Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17 Bốn Chân lý Thâm diệu, hay Tứ Diệu Đế

21/11/201018:18(Xem: 9519)
17 Bốn Chân lý Thâm diệu, hay Tứ Diệu Đế



ĐỨC PHẬT VÀ PHẬT PHÁP
Đại Đức Narada Maha Thera, 1980 - Phạm Kim Khánh dịch Việt, 1998
Nguyên tác: "The Buddha and His Teachings"
Buddhist Publication Society, Sri Lanka

CHƯƠNG 17

Bốn Chân Lý Thâm Diệu hay Tứ Diệu Đế

"Ánh sáng phát sanh đến Như Lai, rọi rõ những việc trước kia chưa từng được nghe đến." -- Kinh Chuyển Pháp Luân

Chân lý (Sacca) là cái gì thấy sự có. Danh từ Sanskrit (Bắc Phạn), Satya, có nghĩa là một sự kiện hiển nhiên, không còn tranh luận.

Theo Phật Giáo, có bốn chân lý như thế, Tứ Diệu Đế [1]. Cả bốn đều liên quan đến cái gọi là chúng sanh.

Trong kinh Rohitassa, Đức Phật dạy:

"Trong chính tấm thân dài một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian. [2] "

Trong đoạn kinh này, danh từ"Loka" - được phiên dịch là "Thế gian" - ám chỉ tình trạng đau khổ.

Bài kinh quan trọng này đề cập đến bốn chân lý Thâm Diệu (Tứ Diệu Đế) mà chính Đức Phật đã khám phá ra do chính tri kiến trực giác của Ngài. Dầu chư Phật có xuất hiện hay không, các chân lý ấy vẫn tồn tại, và một vị Phật chỉ là nhân vật đã trực nhận và truyền dạy lại cho thế gian còn đang bị màn vô minh che lấp. Những chân lý ấy tuyệt đối, vĩnh cửu, bất di bất dịch, không thể biến đổi. Đức Phật đã tự mình chứng ngộ chớ không nhờ sự hỗ trợ của ai khác. Chính lời của Ngài là "... trước kia chưa từng được nghe đến. [3]"

Phạn ngữ (Pali) gọi chân lý ấy là Ariyasaccani (Thánh Đế). Gọi như vậy vì đây là những chân lý mà bậc hoàn toàn trong sạch, bậc thánh vĩ đại nhật là Đức Phật đã tìm ra.

Chân lý đầu tiên đề cập đến Dukkha - một danh từ khó có thể chính xác chuyển sang ngôn ngữ nào khác - mà ta thường gọi là đau khổ hay phiền não (Khổ Đế). Đứng về phương diện cảm giác, Dukkha là cái gì làm cho ta khó chịu đựng ("du" là khó, "kha" là chịu đựng).

Nếu xem như một chân lý trừu tượng, Dukkha hàm xúc ý nghĩa khinh miệt ("du"), và trống rổng ("kha"). Thế gian nằm trong đau khổ, và như vậy là đáng khinh miệt, không đáng cho ta bám níu. Thế gian là một ảo ảnh, không có chi thực tế. Do đó thế gian là trống rỗng, hư vô. Vậy Dukkha là sự hư vô đáng khinh miệt.

Hạng người thường chỉ thấy lớp ngoài, nhưng bậc thánh nhân thấy được thực tướng của sự vật. Đối với các Ngài, tất cả mọi kiếp sinh tồn đều dẩy đầy đau khổ và các Ngài nhận thấy rằng không thể có hạnh phúc thật sự, hoàn toàn bền vững, trong một thế giới huyền ảo, tạm bợ và vô thường. Không thể có hạnh phúc trường tồn vĩnh cửu trong một thế gian luôn luôn biến đổi. Hạnh phúc vật chất chỉ là thỏa mãn một vài ước vọng. Như "khi Ta vừa đạt đến thì nó vội lìa bỏ ta". Dục vọng không khi nào được thỏa mãn trọn vẹn. Không bao giờ ta cho là đủ.

Mọi người đều phải trãi qua giai đoạn sanh (jati), và do nơi sự sanh, có già (jara), bệnh (vyadhi), và cuối cùng là chết (marana). Không ai tránh khỏi bốn nguyên nhân ấy của sự đau khổ.

Một ước vọng không được toại nguyện làm cho ta đau khổ. Chúng ta không muốn sống chung với người không ưa thích mà cũng không muốn xa lìa người thân yêu. Những điều thiết tha mong mỏi không phải lúc nào cũng được thành tựu. Trái lại, những hoàn cảnh nghịch lòng lắm lúc xảy đến một cách đột ngột, làm cho ta vô cùng khốn khổ. Đôi khi một vài trường hợp khó khăn trở thành không thể chịu đựng nổi và đau khổ đến mức độ có người suy nhược và kém hiểu biết phải nghĩ đến việc quyên sinh tánh mạng, tưởng chừng như cái chết sẽ giải quyết mọi vấn đề.

