Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Mở Đầu

21/11/201017:34(Xem: 7009)
Lời Mở Đầu


ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

Lời Mở Đầu

Để trình bày đời sống và giáo huấn của Đức Phật cho những ai muốn hiểu Phật giáo, nhiều quyển sách quý giá đã được ấn hành, do những học giả Đông, Tây, trong hàng Phật tử, cũng như những người không theo đạo Phật.

Trong rừng thư mênh mông ấy, quyển "Ánh Sáng của Á Châu" (The Light of Asia), do tác giả Sir Edwin Arnold, được chú trọng và ưa thích nhất. Nhiều người phương Tây muốn tìm hiểu chân lý đã hướng về đạo Phật sau khi đọc tập thơ trứ danh này.

Người Phật tử, ở phương Đông cũng như ở phương Tây, hết lòng ca ngợi công đức của các nhà học giả đã viết ra những thiên sách hữu ích để rọi sáng Giáo Pháp.

Bản khái luận mới mẻ này là một cố gắng khiêm tốn khác của một hội viên Giáo Hội Tăng Già, căn cứ trên kinh điển Nam Phạn (Pali) các chú giải, và các tập tục cổ truyền nhởi bật nhất trong những quốc gia Phật giáo, nhất là ở Tích Lan (Sri Lanka).

Phần đầu quyển sách này đề cập đến đời sống của Đức Phật, phần nhì là Phật Pháp, giáo lý của Ngài, danh từ tiếng Phạn (Pali) là Dhamma.

-oOo-

Phật Pháp là một hệ thống triết học và luân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông, hay để thỏa mãn tri thức.

Giáo Pháp chắc chắn phải được học, nhưng hơn nữa, phải được thực hành, và trên hết, phải được tự mình chứng ngộ.

Học suông mà không thật sự mình thực hành thì không bổ ích. Đức Phật dạy rằng người có pháp học mà không có pháp hành cũng tựa hồ như tai hoa lộng lẫy mầu sắc, nhưng không hương vị.

Người không học Giáo Pháp như mù. Nhưng người học mà không hành thì chẳng khác nào một thư viện.

-oOo-

Có vài lời phê bình vội vã cho rằng Phật Giáo là một tôn giáo tiêu cực và thụ động. Lời chỉ trích vô căn cứ ấy hẳn còn xa sự thật.

Đức Phật là nhà truyền giáo đầu tiên hoạt động tích cực nhất lịch sử nhân loại. Trải qua bốn mươi lăm năm trường, Ngài đi từ nơi này sang nơi khác để hoằng dương giáo lý, đến hàng đại chúng cũng như các bậc thiện trí. Chí đến giây phút cuối cùng Ngài phục vụ nhân loại bằng gương lành trong sạch và giáo huấn cao thượng. Hàng môn đệ lỗi lạc của Ngài cũng bước đúng theo dấu chân Ngài. Không một xu trong túi, các vị ấy đi đến những phương trời xa lạ để truyền bá Giáo Pháp mà không bao giờ cầu mong đền đáp.

"Liên tục và kiên trì nỗ lực" là di huấn tối hậu của Đức Phật. Không có sự giải thoát nào, không có sự thanh lọc nào có thể thực hiện được nếu không có cố gắng cá nhân. Như vậy, Phật giáo không chủ trương van vái nguyện cầu mà thay vào đó, dạy thực hành thiền tập, là một phương pháp tự kiểm soát, tự thanh lọc và giác ngộ. Hai đặc điểm nổi bật nhất của Phật giáo là hành thiền và phục vụ. Trên thực tế, tất cả những quốc gia Phật giáo đã vươn mình trưởng thành trong tổ ấm của Phật giáo và dưới tàng bóng mát mẻ của Đức Phật.

"Không hành ác", tức không làm cho mình trở thành một tội khổ cho mình và cho kẻ khác, là lời khuyên nhủ đầu tiên của Đức Phật. Lời dạy tiếp theo - " hành thiện" - là hãy trở nên một phước lành, cho mình và cho kẻ khác, và lời kêu gọi cuối cùng - "thanh lọc tâm" - thật vô cùng quan trọng và cực kỳ thiết yếu.

Có thể gọi một tôn giáo như vậy là thụ động và tiêu cực không?

