Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần II: Nhiệt Tình và Tình Thương của Con Người

03/12/201016:26(Xem: 11984)
Phần II: Nhiệt Tình và Tình Thương của Con Người

NGHỆ THUẬT TẠO HẠNH PHÚC - THE ART OF HAPPINESS

Tác Giả: Đức Đạt Lai Lạt ma và Bác Sĩ Howard C. Cutler
Dịch Giả: Tỳ kheo Thích Tâm Quang
Chùa Tam Bảo, Fresno, California, Hoa Kỳ - Phật Lịch 2547 - D.L. 2003

PHẦNII
NHIỆTTÌNH VÀ TÌNH THƯƠNG CỦA CON NGƯỜI

CHƯƠNG5
KIỂUMẪU MỚI CHO SỰ THÂN THIỆN

CÔĐƠN VÀ QUAN HỆ

Tôivào phòng khách của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại khách sạn,và Ngài ra hiệu cho tôi ngồi. Trà được rót ra, Ngài tuộtđôi giầy Rockport mầu bơ và ngồi thoải mái trên một chiếcghế lớn.

""Sao?"Ngài hỏi tôi với môt giọng thường lệ thay đổi ngữ điệucó ý là Ngài đã sẵn sàng cho bất cứ điều gì. Ngài mỉmcười và giữ im lặng. Chờ đợi.

Mấyphút trước đây, trong khi ngồi tại hành lang khách sạn, chờđến giờ gặp gỡ, tôi lơ đãng nhặt một tờ báo địaphương bỏ lại nơi đây; tờ báo đã được lật tới mục"Việc Riêng". Tôi liếc qua mục quảng cáo dầy đặc hếttrang này đến trang khác tìm người, hết sức mong có liênhệ tới một người nào khác Vẫn hãy còn nghĩ tới nhữngquảng cáo ấy lúc ngồi xuống bắt đầu cuộc gặp với ĐứcĐạt Lai Lạt Ma, tôi đột nhiên quyết định bỏ qua mộtbên những câu hỏi đã được chuẩn bị, và hỏi Ngài: "Cóbao giờ Ngài cảm thấy cô đơn không?"

"Không"Ngài trả lời đơn giản. Tôi đã không chuẩn bị trướccho câu trả lời này. Tôi cho rằng câu trả lời của Ngàiphải là những dòng sau: "Đương nhiên", mọi người ai cũngcó lúc có lúc cảm thấy lẻ loi.." Rồi tôi dự định hỏiNgài làm sao Ngài đối phó với cô đơn. Tôi không bao giờnghĩ rằng tôi lại gặp một người không bao giờ cảm thấycô đơn.

"Không"tôi hỏi Ngài lần nữa, ngờ vực

"Không"

"Ngàicho điều đó là cái gì?

Ngàinghĩ một chút."Tôi nghĩ rằng một nhân tố mà tôi nhìn vàobất cứ ai là từ một khía cạnh tích cực; tôi cố gắngtìm kiếm những khía cạnh tích cực của họ. Thái độ nàytạo ngay một cảm giác đồng cảm, một loại liên hệ.

"Mộtphần là vì lẽ về phần tôi ít có sự e sợ, ít sợ hãihơn, và nếu tôi hành động theo một cách thức nào đó, cóthể mất đi sự kính trọng hay nghĩ rằng tôi là người xalạ Cho nên vì thường là không có loại e sợ và sợ hãiđó, thì sẽ có loại cởi mở. Tôi nghĩ đó là nhân tố chính."

Phấnđấu để lãnh hội phạm vi và khó khăn trong việc áp dụngmột thái độ như vậy, tôi hỏi "Nhưng làm sao Ngài có thểcho rằng người ta có khả năng để cảm thấy thoải máivới người khác, lại không có sự sợ hãi và e sợ bị ngườita không thích hay phán xét. Phải chăng có phương pháp đặcbiệt để một người trung bình có thể sử dụng để pháttriển thái độ ấy?"

"Niềmtin căn bản của tôi là trước tiên bạn cần hiểu sự íchlợi của từ bi."Ngài nói với một giọng quả quyết."Đólà nhân tố chính. Một khi bạn chấp nhận sự thật là từbi không phải là một thứ ngấy ngô con nít hay tình cảm,một khi mà bạn hiểu từ bi là cái thực sự đáng giá, hiểugiá trị sâu xa của nó, thì bạn phát triển ngay sự lôi cuốnhướng về nó, thiện ý để trau dồi nó.

"Vàmột khi bạn kích thích tư tưởng từ bi trong tâm, một khitư tưởng đó trở thành tích cực, thì thái độ của bạnđối với người khác tự động thay đổi. Nếu bạn gầngũi người khác với tư tưởng từ bi, sự sợ hãi tự độnggiảm thiểu và bạn sẽ cởi mở với người khác. Cởi mởtạo một bầu không khí tích cực và thân hữu. Bằng tháiđộ ấy, bạn tiến tới mối quan hệ mà chính bạn là ngườiđầu tiên tạo ra khả năng nhận sự cảm tình hay sự đápứng tích cực của người khác. Và với thái độ ấy, chodù người ta không thân thiện với bạn hoặc bạn không đượcđáp ứng bạn một cách tích cực, thì ít nhất bạn cũngđã gần gũi người với cảm giác cởi mở làm cho bạn linhhoạt và tự do thay đổi cách tiếp xúc cần thiết. Loạicởi mở ấy ít nhất cho bạn khả năng có cuộc đối thoạiđầy ý nghĩa với họ. Nhưng không có thái độ từ bi, nếubạn cảm thấy như mậc cảm, tức tối hay lãnh đạm, thìdù người bạn thân nhất đến với bạn, bạn vẫn cảm thấykhông thoải mái.

"Tôinghĩ rằng trong nhiều trường hợp, người ta có khuynh hướngmong người khác đáp họ một cách tích cực trước, hơn làtự mình chủ động tạo ra khả năng đó. Tôi cảm thấy thếlà sai, nó dẫn đến khó khăn và sẽ trở thành rào cản làmtăng thêm cảm giác lẻ loi và cô đơn. Vậy, nếu bạn muốnkhắc phục cảm giác lẻ loi và cô đơn ấy, tôi nghĩ rằngthái độ tiềm ẩn của bạn có thể tạo ra sự khác biệtto lớn. Gần gũi người khác với tư tưởng từ bi trong tâmlà phương cách tốt nhất để làm điều này.

Sựkinh ngạc của tôi về việc Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằngNgài chẳng bao giờ cô đơn hoàn toàn tương xứng với niềmtin của tôi vào sự lan tràn của cảnh cô đơn trong xã hộicủa chúng ta. Niềm tin này không chỉ sanh ra từ cảm giácchung về sự cô đơn của riêng tôi hay sợi chỉ xuyên suốtsự cô đơn hình như là chủ đề quan trọng nhưng ít đượcchú ý trong toàn bộ cơ cấu hành nghề y khoa tâm thần củatôi. Trong 20 năm qua, các nhà tâm lý học đã bắt đầu nghiêncứu về sự cô đơn trong cách thức khoa học, thực hiệnnhiều khảo sát và nghiên cứu về đề tài này. Một trongnhững khám phá nổi bật về những nghiên cứu này là hầunhư tất cả mọi người đều cho biết họ đã kinh nghiệmqua sự cô đơn, hiện thời hoặc trong quá khứ. Trong mộtcuộc thăm dò rộng rãi, một phần tư những người trưởngthành tại Hoa Kỳ cho biết họ cảm thấy hết sức cô đơnít nhất một lần trong hai tuần. Mặc dù, chúng tôi thườngnghĩ rằng cô đơn kéo dài là mối ưu phiền đặc biệt lanrộng nơi người già, lẻ loi trong các khu nhà trống trảihay ở khu sau của viện dưỡng lão, nhưng công cuộc nghiêncứu cho thấy những thiếu niên và thanh niên cũng cho biếthọ cũng cô đơn như người già.

Vìmức độ cô đơn lan tràn, những người điều tra nghiên cứubắt đầu xem xét những thay đổi phức tạp góp phần gâyra cô đơn. Chẳng hạn, họ đã tìm ra những người cô đơnthường có những vấn đề mặc cảm, gặp khó khăn trong giaotiếp với người khác, ít chịu lắng nghe, và thiếu khéoléo trong việc giao tế xã hội như chọn lựa cách cư xửthông tục (biết khi nào gật đầu, đáp lại thích hợp, haygiữ im lặng). Sự nghiên cứu này đề xuất một chiến lượckhắc phục cô đơn là tác động vào cải tiến kỹ năng giaotế xã hội. Tuy nhiên chiến lược của Đức Đạt Lai LạtMa dường như là tránh tác động vào kỹ năng giao tế xãhội hay cách ứng xử đến từ bên ngoài, ủng hộ phươngpháp đi thẳng vào tâm - nhận thức giá trị của từ bi vàtrau dồi nó.

Bấtchấp sự ngạc nhiên lúc ban đầu của tôi, khi tôi nghe thấyNgài nói bằng sự quả quyết như vậy, tôi tin tưởng chắcchắn rằng Ngài không bao giờ cô đơn. Có những bằng chứnghậu thuẫn cho lời tuyên bố của Ngài. Tôi thường chứngkiến tác động của Ngài với người lạ, bao giờ cũng tíchcực không thay đổi. Bây giờ thì rõ ràng là những tác độngqua lại không phải là ngẫu nhiên hay chỉ là kết quả củamột cá tính thân thiện tự nhiên. Tôi cảm thấy Ngài đãbỏ ra nhiều thời gian suy tư về tầm quan trọng của từbi, thận trọng trau dồi nó, dùng nó để làm phong phú vàmềm dẻo vấn đề trong kinh nghiệm hàng ngày, làm đất trởnên phì nhiêu và sẵn sàng tiếp nhận những tương tác tíchcực với người khác - một phương pháp thực tế có thểđược sử dụng bởi bất cứ ai đau khổ vì cô đơn.

DỰAVÀO NGƯỜI KHÁC SO VỚI TỰ LỰC

Trongtất cả chúng sanh, có hạt giống toàn thiện. Tuy nhiên, từbi cần kích hoạt, hạt giống ấy vốn có trong tim và óc chúngta..."Bằng điều đó Đức Đạt Lai Lạt Ma giới thiệu đềtài từ bi trước một cuộc họp yên lặng. Thuyết giảngtrước một cử tọa ngàn rưởi người gồm phần lớn nhữnghọc sinh mộ Đạo Phật, Ngài bắt đầu thảo luận học thuyếtPhật Giáo về Lãnh Vực Công Đức.

Trongý nghĩa Phật Giáo, Công Đức được mô tả như một dấuấn tích cực về tâm của con người, hay "sự tiệm tiếntinh thần" xuất hiện do những hành động tích cực. ĐứcĐạt Lai Lạt Ma giải nghĩa Phước Điền Công Đức là nguồn,hay nền tảng mà từ đó người ta có thể tích lũy công đức.Theo lý thuyết Phật Giáo, chính kho công đức của một ngườiquyết định hoàn cảnh tốt đẹp cho những tái sanh của mộtngười đí trong tương lai. Ngài giải thích bằng học thuyếtPhật Giáo về Công Đức định rõ hai Phước Điền Công Đức:Phước Điền Công Đức của các vị Phật, và Phước ĐiềnCông Đức của chúng sanh. Một phương pháp tích lũy công đứcliên quan đến việc tạo ra sự kính trọng, đức tin, và lòngtin vào Chư Phật, những bậc Giác Ngộ. Những phương phápkhác liên quan đến việc tu tập như lòng tốt, rộng lượng,khoan dung, và vân vân.. và có ý thức kiềm chế các hành độngtiêu cực như sát sinh, trộm cắp, và nói dối. Tạo dựngphương pháp thứ hai này đòi hỏi sự tác động qua lại vớingười khác, hơn là tác động qua lại với Chư Phật. Trênccơ sở đó Đức Dạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng người khácsẽ là sự giúp đỡ chúng ta rất nhiều để tích lũy côngđức.

Nhữngngười khác là Phước Điền công đức mô tả của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma có một đặc tính đẹp, trữ tình đối vớiđiều đó, hình như chính nó làm phong phú thêm hình ảnh.Lập luận trong sáng của Ngài và sự quả quyết đằng saunhững lời nói của Ngài hợp lại thành sức mạnh đặc biệtvà ảnh hưởng đến cuộc nói chuyện của Ngài chiều đó.Khi tôi nhìn quanh phòng, tôi thấy nhiều cử tọa xúc độngrõ rệt. Chính tôi không say mê bằng. Do các cuộc đàm thoạitrước đây, tôi đã ở giai đoạn hiểu biết sơ đẳng vềtầm quan trọng sâu xa của từ bi, tuy vẫn còn bị ảnh hưởngnặng bởi những năm dài trong tiến trình khoa học duy lý,làm cho tôi coi bất cứ cuộc nói chuyện gì về lòng tốthay từ bi chỉ là chút đa cảm vì ý thích của mình. Nghe Ngàinói, tâm trí tôi bắt đầu nghĩ lan man. Tôi bắt đầu ngấmngầm nhìn quanh phòng, tìm các bộ mặt nổi tiếng, đáng chúý, hay quen thuộc. \n một bữa cơm quá no trước cuộc nóichuyện, tôi bắt đầu buồn ngủ. Tôi vật vờ lúc tỉnh lúckhông. Có lúc trong buổi nói chuyện, tâm trí tôi nghe thấyNgài nói"... hôm nọ, tôi đã nói về những nhân tố cầnthiết để có một cuộc đời hạnh phúc và sung sướng. Nhữngnhân tố như sức khỏe, của cải vật chất, bạn bè vânvân... Nếu bạn điều tra nghiên cứu kỹ lưỡng, bạn sẽthấy tất cả những thứ đó lệ thuộc vào người khác.Muốn giữ sức khỏe, bạn đưa vào thuốc men do người kháclàm, và chăm sóc sức khỏe do người khác lo liệu. Nếu bạnxem xét tất cả những tiện nghi bạn sử dụng để hưởngthụ cuộc sống bạn sẽ thấy hầu như không có đồ vậtnào không liên hệ đến người khác. Nếu bạn suy nghĩ cẩnthận, bạn sẽ thấy tất cả những hàng hóa ấy có đượclà do cố gắng của nhiều người hoặc trực tiếp hoặc giántiếp. Nhiều người đã tham gia đến để làm những thứđó thành tựu. Không cần phải nói khi chúng ta đề cập vềbạn tốt, là một nhân tố cần thiết khác cho cuộc đờihạnh phúc, chúng ta đang nói đến sự tác động qua lại vớinhững chúng sanh khác, những con người. khác.

"Chonên bạn có thể thấy rằng tất cả những nhân tố đó gắnchặt với những nỗ lực và hợp tác của những người

khác.Những người khác là không thể thiếu. Cho nên, dù thực tếlà tiến trình giao tiếp với người khác có thể có gian khổ,cãi cọ, và khó chịu, chúng ta vẫn phải cố duy trì mộtthái độ thân thiện và niềm nở để có lối sống có đủtác động qua lại với người khác đặng vui hưởng mộtcuộc đời hạnh phúc."

KhiNgài nói, tôi cảm thấy một sự phản kháng theo bản năng.Mặc dầu tôi thường trân trọng và vui sướng với bạn bèvà gia đình, nhưng tôi vẫn coi mình là một người độc lập.Tự lực Thật ra là hãnh diện về đức tính ấy. Ngấm ngầm,tôi có khuynh hướng coi thường những người phụ thuộc quámức - một dấu hiệu yếu kém.

Tuyvậy, chiều này khi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng, đã xẩyra một việc. Vì 'Tùy Thuộc Vào Người Khác" không phải làđề tài mà tôi ưa thích, tâm trí tôi lại bắt đầu lan man,tôi thấy tôi quên không cắt bỏ sợi chỉ lòng thòng trêntay áo sơ mi của tôi. Chú ý vào một lúc, tôi nghe thấy Ngàinói nhiều người đã tham gia vào việc làm ra tất cả nhữngcủa cải của chúng ta. Khi nghe Ngài nói, tôi bắt đầu xemxét có nhiều người tham gia làm cái áo sơ mi của tôi. Tôibắt đầu tưởng tượng đến người nông dân trồng bông.Kế tiếp người bán máy cầy cho người nông dân cầy ruộng.Rồi vì việc đó hàng trăm hay thậm chí hàng ngàn ngườitham gia làm máy cày, gồm có người khai quặng để chế tạocác bộ phận bằng kim loại của xe máy cày và tất cả nhữngngười thiết kế máy cày. Rồi đương nhiên, người làm bông,người dệt, người cắt, người nhuộm, người may. Nhữngngười vận chuyển và tài xế xe tải giao áo đến tiệm,và người bán hàng bán cho tôi. Tôi chợt hiểu, hầu như mọikhía cạnh trong đời tôi xẩy ra đều là do nỗ lực củanhiều người. Sự tự lực quý giá cùa tôi hoàn toàn là mộtảo tưởng, một ý nghĩ kỳ quặc. Khi sự nhận thức nàybừng sáng trong tôi, tôi bị chinh phục bởi ý nghĩa sâu xacủa sự liên kết và tùy thuộc lẫn nhau trong tất cả chúngsinh. Tôi cảm thấy dịu đi. Một điều gì đó; tôi khôngbiết. Điều ấy làm tôi muốn khóc.

