Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13 Đời sống hằng ngày của Đức Phật

21/11/201018:06(Xem: 8354)
13 Đời sống hằng ngày của Đức Phật



ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHƯƠNG 13

Đời sống hằng ngày của Đức Phật

"Đức Thế Tôn đã tự giác.
Ngài hoằng dương Giáo Pháp
Để giác ngộ kẻ khác."
-- Majjhima Nikaya

Đức Phật có thể được xem là vị giáo chủ hoạt động tích cực và nhiệt thành nhất trên thế gian. Ngài luôn luôn bận rộn với công việc đạo pháp trọn ngày, ngoại trừ những lúc cần phải để ý đến vài nhu cầu vật chất. Chương trình hoạt động của Ngài được sắp xếp rất có quy củ và mực thước. Đời sống bên trong là hành thiền, tĩnh tâm và chúng nghiệm hạnh phúc Niết Bàn. Bên ngoài là phục vụ vị tha, nâng đỡ phẩm hạnh của chúng sanh trong khắp thế gian. Chính Ngài tự giác, rồi tận lực cố gắng giác ngộ người khác, dẫn dắt chúng sanh ra khỏi mọi phiền lụy của đời sống.

Hoạt động hằng ngày của Đức Phật chia làm năm giai đoạn: 1. Buổi sáng. 2. Buổi trưa. 3. Canh đầu. 4. Canh giữa. 5. Canh cuối.

Buổi sáng

Thường ngày, lúc còn tảng sáng sớm, Đức Phật dùng thiên nhãn để quan sát thế gian, xem có ai cần Ngài tế độ. Nếu thấy có người cần hỗ trợ tinh thần thì không đợi thỉnh cầu, Ngài tự ý đến để dẫn dắt người ấy vào chánh đạo. Ngài đi bộ. Nhưng một đôi khi Ngài cũng dùng phép thần thông bay trên không trung. Thông thường, chính Ngài tự ý đi đến những người hư hèn ô nhiễm, như tên cướp sát nhân hung tợn Angulimala và quỷ Dạ Xoa, bạo tàn ác độc. Nhưng cô bé Visakha có tâm đạo nhiệt thành và nhà triệu phú Anathapindika (Cấp Cô Độc) và những bậc thiện trí như Sariputta (Xá Lợi Phất) và Moggallana (Mục Kiền Liên) thì tìm đến thọ giáo để được Ngài dẫn dắt.

Trong khi tế độ thế gian, nếu không có ai thỉnh về trai tăng, Đức Phật - người mà các bậc vua chúa đều tôn sùng kính nể và khấu đầu đảnh lễ mỗi khi đến trước mặt - đi trì bình khất thực trên các nẻo đường, khi thì một mình, lúc thì với chúng Tăng. Im lặng đứng trước cửa từng nhà, không thốt ra một lời, Ngài thọ lãnh vật thực nào mà tâm trong sạch bố thí của thiện tín hoan hỷ sớt vào bát, rồi trở về chùa. Cho đến năm tám mươi tuổi, mặc dầu đau ốm bất thường, Ngài vẫn đi trì bình trong thành Vesali.

Đức Phật thọ thực trước ngọ. Sau đó chư vị tỳ khưu hợp lại nghe Ngài thuyết một bài Pháp ngắn. Sau thời Pháp, Đức Phật ban lễ quy y Tam Bảo, truyền Ngũ Giới, và nếu có vị nào đạt đến trình độ tinh thần đầy đủ, Ngài chỉ dẫn vào Thánh Đạo, Con Đường Giải Thoát. Một vài vị đến gần để xin đề mục hành thiền thích hợp theo tâm tánh mình. Nếu có lời thỉnh nguyện, đôi khi Ngài cũng ban hành lễ xuất gia.

Buổi trưa

Sau khi giảng dạy hoặc kêu gọi chư vị đệ tử, Đức Phật lui về tịnh thất. Nếu muốn, Ngài nằm nghiêng mình bên mặt và định thần một lát. Lúc dậy, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karuna Samapatti) và dùng Phật nhãn [1] quan sát thế gian, nhất là các vị tỳ khưu đã đi vào rừng sâu hành thiền nơi vắng vẻ và các vị đệ tử khác ở xa, để hướng dẫn và khuyên dạy. Nếu có một vị ở xa cần được hỗ trợ, Ngài dùng thần thông bay đến nơi để tế độ rồi trở về tịnh thất.

Vào buổi chiều, thiện tín kéo đến nghe Pháp. Do Phật nhãn, Ngài nhìn vào khuynh hướng tâm tánh của từng người trong cử tọa để thuyết Pháp độ một giờ. Mỗi người nghe, dầu tâm tánh và tình cảm hoàn toàn khác nhau, đều có cảm tưởng rằng bài Pháp của Đức Phật đặc biệt hướng về mình. Đó là phương pháp giảng dạy của Đức Phật. Ngài thường dùng những thí dụ, những hình ảnh hay những ngụ ngôn có liên quan đến đời sống hằng ngày trong nhà để giải thích giáo lý, và Ngài nhắm vào tri thức hơn là tình cảm.