Cũng nên ghi nhận là trong ba mươi bảy yếu tố dẫn đến Giác Ngộ (Bhodhipakkhiya Dhamma, ba mươi bảy pháp Trợ Đạo, hay ba mươi bảy Bồ Đề Phần), tinh tấn (viriya) được nhắc đến chín lần.

Để minh định rõ ràng mối tương quan giữa Ngài và hàng tín đồ, Đức Phật dạy:

"Các con hãy tự mình cố gắng,
Các đấng Như Lai chỉ là những đạo sư".

Đức Phật vạch ra con đường. Phần chúng ta là có noi theo con đường ấy để tự thanh lọc hay không. Cố gắng là rất quan trọng trong Phật Giáo.

"Chính ta làm cho ta trong sạch;
Chính ta làm cho ta ô nhiễm."

-oOo-

Phải khép mình vào khuôn khổ kỷ cương, chư vị tỳ khưu chỉ có thể hoạt động trong phạm vi giới luật của các ngài. Hàng cư sĩ thì có thể phục vụ đạo pháp, quốc gia, và thế gian một cách khác, nhưng vẫn theo tinh thần của những nguyên tắc Phật Giáo.

Phật Giáo vạch ra một lối sống cho bậc xuất gia và một lối sống khác cho hàng cư sĩ.

Hiểu một cách, tất cả Phật tử là những chiến sĩ can đảm. Họ chiến đấu, nhưng không phải bằng súng ống và bom đạn. Họ giết chóc, nhưng không giết đàn ông, đàn bà và trẻ con vô tội.

Vậy người Phật tử chiến đấu chống ai, và bằng khí giới nào? Người Phật tử giết ai một cách tàn nhẫn?

Họ chiến đấu chống chính họ, bởi vì con người là kẻ thù tệ hại của con người. Tâm là địch thủ nguy hiểm nhất, mà cũng là người bạn tốt nhất. Không chút xót thương, người Phật tử tàn sát và tận diệt những khát vọng tham ái, sân hận và si mê ở trong tâm họ bằng võ khí Giới, Định và Tuệ.

Những ai thích một mình chiến đấu chống lại khát vọng của mình trong cảnh tịch mịch vắng vẻ, hoàn toàn được tự do làm theo ý mình. Chư tỳ khưu sống ẩn dật là những gương lành đáng được kính nể. Đối với hạng người biết tri túc, trạng thái cô đơn là một nguồn hạnh phúc. Những vị nào muốn chiến đấu với những vấn đề khó khăn của đời để cố gắng tạo nên một thế gian hữu phúc trong ấy con người có thể sống như những công dân lý tưởng, thanh bình và hoà hợp, cũng có thể nhận lãnh trách nhiệm, dấn thân trên con đường gian truân ấy.

Con người được sanh ra, không phải để phục vụ Phật Giáo. Nhưng Phật Giáo được thành lập để phục vụ con người.

-oOo-

Hiểu đúng theo giáo lý của Đức Phật, tình trạng giàu hay nghèo không thể là một trở ngại cho việc trở thành Phật tử lý tưởng. Ông Anathapindika (Cấp Cô Độc), vị thí chủ trung kiên nhất của Đức Phật, là một triệu phú gia. Ghatikara, được kính nể còn hơn một vì vua, chỉ là người thợ đồ gốm nghèo nàn.

Phật Giáo thích hợp với cả hai giai cấp, nghèo và giàu. Phật Giáo cũng thích hợp với cả hai hạng người, đại chúng và tri thức.

Hạng người kém học hướng về Phật Giáo do phần tình cảm nhiệt thành với đạo pháp và phần luân lý giản dị. Người tri thức thì say mê trong giáo lý thâm diệu và phương pháp trau giồi tâm trí.

Một du khách không quen thuộc với tập tục của các dân tộc Phật Giáo ắt có những cảm nghĩ lầm lạc khi bước chân vào chùa lần đầu tiên, và cho rằng Phật Giáo chỉ là những nghi thức lễ bái, là một tôn giáo có tánh cách dị đoan, chứa đựng những hình thức cúng tế sùng bái tượng gỗ và cây cối.

Là một tôn giáo khoan hồng, Phật Giáo không phủ nhận hay bác bỏ những hình thức kỉnh mộ bề ngoài ấy, vì nó cần thiết cho đại chúng. Ta có thể nhìn thấy phần đông thiện tín thành tâm kính cẩn như thế nào lúc đến chùa dự lễ. Do thái độ tôn kính ấy đức tin càng tăng trưởng.