SỰRIÊNG TƯ

Chúngta cho rằng cần phải vì người khác là nghịch lý. Cùng lúcvăn hóa của chúng ta bị hút vào sự tận dương tính độclập cao độ, chúng ta cũng mong mỏi sự riêng tư và mối liênhệ với người yêu đặc biệt nào đó. Chúng ta tập trungtất cả năng lực vào việc tìm kiếm một người với hyvọng có thể chữa cho ta khỏi cô đơn tuy vẫn chống đỡcho ảo tưởng là chúng ta vẫn độc lập. Tuy mối liên hệnày rất khó để đạt được thấm chí chỉ một người,nhưng tôi thấy Đức Đạt Lai Lạt Ma có khả năng và giữđược sự thân mật với thật nhiều người mà Ngài có thể.Thực tế mục đích của Ngài là liên kết với mọi người.

GặpNgài trong một phòng khách sạn tại Arizona vào một buổi xếchiều, tôi bắt đầu "Trong buổi nói chuyện truớc công chúngchiều qua, Ngài nói đến tầm quan trọng của những ngườikhác, mô tả họ là Phước Điền Công Đức. Nhưng khi quansát sự quan hệ với người khác, thực sự là có rất nhiềucách khác nhau dính dáng với nhau, nhiều loại quan hệ khácnhau ..."

"Rấtđúng " Ngài nói.

"Chẳnghạn có một loại quan hệ hết sức được chuộng ở PhươngTây", tôi nhận xét " Đó là quan hệ có đặc điểm là mứcriêng tư sâu giữa hai người, một người đặc biệt đểchia sẻ cảm nghĩ thầm kín nhất, nỗi sợ hãi và vân vân...Ngườita cảm thấy, nếu không có loại quan hệ ấy, họ sẽ thấymột điều gì thiếu thốn trong cuộc đời của họ. Thựcra, phép chữa bệnh bằng tâm lý thường tìm cách giúp đỡngười ta biết cách phát triển loại quan hệ riêng tư này."

"Vâng,tôi tin là loại riêng tư này có thể được nhìn nhận làtích cực". Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý." Tôi nghĩ rằngngười bị tước đoạt loại riêng tư ấy có thể dẫn đếnnhững vấn đề".

"Tôichỉ băn khoăn là ..." Tôi tiếp tục " khi Ngài lớn lên tạiTây Tạng, Ngài không những được coi như một ông vua màcòn được coi như một vị thánh. Tôi cho rằng dân chúng kinhsợ Ngài, có lẽ thấm chí là một chút bồn chồn lo lắnghay sợ hãi đứng trước mặt Ngài. Điều đó không tạo rasự cách biệt cảm xúc nào đó với người khác chứ, cảmgiác bị lẻ loi ? Ngoài ra Ngài cũng bị xa gia đình, đượcnuôi dưỡng như một nhà sư từ nhỏ, và là một nhà sư chưabao giờ lấy vợ và vân vân... tất cả những sự việc ấycó góp phần vào cảm giác cách biệt với người khác không?Có bao giờ Ngài cảm thấy mất cơ hội phát triển mức độriêng tư cá nhân sâu hơn đối với người khác, hay với mộtngười đặc biệt nào đó, như vợ chồng?

Khôngchút ngập ngừng, Ngài trả lời:"Không. Không bao giờ tôicảm thấy thiếu riêng tư. Đương nhiên, cha tôi mất đã nhiềunăm qua, nhưng tôi cảm thấy rất gần gũi với mẹ tôi, cácvị thầy của tôi, các gia sư của tôi, và nhiều người khác.Và với nhiều trong số những người ấy, tôi có thể chiasẽ cảm nghĩ sâu xa nhất, sợ hãi và lo lắng. Khi tôi ởTây Tạng, vào những dịp lễ lớn trong nước hay công cộng,có một số thủ tục, một số nghi thức, nghi lễ ngoại giaođược cử hành nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Cónhững lần, thí dụ, tôi thường xuống bếp và trở nên hếtsức gần gũi với những người làm bếp và chúng tôi cóthể đùa rỡn hay to nhỏ chuyện tầm phào, hay chia sẻ nhữngsự việc, và như vậy rất thoải mái không có chút nghi thứcnào hay cách biệt.

Chonên, khi tôi ở Tây Tạng hay từ khi tôi trở thành ngườitị nạn, tôi không bao giờ cảm thấy thiếu người mà tôicó thể chia sẻ mọi sự. Tôi nghĩ rằng nhiều việc liênquan đến bản tính của tôi.Với tôi chia sẻ sự việc vớingười khác rất dễ dàng, tôi không giữ bí mật tốt lắmđâu? Ngài cười" Đương nhiên đôi khi nó có thể là mộtđiều tiêu cực. Thí dụ, có thể là một số thảo luậnnào đó trong Kashag (Nội Các của Chính Phủ Lưu Vong Tây Tạng).Về những việc mật, tôi đem thảo luận ngay những việcấy với người khác. Nhưng trên mức độ cá nhân, cởi mởvà chia sẻ mọi sự sẽ rất lợi ích. Vì có bản tính nhưvậy, tôi có thể kết bạn một cách dễ dàng hơn, không phảilà vấn đề biết người và có sự trao đổi bề ngoài màthực sự là chia sẻ những vấn đề sâu kín nhất và đaukhổ sâu xa của tôi. Và cũng như vấy khi tôi nghe được tinvui, tôi cũng chia sẻ ngay với người khác. Cho nên tôi cảmnhận thấy sự riêng tư và mối liên hệ với bạn bè. Đươngnhiên, đôi khi đối với tôi thiết lập mối liên hệ vớingười khác thật dễ dàng vì thường thường họ rất sungsướng chia sẻ những khổ đau và niềm vui của họ với VịLạt Ma, 'Đức Tối Thượng Đạt Lai Lạt Ma'. Ngài lại cười,làm sáng tỏ tước vị của Ngài." Dù sao, tôi cũng cảm nhậnthấy mối liên hệ, sự chia sẻ với nhiều người. Chẳnghạn, trong quá khứ, nếu tôi cảm thấy thất vọng hay khônghài lòng với đường lối chính trị của Chính Phủ Tây Tạng,hay tôi quan ngại về một số vấn đề, cả đến sự đedọa xâm lăng của Trung Quốc, thì tôi trở về phòng và chiasẻ những việc ấy với người quét phòng. Theo một điểmnào đó, có lẽ dường như đúng là ngớ ngẩn trước conmắt của một số người khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, ngườiđứng đầu Chính Phủ Tây Tạng, đang đương đầu với nhữngvấn đề quốc tế và quốc gia mà lại chia sẻ những chuyệnnày với một người quét nhà." Ngài lại cười nữa."Nhưngvề mặt cá nhân tôi cảm thấy rất hữu ích vì lẽ nhữngngười khác tham dự và chúng ta cùng đương đầu với khókhăn hay đau khổ."

MỞRỘNG VIỆC XÁC ĐỊNH VỀ SỰ RIÊNG TƯ

Hầuhết tất cả những nhà nghiên cứu trong lãnh vực quan hệcon người đều đồng ý riêng tư là trung tâm của cuộc sống.Nhà tâm lý học người Anh có nhiều ảnh hưởng tên John Bowlbyviết:"Sự gắn bó riêng tư với những người khác là trungtâm mà cuộc sống của một con người xoay quanh nó... Từsự gắn bó riêng tư này người ta giành được sức mạnhvà niềm vui cuộc sống, qua những gì người đó đóng góp,người đó mang lại sức mạnh và niềm vui cho người khác.Đó là những vấn đề mà khoa học hiện đại và trí tuệtruyền thống nhất trí."

Rõràng là sự riêng tư thúc đẩy cả hạnh phúc thể chất lẫntâm lý. Nhìn vào lợi ích sức khỏe trong sự quan hệ riêngtư, những nhà nghiên cứu y học thấy người có tình bạnthân, người mà họ tìm đến để được xác quyết, đồngcảm, và thương yêu rất có khả năng vượt những thách thứcvề sức khỏe như đau tim, những ca giải phẫu nghiêm trọng,và ít bị những chúng bệnh như ung thư hay bị lấy về hôhấp. Thí dụ trong một công cuộc nghiên cứu trên một ngànbệnh nhân đau tim tại Trung Tấm Y Khoa Đại Học Duke thấyrằng những người không có chồng hoặc vợ hay bạn tâm tìnhthân tín có khả năng tử vong gấp ba lần trong vòng năm nămkhi chẩn đoán bị đau tim so với những người có vợ chồnghay bạn thân. Một cuộc nghiên cứu khác hàng ngàn ngườicư dân tại Quận Alameda, California, trong suốt thời kỳ chínnăm cho thấy những người có hậu thuẫn xã hội và quan hệriêng tư có tỷ lệ tử vong chung thấp hơn và tỷ lệ bệnhung thư cũng thấp hơn. Một cuộc nghiên cứu hàng trăm ngườicao niên tại Đại Học Y Khoa tại Nebraska cho thấy những ngườicó sự quan hệ riêng tư có chức năng miễn dịch tốt hơnvà mức độ cholesterol thấp hơn. Trong khoảng thời gian mấynăm vừa qua, đã có nửa tá những cuộc điều tra nghiên cứurộng rãi của một số các nhà nghiên cứu khác nhau nhắmvào sự tương quan giữa sự riêng tư và sức khỏe. Sau khiphỏng vấn hàng ngàn người, tất cả những người điềutra nghiên cứu đều đi đến một kết luận chung: Quan hệmật thiết thực tế làm tăng thêm sức khỏe.

Sựriêng tư cũng quan trọng như việc duy trì tình trạng cảmxúc lành mạnh. Nhà phân tích tâm lý và triết học xã hộiErich Fomm cho rằng sự sợ hãi căn bản nhất của loài ngườilà sự đe dọa bị tách khỏi những người khác. ông tin rằngkinh nghiệm về tính riêng biệt, lần đầu vấp phải trongthời kỳ thơ ấu, là nguồn gốc của tất cả những lo ấutrong đời sống con người. John Bowlby đồng ý, khi viện dẫnnhiều bằng chứng và nghiên cứu thực nghiệm hậu thuẫncho khái niệm xa cách người chăm sóc - thường là mẹ haycha- trong nửa cuối năm đầu tiên của cuộc đời, không thểtránh khỏi tạo ra sợ hãi và buồn bã nơi đứa trẻ. ôngcảm thấy chia lìa và sự mất mát giữa cá nhân với cá nhânnằm ở chính nguồn gốc kinh nghiệm của con người về sợhãi, buồn bã, và phiền muộn.

Vậythì căn cứ vào tầm quan trọng sống còn của sự riêng tư,làm sao chúng ta bố trí để đạt được sự riêng tư trongđời sống hàng ngày? Theo cách giải quyết của Đúc ĐạtLai Lạt Ma phác họa ở Chương trước, dường như hợp lýlà bắt đầu bằng học tập - hiểu được sư riêng tư làgì, tìm một định nghĩa và kiểu mẫu về sự riêng tư cóthể thực hành được Tuy nhiên chờ khoa học trả lời, xemra có vẻ là chỗ sự đồng ý kết thúc mặc dù có sự đồngý chung giữa những người nghiên cứu về tầm quan trọngcủa sự riêng tư. Có lẽ nét nổi bật nhất, trong khi điểmlại các nghiên cứu về sự riêng tư là tình trạng địnhnghĩa và lý thuyết về sự riêng tư chính xác là thế nàorất khác xa nhau.

Ởphía quan điểm cụ thể nhất là tác giả Desmond Morris, ôngviết về sự riêng tư từ một cái nhìn của một nhà độngvật học được đào tạo về hoạt động động vật. Trongcuốn sách của ông, Hoạt Động Riêng Tư, Morris định nghĩasự riêng tư: "Muốn được riêng tư có nghĩa là gần gũi...Theo tôi, hành động trong sự riêng tư xẩy ra khi hai cá nhânđi vào tiếp xúc thân thể". Sau khi định nghĩa sự riêng tưbằng sự tiếp xúc hoàn toàn thể chất, ông tiếp tục khảosát vô số phương cách mà con người tiếp xúc thể chấtvới nhau, từ cái vỗ lưng mộc mạc đến cái ôm khiêu dấm.ông thấy sự đụng chạm là phương tiện để chúng ta anủi lẫn nhau và được an ủi qua những cái ôm chặt hay vỗtay, khi chúng ta không dùng được những cách đó, có nhữngphuơng cách gián tiếp về sự tiếp xúc thể chất như cắtsửa móng tay. ông cũng lý luận rằng những sự tiếp xúcthể chất với những vật thể chung quanh ta từ điếu thuốclá tới đồ trang sức, tới cái giường có đệm nước, hoạtđộng thay thế cho sự riêng tư.

Hầuhết những người điều tra nghiên cứu không định nghĩacụ thể về sự riêng tư, nhưng đống ý sự riêng tư khôngchỉ là sự gần gũi vật chất. Nhìn vào gốc từ riêng tư,từ tiếng La Tinh intima có nghĩa là "bên trong" hay ở "tậntrong cùng", hầu như họ thường tán thành một định nghĩarộng hơn, như một định nghĩa của Tiến Sĩ Dan MacAdams, tácgiả của một số sách về đề tài riêng tư: Sự ham thíchriêng tư là ham thích chia sẻ cái thầm kín nhất của mìnhvới một người khác".

Nhungđịnh nghĩa về sự riêng tư không dừng ở đó. Ở phía quanđiểm đối lập với Desmond Morris là các nhà chuyên gia nhưnhóm tinh thần cha/con, các bác sĩ Thomas Patrick Malone và PatrickThomas Malone. Trong cuốn sách của họ, Nghệ Thuật về SựRiêng Tư, họ định nghĩa sự riêng tư là "kinh nghiệm vềtính liên hệ". Sự am hiểu về riêng tư của họ bắt đầuvới việc khảo sát kỹ lưỡng về "tính liên hệ" của chúngta với người khác, tuy nhiên, họ không giới hạn quan niệmriêng tư vào quan hệ con người. Định nghĩa của họ quárộng, thực ra, nó gồm cả sự quan hệ của ta với các vậtvô tri - cấy cối, tinh tú, và cả không gian.

Nhữngkhái niệm về trạng thái riêng tư lý tưởng nhất cũng khácnhau khắp trên thế giới và lịch sử. Khái niệm lãng mạnvề"Người Đặc Biệt" mà chúng ta có mối quan hệ riêng tưsay đắm là sản phẩm của thời gian và văn hóa của chúngta. Nhưng mẫu riêng tư này không được mọi người chấpnhận trong tất cả những nền văn hóa. Chẳng hạn, ngườiNhật dường như dựa nhiều vào tình bằng hữu để có đượcsự riêng tư, trong khi người Mỹ tìm nó trong quan hệ lãngmạn với bạn trai, bạn gái, hay người hôn phối. Nhận thấyvấn đề này, một số các nhà nghiên cứu cho rằng ngườiÁ Đông là những người ít khi nhắm vào cảm nghĩ cá nhânthí dụ như say mê và quan tâm nhiều hơn đến các khía cạnhthực tiễn của sự gắn bó xã hội, hình như ít bị tổnthương trước sự vỡ mộng dẫn đến sự tan rã mối quanhệ.

Thêmvào những khác nhau giữa những nền văn hóa, khái niệm vềsự riêng tư cũng thay đổi một cách đột ngột theo thờigian. Trước đây tại thuộc địa Mỹ, mức độ về sự riêngtư vật chất và quan hệ gần gũi thường lớn hơn bây giờ,khi gia đình và kể cả những người lạ cùng chia sẻ mộtkhoảng không gian nhỏ, ngủ cùng trong một căn phòng, dùngmột phòng chung, để tắm, ăn và ngủ. Tuy nhiên mức giao tiếpthông thường giữa vợ chồng đúng là có nghi thức chuẩnmực như ngày nay - không khác biệt nhiều so với cách làmquen biết hay cách láng giềng nói chuyện với nhau. Chỉ ởthế kỷ sau đó, tình yêu và hôn nhân trở nên lãng mạn caođộ và sự tự bộc lộ chuyện riêng tư được cho là chấtliệu cho bất cứ sự liên kết tình yêu nào.

Nhữngkhái niệm được coi là cách ứng xử riêng tư và thân mậtcũng thay đổi theo thời gian. Ở thế kỷ thứ 16 tại Đứcchẳng hạn, nột cặp chồng mới được yêu cầu qua đêmtân hôn trên một cái giường do những người làm chứng khiêng,những người sẽ công nhận giá trị của hôn nhân.

Cáchbày tỏ cảm xúc cũng đã thay đổi. Vào thời Trung Cổ, bàytỏ công khai rộng rãi cảm nghĩ với cường độ mạnh mẽvà trực tiếp - niềm vui, giận dữ, sợ hãi, lòng mộ đạo,thậm chí vui thú hành hạ và giết kẻ địch được coi làbình thường. Bày tỏ sự thái quá tiếng cười cuồng loạn,khóc lóc thảm thiết và cuồng bạo hơn được chấp nhậntrong xã hội chúng ta. Nhưng sự bày tỏ cảm xúc và cảm nghĩtầm thường trong xã hội ấy đã không chấp nhận khái niệmxúc cảm riêng tư, nếu phơi bày tất cả những cảm xúc mộtcách công khai và bừa bãi, thì không còn có cảm nghĩ riêngtư nào còn lại để biểu lộ cho một số ít người đặcbiệt.