Đối với người thuộc hạng trung bình, Đức Phật bắt đầu giảng về hạnh bố thí, giới luật và hạnh phúc ở các cảnh Trời. Đối với người tiến bộ hơn, Ngài đề cập đến những nguy hại của thú vui vật chất và hạnh phúc của sự từ khước, buông xả, thoát ly. Với các vị đạt đến trình độ cao thượng, Ngài giảng về pháp Tứ Diệu Đế.

Trong một vài trường hợp hiếm hoi - như trường hợp Angulimala và bà Khema - Đức Phật dùng oai lực thần thông để ảnh hưởng đến tâm người nghe.

Giáo Pháp Cao Siêu của Đức Phật gợi nguồn cảm hứng cho cả lớp đại chúng lẫn hàng trí thức. Một thi sĩ Phật tử có hát lên những lời tán tụng như sau:

"Đem phỉ lạc đến bậc thiện trí, tạo kiến thức cho hạng trung bình, và đánh tan đêm tối của người ngu muội, đây quả thật là ngôn ngữ của tất cả mọi người." [2]

Cả hai lớp người, giàu và nghèo, cao sang và thấp kém, đều từ bỏ đức tin cũ của mình để hướng về Thông Điệp Hòa Bình của Đức Phật. Nền đạo pháp (Sasana) sơ sanh bắt đầu với năm vị đạo sĩ như hột nhân của tế bào, sớm sanh sôi nẩy nở, mở rộng đến hàng triệu người, và một cách êm thắm, ôn hòa, khắp miền Trung Ấn Độ.

Canh Đầu

Từ sáu giờ đến mười giờ đêm là khoảng Đức Phật dành riêng để các vị tỳ khưu được tự do thỉnh cầu Ngài rọi sáng những hoài nghi của mình, hỏi về những điểm phức tạp trong Giáo Pháp, xin đề mục hành thiền, và lắng nghe thuyết giảng.

Canh Giữa

Từ mười giờ đến hai giờ khuya, chư Thiên và chư Phạm Thiên là những chúng sanh mà mắt người không thể trông thấy, từ các cảnh Trời, đến hầu Phật và hỏi Ngài về Giáo Pháp. Trong kinh sách có một đoạn, thường được nhắc đi lặp lại như sau: "Lúc bấy giờ đêm đã khuya, một vị Trời có hào quang rực rỡ đến gần Đức Phật, cung kính đảnh lễ và đứng lại một bên". Nhiều bài kinh và nhiều lời vấn đáp được ghi lại trong bộ Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm).

Canh Cuối

Canh cuối cùng trong đêm, từ hai giờ khuya đến sáu giờ sáng, được chia làm bốn phần. Trong phần đầu, từ hai đến ba giờ, Đức Phật đi kinh hành (cankamana). Từ ba đến bốn giờ, Ngài nằm định thần, nghiêng về phía tay mặt. Từ bốn đến năm giờ, Ngài nhập Đại Bi Định (Maha Karunasamapatti), và rải tâm Từ đến khắp nơi, làm êm dịu tâm trí tất cả chúng sanh. Sau đó Ngài quan sát thế gian bằng Phật nhãn xem coi có thể tế độ ai. Những người đạo hạnh và những người cần đến, dầu ở cách xa thế nào Ngài cũng nhận ra và, mở lòng bi mẫn, tự ý đến với họ để đem lại sự hỗ trợ cần thiết.

Như vậy, trọn cả ngày, Đức Phật luôn luôn bận rộn với nhiệm vụ đạo đức. Ngài chỉ ngủ một giờ đồng hồ. Trong hai giờ tròn, buổi sáng và lúc bình minh, Ngài đượm nhuần toàn thể thế gian với tâm Từ vô lượng và đem hạnh phúc đến cho hàng triệu chúng sanh. Tự nguyện sống đời nghèo nàn, đi trì bình khất thực mà không làm phiền đến ai, rày đây mai đó, tám tháng trời liền trong năm để hoằng khai Diệu Pháp. Ngài không ngừng gia công để đem lại điều tốt đẹp và hạnh phúc cho tất cả, chí đến ngày nhập diệt, vào năm tám mươi tuổi thọ.

Chú thích:

[1] Buddhacakkhu, nhãn quan của một vị Phật, gồm tri kiến về những khuynh hướng (asaya) và những khuynh hướng ngủ ngầm (asayanusaya nana) và tri kiến về tánh cách dã dượi hay nhiệt thành sắc bén của ngũ căn, (indriyaparoparyattana nana, những khả năng tinh thần như niềm tin, sự tinh tấn, chánh niệm, tâm định và trí tuệ).

[2] Satapancasataka, câu 78.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2013(Xem: 4886)
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. (Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
21/03/2013(Xem: 4604)
Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định.
18/03/2013(Xem: 6443)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
23/02/2013(Xem: 5539)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
19/02/2013(Xem: 6337)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
11/01/2013(Xem: 7195)
Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau: 1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
26/12/2012(Xem: 6181)
Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...
14/12/2012(Xem: 9960)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
13/12/2012(Xem: 9375)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
13/12/2012(Xem: 6966)
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm ta thêm nữa. Ta không phải thực sự nhìn vào trong và xem điều gì xảy ra. Vì thế ta trở nên khô cạn. Ta làm hư hại Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]