Người Phật tử quỳ lạy trước pho tượng Phật và tỏ lòng kỉnh mộ của mình đối với lý tưởng mà pho tượng ấy biểu hiện. Người Phật tử hiểu biết suy niệm về những phẩm hạnh cao cả của Đức Phật và không cầu mong một ân huệ vật chất hay tinh thần nào. Cây bồ đề, đàng khác, tượng trưng sự giác ngộ.

Đức Phật không trông chờ hàng tín đồ mãi sống trong những nghi lễ mà trái lại, khuyên dạy nên thực hành đúng theo Giáo Huấn của Ngài. "Người thực hành đúng theo giáo huấn của Như Lai nhất là tôn sùng Như Lai nhất", là lời dạy của Đức Phật.

Một người Phật tử hiểu biết có thể thực hành Giáo Pháp (Dhamma) mà không cần những hình thức lễ bái bề ngoài ấy. Chùa chiền và tượng Phật không tuyệt đối cần để hành Bát Chánh Đạo.

-oOo-

Có đúng không nếu nói rằng Phật Giáo chỉ đề cập đến những việc hoàn toàn ngoài thế gian, mặc dầu Phật Giáo chủ trương có một chuỗi dài những kiếp sống, trong quá khứ và ở vị lai, và một số cảnh giới vô tận trong ấy chúng sanh có thể sống?

Sứ mạng của Đức Phật nhằm vào sự giải thoát chúng sanh ra khỏi khổ đau phiền não bằng cách tận diệt nguồn gốc của nó và vạch ra con đường để cho ai muốn, có thể chấm dứt cả sanh lẫn tử. Tuy nhiên, đôi khi Đức Phật cũng truyền dạy những bài kinh hướng tiến bộ vật chất. Cả hai tiến bộ - vật chất và tinh thần - đều cần thiết cho sự phát triển của một quốc gia. Không nên tách rời cái này ra khỏi cái kia. Cũng không nên hy sinh tiến bộ tinh thần để thành đạt những mức tiến vật chất như chúng ta đang mục kích tại một vài quốc gia quá thiên về đời sống vật chất. Nhiệm vụ của các chánh phủ và các hội từ thiện là phát triển sống vật chất và tạo điều kiện thuận lợi cho dân chúng. Trong khi ấy, các tôn giáo, như Phật Giáo chẳng hạn, có phận sự chăm lo phát huy tinh thần đạo đức, giúp cho mỗi người có thể trở thành một công dân lý tưởng.

Phật Giáo đi ngược chiều với phần đông các tôn giáo khác khi khai quang con đường "Trung Đạo" và truyền bá giáo lý lấy nhân bản làm trung tâm thay vì giáo điều lấy thần linh làm trụ cốt. Như vậy, Phật Giáo hướng nội và nhằm giải thoát từng cá nhân. Giáo Pháp (Dhamma) phải được tự mình chứng ngộ (sanditthiko).

-oOo-

Theo thường, cứu cánh của phần đông nhân loại là "tuyệt diệt hoàn toàn" hoặc "trường tồn vĩnh cửu". Người theo chủ nghĩa vật chất tin rằng sau khi chết con người hoàn toàn trở thành hư vô, không còn gì nữa. Một vài tôn giáo chủ trương rằng mục tiêu cứu cánh chỉ có thể thành tựu sau kiếp sống trong sự hợp nhất vĩnh viễn với một Thần Linh Vạn Năng, hoặc một sinh lực không thể giải thích, hay nói cách khác, một hình thức trường tồn vĩnh cửu.

Phật Giáo dạy con đường "Trung Đạo". Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo không phải là trạng thái tuyệt diệt bởi vì không có cái chi thường còn để tuyệt diệt, cũng không phải sự trường tồn vĩnh cửu bởi không có một linh hồn trường cửu để vĩnh viễn hoá. Mục tiêu cứu cánh của Phật Giáo có thể thành đạt ngay trong chính kiếp sống này.