Rõràng những khái niệm mà ta đương nhiên cho là sự riêng tưkhông phải là phổ thông. Chúng thay đổi theo thời gian vàthường được hình thành do hoàn cảnh kinh tế, xã hội vàvăn hóa. Rất dễ bị nhầm lẫn bởi hàng loạt định nghĩakhác nhau về sự riêng ở Phương Tây đương đại - biểuhiện từ kiểu cắt tóc đến mối quan hệ của ta với nhữngvầng trăng của Sao Hải Vương (Neptune). Vậy nên, vấn đềnày để chúng ta ở vị trí nào trong khi tìm hiểu thế nàolà sự riêng tư? Tôi nghĩ sự hàm ý rất rõ ràng.

Conngười có nhiều vẻ khác nhau lạ kỳ giữa trong đời sống,những sự thay đổi vô hạn về cách con người trải nghiệmcảm giác gần gũi thân mật. Chỉ riêng hiểu biết này đãcho chúng ta cơ hội lớn. Có nghĩa là vào chính lúc này chúngta đã có luôn nguồn vui to lớn về sự riêng tư. Sự riêngtư hoàn toàn ở quanh ta.

Ngàynay quá nhiều người bị đè nặng bởi cảm thấy thiếu điềugì đó trong đời sống, quá đau khổ vì thiếu riêng tư. Điềunày đặc biệt đúng khi trải qua những thời kỳ không thểtránh được trong cuộc sống mà chúng ta lại không để tâmđến mối quan hệ lãng mạn nào, hay khi sự đam mê tàn đitrong quan hệ. Có một khái niệm phổ biến trong văn hóa chúngta là sự riêng tư sâu sắc đạt được hiệu quả nhất trongbối cảnh có mối quan hệ lãng mạn say đắm - Người ĐặcBiệt nào đó mà chúng ta nâng cao hơn tất cả những ngườikhác. Điều này có thể là một quan điểm giới hạn sâuxa, tách chúng ta khỏi những suối nguồn riêng tư tiềm tàngvà là nguyên nhân của nhiều thống khổ và bất hạnh phúckhi Người Đặc Biệt đó không ở đây. Nhưng trong phạm vikhả năng của chúng ta có những phuong tiện để tránh điềunày, chỉ cần chúng ta phải có can đảm mở rộng khái niệmriêng tư gồm cả tất cả những hình thái khác chung quanhchúng ta trên cơ sở hàng ngày. Bằng cách mở rộng địnhnghĩa về sự riêng tư, chúng ta tự bộc lộ để khám phánhững cách thức mới và đủ vừa ý về sự quan hệ vớingười khác. Điều này mang chúng ta trở lại cuộc thảo luậnđầu tiên về sự cô đơn với Đức Đạt Lai Lạt Ma, bậtra cuộc thảo luận bởi việc ngẫu nhiên đọc kỹ "Mục ViệcRiêng" trên tờ báo địa phương, làm cho tôi băn khoăn. Vàođúng lúc những người ấy viết lời quảng cáo, vật lộntìm ra đúng chữ để đưa lãng mạn vào đời sống và chấmdứt cô đon; bao nhiêu người trong số những người ấy đãđược bạn bè, gia đình hay người quen xung quanh - những quanhệ được vun đắp thành quan hệ riêng tư đủ sâu sắc vàđích thực ? Nhiều, tôi đoán chừng. Nếu điều mà ta tìmcầu trong đời sống là hạnh phúc, và sự riêng tư là thànhtố quan trọng cho một cuộc sống hạnh phúc hơn thì rõ rànglà nó làm cho đời sống có ý nghĩa trên cơ sở kiểu riêngtư bao gồm càng nhiều hình thái liên kết với người kháccàng tốt. Kiểu riêng tư của Đức Đạt Lai Lạt Ma căn cứtrên trên thiện chí bộc lộ mình với nhiều người khác,với gia đình, bè bạn và cả đến những người lạ, hìnhthành sự gắn bó chân thật và sâu xa căn cứ vào bản chấtthông thường của con người.

CHƯƠNG6
LÀMĐẰM THẮM THÊM QUAN HỆ CỦA CHÚNG TA VỚI NGƯỜI KHÁC

Mộtbuổi chiều sau bài thuyết trình trước công chúng của Ngài,tôi đến phòng của Ngài tại khách sạn như đã được hẹnvào mỗi ngày, tôi đến sớm hơn một chút. Người thị giảkín đáo ra gặp tôi tại hành lang và cho tôi biết Ngài đangbận tiếp kiến riêng và ít phút nữa tôi mới vào được.Tôi làm ra vẻ vị trí quen thuộc của tôi là bên ngoài cửaphòng khách sạn và dùng thời gian này để kiểm lại nhữngghi chú sửa soạn cho cuộc hội kiến này, đồng thời cốgắng tránh cái nhìn chằm chằm nghi ngờ của người línhgác - cùng một cái nhìn như vậy vào những học sinh cấp2 đang lảng vảng quanh giá tạp chí của những người bánhàng trong tiệm đồ tiện dụng.

Chỉmột lúc, cửa mở và một cặp vợ chồng tuổi trung niênăn mặc lịch sự bước ra. Trông họ rất quen thuộc. Tôinhớ tôi được giới thiệu vắn tắt với họ một vài ngàytrước đây. Tôi được biết người vợ là một người thừakế nổi tiếng và người chồng rất giàu có, một luật sưtăm tiếng tại Manhattan (Nữu Ước). Vào lúc giới thiệu chúngtôi chỉ trao đổi vài lời xã giao, nhưng tôi thấy cả haicon người này khinh người một cách lạ thường. Khi họ xuấthiện từ phòng khách sạn của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôinhận thấy có một sự thay đổi đáng sửng sốt. Không còncái điệu bộ cao ngạo, và cái vẻ tự mãn thiển cận, vàthay vào hai bộ mặt tràn đầy dịu dàng và xúc cảm. Họnhư hai đứa trẻ. Những dòng lệ chẩy trên gương mặt họ.Mặc dầu tác động đến người khác của Đức Đạt LaiLạt Ma thường không gây quá xúc cảm, tôi nhận thấy baogiờ những người khác cũng trả lời Ngài bằng sự thay đổinào đó về cảm xúc. Từ lâu tôi đã kinh ngạc trước tàigắn kết với người khác của Ngài, dù ở tầng lớp xãhội nào, và lập được sự trao đổi tình cảmsâu xa đầyý nghĩa.

THIẾTLẬP SỰ THẤU CẢM

Trongkhi nói chuyện về tầm quan trọng của sự niềm nở và tìnhthương con người qua những cuộc đàm thoại tại Arizona, khôngđến mấy tháng sau tại nhà Ngài ở Dharamsala, tôi đã cócơ hội xem xét mối quan hệ con người chi tiết hơn cùng vớiNgài. Vào lúc đó tôi rất nóng lòng muốn thấy liệu chúngtôi có thể khám phá ra được một tập hợp các nguyên tắccơ bản mà Ngài sử dụng trong việc tác động qua lại vớingười khác không - những nguyên tắc có thể áp dụng đểcải thiện bất cứ mối quan hệ nào, dù là với người lạ,gia đình, bè bạn, hay người yêu. Nóng ruột để bắt đầu,tôi nhẩy ngay vào vấn đề:

"Bâygiờ về đề tài quan hệ con người ... Ngài sẽ nói gì vềphương pháp hữu hiệu nhất hay kỹ thuật liên hệ với ngườikhác bằng một phương pháp đầy ý nghĩa và giảm bớt mâuthuẫn với người khác?" Ngài trừng trừng nhìn tôi một lúc.Không phải là một cái nhìn trừng trừng không tốt nhưngnó làm cho tôi cảm thấy như tôi mới đòi Ngài cho tôi thànhphần hóa học chính xác của bụi trên cung trăng.

Saukhi dừng lại một chút Ngài trả lời:"Được, giao tiếp vớingười khác là một vấn đề rất phức tạp. Không có cáchgì mà bạn có thể tìm thấy một công thức lại giải quyếttất cả mọi vấn đề. Cũng giống một chút như nấu ăn.Nếu bạn nấu một bữa cơm ngon, một bữa cơm đặc biệt,thì có nhiều giai đoạn trong việc nấu nướng. Trước hếtbạn phải trần rau riêng rồi bạn phải chiên rồi bạn phảinhào trộn một cách đặc biệt, rồi nêm gia vị vân vân...Và cuối cùng kết quả sẽ là món ăn ngon. Giống như vậy,để khéo léo trong việc giao tế với người khác, bạn cầnphải có nhiều nhân tố. Bạn không thể chỉ nói "Đấy làphương pháp" hay "Đấy là kỹ thuật"

Khôngchính xác là câu trả lời mà tôi mong muốn. Tôi nghĩ rằngNgài lảng tránh, và cảm thấy rằng chắc chắn Ngài có điềugì cụ thể hơn để đưa ra. Tôi nhân mạnh tiếp:"Vậy thìkhông có một giải pháp nào để cải thiện mối quan hệcủa chúng ta, có lẽ những hướng dẫn chung chung hơn có thểlà hữu ích chăng?

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma suy nghĩ một chút rồi mới trả lời: "Đúng.Trước đây chúng ta có đề cập đến tầm quan trọng củaviệc tiếp xúc người khác bằng tâm tưởng từ bi. Điềuđó rất quan trọng. Đương nhiên chỉ nói với một người,'Này từ bi là rất quan trọng, bạn phải có nhiều tình thươnghơn nữa cũng chưa đủ. Một toa thuốc đon giản như vậykhông có hiệu quả. Tuy vậy cách dạy dỗ hữu hiệu mộtngười nào đó làm sao niềm nở hơn và từ bi hơn phải bắtđầu bằng cách dùng lý lẽ để giáo dục cá nhân ấy vềgiá trị và lợi lạc thực tiễn của từ bi, và cũng đểcho họ suy ngẫm xem họ cảm thấy ra sao khi một người nàođó tử tế với họ vân vân... Trong một ý nghĩa nào đóđiều này chuẩn bị cho họ, cho nên sẽ có nhiều hiệu quảhơn khi họ tiến hành bằng nỗ lực của họ để họ từbi hơn.

"Bâygiờ nhìn vào những cách phát triển từ bi khác nhau, tôi nghĩrằng thấu cảm là một nhân tố quan trọng. Khả năng cảmnhận được nỗi đau khổ của người khác. Thực ra, theotruyền thống, một trong những kỹ thuật của Phật Giáo đểtăng thêm lòng từ bi liên quan đến việc tưởng tượng tìnhtrạng một chúng sanh đang đau khổ - chẳng hạn, giống nhưmột con cừu sắp sửa bị người đồ tể giết. Và cố gắngtưởng tượng nỗi đau khổ mà con cừu phải chịu đựngvân vân...Đức Đạt Lai Lạt Ma ngưng một chút để ngẫmnghĩ, ngón tay lần chuỗi tràng hạt một cách lơ đãng. Ngàibình luận, "Tôi chợt nghĩ rằng khi tôi phải tiếp xúc vớingười rất hờ hững và lãnh đạm, thì loại kỹ thuật nàykhông mấy hiệu quả. Dường như thể là bạn bảo ngườiđồ tể làm việc tưởng tượng đó: người đồ tể quáchai sạn, quá quen với toàn bộ sự việc nên không có mộttác động nào. Vậy nên, thí dụ, sẽ rất khó khăn giảngnghĩa và dùng kỹ thuật ấy với một số người Tây Phươngquen thói đi săn hay đi câu cho vui, như một hình thức củatiêu khiển.."

"Trongtrường hợp này", tôi đề nghị, "Có lẽ không phải là mộtkỹ thuật hiệu quả bảo khi bảo một người đi săn tưởngtượng sự đau khổ của con mồi, nhưng người ta có thểthức tỉnh những cảm tính từ bi bằng cách bảo người ấymường tượng đến con chó săn yêu quý của anh ta bị sa vàobẫy và kêu la đau đớn..."

"Vângđúng như vậy..." Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý, "Tôi nghĩrằng tùy theo hoàn cảnh mà ta có thể thay đổi kỹ thuật.Chẳng hạn, người không có cảm tính mạnh mẽ về sự thấucảm đối với loài vật, nhưng ít nhất cũng có phần nàođồng cảm với người thân trong gia đình hay bạn bè. Trongtrường hợp này người ấy có thể mường tượng đến tìnhtrạng người thân yêu đang đau khổ hay đang trong tình trạngbi thảm và tưởng tượng đến cách anh ấy hay chị ấy sẽđối phó điều đó, phản ứng trước điều đó. Cho nênta có thể cố gắng tăng thêm lòng từ bi bằng cách cố gắngđồng cảm với cảm nghĩ hay kinh nghiệm của người khác.

"Tôinghĩ rằng thấu cảm không những quan trọng vì là một phươngtiện để nâng cao lòng từ bi, mà tôi còn nghĩ rằng nói chungkhi phải tiếp xúc với người khác ở bất cứ mức độnào, nếu bạn gặp phải một số khó khăn, hết sức có íchlà đặt mình vào địa vị người khác, và xem bạn sẽ phảnứng ra sao trong tình trạng ấy. Cho dù bạn không có kinh nghiệmthông thường về người khác hay có một lối sống khác biệthẳn, bạn vẫn có thể làm được nhờ tưởng tượng. Bạncó thể cần đến một chút sáng tạo. Kỹ thuật này liênquan đến khả năng tạm thời không áp đặt quan điểm riêngtư của mình mà tốt hơn là nhìn từ cách nhìn của ngườikhác để tưởng tượng rằng tình trạng này sẽ ra sao nếumình ở trong tình cảnh của người đó, mình phải đối phóra sao. Điều này giúp cho bạn phát triển sự tỉnh thức vàtôn trọng cảm nghĩ của người khác, đó là một nhân tốquan trọng nhằm giảm thiểu mâu thuẫn và khó khăn với ngườikhác.

Cuộcphỏng vấn của chúng tôi chiều nay rất ngắn ngủi. Tôi đãđược bố trí vào chương trình công việc bận rộn củaĐức Đạt Lai Lạt Ma vào giấy phút cuối cùng và giống nhưmột vài cuộc đàm thoại, nó xẩy ra muộn. Bên ngoài trờimặt trời bắt đầu lặn, căn phòng tranh tối tranh sáng, làmbức tường mầu vàng úa trở thành mầu hổ phách đậm, chiếusáng những bức tượng Phật màu vàng quí giá trong phòng.Người thị giả của Ngài lặng lẽ bước vào phòng và rahiệu cuộc gặp đã đến lúc chấm dứt. Hoàn thành cuộcthảo luận, tôi hỏi Ngài "Tôi biết chúng ta phải kết thúc,nhưng Ngài có lời khuyên nào khác hay phương pháp nào mà Ngàicó thể sử dụng nhằm thiết lập sự đồng cảm với ngườikhác không?" Những lời Ngài giảng trước đây cách đây mấytháng còn vang vọng, với một sự bình dị hiền hòa, Ngàitrả lời "Bất cứ lúc nào, tôi gặp ai, tôi bao giờ cũngtiếp cận với họ bằng lập trường của các sự việc cănbản nhất mà chúng ta đều có. Mỗi người chúng ta đềucùng có cấu tạo vật chất, tâm trí và cảm xúc. Tất cảchúng ta sanh ra cùng một cách, và chúng ta đều phải chết.Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc và không muốn đaukhổ. Nhìn vào những người khác từ quan điểm ấy chứ khôngphải là nhân mạnh vào những dị biệt phụ ví như thựctế tôi là người Tây Tạng hay khác mầu da, tôn giáo, haybối cảnh văn hóa, cho phép tôi có cảm nghĩ đang gặp mộtngười nào đó cũng giống như tôi. Tôi thấy rằng liên hệvới người khác trên bình diện ấy dễ dàng làm cho việctrao đổi và giao tiếp với nhau dễ hơn nhiều." Bằng điềuđó, Ngài đứng dậy, mỉm cười, siết chặt tay tôi rấtnhanh, và lui về nghỉ tối.

Buổisáng hôm sau, chúng tôi tiếp tục cuộc thảo luận tại nhàNgài.

"TạiArizona, chúng ta nói đến nhiều về sự quan trọng của từbi trong quan hệ con người, và ngày hôm qua chúng ta thảo luậnvề vai trò của thấu cảm để cải thiện khả năng quan hệvới người khác..."

"Phải",Đức Đạt Lai Lạt Ma gật đầu.

"ThưaNgài ngoài điều đó ra Ngài có thể cho thêm phương pháp haykỹ thuật đăc biệt nào không để giúp người ta tiếp xúcvới người khác hiệu quả hơn không?

"Cũngnhư tôi có nói ngày hôm qua chẳng có cách nào mà bạn cóthể tim thấy một hay hai kỹ thật đơn giản lại có thểgiải quyết tất cả các vấn đề. Dầu rằng nói là nhưvậy, tuy nhiên tôi nghĩ có một số nhân tố khác có thểgiúp tiếp xúc với người khác một cách khéo léo hơn. Trướctiên, hiểu và đánh giá đúng những thông tin cơ bản mà bạntiếp xúc là rất hữu ích. Ngoài ra cởi mở và thành thậthơn nữa là những đức tính rất có ích khi tiếp xúc vớingười khác."

Tôichờ đợi, nhưng Ngài không nói gì thêm nữa.

"Ngàicó thể cho biết phương pháp nào khác để cải thiện mốiquan hệ?

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma nghĩ ngợi một lúc rồi nói: "Không", Ngàicười.

Tôicảm thấy những lời khuyên ít ỏi ấy quá đơn giản vàthực sự tầm thường. Tuy vậy khi điều đó dường như làtất cả những gì Ngài đã nói về đề tài cho đến lúcnày, chúng tôi quay sang đề tài khác.

