật tịchdiệt, tăng đoàn học thuộc lòng những lởi giảng huấn của Phật và truyền tụng chonhau từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thời bấy giờ những gì truyền miệng bằngcách thuộc lòng mang nhiều tính cách thiêng liêng hơn là những gì ghi chép bằngchữ viết. Cũng có giả thuyết cho rằng kinh sách đã được ghi chép bằng chữ viếttrong lần kết tập thứ hai, tức khoảng 100 năm sau khi Phật tịch diệt, nhưngtheo các học giả Tây phương không có những bằng chứng chính xác.

46- Dromteunpa :(1005-1064) là đại đệ tử của A-đề-sa (Atisha) (982-1054), A-đề-sa là người sánglập ra tông phái Cam-đan (Kadampa).

47- Tùy theo tôn giáo,lòng từ bi giới hạn ở cấp bậc con người hay trải rộng đến toàn thể tất cả mọisinh linh có giác càm.

47- Tư duy trong quá khứđã biến mất, tư duy trong tương lai chưa có.

48- Có tính cách địnhhướng rõ rệt và nhất định. Đây là một khái niệm về khoa học và triết học. Khimột vật thể làm đon vị phi hướng xạ thì nó không thể kết hợp được với một vậtthể đơn vị đồng loại khác. Hai đơn vị ấy phải có hai mặt (hướng) « ăn khớp »với nhau. Ví dụ ta tưởng tưọng ra một khoảnh khắc cực vi của thời gian làm đơnvị, nếu nó không nối với một khoảnh khắc trước đó (quá khứ) và một khoảnh khắcsau đó (tương lai) thì nó không thể là thời gian được. Do đó bất cứ một đơn vịsơ đẳng nào cũng vướng vào điều kiện và mang những dặc tính hướng xạ : « đơn vịthời gian » có hai hướng, một hướng nối với « đơn vị » đã qua và một hướng nốivới « đơn vị » sắp tới. Vậy không thể nào đi đến chỗ phi điều kiện của mọi vậtthề và hiện tượng, và đó cũng là tính cách tương liên, tương kết và tương tạocủa chúng. Nếu vật thể và hiện tượng vượt ra khỏi những nguyên nhân và điềukiện tạo ra chúng thì những vật thể và hiện tượng ấy không còn có nghĩa nữa tứckhông thể nào hiện hữu được.

49- Shamata : Sự dừnglại, Định, còn gọi là Duy chỉ, Nhất tâm. Đó là phép thiền tập trung tâm ý.

50- Vipashyana : Quán,Sự quán sát bằng Trí tuệ, tức là cách thiền định bằng phân giải, quan sát vàphân tích nhũng hiện tượng chung quanh. Chỉ và Quán là hai phép thiền định : Anbình tâm thức và Quán thấy bản thể vô thường và trống không của mọi hiện tượng.Kết hợp hai phép thiền định này gọi là Chỉ Quán.

51- Một triết gia ngườiẤn sáng lập một trường phái triết học chủ trương tìm kiếm hạnh phúc trong đờisống hiện tại thuộc thế giới này. Người ta dùng thẳng tên ông để đặt tên chotrường phái triết học này

52- Một bộ kinh mangtính cách trung gian giữa Tiểu thừa và Đại thừa



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2010(Xem: 5434)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 6396)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 5941)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 10297)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 4986)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3884)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 6960)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7782)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
09/05/2010(Xem: 13233)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]