-oOo-

Việc gì xảy đến một vị A La Hán sau khi Ngài viên tịch? Đó là một câu hỏi tế nhị và khó giải đáp, vì Niết Bàn là pháp siêu thế, ngoài không gian và thời gian, và ngôn ngữ của con người không thể diễn tả. Nói một cách chính xác, có Niết Bàn nhưng không có người chứng đắc Niết Bàn. Theo lời Đức Phật dạy, nói rằng một vị A La Hán còn sống hay không còn sống, "tại" hay "bất tại", sau khi Ngài viên tịch, đều không đúng. Tỷ như ngọn lửa đang cháy bỗng nhiên tắt, không thể nói khi tắt, ngọn lửa ấy đi về phía nào trong bốn phương tám hướng. Khi nhiên liệu hết thì lửa tắt. Đức Phật nêu ra thí dụ ngọn lửa và thêm rằng câu hỏi đặt như thế không đúng. Chúng ta có thể bối rối và không hiểu gì. nhưng điều đó cũng không lạ.

Sau đây là một thí dụ khác của nhà khoa học hiện đại, Robert Oppenheimer:

"Thí dụ, nếu hỏi hột điện tử có giữ nguyên một vị trí không? Ta phải nói "không". Nếu hỏi, với thời gian, hột điện tử có thay đổi vị trí không? Ta phải nói "không". Nếu hỏi, hột điện tử có ở yên không? Ta phải nói "không". Nếu hỏi, hột điện tử có di động không? Ta phải nói "không".

"Đức Phật đã giải đáp tương tợ khi có người hỏi Ngài về điều kiện của một người sau khi chết. Nhưng đó là câu trả lời không quen thuộc với truyền thống khoa học của hai thế kỷ XVII và XVIII."

Lẽ dĩ nhiên nhà học giả uyên thâm muốn ám chỉ một người đã đắc quả A La Hán.

-oOo-

Đạt đến trạng thái ấy thì có lợi ích gì? Tại sao phải chấm dứt mọi cuộc sinh tồn trên thế gian? Tại sao không xác nhận rằng đời sống trên thế gian này đầy lạc thú?

Đó là những câu hỏi điển hình thường được nêu lên do người, hoặc muốn tận hưởng khoái lạc của đời sống, hoặc muốn phục vụ nhân loại, đảm đương trách nhiệm, và chấp nhận mọi đau khổ.

Đối với hạng trên, người Phật tử có thể nói: - "Nếu thấy thoả thích, ông cứ hưởng thọ khoái lạc của đời sống, nhưng chớ nên làm nô lệ cho những thú vui tạm bợ và huyền ảo. Dầu có thoả thích hay không, ông cũng phải gặt hái hậu quả của những gì mà ông đã gieo".

Đối với hạng sau, người Phật tử có thể nói: - "Ông hãy cố gắng tận dụng mọi phương tiện để kiến tạo hạnh phúc cho nhân loại và hãy thoả thích với tinh thần phục vụ vị tha ấy".

Phật Giáo trình bày mục tiêu Niết-Bàn cho những ai cảm thấy cần đến và không bao giờ có ý cưỡng bách ai. "Hãy đến và xem", Đức Phật khuyên như vậy.

-oOo-

Cho đến khi đạt được mục tiêu cứu cánh, người Phật tử phải sống đời thanh cao hữu ích.

Phật Giáo có những nguyên tắc luân lý tốt đẹp, thích hợp với người sơ cơ trên đường đạo pháp cũng như người đã tiến triển khá xa. Đó là:

a. Năm giới(Panca Sila): Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ và không dùng chất say.

b. Bốn Trạng Thái Cao Thượng(Brahma Vihara, Tứ Vô Lượng Tâm): Từ, Bi, Hỷ và Xả.

c. Mười Phẩm Hạnh Siêu Thế(Paramita, Ba La Mật): Bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, quyết định, tâm từ và tâm xả.

d. Bát Chánh Đạo: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định.
Những ai có nguyện vọng đắc Quả A La Hán nhân cơ hợi sớm nhất có thể suy niệm về lời Đức Phật khuyên dạy Rahula (La Hầu La) như sau:

"Thân này không phải của ta; cái này không phải là ta; đây không phải là linh hồn của ta." ("N'etam mama, n'eso' hamasmi, na me so atta").

-oOo-

Phải nói lên một cách từ tốn rằng quyển sách này không phải được viết ra cho hàng học giả, mà cho các sinh viên, những người muốn tìm hiểu đời sống và giáo lý căn bản mà Đức Phật đã ban truyền.