Buổitối hôm ấy, tôi được bạn hữu mời đến ăn cơm chiềutại nhà một người bạn Tây Tạng tại Dharamsala. Bạn tôisắp xếp buổi tối hôm đó thật sôi nổi. Bữa ăn thậttuyệt, nổi bật với sự bày biện thật sững sờ các mónăn đặc biệt, món ăn chính của Tây Tạng gọi là Mo Mos,một loại thịt hấp ngon. Khi bữa ăn vẫn còn kéo dài, cuộcchuyện trò trở nên náo nhiệt hơn. Chẳng mấy chốc, thựckhách trao đổi những câu chuyện khó nghe về sự việc hếtsức bối rối mà họ đã từng làm trong khi say. Một vài ngườikhách được mời dự gồm có một cặp vợ chồng nổi tiếngđến từ Đức, người vợ là kiến trúc sư và người chồng,là nhà văn, tác giả một tá sách.

Thíchsách, nên tôi đã tới gần tác giả và bắt chuyện. Tôi hỏiông ta về việc viết văn của ông. Cấu trả lời của ôngcộc lốc và chiếu lệ, ông không giữ lịch sự và lạnhlùng. Nghĩ rằng ông không thân thiện mà còn có tính trưởnggiả học làm sang, tôi tức khắc không thích ông. Ít ra tôiđã cố gắng liên hệ với ông, tôi tự an ủi và hài lòngrằng ông chỉ là một người khó chịu và tôi quay sang tròchuyện với một vài người khách dễ thương hơn.

Ngàyhôm sau, tôi tình cờ gập bạn tôi tại một quán cà phê tronglàng, và trong lúc uống trà tôi kể lại những sự kiện tốihôm trước.

"...Tôi thực sự vui với tất cả mọi người ngoại trừ Rolf,nhà văn ấy ... hình như quá tự cao tự đại hay đại loạinhư vậy... không thân thiện" "Tôi biết ông ta mấy năm nayrồi" bạn tôi nói ".. Tôi biết ông ta hay như vậy, nhưng đúnglà ông ta hơi nhút nhát, và hơi dè dặt lúc đầu. ông ta thựcsự là một người tuyệt vời nếu ông biết ông ta..." Bạntôi chưa thuyết phục được tôi. Bạn tôi tiếp tục thanhminh, "Cho dù ông ta là một nhà văn thành công, ông đã trảiqua nhiều khó khăn trong đời ông. Rolf thực sự bị đau khổrất nhiều. Gia đình ông bị đau khổ khủng khiếp dướibàn tay của Quốc Xã trong Thế Chiến Thứ Hai. ông có hai ngườicon mà ông hết sức tận tâm với chúng, lúc sinh ra bị chứngrối loạn di truyền ít thấy làm cho chúng tật nguyền rấtsớm về thể xác và tinh thần. Và thay vì trở nên cay đắnghay sống một cuộc đời đọa đầy, trước những khó khănnhư thế ông đã chìa tay giúp đỡ mọi người, bỏ nhiềunăm tận tụy làm việc với những người tàn tật với tưcách một người tình nguyện. ông quả là một người đặcbiệt nếu ông biết ông ta".

Hóara tôi lại gặp Rolf cùng vợ ông ta vào cuối tuần ấy tạimột vùng đất nhỏ chạy dài dùng làm sân bay địa phương.Chúng tôi sẽ cùng đi trên chuyến bay đi Đề Li, nhưng chuyếnbay này bị hủy bỏ. Phải mất mấy ngày nữa mới có chuyếnbay khác., cho nên chúng tôi quyết định cùng nhau thuê mộtchiếc xe và đi Đề Li, một cuộc hành trình 10 tiếng mệtnhoài. Một ít tin tức về tiểu sử mà bạn tôi cho tôi biếtđã thay đổi cảm nghĩ của tôi về Rolf, và trong cuộc hànhtrình dài đi Đề Li tôi cảm thấy cởi mở hơn. Kết quảlà tôi đã nỗ lực đàm thoại với ông. Lúc đầu thái độcủa ông vẫn như vậy. Nhưng chỉ một chút ông cởi mở vàbền chí, tôi sớm khám phá ra đúng như lời bạn tôi nói,sự lạnh lùng của ông là do tính nhút nhát hơn là tính trưởnggiả học làm sang. Chúng tôi nói chuyện huyên thiên khi xe chạytrên con đường bụi bậm oi bức của miền quê Bắc Ấn,càng đi sâu vào trò chuyện, ông càng chứng tỏ ông là mộtngười ân cần, chân thật và là người bạn đồng hành đángtin cậy

Khiđến Đề Li, tôi nhớ lại lời khuyên của Đức Đạt LaiLạt Ma là "hãy tìm hiểu những thông tin cơ bản của mộtngười" không phải là sơ đẳng và nông cạn như lúc đầuta tưởng. Tuy, có lẽ nó tầm thường nhưng không đơn giản.Đôi khi nó là lời khuyên căn bản nhất và thẳng thắn nhất,loại mà ta hay gạt đi vì cho là ấu trĩ, nó có thể là phươngtiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy giao tiếp.

Mấyhôm sau tôi vẫn còn ở lại Đề Li, trên chặng đường haingày trước khi trở về nhà. Thay đổi từ cái yên tịnh củaDharamsala làm tôi khó chịu, và tôi ở trong tâm trạng bựcbội. Ngoài việc vật lộn với cái nóng ngột ngạt, ô nhiễm,và đông người, vỉa hè nhung nhúc những loại thú ăn thịtở thành thị dành cho Phố Xá Lừa Bịp. Đi bộ trên đườngphố nóng như thiêu ở Đề Li, một Người Phương Tây, mộtNgười Ngoại Quốc, một Mục tiêu, bị xúm lại bởi hàngnửa tá gái điếm mỗi đoạn đường, làm cho tôi cảm thấynhư thể tôi là người xăm chữ Ngố trên trán. Quả là nảnlòng Sáng hôm ấy, tôi đã rơi vào mưu đồ bất lương củahai kẻ bịp trên đường phố. Một đứa lấy sơn đỏ quẹtvào giầy tôi trong khi tôi không để ý. Đi xuống cuối đường,kẻ đồng lõa, một em bé đánh giầy giả bộ ngấy thơ, chỉcho tôi biết giầy tôi dính sơn và đề nghị tôi cho nó đánhgiầy với giá thường lệ. Nó khéo léo đánh giầy tôi xongtrong vòng ít phút. Sau khi xong, nó thản nhiên đòi tôi mộtsố tiền lớn - bằng số tiền lương hai tháng của nhiềungười tại Đề Li. Khi tôi không chịu, nó khẳng định làgiá mà nó đã đề nghị trước. Tôi phản đối, và thằngnhỏ bắt đầu kêu rống lên, làm một đám đông bấu đếnchung quanh tôi, nó khóc lóc và nói tôi từ chối không trảtiền công cho nó. Vào cuối ngày đó, tôi được biết đólà một sự lùa bịp thông thường hay xẩy ra với nhừng dukhách vô tình, sau khi đòi số tiền lớn, thằng bé đánh giầycố ý làm om xòm để người đi đường xúm đông lại, vớiý đồ tống tiền du khách bị bối rối và muốn tránh cảnhtượng này.

Chiềuhôm ấy, tôi dùng bữa cùng với một bạn đồng sự tạikhách sạn. Tôi đã quên hẳn những chuyện xẩy ra sáng naykhi bà hỏi tôi về hàng loạt cuộc phỏng vấn gần đây củatôi với Đức Đạt Lạt Ma. Chúng tôi mải mê bàn luận nhữngkhái niệm của Đức Đạt Lạt Ma về sự thấu cảm và tầmquan trọng của việc đặt mình vào cách nhìn của ngườikhác. Sau khi dùng bữa, chúng tôi nhẩy lên một xe taxi đi thămmột số bạn bè chung của chúng tôi. Khi xe bắt đầu đi,những ý nghĩ của tôi lại quay về vụ đánh giầy bịp bợmsáng nay, và khi những hình ảnh tăm tối hiện trong tâm tôi,đột nhiên tôi nhìn vào đồng hồ tính tiền của xe.

"Ngưnglại Taxi! Ngưng lại" Tôi la lên. Bạn tôi giật nảy mình vìsự bộc phát thình lình. Người tài xế giận dữ nhìn tôiqua kính chiếu hậu. nhưng vẫn cho xe chạy.

"Đậulại đi" tôi yêu cầu, giọng nói của tôi run lên để lộvẻ kích động. Bạn tôi hình như sửng sốt. Xe ngừng. Tôichỉ vào đồng hồ tính tiền, giận dữ chém tay vào khôngkhí: "Ông không chỉnh lại đồng hồ. Hơn 20 đồng trên đồnghồ khi bắt đầu đi"

"Xinlỗi Ngài" Người tài xế nói bằng một giọng buồn nảnlạnh lùng càng làm tôi tức điên lên, "Tôi quên không vặnlại...Tôi sẽ bắt đầu lại"

"Ôngkhông vặn lại gì cả" Tôi bốp chát: "Tôi chán ngấy cácngười đang cố gắng làm tăng tiền xe, chạy vòng vòng, haylàm bất cứ cái gì có thể làm được để đánh lừa ngườita... Tôi thật chán ngấy". Tôi lắp bắp và nổi đóa vớimột xúc cảm ra vẻ cao đạo. Trông bạn tôi có vẻ bối rối.Người tài xế chằm chằm nhìn tôi với cùng cái vẻ tháchthức thường thấy ở những con bò linh thiêng đi lang thanggiữa đường phố Đề Li tấp nập này, chúng ngưng lại nhưcó ý định nổi loạn để cản trở giao thông. Anh ta nhìntôi cứ như thể là cơn giận của tôi chỉ là mệt nhọcvà buồn bực. Tôi ném vài ru pi vào ghế trước và không bìnhluận gì thêm nữa, mở cửa xe cho bạn tôi xuống xe ra ngoài.Chỉ vài phút sau, chúng tôi lại gọi một taxi khác và chúngtôi lên xe tiếp tục cuộc hành trình. Nhưng tôi không thểbỏ qua. Khi chúng tôi đi qua các dẫy phố tại Đề Li, tôitiếp tục phàn nàn là làm sao mà "ai" tại Đề Li này cũnglừa đảo du khách, chúng tôi chẳng là gì cả mà chỉ làcon mồi. Người bạn đồng sự của tôi lặng lẽ nghe khitôi huênh hoang và nói say sưa. Cuối cùng bà nói "Được, haimươi Ru Pi chỉ khoảng 25 xu (tiền Mỹ). Tại sao phải nổigiận chứ?" Tôi sôi lên với sự phẫn nộ đạo đức giả."Nhưng đó là nguyên tắc đáng quan tâm " Tôi tuyên bố: "Tôikhông hiểu sao mà bà lại có thể bình tĩnh trước toàn bộsự việc này khi lúc nào nó cũng xẩy ra. Bà không thấy khóchịu sao?"

"Được,bà nói chậm rãi," Khó chịu một phút thôi, nhưng tôi bắtđầu nghĩ tới những gì chúng ta nói chuyện trong bữa ăntrưa, về Đức Đạt Lai Lạt Ma nói đến tầm quan trọng khinhìn nhận vấn đề bằng cách nhìn của người khác. Khi bạnnóng giận thì tôi cố gắng nghĩ về những gì tôi có thểcũng giống như người tài xế taxi Cả hai chúng tôi đềumuốn ăn ngon, ngủ ngon, cảm thấy dễ chịu, được yêu mếnvân vân... Rồi tôi cố gắng tôi tưởng tượng chính mìnhlà người tài xế taxi, tôi ngồi suốt ngày trong chiếc xengột ngạt không máy lạnh, có thể tôi cáu kỉnh và ganh ghétvới người ngoại quốc giàu có... và cách tốt nhất mà tôicó thể nghĩ tới là cố gắng làm cho sự việc "công bình",để được hạnh phúc là tìm cách lừa gạt để lấy tiền.Nhưng vấn đề là, dù cho nó thành công, bóp nặn được vàiRu Pi của du khách vô tình, tôi không thể tưởng tượng nổingưới ta lại thỏa mãn với cách đó để được hạnh phúchơn hay một cuộc sống vừa ý hơn .. Dù sao, tôi càng nghĩmình là người tài xế taxi, tôi càng bớt giận anh ta. Cuộcsống anh ta có vẻ buồn buồn ..có nghĩa là, tôi vẫn khôngđồng ý về điều anh ta đã làm, và chúng ta có quyền rakhỏi xe, nhưng đúng là tôi không thể nổi giận đến mứcghét anh ta về chuyện đó..."

Tôiim lặng. Giật mình, thực ra tôi chưa hấp thụ được baonhiêu từ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Lúc này, tôi bắt đầu hiểugiá trị thực tiễn trong lời khuyên của Ngài, như "hiểubiết tiểu sử người khác", và đương nhiên, tôi đã tìmđược sự mẫu mực về cách thực hiện những nguyên tắcnày trong cuộc đời của Ngài đang truyền cảm hứng. Nhưngkhi tôi nghĩ lại về hàng loạt cuộc thảo luận với Ngài,bắt đầu từ Arizona, và bây giờ tiếp tục tại Ấn Độ,tôi nhận ra rằng ngay từ lúc đầu, những cuộc phỏng vấncủa chúng tôi có vẻ có không khí bệnh viện, như thể tôihỏi Ngài về khoa giải phẫu, ở trong trường hợp này, đólà khoa giải phẫu tâm trí và tinh thần của con người. Tuynhiên cho đến lúc này, không biết làm sao mà tôi vẫn chưanẩy ra ý áp dụng đầy đủ tư tưởng của Ngài vào đờisống của tôi, ít ra không phải là lúc này - Tôi luôn cómột ý định mơ hồ sẽ cố gắng thực hiện những kháiniệm của Ngài trong đời tôi ở một lúc nào đó trong tươnglai, có lẽ khi tôi có nhiều thì giờ hơn.

NGHIÊNCỨU CƠ SỞ CỦA SỰ QUAN HỆ

Nhữngcuộc đàm thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Arizona bắtđầu bằng cuộc bàn thảo về nguồn gốc hạnh phúc. Mặcdầu thực tế là Ngài chọn cuộc sống làm một nhà sư, nhưngcác cuộc nghiên cứu cho thấy hôn nhân góp phần thực tếmang đến hạnh phúc - mang đến sự riêng tư và mối liênkết chặt chẽ làm tăng thêm sức khỏe và thỏa mãn cáchsống chung. Hàng ngàn cuộc thăm dò người Mỹ và Âu Châucho thấy người có gia đình hài lòng và hạnh phúc với cuộcsống hơn người độc thân hay người góa.- nhất là so vớinhững người ly dị hay ly thân.

Mộtcuộc thăm dò cho thấy sáu trong số mười người Mỹ đánhgiá hôn nhân của họ là "rất hạnh phúc" và cũng xem cuộcđời họ nói chung là "rất hạnh phúc". Trong cuộc bàn luậnvề đề tài quan hệ con người, tôi nghĩ rằng nếu đưa ravấn đề là nguồn hạnh phúc chung cũng rất quan trọng.

Ítphút trước giờ ấn định phỏng vấn Đức Đạt Lai LạtMa, tôi ngồi với một người bạn ở hành lang lộ thiên củamột khách sạn tại Tuscon uống một ly nước mát giải khát.Đề cập đến chủ đề lãng mạn và hôn nhân mà tôi dựđịnh nêu lên trong cuộc phỏng vấn của tôi, bạn tôi vàtôi động lòng trắc ẩn nghĩ đến những người độc thân.Trong khi chúng tôi trò chuyện, một cặp vợ chồng trẻ trôngcó vẻ lành mạnh, có thể là những người chơi gôn, sungsướng nghỉ hè vào lúc cao điểm của mùa du lịch, ngồibàn bên cạnh chúng tôi. Trông họ có vẻ như đã lấy nhaukhá lâu - không còn ở trong tuần trăng mật nữa, nhưng vẫncòn trẻ và chắc chắn hãy còn mặn nồng. Rất tốt đôi,tôi nghĩ như vậy.

Nhưngvừa ngồi xuống họ bắt đầu cãi nhau.

"...Tôi đã bảo anh anh chúng ta bị trễ rồi", người thiếu phụbuộc tội một cách gay gắt, giọng nói của cô ta khàn lạthường, tiếng rè của dấy thanh bị ngâm bởi nhiều nămthuốclá và rượu."Bây giờ chúng ta không có đủ thì giờ mà ăn.Tôi không thể ăn ngon miệng được."

"...nếu cô không chuẩn bị quá lâu ..." người đàn ông phảnpháo một cách vô ý thức bằng một giọng nhỏ nhẹ hơn,nhưng mỗi ấm nặng trĩu khó chịu và hằn học.

Đốplại."Tôi đã sẵn sàng từ nửa giờ trước rồi. Chính anhmới là người chậm trễ vì phải đọc xong tờ báo" ...

Vàcứ như thế lời qua tiếng lại không ngừng. Giống như nhàsoạn kịch Hy Lạp Euripides nói, "Hôn nhân có thể tốt đẹp.Nhưng khi hôn nhân thất bại, thì những người đó ở nhànhư trong địa ngục"

Tranhluận, nhanh chóng leo thang, rồi chấm dứt bằng nhữn lờithan vãn về cuộc sống đôc thân. Bạn tôi đảo mắt và tríchmột câu trong Seifeld, nói "Ờ phải, tôi muốn lấy vợ thậtsớm!"