Khi soạn thảo, tôi có dùng những bản dịch của hội "Pali Text Society" và nhiều văn học phẩm khác mà tác giả có thể là Phật tử, có thể không. Đôi khi tôi chỉ phụ họa suông quan điểm và dùng từ ngữ thích ứng của tác giả. Mỗi khi có thể được, tôi đều có ghi xuất xứ.

Bản thảo đầu tiên của quyển sách này được xuất bản vào năm 1942. Ấn hành lần này, bổn chánh đã được duyệt sửa và thêm bớt nhiều.

Tôi rất lấy làm cảm tạ ông V.F. Gunaratna, mặc dầu hết sức bận rộn với công việc phức tạp hằng ngày trong chức vụ Chưởng Lý Toà Án quốc gia Sri Lanka (Tích Lan), đã dầy công duyệt lại cẩn thận và xuất bản toàn bộ bản thảo với một niềm tin vững chắc và tâm đạo nhiệt thành. Tuy không mang lại chút lợi lộc vật chất nào, đối với ông, đây là một phần việc mà ông thích thú làm với tất cả tâm thành vì ông là một Phật tử thuần thành, có thực hành, và có sự hiểu biết rộng rãi về Phật Pháp.

Nhưng nếu không có lòng quảng đại của Ông Bà Trương Đình Dzu, Ông Bà Ong So, Cô Tiến sĩ B. Pleyer và những thiện tín giàu lòng bố thí của chùa Kỳ Viên (Jetavana Vihara), Sài Gòn, quyển sách này cũng không thể ấn hành được ở Việt Nam. Ước mong rằng công đức Bố Thí Chân Lý này sẽ đem đến các vị ấy hạnh phúc trường cửu!

Tôi cũng có lời cảm tạ các đệ tử chân thành của tôi ở Việt Nam, Ông Phạm Kim Khánh (Sunanda), các cô Lê Thị Sanh (Jhayini), Cao Thị Cúc (Citra), Lương Tú Xuân (Karuna) và Nguyễn Thị Phấn (Shanti), nhất là hai cô Sanh và Cúc, đã góp sức giúp tôi hoàn thành tốt đẹp quyển sách này.

Narada
Kỳ Viên Tự (Jetavana)

Sài Gòn, 14-7-1964/2508


Ghi chú về hình bìa của quyển sách Việt ngữ: -- Phần trên một tượng Phật bề cao 1.20 thước, do Phạm Kim Khánh chụp tại tư gia nhà điêu khắc Phúc Điền. Hình được dùng làm mẫu để tạo pho tượng ở Thích Ca Phật Đài, Vũng Tàu.