Chỉít phút trước đây, tôi có ý định bắt đầu cuộc gặpbằng cách xin Đức Đạt Lai Lạt Ma ý kiến về niềm vui vàưu điểm của tình yêu lãng mạn và hôn nhân. Thay vì nhưthế, khi vào phòng của Ngài tại khách sạn, và sắp sửangồi xuống, tôi lại hỏi:"Tại sao Ngài lại cho là mâu thuẫnhình như thường trong hôn nhân phát sinh?"

"Khiđề cập đến mâu thuẫn, đương nhiên có thể là rất phứctạp". Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích.""Có thể có nhiềunhân tố liên quan. Cho nên, khi chúng ta xử trí bằng cách cốgắng tìm hiểu những vấn đề quan hệ, giai đoạn đầu tiêntrong tiến trình này đòi hỏi phải suy ngẫm kỹ lưỡng vềbản chất và cơ sở căn bản của mối quan hệ ấy.

"Vậy,trước tiên, ta phải công nhận có nhiều loại quan hệ khácnhau và hiểu biết những dị biệt giữa chúng. Thí dụ, hãyđể qua một bên vấn đề hôn nhân, ngay cả trong phạm vitình bạn bình thường, chúng ta cũng phải công nhận có nhữngloại tình bạn khác nhau. Có khi tình bạn dựa vào của cải,quyền thế, hay địa vị. Trong những trường hợp này, tìnhbạn còn tiếp tục với điều kiện là bạn còn giữ đượcquyền thế, của cải và địa vị. Khi những căn cứ ấykhông còn, thì tình bạn cũng sẽ bắt đầu biến mất. Mặtkhác có một loại tình bạn khác. Tình bạn này không căncứ vào tính toán về của cải, quyền thế và địa vị màđúng ra là cảm tính thực sự con người, một cảm tính gầngũi trong đó có ý thức chia sẻ và quan hệ. Loại tình bạnhữu này là cái mà tôi gọi là tình bạn chân chính vì nókhông bị ảnh hưởng bởi tình trạng của cải, quyền thếvà địa vị của một cá nhân dù nó tăng hay giảm. Nhân tốgiữ vững tình bạn chân chính là cảm tính và tình cảm.Nếu bạn thiếu điều đó, bạn không thể giữ được tìnhbạn chân chính. Chắc chắn chúng ta đã nói đến điều nàytrước đây và tất cả điều đó là rất rõ ràng, nhưngnếu bạn đi vào vấn đề quan hệ, thường thường sẽ rấthữu ích nếu biết dừng lại và suy ngẫm về cơ sở củamối quan hệ ấy.

Cũnggiống như vậy, nếu ai đó vấp phải khó khăn với chồngmình hoặc vợ mình, sẽ rất hữu ích nếu biết nhìn vàocơ sở căn bản của mối quan hệ. đó. Chẳng hạn, bạn thườngthấy nhiều mối quan hệ chỉ căn cứ vào sự lôi cuốn giớitính ngay từ đầu. Khi một cặp mới gặp nhau, chỉ gặp nhauvài lần, họ có thể yêu nhau say đắm và rất hạnh phúc."Ngài cười " nhưng bất cứ quyết định nào về hôn nhânvào lúc ấy rất dễ lung lay. Về một ý nghĩa nào đó cũngnhư người ta có thể trở nên mất trí, vì sức mạnh củacơn giận hay hận thù mãnh liệt, về một ý nghĩa, ngườita cũng có thể bị mất trí bởi sức mạnh của đam mê hayham muốn. Và đôi khi bạn có thể thấy trạng thái mà mộtcá nhân có thể cảm thấy, "ôi người bạn trai của tôi,hay người bạn gái của tôi thực sự không phải người tốt,không phải là người tử tế, nhưng tôi vẫn cảm thấy bịlôi cuốn bởi anh ấy hay cô ấy". Cho nên sự quan hệ dựavào cái lôi cuốn ban đầu thật không thể tin cậy được,thực sự không vững vàng vì nó căn cứ vào nhiều hiện tượngtạm thời. Cảm giác này tồn tại rất ngắn ngủi, và saumột thời gian, cảm giác này không còn nữa". Ngài bật táchtách ngón tay.."Cho nên đừng quá ngạc nhiên nếu kiểu quanhệ như thế rơi vào chuyện rắc rối, và hôn nhân căn cứvào điều đó cuối cũng rơi vào rắc rối ...Nhưng ông nghĩthế nào?

"Vâng,tôi phải đồng ý với Ngài về việc đó", tôi trả lời."Hình như trong bất cứ mối quan hệ ngay cả những mối quanhệ nồng cháy, sự say mê lúc ban đầu cuối cùng cũng nguộiđi. Một số nghiên cứu cho thấy những người coi sự saymê và lãng mạn lúc ban đầu là tối cần thiết cho quan hệcủa họ, cuối cùng đi đến vỡ mộng và ly dị. Ellen Bercheid,nhà tâm lý học xã hội của Đại Học Minnesota,đã xem xétvấn đề và kết luận rằng không đánh giá đúng phân nửathời gian có giới hạn của tình yêu say đắm có thể hủydiệt mối quan hệ. Bà và những đồng sự của bà cảm thấymức độ ly dị gia tăng trên hai mươi năm qua một phần liênquan việc người ta ngày càng coi trọng những kinh nghiệm cảmxúc rất được tin cậy trong đời họ - những kinh nghiệmgiống như tình yêu lãng mạn. Nhưng có một vấn đề là nhữngloại kinh nghiệm như vậy có thể rất khó đứng vững vớithời gian..." "Điều này hình như rất đúng" Ngài nói."Chonên khi đề cập đến những vấn đề quan hệ bạn sẽ thấyý nghĩa quan trọng to lớn trong việc nghiên cứu và hiểu biếtbản chất cơ bản của mối quan hệ.

"Bâygiờ, trong khi có một số quan hệ căn cứ vào sự lôi cuốngiới tính ngay từ đầu, thì mặt khác, bạn có thể có nhữngkiểu quan hệ khác mà trong đó những người có tâm trạngđiềm tĩnh có thể nhận thức rằng nói về thân thể bềngoài bạn trai hay bạn gái của tôi có thể không hấp dẫnnhưng anh ấy hay cô ấy thực sự là một người tốt, mộtngười tử tế hòa nhã. Sự quan hệ được xấy dựng bằngđiều đó hình thành loại liên kết lâu dài hơn vì nó thuộcloại giao tiếp thành thật ở mức thực sự riêng tư và conngười giữa hai người..."

ĐứcĐại Lai Lạt Ma ngưng một chút như thể nghiền ngẫm vềvấn đề rồi nói thêm, "Đương nhiên tôi phải nói cho rõràng là người ta có thể có quan hệ tốt lành mạnh bao gồmcả sự lôi cuốn giới tính như là một thành tố. Cho nênhình như có loại quan hệ chính dựa vào vào sự lôi cuốngiới tính. Một loại hoàn toàn dựa vào sự ham muốn giớitính. Trong trường hợp này, động cơ hay sự thúc đẩy đằngsau sự liên kết thực sự chỉ là sự thỏa mãn tạm thời,sự vừa lòng trước mắt. Trong loại quan hệ này, các cáthể gắn liền với nhau không thật là con người mà đúnghơn là đối tượng. Loại quan hệ này không lành mạnh. Nếusự quan hệ chỉ căn cứ trên sự ham muốn giới tính, khôngcó thành tố tôn trọng lẫn nhau, thì sự quan hệ này hầunhư trở thành mại dâm, trong đó cả hai bên dều không tôntrọng lẫn nhau. Sự quan hệ lúc đầu xấy dựng trên ham muốngiới tính giống như căn nhà xấy dựng trên nước đá, đúnglúc đá tan ra, căn nhà xụp.

"Tuynhiên có một loại quan hệ thứ hai, cũng căn cứ trên sựlôi cuốn giới tính, nhưng trong đó sự lôi cuốn thể xáckhông phải là cơ sở chiếm ưu thế ưu tiên trong quan hệnày. Trong kiểu quan hệ thứ hai này, có sự đánh giá cănbản đúng về giá trị của nhau căn cứ vào cảm nghĩ ngườikia là người tốt, tử tế, và hòa nhã, và bạn có sự tôntrọng và phẩm giá của người kia. Bất cứ sự quan hệ nàocăn cứ trên tinh thần ấy sẽ lâu bền và chắc chắn đángtin cậy Loại này thích hợp hơn. Và muốn thiết lập loạiquan hệ này, điều chủ yếu là phải dành đủ thì giờ đểhiểu nhau với ý thức chân thật, hiểu biết những đặctính căn bản của nhau.

"Chonên, khi những bạn bè tôi hỏi tôi về hôn nhân của họ,tôi thường hỏi lại họ đã quen nhau bao lâu rồi. Nếu họnói mới có mấy tháng, thì tôi thường nói:"Vậy quá ngắnngủi". Nếu họ nói một vài năm, thì tôi nói thế thì tốt.Bây giờ họ không những biết mặt hay bề ngoài, mà tôi cònnghĩ, hiểu bản tính sâu xa của nhau" "Điều đó hồ như nhàVăn Mark Twain đã nói "không có người đàn ông nào hay ngườiphụ nữ nào thực sự hiểu tình yêu hoàn hảo là gì cho đếnkhi họ đã thành hôn với nhau trong một phần tư thế kỷ..."

"ĐứcĐạt Lai Lạt Ma gật đầu và nói tiếp tục: Đúng.. cho nên,tôi nghĩ, nhiều vấn đề xẩy ra chỉ vì không đủ thì giờđể tìm hiểu lẫn nhau. Dù sao, tôi nghĩ nếu ta tìm cách xấydựng mối quan hệ thực sự vừa ý, con đường tốt nhấtdẫn tới điều đó là phải hiểu biết bản tính sâu xa củangười kia và quan hệ với anh ấy hay cô ấy trên mức độđó, thay vì chỉ chú trọng đến những đặc điểm bên ngoài.Và trong kiểu quan hệ đó có vai trò của tình thương chânchính.

"Bâygiờ tôi nghe nhiều người nói hôn nhân của họ có ý nghĩasâu xa hpn trên sự quan hệ giới tính, hôn nhân đòi hỏi haingười cố gắng liên kết với nhau, cùng nhau chia sẻ cuộcđời thăng trầm, chia sẻ niềm riêng tư mật thiết. Nếulời nói đó là chân thật, tôi tin tưởng đó là cơ sở thíchhợp để xấy dựng quan hệ. Quan hệ lành mạnh gồm có ýthức trách nhiệm và cam kết với nhau. Đương nhiên, sự tiếpxúc thể chất, sự quan hệ giới tính thích đáng và thôngthường của một cặp vợ chồng, có thể đem đến một sựthỏa mãn nào đó, có thể có hiệu quả làm dịu tâm. Nhưngrốt cuộc nói về mặt sinh học, mục đích chính của quanhệ nhục dục là sinh sản. Và muốn thành công trong việcnày, bạn cần phải có ý thức tận tâm với con cái, đểcho chúng có thể tồn tại và mau lớn. Vậy, phát triển khảnăng có ý thức trách nhiệm và cam kết có tính quyết định.Không có điều đó, sự quan hệ chỉ mang lại sự thỏa mãntạm thời. Chỉ cho vui". Ngài cười, một nụ cười dườngnhư kinh ngạc trước phạm vi mênh mông về cách ứng xử củacon người.

QUANHỆ DỰA VÀO TÌNH CẢM LÃNG MẠN

Tôicảm thấy kỳ quặc khi nói về tình dục và hôn nhân vớimột người nay đã trên sáu mươi tuổi mà suốt đời độcthân. Ngài không thấy ghét những vấn đề ấy, nhưng có mộtsự xuy xét độc lập trong những bình luận của Ngài.

Nghĩvề cuộc nói chuyện của tôi với Ngài sau tối hôm ấy, tôichỉ nghĩ rằng còn một thành tố quan trọng trong quan hệchưa được nói đến, và tôi tò mò tôi muốn biết quan điểmcủa Ngài đối với vấn đề này ra sao. Tôi đã nêu vấnđề này ra ngày hôm sau.

"Ngàyhôm qua, chúng ta thảo luận về các mối quan hệ và tầm quantrọng của việc đặt quan hệ thân thiết hay hôn nhân hơncả vấn đề nhục dục", tôi bắt đầu " Nhưng theo văn hóaTây Phương, không phải chỉ là hành động xác thịt mà toànbộ ý niệm lãng mạn.- ý niệm phải lòng ai, yêu say đắmngười tình- được coi như một ham muốn cao độ. Trên mànảnh, văn chương, và văn hóa đại chúng, người ta đề caoloại tình yêu lãng mạn này. Quan điểm của Ngài thế nàovề vấn đề này?

Khôngmột chút do dự, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: "Tôi nghĩ rằng,chưa cần xét đến theo đuổi tình yêu lãng mạn có thể ảnhhưởng sâu xa đến sự phát triển tinh thần ra sao, thậm chítừ quan điểm của lối sống thông thường, lý tưởng hóatình yêu lãng mạn có thể được coi là một cực đoan. Khônggiống như những quan hệ căn cứ trên tình cảm chu đáo vàchân thật, đây là một vấn đề khác. Nó không thể đượccoi là tích cực, Ngài quả quyết."Nó dựa vào ảo tưởng,không thể đạt được, cho nên nó là nguồn gốc của vỡmộng. Vậy, trên cơ sở đó nó không thể được coi như tíchcực".

Giọngnói như kết thúc của Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho thấy Ngàikhông có gì để nói thêm về đề tài này nữa. Vì xã hộichúng ta đặt tầm quan trọng to lớn lên tình yêu lãng mạn,tôi cảm thấy Ngài bác bỏ sự cám dỗ của tình yêu lãngmạn quá nh nhàng vì Đức Đạt Lai Lạt Ma được dạy dỗtrong tu viện, tôi cho rằng Ngài không cảm nhận đầy đủniềm vui của tình yêu lãng mạn, và hỏi Ngài về những vấnđề liên quan đến tình yêu lãng mạn thì cũng chẳng khácgì yêu cầu Ngài ra bãi đậu xe để Ngài giải quyết cáikhó khăn của tôi về bộ truyền lực của xe. Không đượcvừa lòng lắm, tôi lóng ngóng với ít điểm ghi chép rồichuyển sang đề tài khác.

Cáigì đã làm cho tình yêu lãng mạn quyến rũ đến thế? Nhìnvào câu hỏi này, ta thấy Thần Ái Tình (Eros) - tình yêu lãngmạn, xác thịt, say đắm - trạng thái ngấy ngất cuối cùng,là một ly cốc tay mạnh có các thành phần văn hóa, sinh học,và tâm lý. Trong văn hóa Tây Phương, khái niệm về tình yêulãng mạn đã thăng hoa từ trên hai trăm năm qua dưới ảnhhưởng của chủ nghĩa lãng mạn, một phong trào đã ảnh hưởngnhiều đến việc hình thành sự nhận thức của chúng ta vềthế giới. Chủ nghĩa lãng mạn phát triển như là một sựbác bỏ Thời Đại Ánh Sáng đó, nhân mạnh đến lý trí conngười. Phong trào mới này đề cao trực giác, xúc cảm, cảmtính và say mê. Nó nhân mạnh đến tầm quan trọng của thếgiới giác quan, kinh nghiệm chủ quan của cá nhân, và có khuynhhướng về thế giới tưởng tượng, ảo tưởng, tìm cầumột thế giới không phải là - một quá khứ lý tưởng haytương lai không tưởng. Quan niệm này không những đã có mộttác động sâu xa vào văn học nghệ thuật mà còn vào cảchính trị và mọi mặt phát triển của văn hóa của Tây Phươnghiện đại.

Yếutố hấp dẫn nhất trong khi theo đuổi tình yêu lãng mạn làcảm giác yêu phải lòng. Những ảnh hưởng mạnh mẽ hoạtđộng thúc đẩy chúng ta tìm kiếm cảm giác ấy, còn nhiềuhơn cả sự suy tôn tình yêu lãng mạn mà ta thấy từ vănhóa. Nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy những sức mạnh ấyđã được lập trình trong các gien từ lúc sinh ra đời. Cảmgiác yêu phải lòng bao giờ cũng hòa lẫn với cảm giác củasự lôi cuốn xác thịt, có thể là thành phần bản năng dogien quyết định trong hành vi giao phối. Từ cái nhìn tiếnhóa chức năng cá nhân của sinh vật là sinh tồn, sinh sản,và bảo đảm sự tồn tại liên tục của giống loài. Vìlợi ích tốt nhất của giống loài, cho nên nếu chúng ta đượclập trình để yêu, chắc chắn nó sẽ gia tăng lợi thế màchúng ta kết đôi và sinh sản. Vì vậy, chúng ta có nhữngcơ cấu gắn liền giúp cho điều đó xẩy ra, đáp ứng mộtsố tác nhân kích thích, não bộ sản xuất và tiết ra nhữnghóa chất tạo thành cảm giác phân khích cái "đê mê" kếthợp với tình yêu. Và trong khi bộ não của chúng ta ngâm vớinhững hóa chất ấy, cảm giác đó áp đảo chúng ta đếnmức mọi thứ khác dường như bị ức chế .