Ghi chú thêm:
Trong các ấn bản in Việt ngữ không có phần tiểu sử của Ngài Narada Maha Thera do Cư sĩ Bình Anson biên tập, chúng tôi bổ túc thêm vào nơi đây cho đầy đủ. Nguồn tư liệu quyển sách này do Cư sĩ Bình Anson gửi tặng. (TVHS)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2024(Xem: 178)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
16/03/2024(Xem: 1188)
Nam Mô có nghĩa là Trở về A, nghĩa là: vô Di Đà, nghĩa là: Lượng Phật, nghĩa là Giác, tánh biết Niệm danh hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật, có nghĩa là “ trở về với tánh giác vô lượng của bản thân mình, đó là A Di Đà tánh, là ông Phật của chính mình” Cứu cánh của Pháp môn Tịnh Độ là đạt tới điểm chung của Thiền cũng là khám phá ra ông chủ của mình . Tịnh Độ là ông Phật của chính mình chứ không phải ở ông Phật Tây Phương Cực Lạc. 🏵️🌼🍁🌺🍀🌹🥀🌷🌸🏵️
20/01/2024(Xem: 682)
Quyển này bút giả tuyển dịch từ nguyên bản Tịnh Độ Thánh Hiền Lục của Phật giáo Trung Hoa. Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành. Đến cuối đời Đạo Quang, Thanh triều, Liên Quy cư sĩ Hồ Đỉnh góp nhặt các chuyện vãng sanh tục biên thêm. Sang đời Trung Hoa Dân Quốc, Đức Sum Pháp sư lại sưu tập những sự tích tu Tịnh độ có ứng nghiệm bổ túc vào. Trước sau có tất cả được gần một ngàn truyện.
18/11/2023(Xem: 3455)
Cách đây chừng 30 năm, Tổ Đình Viên Giác tại Hannover Đức Quốc chúng tôi có nhận được bộ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu Daizokyou) bằng Hán Văn gồm 100 tập do cố Hòa Thượng Thích Tịnh Hạnh từ Đài Loan giới thiệu để được tặng. Bộ Đại Tạng Kinh giá trị này do Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội xuất bản và gửi tặng đến các nơi có duyên. Phật Đà Giáo Dục Cơ Kim Hội dưới sự chứng minh và lãnh đạo tinh thần của cố Hòa Thượng Thích Tịnh Không đã làm được không biết bao nhiêu công đức truyền tải giáo lý Phật Đà qua việc xuất bản kinh điển và sách vở về Phật Giáo, với hình thức ấn tống bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như: Hoa Ngữ, Anh Ngữ, Pháp Ngữ, Đức Ngữ, Việt Ngữ. Nhờ đó tôi có cơ hội để tham cứu Kinh điển rất thuận tiện.
23/10/2023(Xem: 4507)
Hôm nay là ngày 21/11/2020, là một ngày đáng để kỷ niệm. Từ hôm nay trở đi tôi bắt đầu phúc giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ hai, nguyện đem công đức này hồi hướng cho lão pháp sư thượng Tịnh hạ Không. Báo đáp ân sư ơn tri ngộ, Y giáo phụng hành an lòng Thầy. Ân pháp nhũ thật khó báo đáp, Toàn tâm toàn lực hoằng đại kinh. Thỉnh cầu ân sư thương xót chúng sanh khổ mà trụ thế độ quần manh! Chúng ta đều làm học trò ngoan biết nghe lời. Hôm nay là ngày 21/11/2020, là ngày kỷ niệm Bồ-tát Lưu Tố Thanh vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc tròn 8 năm, chúng tôi giảng kinh Vô Lượng Thọ lần thứ hai, lấy việc này biểu đạt sự tưởng nhớ và cảm ân sâu sắc của chúng ta dành cho Bồ-tát Lưu Tố Thanh.
18/04/2023(Xem: 3643)
Lời Giới Thiệu Sách “Nhân Hạnh Vãng Sanh” của Trí Khiêm
09/04/2023(Xem: 2246)
Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật
14/03/2023(Xem: 5656)
Trong xã hội bận rộn ngày nay, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề tâm lý làm ảnh hưởng đến chất lượng sống, và đã đến lúc chúng ta cùng thư giãn, chú trọng đến sức khỏe tinh thần nhiều hơn. Cách thực hành dễ nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất là cùng Headspace, 10 phút thiền định mỗi ngày để thay đổi cuộc sống. Với những kiến thức mới về thiền trong bộ sách 3 cuốn rất mỏng và dễ đọc để ứng dụng này, chúng ta chắc chắn có lối sống tích cực, vui vẻ hơn và bình an hơn. Bộ sách gồm 3 cuốn mang đến những lợi ích khác nhau, từ quản lý sự căng thẳng đến trân trọng và biết ơn cuộc sống. Hướng dẫn những kỹ thuật căn bản nhất về thực hành thiền là mấu chốt để thay đổi cuộc sống của bất cứ ai may mắn đọc sách này.
20/10/2022(Xem: 2075)
Niệm Phật, cuối cùng thì bạn cũng đã đến đây! Cuối cùng thì bạn cũng đã bắt đầu khởi tâm tìm đường về “nhà”, sau biết bao nhiêu trầm luân, khổ hải của kiếp nhân sinh. Hết thảy những ai tìm đến niệm Phật, cũng đều là bởi một trong những nguyên nhân sau đây. Có phải bạn cũng thế hay không? Nghèo khó, gia đình suy vi khổ lụy, vợ con nay yếu mai đau, cửa nhà thiếu trước hụt sau. Bệnh nặng lâm thân, mà thuốc thang dây đưa không khỏi, mạng sống mong manh sớm tối. Cuộc sống bế tắc, gia đình bất hòa, anh em hoặc vợ chồng chẳng thuận, con cái ngỗ nghịch.
21/08/2022(Xem: 3745)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh tạng. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc. Muốn sống an lạc, người học Phật phải liễu tri và hành trì, tu tập đúng lời Phật dạy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567