Ảnhhưởng tâm lý thúc đẩy ta tìm cảm giác tình yêu cũng hấpdẫn như ảnh hưởng sinh học. Trong tập khảo luận của Plato,Socrates kể một câu chuyện huyền thoại về Aristophanes liênquan đến nguồn gốc tình yêu xác thịt. Theo huyền thoạinày, những cư dân đầu tiên trên trái đất là những sinhvật tròn có bốn tay, bốn chân, và cùng với lưng và hônglàm thành hình tròn. Những sinh vật vô tính độc lập nàyrất cao ngạo và thường tân công các vị thần. Để trừngphạt chúng, Thần Zeus phóng sấm sét vào chúng và phân đôichúng ra. Mỗi chúng sanh bây giờ là hai, nửa này mong mỏihợp nhất với nửa kia. Thần Ái Tình (Eros) ham muốn tìnhyêu mê say, lãng mạn, có thế được xem là khao khát thờicổ muốn hợp nhất với nửa kia. Nó dường như là nhu cầuvô tình phổ biến của con người. Cảm tính đó kéo theo cảmgiác hợp nhất với người kia, ranh giới bị phá tan, trởthành một với người mình yêu. Các nhà tâm lý học gọiđó là sự sụp đổ ranh giới cái tôi. Một số người nghĩrằng tiến trình này bắt nguồn từ kinh nghiệm sớm nhấtcủa ta, một cố gắng vô thức để tái tạo kinh nghiệm cótừ lúc còn thơ ấu, trạng thái căn bản mà trong đó đứatrẻ hoàn toàn gần gũi với cha mẹ hay người nuôi nâng lúcđầu

Bằngchứng cho thấy những đứa trẻ sơ sinh không phân biệt chínhchúng với phần còn lại của thế giới. Chúng không có ýthức nhận dạng cá nhân hay ít ra cũng nhận dạng đượcmẹ, những người khác hay những đồ vật chung quanh. Chúngkhông biết đâu là giới hạn của chúng và đâu là chỗ bắtđầu của những cái khác. Chúng không biết gì là đồ vậtđang tồn tại: đồ vật không có sự tồn tại độc lập,nếu chúng không tác động qua lại với một đồ vật, đồvật này không tồn tại. Thí dụ, đứa trẻ đang cầm cáilúc lắc, nó nhận biết cái lúc lắc là một phần của chínhnó, và nếu cái lúc lắc bị lấy đi hay dấu đi, với nócái lúc lắc đó không còn tồn tại.

Vàolúc mới sanh bộ não chưa hoàn toàn "kết nối chắc chắn"nhưng khi đứa bé lớn lên thì bộ não trưởng thành, sựtác động qua lại với thế giới trở nên tinh vi hơn và đứabé dần dần phát triển ý thức nhận dạng riêng, biết "tôi"hay đối lập với "cái khác". Cùng với điều đó, ý thứcriêng biệt phát triển, dần dà đứa bé phát triển nhậnthức về giới hạn của mình. Sự hình thành cá tính đươngnhiên tiếp tục phát triển qua thời kỳ thơ ấu và thờikỳ thanh niên rồi đứa trẻ vào đời. Ý thức về mình làai xuất hiện là kết quả của sự phát triển những hìnhdung bên trong, phần lớn đã hình thành do cảm nghĩ về nhữngtác động qua lại lúc ban đầu với những người quan trọngsống với nó, và suy nghĩ về vai trò của chúng trong xã hộinói chung. Dần dần cá tính riêng, và cấu trúc nội tâm lýtrở nên phức tạp hơn.

Nhưngmột số người vẫn tìm cách đi ngược trở lại trạng tháicuộc sống trước đó, một trạng thái hạnh phúc trong đókhông có cảm giác bị cô lập, không có cảm giác bị phâncách. Nhiều nhà tâm lý hiện đại cảm thấy kinh nghiệm có"tính tổng thể" được đưa vào tiềm thức, và khi trưởngthành nó thấm vào sự tưởng tượng vô thức và riêng tưcủa mình. Họ tin là hòa mình vào với người yêu khi mộtngười "đang yêu" gợi nhớ lại kinh nghiệm hòa hợp vớingười mẹ thời thơ ấu. Nó tái tạo cảm nghĩ kỳ diệu,một cảm nghĩ tuyệt đối, như thể là mọi sự đều cóthể làm được. Một cảm nghĩ như thế khó mà đẩy lùi.

Thảonào mà sau này sự theo đuổi một mối tình lãng mạn lạimạnh mẽ như thế. Vậy vấn đề này là thế nào, và tạisao Đức Đạt Lai Lạt Ma lại dễ dàng quả quyết cho rằngtheo đuổi mối tình lãng mạn là chuyện tiêu cực?

Tôicoi vấn đề quan hệ dựa vào tình yêu lãng mạn, nương vàotình cảm lãng mạn là nguồn gốc của hạnh phúc. Một bệnhnhân trước đây của tôi, David, hiện ra trong tâm trí tôi.David, một kiến trúc sư 34 tuổi về ngành xấy dựng vườnhoa và công viên, đến phòng bệnh của tôi với triệu chứngđiển hình của một sự suy nhược nghiêm trọng. Anh ta giảithích sự suy nhược này là do một số công việc lặt vặtlàm cho anh bị căng thẳng, nhưng "đại loại là mới bắtđầu" Chúng tôi chọn cách dùng thuốc chống suy nhược, anhta đồng ý, và chúng tôi cho anh thử thuốc chống suy nhượcbình thường. Thuốc chứng tỏ có hiệu quả, trong vòng batuần lễ triệu chứng đau cấp tính của anh đã thuyên giảmvà anh trở lại làm việc bình thường. Tuy nhiên trong khi tìmhiểu bệnh sử của anh chảng mấy chốc tôi nhận thức rarằng thêm vào cái suy nhược cấp tính anh đã bị suy nhượcnhẹ (dysthymia), một dạng suy nhược kinh niên ở mức độthấp ấm ỉ từ nhiều năm. Sau khi bình phục chứng suy nhượccấp tính, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu tiểu sử của anh,đặt nền móng giúp chúng tôi tìm hiểu những động lựctâm lý bên trong đã gây ra chứng suy nhược nhẹ từ nhiềunăm. Sau một vài lần khám bệnh, một hôm David vào phòng tôivới bộ dạng hớn hở. Anh nói " tôi cảm thấy tuyệt vời","tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy từ nhiều năm nay ".

Phảnứng của tôi về tin vui này là ngay lập tức đánh giá xemliệu có phải là anh đã đi vào giai đoạn tính khí rối loạnthất thường không, tuy nhiên điều đó không đúng.

Anhnói với tôi " Tôi đang yêu. Tôi gặp nàng tuần trước tạichỗ tôi đấu thầu. Nàng là người đẹp nhất mà tôi đãtừng được thấy".

Tuầnnày đêm nào chúng tôi đều đi chơi với nhau, quả thật chúngtôi là một cặp tâm hồn - hoàn toàn hợp với nhau. Tôi thậtkhông thể tin là như vậy! Tôi không hẹn hò gì hai ba nămnay, và đi đến chỗ nghĩ rằng sẽ không bao giời có thểgặp được ai vùa ý, rồi thì bỗng nhiên có nàng".

Trongsuốt buổi nói chuyện với tôi, David liệt kê những ưu điểmđáng chú ý của người bạn gái mới của mình."Tôi nghĩrằng chúng tôi hoàn toàn hợp nhau trên mọi phương diện.Không phải chỉ về xác thịt, chúng tôi quan tâm giống nhauđến mọi sự, thật là dễ sợ sao mà chúng tôi lại suy nghĩgiống nhau đến thế. Đương nhiên, tôi rất thực tế, vàtôi hiểu rằng chẳng ai mười phân vẹn mười. Một đêmnọ tôi hơi khó chịu một chút vì tôi nghĩ nàng có vẻ cợtnhả vài gã trong câu lạc bộ mà chúng tôi đến chơi tạiđây... nhưng cả hai chúng tôi đều uống quá nhiều và côấy chỉ muốn vui mà thôi. Chúng tôi bàn cãi về chuyện ấy,và sau mọi chuyển ổn thỏa".

Davidtrở lại phòng mạch tuần lễ sau đó và báo cho tôi biếtanh đã quyết định thôi không chữa bệnh nữa." Mọi sựđều tuyệt vời trong đời tôi, tôi không thấy còn gì phảinói về chữa bệnh" Anh giải thích."Chứng suy nhược củatôi đã hết, tôi ngủ như một đứa trẻ, tôi trở lại làmviệc rất tốt, tôi có quan hệ tuyệt vời, dường như càngngày càng tốt hơn. Tôi nghĩ rằng tôi đã được lợi íchgì đó trong những lần chữa bệnh, nhưng nay tôi thấy khôngthể tốn kém tiền bạc để chữa bệnh khi không còn gì phảilàm".

Tôinói với anh tôi rất vui biết mọi việc tốt đẹp với anhnhưng cũng nhắc anh lưu ý đến một vài vấn đề gia đìnhmà chúng ta nhận biết có thể dẫn đến bệnh suy nhượckinh niên. Suốt lúc ấy những thuật ngữ tâm thần thông thườngnhư "đề kháng" và "bảo vệ" bắt đầu hiện ra trong tâmtrí tôi.

Anhkhông tin: "Được đây; có thể là những chuyện mà một ngàynào đó, tôi sẽ xét đến" Anh nói. "Nhưng tôi thực sự nghĩrằng phần lớn do sự cô đơn, một cảm giác thiếu ai đó,cần phải có một người đặc biệt để chia sẻ mọi thứ,và nay tôi đã tìm thấy nàng."

Anhnhất quyết muốn chấm dứt việc chữa trị vào ngày đó.Chúng tôi sắp xếp để vị bác sĩ gia đình của anh theo dõichế độ thuốc men, phê duyệt và chấm dứt khám bệnh, tôikết thúc với sự bảo đảm là phòng mạch của tôi lúc nàocũng sẵn sàng tiếp đón anh.

Mộtvài tháng sau, David trở lại phòng mạch của tôi.

"Tôihết sức đau khổ", anh nói với một giọng buồn nản. "Lầntrước, tội gặp ông, mọi sự đều tuyệt vời. Tôi thựcsự nghĩ rằng tôi đã tìm được người bạn đời lý tưởngthậm chí tôi đã nghĩ đến việc hôn nhân. Nhưng dường nhưtôi càng tiến gần bao nhiêu thì nàng lại càng lùi xa bâynhiêu. Cuối cùng nàng đã chấm dứt quan hệ với tôi. Quảthật tôi bị suy nhược một đôi tuần sau đó. Thậm chítôi bắt đầu gọi điện thoại chỉ để nghe giọng nói củanàng, và lái xe đến chỗ nàng làm việc chỉ để xem xe củanàng có ở đây không. Sau khoảng một tháng tôi ốm vì làmviệc đó - thật là quá nực cười - và dù sao triệu chứngsuy nhược của tôi cũng tăng lên. Tôi vẫn ăn uống, ngủnghỉ tốt, vẫn đi làm tốt, và tôi vẫn có dồi dào sứclực nhưng tôi vẫn cảm thấy như thể là mất mát một phầnnào trong tôi. Giống như tôi lại trở về với tình trạngtrước đây, giống như cảm tưởng mà tôi đã bị nhiềunăm.

Tôilại bắt đầu điều trị cho anh.

Dườngnhư rõ ràng là nguồn hạnh phúc, tình ái lãng mạn để lạinhiều điều khắc khoải. Và có lẽ Đức Đạt Lai Lạt Mađã biểu lộ sự bác bỏ khái niệm tình yêu lãng mạn làcơ sở để quan hệ và Ngài mô tả tình yêu lãng mạn chỉlà "ảo tưởng không thể đạt được", không đáng nỗ lực.Quan sát kỹ lưỡng hơn, có lẽ Ngài đã mô tả bản chấtcủa tình yêu lãng mạn một cách khách quan chứ không phảidưa ra phán xét giá trị tiêu cực bị ảnh hưởng sau nhiềunăm tu tập với tư cách một nhà sư. Ngay cả nguồn tham khảokhách quan như tự điển cũng chứa đựng một tá định nghĩavề "lãng mạn", "mơ mộng", có quá nhiều cách nói như "truyệnhư cấu", "sự cường điệu", "sự bày tỏ sai lầm", "khôngcó thật hay tưởng tượng", "không thực tiễn", "không cócơ sở thực tế", " tiêu biểu cho hay bận tâm với sự làmtình hay tỏ tình được lý tưởng hóa" vân vân... Hiển nhiêndọc tiến trình văn minh Tây Phương đã có một sự thay đổi.Quan niệm thời cổ Thần Ái Tình (Eros), với ý nghĩa cơ bảnhợp thành một, hay hợp nhất với người kia, nay đã có ýnghĩa mới. Tình yêu lãng mạn chỉ đạt được phẩm tínhgiả tạo, có hương vị gian lận và dối trá, một phẩm tínhkhiến Oscar Wilde chán nản nhận xét "Khi yêu, bao giờ cũngbắt đầu bằng cách tự lừa dối mình, rồi bao giờ cũngchấm dứt bằng cách lừa dối người khác. Đó là cái màthế giới gọi là tình yêu lãng mạn".

Ởphần trước, chúng ta đã khảo sát vai trò của sự thân mậtvà riêng tư như một thành phần quan trọng trong hạnh phúccon người. Không có gì nghi ngờ gì về việc đó cả. Nhưngnếu tìm cách kéo dài sự thỏa mãn trong quan hệ, nền móngcủa quan hệ ấy phải vững chắc. Chính vì lý do đó mà ĐứcĐạt Lai Lạt Ma khuyến khích chúng ta nên xét đến cơ sởcăn bản của mối quan hệ, nếu chúng ta thấy mình đang ởtrong quan hệ sắp trở thành tồi tệ. Sự lôi cuốn xác thịt,và thấm chí cả cảm tưởng mạnh của sự phải lòng nhau,có thể đóng vai trò trong việc hình thành sự ràng buộc đầutiên giữa hai người, thu hút họ gắn bó với nhau, giốngnhư keo dán, tác nhân liên kết đầu tiên cần phải kết hợpvới những chất liệu khác trước khi chúng có thể dính chặtlâu dài nhau. Nhận biết ra những chất liệu này, chúng taquay trở lại với cách giải quyết của Đức Đạt Lai LạtMa là phải xấy dụng mối quan hệ mạnh mẽ - quan hệ củachúng ta dựa vào những đức tính về sự yêu mến, tình thương,tôn trọng lẫn nhau là con người. Quan hệ dựa trên nhữngđức tính ấy giúp chúng ta đạt được mối liên kết sâuxa và có ý nghĩa không chỉ với người tình, hay chồng vợmà còn với bạn bè, người quen, và cả những người lạ- thực tế là bất cứ con người nào. Nó mở ra vô số khảnăng và cơ hội cho việc giao tiếp.

CHƯƠNG7
GIÁTRỊ VÀ LỢI ÍCH CỦA TỪ BI

ĐẶCĐIỂM CỦA TỪ BI

Khicác cuộc thảo luận của chúng tôi tiếp diễn, tôi khám pháthấy sự phát triển từ bi đóng một vai trò trong cuộc đờicủa Đức Đạt Lai Lạt Ma lớn hơn chỉ là phương tiện đểtrau dồi cảm nghĩ nhiệt tình và tình cảm, một phuơng tiệncải thiện mối quan hệ với người khác. Thực ra rõ ràng,là với tư cách một người Phật Tử đang tu hành, phát triểnlòng từ bi là một phần tối thiết trên con đường huânluyện tinh thần của Ngài.

"Vìtầm quan trọng đó mà Phật Giáo coi từ bi là một phần thiếtyếu trong việc phát triển tinh thần", tôi hỏi" Ngài có thểđịnh nghĩa rõ ràng hơn cái mà Ngài gọi là từ bi?

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trả lời, "Từ bi có thể định nghĩa đạithể là trạng thái tâm không dùng bạo lực, không làm hạiai, và không hiếu chiến. Đó là một quan điểm tinh thầncăn cứ vào sự mong muốn người khác thoát khỏi khổ đau,và kết hợp với ý thức tận tâm, trách nhiệm và tôn trọngđối với người khác. "Bàn đến định nghĩa về từ bi,tiếng Tây Tạng từ Tse-wa cũng có nghĩa là trạng thái tâmbao gồm một sự mong ước điều tốt lành cho chính mình.Trong việc phát triển từ bi, ta có thể bắt đầu bằng mongước cho chính mình thoát khỏi khổ đau, và rồi thì đem cảmnghĩ tự nhiên này hướng về chính mình, trau dồi và nângcao nó, mở rộng nó ra cho cả những người khác.

"Bâygiờ, khi người ta nói đến từ bi, tôi nghĩ rằng thườngcó nguy cơ lầm lẫn tình thương với lòng quyến luyến. Chonên khi thảo luận về từ bi, trước tiên chúng ta phải phânbiệt hai loại thương yêu hay tình thương. Một loại tìnhthương nhuốm màu luyến ái - cảm tưởng kiểm soát ai đó,hay thương yêu một người nào đó để người đó yêu lạimình. Loại thương yêu hay tình thương thông thường này khákhông công bằng và thiên vị. Và sự quan hệ chỉ dựa vàođiều đó không vững bền. Loại quan hệ thiên vị dựa vàoquan sát và nhận biết người đó là bạn, có thể dẫn đếnmột sự gắn bó cảm xúc nào đó và cảm nghĩ muốn gầngũi. Nhưng trong tình trạng ấy chỉ cần nếu có một sựthay đổi nhỏ như bất hòa, hay người bạn làm điều gìđó khiến cho bạn tức giận, thì đột nhiên tất cả dựđịnh tinh thần đều thay đổi, khái niệm"bạn tôi" khôngcòn nữa. Rồi bạn sẽ thấy sự gắn bó cảm xúc đó tanbiến, và thay vì cảm giác thương yêu và lo lắng, bạn cócảm nghĩ căm ghét. Cho nên loại tình yêu dựa vào sự quyếnluyến, có thể dính chặt chẽ với hận thù.

"Nhưngcó một loại từ bi thứ hai không có sự gắn bó quyến luyếnnhư thế. Đó là từ bi chân chính. Loại từ bi này không dựanhiều vào việc người này hay người kia thân mật với tôi.Đúng hơn là, từ bi chân chính dựa vào nhân tố căn bảnlà tất cả mọi người đều có một ham thích bẩm sinh muốnhạnh phúc và khắc phục khổ đau, giống như chính tôi. Vàcũng giống như chính tôi, tự nhiên họ có quyền thực hiệnnhiệm vụ khao khát căn bản này. Trên cơ sở công nhận địnhsự bình đẳng và tính phổ biến của con người, bạn pháttriển ý thức quan hệ và gần gũi với người khác. Trêncơ sở đó, bạn cảm thấy từ bi dù bạn nhìn người kháclà bạn hay thù cũng vậy. Nó căn cứ trên quyền căn bảncủa con người hơn là dự tính tinh thần riêng của bạn.Trên cơ sở đó, bạn tạo ra tình thương và từ bi. Đó làtừ bi chân chính.

"Vậyta có thể thấy cách phân biệt giữa hai loại từ bi này vàtrau dồi từ bi chân chính rất là quan trọng trong đời sốnghàng ngày. Chẳng hạn, trong hôn nhân thường có thành phầngắn bó tình cảm luyến ái. Nhưng tôi nghĩ rằng nếu có thànhphần từ bi chân chính, dựa vào vào sự tôn trọng lẫn nhaunhư hai con người, hôn nhân sẽ lâu dài. Trong trường hợpgắn bó tình cảm không có từ bi, hôn nhân không vững vàngbằng và có thể chấm dứt mau chóng hơn ".

Ýđịnh phát triển một loại từ bi khác, phổ quát hơn, mộtloại từ bi có đặc điểm chung là tách khỏi cảm nghĩ cánhân, dường như giống một nhiệm vụ quá nặng. Đắn đonhư thể nói ra, tôi hỏi,"Nhưng tình yêu và từ bi là cảmnghĩ chủ quan. Dường như sắc thái tình cảm hay cảm nghĩvề tình yêu và từ bi thì cũng như nhau dù chúng có pha chútluyến ái hay "chân thành". Vậy nếu một người kinh qua cùngmột cảm xúc hay cảm nghĩ giống như thế trong cả hai loại,tại làm sao phân biệt giữa hai loại lại quan trọng?

Bằngmột giọng dứt khoát, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời, "Trướcnhất tôi nghĩ rằng nét khác biệt giữa cảm nghĩ thươngyêu chân chính hay từ bi và thương yêu căn cứ vào sự gắnbó. Nó không phải là cảm nghĩ giống nhau. Cảm nghĩ về từbi chân chính mạnh mẽ hơn và rộng lớn hơn nhiều, nó cóđặc tính rất sâu sắc. Ngoài ra tình yêu và từ bi chân chínhvững vàng hơn nhiều và đáng tin cậy hơn. Thí dụ nếu bạnnhìn thấy một con vật đang bị đau đớn hết sức như concá đang quằn quại vì lưỡi câu, cùng lúc bạn có thể cócảm nghĩ không thể chịu đựng được cái đau đớn nhưcon cá đó. Cảm nghĩ đó không căn cứ vào mối liên tưởngđặc biệt nào đến riêng con vật đó, một cảm nghĩ, "Ô,con vật đó là bạn tôi". Trong trường hợp đó lòng từ bicủa bạn chỉ dựa vào sự thật là chúng sanh cũng có cảmgiác đớn đau, và có quyền không chịu cái đau đớn nhưvậy. Cho nên loại từ bi này không hòa lẫn với ham thíchvà luyến ái, có cơ sở hơn, và lâu bền hơn."

Đisâu vào chủ đề từ bi, tôi tiếp tục: "Bây giờ theo thídụ của Ngài khi nhìn thấy một con cá hết sức đau đớnvì lưỡi câu móc trong miệng nó, Ngài đã nêu ra vấn đềchính yếu - liên quan đến cảm nghĩ không thể chịu đựngđược cái đau đớn của con cá"

"Đúng"Ngài trả lời."Thực ra, trong một ý nghĩa nào đó ta có thểđịnh nghĩa từ bi là cảm nghĩ không thể chịu đựng nổikhi nhìn thấy người khác khổ đau, những chúng sanh khác khổđau. Và để tạo ra cảm nghĩ ấy ta phải cảm nhận tínhchất nghiêm trọng hay trạng thái đau khổ của người khác.Vì vậy, tôi nghĩ là càng thấu triệt sự đau khổ, các loạiđau khổ mà chúng ta phải chịu, thì mức độ từ bi càngsâu ".

Tôiđưa ra câu hỏi: "Được, tôi đánh giá cao sự thật là càngnhận thức được khổ đau của người khác có thể nângcao khả năng có tâm từ bi. Thực ra, theo định nghĩa, từbi đòi hỏi mở rộng lòng mình trước sự khổ đau của ngườikhác. Chia sẻ nỗi khổ đau của người khác. Nhưng có mộtcâu hỏi căn bản hơn: Tại sao chúng ta chạnh lòng trướccái khổ đau của người khác mà lại không quan ngại đếnkhổ đau của chính chúng ta? Tôi muốn nói là đa số chúngta sẵn sàng làm mọi việc để tránh cái đau đớn và khổđau của chính mình, thậm chí đến chỗ dùng ma túy vân vân...Tại sao chúng ta lại cố ý quan tâm đến khổ đau của ngườikhác?

Khôngchút ngập ngừng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: "Tôi nghĩrằng có sự khác biệt quan trọng giữa cái khổ đau củachính mình và cái khổ đau mà bạn có thể nếm trải trongtrái thái từ bi khi bạn quyết định chia sẻ niềm đau củangười khác - khác biệt trong tính chất". Ngưng một chút,và như thể là dễ dàng nhằm vào cảm nghĩ riêng tư củatôi, Ngài tiếp tục: "Khi bạn nghĩ về đau khổ của chínhbạn, bạn có cảm giác hoàn toàn bị lân áp. Có cảm giácnặng trĩu, bị cái gì đó dồn ép - một cảm tưởng bấtlực. Có một sự buồn nản, cứ như thể là tất cả nănglực của bạn đã trở thành tê liệt.

"Bâygiờ, để tạo ra lòng từ bi, khi bạn nhận lấy cái khổđau của người khác, bước đầu bạn cũng có thể thấykhó chịu ở một mức độ nào đó, một cảm giác bực bộihay không chịu đựng nổi. Nhưng trong trường hợp có lòngtừ bi, cảm giác lại khác hẳn., bên dưới cảm nghĩ khóchịu là tính hoạt bát quyết tâm ở mức độ rất cao vìbạn tự nguyện và chủ ý chấp nhận cái khổ đau của ngườikhác vì mục đích cao cả hơn. Bạn sẽ thấy liên đới vàràng buộc, chìa tay ra giúp người khác, một cảm giác sảngkhoái chứ không buồn nản. Giống như người lực sĩ trongkhi tập luyện nghiêm ngặt, người lực sĩ phải trải quanhiều thứ - lập kế hoạch, đổ mồ hôi, gắng sức. Tôinghĩ rằng nếm trải điều đó đúng là khó nhọc và mấtnhiều công sức Nhưng người lực sĩ không coi đó là sựnếm trải khổ đau. Người lực sĩ hiểu điều đó là mộtthành quả to lớn, mộtsự nếm trải liên kết với cảm giácvui sướng. Nhưng nếu cũng con người ấy phải làm công việclao động thân thể không phải là một phần tập luyện thểthao, thì người lực sĩ ấy sẽ nghĩ rằng: "Ồ, tại sao tôiphải chịu sự thử thách khủng khiếp này?" Vì vậy, tháiđộ tinh thần gây ra sự khác biệt to lớn."

Nhữnglời nói đó, được nói bằng sự quả quyết như vậy, đãkéo tôi ra khỏi cái cảm giác bị đè nén thành người tìmcách giải quyết khổ đau, vượt qua khổ đau.

"Ngàinói bước thứ nhất trong việc tạo ra loại từ bi đó làcảm nhận đúng sự khổ đau. Nhưng có kỹ thuật đặc biệtnào khác trong Phật Giáo dùng để nâng cao lòng từ bi củamột con người không?

"Có.Thí dụ trong truyền thống của Đại Thừa Phật Giáo, chúngtôi thấy có hai loại kỹ thuật chính để trau dồi từ bi.Chúng là phương pháp "bẩy điểm nhân và quả" và phươngpháp quan điểm và bình đẳng giữa ta và người" Phương pháp"quan hệ và bình đẳng là kỹ thuật bạn có thể tìm thấytại chương tám trong cuốn "Chỉ dẫn về lối sống của BồTát" của Shantideva. Nhưng, nhìn vào đồng hồ tay của Ngài,Ngài thấy đã hết giờ, Ngài nói " Tôi nghĩ chúng ta sẽ thựchành một vài bài tập hay thiền định về từ bi trong cáccuộc nói chuyện trước công chúng vào cuối tuần này.

Nóixong, Ngài mỉm cười nồng hậu và đứng lên chấm dứt cuộcthảo luận.

GIÁTRỊ THỰC SỰ CỦA ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

Tiếptục thảo luận về từ bi trong buổi gặp sau đó, tôi bắtđầu: "Bây giờ chúng ta đang nói về tầm quan trọng củatừ bi", về niềm tin mà Ngài cho rằng tình cảm con người,thân thiện, tình bạn, và vân vân... là những diều kiệntối thiết cho hạnh phúc. Nhưng tôi băn khoăn - thí dụ, mộtthương gia giàu có đến gặp Ngài và nói " Thưa Ngài, Ngàinói rằng muốn hạnh phúc thì thân thiện và từ bi là rấtquyết định. Nhưng bản tính của tôi không phải là ngườiân cần và dễ thương. Thành thực mà nói, tôi thực sự khôngcảm thấy động lòng hay có lòng vị tha. Tôi có khuynh hướngđúng hơn là người khá lý trí, thực tiễn và có lẽ làmột người trí thức, và không cảm thấy những loại xúccảm như vậy. Tuy nhiên tôi cảm thấy dễ chịu về cuộcsống của tôi, tôi cảm thấy hạnh phúc về điều kiện sốngcủa tôi. Tôi rất thành công trong thương mại, bạn hữu,và tôi chu cấp đầy đủ cho vợ con, và tôi có mối quan hệtốt với họ. Tôi không cảm thấy thiếu thốn gì. Phát triểntừ bi, vị tha, ân cần và vân vân nghe có vẻ hay lắm, nhưngvới tôi vấn đề ấy là thế nào? Dường như chỉ là quáủy mị..."

"Trướchết" Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời " nếu ai đó nói điềuđó, tôi vẫn còn ngờ rằng liệu người ấy có thực sựhạnh phúc trong thực tế không. Tôi thật sự tin là từ bicung cấp cơ sở cho sự sinh tồn của con người, giá trịthực sự của đời sống con người, không có điều đó sẽthiếu một bộ phận căn bản. Hết sức nhậy cảm trướccảm nghĩ của người khác là một yếu tố của thương yêuvà từ bi. và không có nó, thí dụ, tôi nghĩ người đó gặpkhó khăn trong quan hệ với vợ. Nếu một người thực sựcó thái độ lãnh đạm đối với đau khổ và cảm nghĩ củangười khác, dù cho là tỷ phú, có học vân, không có vấnđề gì với vợ và con, và được quấy quần bởi bạn bè,những thương gia giàu có, chính trị gia, và những nhà lãnhđạo quốc gia, tôi nghĩ bất chấp những thứ đó, hiệu quảcủa tất cả những thứ tích cực đó chỉ ở trên trên bềmặt.

Nhưngnếu người đó vẫn tiếp tục không cảm thấy từ bi, khôngcảm thấy thiếu thốn gì ...thì có thể là có chút khó khăngiúp cho người ấy hiểu được sự quan trọng của từ bi..."

ĐứcĐạt Lai Lạt Ma ngừng lại hồi lâu để suy nghĩ. Thỉnh thoảngngừng lại trong suốt những buổi đàm đạo, không tạo sựim lặng khó xử nào, mà đúng hơn là những lúc ngừng lạinày giống như lực hấp dẫn, thấu thập thêm sức thuyếtphục và ý nghĩa cho những lời của Ngài khi cuộc đàm đạotiếp nối trở lại.

Cuốicùng Ngài tiếp tục, "Tuy nhiên cho dù là đúng, vẫn có mộtvài điều mà tôi cần lưu ý. Trước nhất, tôi có thể gợiý cho người đó suy nghĩ về kinh nghiệm của chính mình. Ngườiấy sẽ thấy rằng nếu có một người nào đó đối xửvới mình bằng lòng từ bi và tình cảm, điều đó sẽ làmcho người ấy cảm thấy hạnh phúc. Vì vậy nên trên cơ sởkinh nghiệm ấy, nó sẽ giúp cho người ấy nhận ra rằng ngườikhác cũng cảm thấy vui khi được đối xử ân cần và từbi. Cho nên, công nhận sự việc này sẽ làm cho người ấytôn trọng hơn nữa độ nhậy cảm xúc của người khác vàlàm cho người ấy thiên về việc đem từ bi và ân cần đếncho người khác. Đồng thời người ấy khám phá ra rằng mìnhcàng ân cần với người khác bao nhiêu thì mình lại càngnhận được nhiều ân cần bây nhiêu. Tôi không nghĩ rằngphải mất nhiều thời gian người đó mới nhận thức ra điềuđó. Thành thử, điều này trở thành cơ sở cho tình bạnvà sự tin cậy lẫn nhau. "Bây giờ, giả dụ người này cótất cả những điều kiện thuận lợi cụ thể này, thànhcông trong đời, bạn hữu xum vầy, tài chính bảo đảm, vàvân vân..., tôi nghĩ thấm chí có thể là gia đình con cáiđều nương tựa vào người ấy và hồ như thỏa mãn vì ngườiấy thành công, và họ có nhiều tiền bạc và một cuộc sốngsung túc. Tôi nghĩ rằng ở mức độ nào đó thậm chí khôngcần có cảm xúc ân cần và tình cảm của con người, ngườiấy không nếm mùi cảm giác thiếu thốn. Nhưng nếu ngườiấy cảm thấy mọi thứ đều ổn thỏa, không thực sự cầnphát triển từ bi, tôi cho rằng cách nhìn đó là do vô minhvà thiển cận. Dù cho có vẻ là những người khác phải nươngnhờ vào người ấy khá nhiều, trên thực tế những gì đangxẩy ra là quá nhiều quan hệ hay tác động qua lại của nhữngngười đó với người ấy chỉ căn cứ trên sự nhận thứcrằng người ấy là nguồn thành công giàu có. Họ có thểchịu ảnh hưởng bởi của cải và quyền thế của ngườiấy và chỉ liên hệ vói người ấy về những thứ đó chứkhông phải là chính người ấy. Cho nên trong một ý nghĩanào đó, mặc dầu họ không nhận được sự ân cần và tìnhcảm của người ấy, nhưng họ vẫn bằng lòng, và có thểkhông mong muốn gì hơn nữa. Nhưng điều gì sẽ xẩy ra khicơ đồ của người ấy bị sa sút, lúc ấy cơ sở của sựquan hệ sẽ suy yếu. Rồi người ấy sẽ bắt đầu thấyhậu quả của sự không có ân cần và lập tic bắt đầuđau khổ.

"Tuynhiên, nếu có lòng từ bi, đương nhiên đó là điều mà họcó thể trông cậy vào, cho dù có những khó khăn kinh tế,và sự giàu có xuống dốc, họ vẫn có điều gì đó đểchia sẻ với đồng loại. Kinh tế thế giới lúc nào cũngmong manh và chúng ta phải chịu quá nhiều mất mát trong đờisống, nhưng thái độ từ bi là điều chúng ta lúc nào cũngphải mang theo với chúng ta".

Ngườithị giả mặc áo choàng nấu sẫm vào phòng và lặng lẽ róttrà, trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục, "Đương nhiênmuốn giảng giải cho ai đó về sự quan trọng của từ bi,trong một số trường hợp, bạn phải đối đầu với ngườirất cứng rắn, cá nhân chủ nghĩa và ích kỷ, người đóchỉ biết đến mình, quyền lợi của mình. Và thậm chí cóthể là có những người không có khả năng thông cảm ngaycả những người mà họ thương yêu hay gần gũi với họ.Nhưng ngay cả với những người như thế, vẫn có thể bàytỏ tầm quan trọng của từ bi và tình thương trên cơ sởrằng đó là cách tốt nhất để đáp ứng lợi ích cho bảnthân họ. Họ mong muốn có sức khỏe tốt, sống lâu, và antâm, hạnh phúc và sung sướng. Và nếu đây là những thứmà họ ham thích, tôi nghe nói rằng có cả bằng chứng khoahọc là những thứ đó có thể được tôn lên bởi cảm nghĩthương yêu và từ bi... Nhưng là một bác sĩ, bác sĩ tâm thần,có lẽ ông phải biết nhiều hơn về những xác nhận khoahọc này?"

"Thưavâng", tôi đồng ý, "Tôi cho rằng rõ ràng là có bằng chứngkhoa học hậu thuẫn cho những xác nhận về lợi ích vậtchất và cảm xúc từ những trạng thái từ bi của tâm".

"Chonên tôi nghĩ rằng giáo dục ai đó về những sự việc ấyvà các nghiên cứu khoa học tất sẽ khích lệ một số ngườitrau dồi trạng thái tâm từ bi...", Đức Đạt Lai Lạt Ma bìnhluận." Nhưng tôi nghĩ rằng ngoài những nghiên cứu khoa học,có những lập luận khác cho rằng con người có thể hiểuvà cảm nhận từ những những kinh nghiệm thực tiễn hay trựctiếp hàng ngày. Thí dụ, bạn có thể vạch ra rằng khôngcó từ bi sẽ dẫn đến một sự tàn nhẫn nào đó. Có nhiềuthí dụ cho thấy trong một số thực tế ở một mức độnào đó, người tàn nhẫn thường bất hạnh phúc và khôngvừa lòng như Stalin và Hitler. Những người như vậy thườngchịu đựng cảm giác khó chịu bất an và sợ sệt dai dẳng.Thậm chí khi họ ngủ tôi cho là họ vẫn cảm thấy sợ hãi...Tất cả những điều đó có thể khó hiểu, nhưng một điềumà bạn có thể nói là những người như vậy thiếu mộtcái gì mà bạn có thể tìm thấy ở một người từ bi hơn- ý thức về tự do, ý thức xả bỏ, cho nên khi bạn ngủbạn sẽ nguội đi và không nghĩ nữa. Người tàn nhẫn khôngbao giờ có được kinh nghiệm ấy. Một cái gì đó lúc nàocũng kìm kẹp họ, ảnh hưởng tới họ, và họ không thểcó được cảm nghĩ buông bỏ, ý thức về tự do." Ngài ngừngmột chút, lơ đãng gãi đầu, và tiếp tục."Mặc dầu tôimới chỉ ức đoán, nhưng tôi nghĩ rằng nếu bạn hỏi mộtsố người tàn nhẫn: Lúc nào thấy hạnh phúc hơn khi ở thờithơ ấu được mẹ chăm sóc và được gần gũi gia đình nhiềuhơn hay bây giờ khi có nhiều quyền uy hơn, ảnh hưởng vàđịa vị hơn? Tôi nghĩ rằng họ sẽ trả lời họ thích hơnlúc còn nhỏ. Tôi nghĩ rằng cả đến Stalin cũng được thươngyêu bởi người mẹ khi còn thơ ấu."

Tôinhận xét, "Đưa Stalin ra, tôi nghĩ Ngài đã tìm ra một thídụ điển hình chứng minh điều Ngài nói, về hậu quả củacuộc sống không từ bi. Ai ai cũng biết hai đặc điểm trongtrong cá tính của ông ta là tàn nhẫn và nghi kị. Stalin xemtàn nhẫn là một đức hạnh, thực tế là ông ta đã đổitên Djugashvili thành Stalin, có nghĩa là "con người thép" Vàtrong cuộc đời ông ta ông càng tàn nhẫn ông ta lại càngtrở nên nghi kị. Sự nghi kị của ông ta ai cũng biết. Rốtcuộc sợ hãi và nghi kị người khác dẫn đến những cuộcthanh trừng lớn và những chiến dịch chống lại nhiều nhómngười khác ở đất nước ông ta, dẫn đến tù đầy vàhành quyết hàng triệu người. Nhưng ông vẫn thấy kẻ thùở khắp nơi. Không lâu trước khi ông chết, ông ta đã nóivới Nikita Khruschev, "tôi không tin ai cả, kể cả chính tôinữa". Lúc cuối đời ông ta còn thù địch cả với bộ thammưu tin cẩn nhất của ông. Rõ ràng là càng tàn nhẫn và oaiquyền, ông ta càng bất hạnh phúc. Một người bạn của ôngđã nói cuối cùng nét nhân tính duy nhất của ông để lạilà sự bất hạnh của ông. Svetlana, con gái của ông mô tảông sao mà khổ vì cô đơn và trống trải đến mức ông khôngcòn tin tưởng là người ta có thể thực sự thành thực haynhiệt tâm.

"Dầusao, tôi biết thật khó mà hiểu được một con người nhưStalin và tại sao họ có thể làm được những việc kinh khủngnhư vậy. Nhưng một trong những điểm mà chúng ta nói tớilà ngay cả những thí dụ cực đoan về người tàn nhẫn họcũng luyến tiếc quá khứ khi nhìn lại một số khía cạnhêm đềm hơn trong thời thơ ấu của họ, như tình thươngyêu từ người mẹ. Nhưng sẽ ra sao đối với nhiều ngườikhông có tuổi thơ êm đềm hay không có người mẹ thươngyêu? Những người bị ngược đãi vân vân? Hiện tại, chúngta đang thảo luận về đề tài từ bi, Để mọi người pháttâm từ bi Ngài có nghĩ rằng họ cần được chăm sóc nuôidưỡng bởi những bậc cha mẹ hay bảo mẫu có tính ân cầnvà tình cảm không?"

"Vâng,tôi nghĩ điều đó rất quan trọng."Ngài ngưng một chút, tựđộng lần tràng hạt một cách khéo léo trong những ngón taycủa Ngài và ngẫm nghĩ." Có một số người, ngay từ lúcđầu, chịu nhiều đau khổ và thiếu tình cảm của ngườikhác.- cho nên sau này trong đời sống hầu như họ không cócảm tính con người, không có khả năng từ bi và tình cảm,những người đó rất nhẫn tâm và tàn bạo..." Đức ĐạtLai Lạt Ma ngưng lại nữa, và dường như cân nhắc vấn đềmột cách nghiêm chỉnh một lúc. Khi Ngài cúi xuống uống trà,ngay đường nét đôi vai Ngài cũng cho thấy Ngài đang suy nghĩlung lắm. Ngài không chứng tỏ ra ý định tiếp tục ngay,và chúng tôi lặng lẽ uống trà. Cuối cùng Ngài nhún vai nhưthể thừa nhận Ngài không có giải pháp.

"VậyNgài có nghĩ là những kỹ thuật nâng cao sự đồng cảm vàphát triển từ bi sẽ không giúp ích gì cho hạng người cómột quá trình khó khăn nhu vậy?"

"Baogiờ các lợi ích cũng có mức độ khác nhau nhận đượckhi thực hành những phương pháp và kỹ thuật khác nhau tùythuộc vào hoàn cảnh riêng biệt của mỗi người", Ngài giảnggiải."Cũng có thể trong một số trường hợp những kỹ thuậtấy hoàn toàn vô hiệu quả..."

Cốgắng làm sáng tỏ, tôi cắt ngang: "Những kỹ thuật đặcbiệt để nâng cao từ bi mà Ngài nói đến là...?

"Đólà điều mà chúng ta vừa nói đến. Trước nhất, nhờ họchỏi, hoàn toàn hiểu biết giá trị của từ bi - nó cho bạncảm tưởng tin chắc và quyết tâm. Rồi sử dụng các phươngpháp nâng cao sự đồng cảm, như dùng óc tưởng tượng, sángtạo và hình dung mình trong tình cảnh của người khác. Vàcuối tuần này trong cuộc nói chuyện trước công chúng, chúngta sẽ bàn về một số bài tập hay cách thực hành mà bạnsẽ tu tập như cách tu tập Tong-Len, dùng để củng cố từbi của bạn. Nhưng tôi nghĩ rằng quan trọng là phải nhớrằng những kỹ thuật này như sự tu tập Tong Len,được pháttriển để giúp ích càng nhiều càng tốt, ít nhất cũng mộtphần nhân loại. Nhưng không bao giờ có thể mong ước làkỹ thuật ấy có thể giúp ích cho 100 phần trăm con người,toàn thể dân số con người.

"Nhưngvấn đề chính thực ra là nếu chúng ta nói đến những phuơngpháp khác nhau để phát triển từ bi -- điều quan trọng làngười ta có thành thực nỗ lực trong việc phát triển khảnăng phát tâm từ bi không. Mức độ mà họ thực sự có thểtrau dồi từ bi tùy thuộc vào quá nhiều sự thay đổi, aicó thể nói được? Nhưng nếu họ hết sức nỗ lực, nhằmtử tế hơn, để trau dồi từ bi, và làm cho thế giới nàytốt đẹp hơn, rồi thì đến cuối ngày, họ có thể nói"Ít nhất tôi đã làm hết mình".

LỢIÍCH CỦA TỪ BI

Trongnhững năm vừa qua đã có nhiều cuộc nghiên cứu ủng hộý kiến cho rằng phát triển từ bi và vị tha đã có mộttác động tích cực về sức khỏe thể chất và cảm xúc.Thí dụ trong một thử nghiệm nổi tiếng, David MacClelland,một nhà tâm lý học thuộc Đại Học Harvard cho một nhómsinh viên xem cuốn phim về Mẹ Teresa hoạt động giúp nhữngngười đau yếu và nghèo khổ tại Calcutta. Những sinh viênnày thuật lại cuốn phim kích thích cảm nghĩ từ bi. Sau đónhà tâm lý học này phân tích nước bọt của các sinh viênnày và phát hiện ra có sự gia tăng chất immuno-globulin-A, mộtkháng thể có thể giúp chống lấy nhiễm đường hô hấp.Trong một cuộc khảo cứu khác của James House tại Trung TấmNghiên Cứu của Đại Học Michigan, những nhà nghiên cứu thấylàm những công việc thiện nguyện đều đặn, tương tácvới người khác bằng thái độ từ bi và ân cần, tăng tuổithọ thêm và chắc chắn là tăng sức sống chung. Nhiều nhànghiên cứu khác trong lĩnh vực mới về tâm-thể trong y họcđã chứng minh những khám phá tương tự, dẫn chứng trạngthái tích cực của tâm có thế cải thiện sức khỏe thểchất của chúng ta.

Thêmvào hiệu quả lợi ích về sức khỏe thể chất của ta, cóbằng chứng là từ bi và ứng xử chu đáo có lợi cho sứckhỏe xúc cảm. Những cuộc nghiên cứu cho thấy chìa tay ragiúp đỡ người khác có thể đem lại cảm giác hạnh phúc,điềm tĩnh hơn, và ít chán nản hơn Trong một cuộc nghiêncứu ba mươi năm của một nhóm tốt nghiệp tại Đại HọcHarvard, nhà nghiên cứu George Vaillant kết luận, thực tế ápdụng lối sống vị tha là một thành tố cốt yếu có lợicho sức khỏe tinh thần. Một cuộc khảo sát khác của AllanLuks, được tiến hành với vài ngàn người thường xuyêntham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác,cho thấy hơn 90 phần trăm những người tình nguyện ấy báocáo họ '"hân hoan" liên tưởng đến hoạt động này, có đặcđiểm là cảm thấy ấm áp tình người, nhiều nghị lựchơn, hồ như phớn phở. Họ cũng cảm thấy cảm giác bìnhthản rõ ràng, và nâng cao giá trị của mình sau hành độngmà cách ứng xử chu đáo không chỉ mang lại tác động nuôidưỡng xúc cảm mà người ta còn thấy rằng sự điềm tĩnhcủa người giúp đỡ liên quan đến sự giảm bớt các loạirối loạn thể chất do căng thẳng.

Trongkhi rõ ràng bằng chứng khoa học là hậu thuẫn cho lập trườngĐức Đạt Lai Lạt Ma về giá trị thực sự và thực tiễncủa từ bi, ta không cần phải chỉ dựa vào những công cuộcthử nghiệm và khảo sát để xác định sự đứng đắn củaquan điểm này. Chúng ta có thể nhận ra sự liên quan chặtchẽ của quan tâm, từ bi, và hạnh phúc riêng tư trong đờisống của chúng ta và đời sống của những người chung quanh.Joseph, một nhà thầu xấy cất sáu mươi tuổi, mà tôi gặpvài năm nay, là một minh họa tốt cho việc này. Trong ba mươinăm, Joseph điều khiển công việc kiếm tiền dễ dàng, lợidụng việc xấy cất tăng vọt dường như vô tận tại Arizonađể trở thành triệu phú. Tuy nhiên vào cuối thập niên 80,việc buôn bán bất động sản địa ốc đổ vỡ tồi tệnhất trong lịch sử Arizona. Joseph bị thiệt hại nặng vàmất mọi thứ. Cuối cùng ông phải tuyên bố phá sản Nhữngkhó khăn về tài chánh gây căng thẳng trong hôn nhân của ông,dẫn đến ly dị sau 25 năm chung sống. Không đáng ngạc nhiênlắm, Joseph đã không chịu đựng được mọi sự. ông bắtđầu uống rượu nhiều. May mắn là cuối cùng ông đã bỏđược rượu nhờ sự giúp đỡ của Hội Bài Trừ Rượu(AA). Là thành viên trong hoạt động của Hội này, ông trởthành người bảo trợ, và giúp người khác chừa rượu. Ôngnhận ra ông rất vui trong vai trò bảo trợ, chìa tay giúp ngườikhác, và tình nguyện gia nhập vào các tổ chức khác. ôngđã đem kinh nghiệm làm ăn của ông để giúp đỡ những ngườibị thiệt thòi kinh tế. Nói về đời sống hiện tại, ôngnói, "Hiện tôi có một cơ sở tân trang nhỏ Cơ sở này cóthu nhập vừa phải, nhưng tôi hiểu rằng tôi sẽ không baogiờ giàu có bằng trước đây. Điều nực cười là tuy vậytôi thực sự không muốn có tiền như truớc đây nữa. Tôimuốn dành nhiều thì giờ tình nguyện làm cho các đội ngũkhác nhau, trực tiếp làm việc với mọi người, và giúp đỡhọ bằng tất cả khả năng của tôi. Những ngày này, tôicảm thấy hoàn toàn vui sướng từng ngày hơn là cả thángkiếm được nhiều tiền. Tôi hạnh phúc hơn bao giờ hếttrong đời tôi."

THIỀNĐỊNH VỀ TỪ BI

Nhưđã hứa trong khi đàm đạo, đúng theo lời Ngài, Đức ĐạtLai Lạt Ma kết thúc bài giảng trước công chúng bằng mộtcuộc hành thiền về từ bi. Đó là một bài tập đơn giản.Tuy vậy bằng một lối nói mạnh mẽ và tao nhã, dường nhưNgài tóm tắt và kết tinh lại cuộc thảo luận về từ bitrước đây, biến nó thành một buổi tập chính thức trongnăm phút, trực tiếp vào ngay điểm.

Muốnphát tâm từ bi, bạn bắt đầu bằng cách công nhận bạnkhông muốn khổ đau và bạn có quyền có hạnh phúc. Điềunày có thể được kiểm chứng hay được công nhận là đúngbằng kinh nghiệm của bạn. Rồi bạn công nhận những ngườikhác, cũng giống như bạn, cũng không muốn khổ đau và cũngcó quyền có hạnh phúc. Vậy nên việc đó trở thành cơ sởđể bạn phát tâm từ bi.

"Vậy...hôm nay chúng ta hãy thiền định về từ bi. Bắt đầu mườngtượng đến một người hết sức đau khổ, một người đauđớn hay ở trong một tình trạng rất bất hạnh. Trong ba phútđầu thiền tập, suy ngẫm về đau khổ của một cá nhântheo phép phân tích - hãy nghĩ đến sự đau khổ dữ dội vàtình trạng sống bất hạnh của người ấy. Sau khi nghĩ đếnsự đau khổ của người ấy trong vài phút, kế đến, cốgắng liên hệ việc đó đến chính mình, nghĩ rằng cá nhânấy cũng có khả năng chứng nghiệm đau khổ, niềm vui vàhạnh phúc, và cũng đau khổ như mình đau khổ. Rồi, cố gắngđể câu trả lời tự nhiên của bạn phát sinh - một cảmtính từ bi tự nhiên đối với người ấy. Cố gắng đi đếnkết luận, hãy nghĩ xem bạn mong muốn người ấy thoát khỏikhổ đau mạnh đến đâu. Giải quyết điều đó sẽ giúpngười đó thoát khỏi khổ đau. Cuối cùng, hãy trụ tâm vàoloại kết luận hay giải pháp đó, và trong mấy phút cuốicùng của buổi thiền tập, cố gắng phát tâm trong một trạngthái từ bi hay thương yêu."

Vớilời giảng trên, Đức Đạt Lai Lạt Ma khoanh chân ngồi trongtư thế thiền định, hoàn toàn bất động Ngài hành thiềncùng với cử tọa. Một sự im lặng hoàn toàn. Nhưng có điềugì đó đang khơi dậy trong khi ngồi ở cuộc họp sáng đó.Tôi nghĩ rằng cả đến người cứng cỏi nhất cũng khôngthể tránh bị lay chuyển khi bị vấy quanh bởi một nghìnrưởi người, mỗi người đều nắm giữ tư tưởng từ bitrong tâm. Sau một vài phút, Đức Đạt Lai Lạt Ma thốt lênmột câu kinh bằng tiếng Tây Tạng, giọng của Ngài trầmtrầm, nhịp nhàng, lên bổng xuống trầm gây lắng dịu vàkhoan khoái.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2013(Xem: 4944)
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. (Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
21/03/2013(Xem: 4669)
Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định.
18/03/2013(Xem: 6511)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
23/02/2013(Xem: 5598)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
19/02/2013(Xem: 6421)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
11/01/2013(Xem: 7243)
Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau: 1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
26/12/2012(Xem: 6260)
Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...
14/12/2012(Xem: 10009)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
13/12/2012(Xem: 9469)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
13/12/2012(Xem: 7000)
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm ta thêm nữa. Ta không phải thực sự nhìn vào trong và xem điều gì xảy ra. Vì thế ta trở nên khô cạn. Ta làm hư hại Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]