Hạnh phúc thực sự nằm bên trong chúng ta không thể định nghĩa bằng những danh từ như tài sản, quyền thế, danh vọng, hay chinh phục, xâm lăng, chiếm đoạt. Nếu sự nghiệp vật chất ấy được thâu đoạt bằng bạo lực hay bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc giả, nếu sự nghiệp vật chất ấy được hướng theo một chiều lầm lạc, nếu ta đem lòng luyến ái, trìu mến nó , thí đó là một nguồn đau khổ và phiền não - cho người làm chủ nó.

Đối với người thường, thọ hưởng dục lạc là hạnh phúc tốt đẹp duy nhất. Chắc chắn rằng có hạnh phúc nhất thời trong khi mơ ước, lúc thọ hưởng, và khi hồi nhớ lại những khoái lạc vật chất tương tợ, nhưng hạnh phúc ấy quả thật là huyền ảo và tạm bợ. Theo Đức Phật, không luyến ái (viragata), tức là vượt lên trên mọi dục lạc, là hạnh phúc cao thượng hơn.

Tóm tắt, chính cơ thể vật chất nầy là cội nguồn của đau khổ.

Khổ đế, chân lý đầu tiên về sự khổ - tùy thuộc nơi cái được gọi là chúng sanh và các sắc thái của đời sống - phải được phân tách tỉ mĩ và quan sát tận tường . Sự quan sát nầy dẫn đến tri kiến chân chánh về thực tướng của ta .

Nguồn cội của sự đau khổ nầy là ái dục (tanha), lòng khát khao thèm muốn, hay luyến ái, bám níu, là Chân lý Thâm Diệu thứ nhì (Tập Đế).

Kinh Pháp Cú ghi nhận:

"Do ái dục phát sanh sầu muộn, Do ái dục phát sanh lo sợ. Người đã trọn vẹn thoát khỏi ái dục không còn sầu muộn, càng ít lo sợ." (câu 216).

Ái dục là một năng lực tinh thần hết sức hùng mạnh, luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người, mọi chúng sanh, là nguyên nhân của bao nhiêu điều bất hạnh trong đời. Chính ái dục - thô tục hay vi tế - là cho ta đeo níu sự sống dưới mọi hình thức và, do đó, dẫn dắt ta mãi mãi phiêu bạc trong vòng luân hồi.

Hình thức thô kịch nhất của ái dục được giảm suy khi ta đắc Quả Tư Đà Hàm (Sakadagami, Nhứt Lai), tầng thứ nhì trong tứ thánh, và tận diệt khi đắc Quả A Na Hàm (Anagami, Bất Lai). Đến khi chứng đắc Quả A La Hán mới hoàn toàn dập tắt mọi hình thức vi tế của ái dục.

Cả hai, đau khổ và ái dục chỉ có thể được tận diệt bằng cách đi theo con đường "Trung Đạo" mà Đức Phật đã vạch ra để thành đạt hạnh phúc Niết Bàn tối thượng .

Diệt Đế, chân lý thâm diệu thứ ba, là sự chấm dứt toàn vẹn mọi hình thức đau khổ, tức Niết Bàn, mục tiêu cứu cánh của người Phật tử. Mục tiêu nầy phải được thành tựu bằng cách tận diệt ái dục.

Niết Bàn phải được thấu triệt bằng nhãn quang tinh thần và do sự từ bỏ tất cả mọi luyến ái bên trong đối với thế gian bên ngoài. [4]

Chân lý nầy (Diệt Đế) phải được chứng ngộ bàng cách trau dồi Bát Chánh Đạo (con dường chân chánh chia làm tám chi). Đó là con dường duy nhất dẫn đến Niết Bàn (Đạo Đế). Con đường nầy tránh xa cực đoan ép xác khổ hạnh, làm suy giảm trí thức, và cực đoan lợi dưỡng, làm chậm trễ mọi tiến bộ tinh thần.

Bất Chánh Đạo gồm tám yếu tố, hay tám chi, được kể ra như sau:

1.- Chánh kiến (Samma ditthi)
2.- Chánh Tư Duy (Samma Samkappa)
3.- Chánh Ngữ (Samma Vaca)
4.- Chánh Nghiệp (Samma Kammanta)
5.- Chánh Mạng (Samma Ajiva)
6.- Chánh Tinh Tấn (Samma Vayama)
7.- Chánh Niệm (Samma Sati)
8.- Chánh Định (Samma Samadhi)

1.- Chánh Kiến là hiểu biết đúng đắn, tức am hiểu tận tường Tứ Diệu Đế. Nói một cách khác, Chánh Kiến là thấu triệt thực tướng của bản thân mình. Kinh Rohitassa Sutta dạy rằng tất cả chân lý trong vũ trụ đều nằm vỏn vẹn trong tấm thân một trượng nầy.

Chánh Kiến là yếu tố tất yếu trong Phật Giáo để thành tựu mục tiêu cứu cánh.

2.- Do sự hiểu biết chân chánh, có những tư tưởng đúng đắn. Chánh Tư Duy là chi thứ nhì của Bát Chánh Đạo. Nhận định rằng Chánh Tư Duy là "quyết định", hay "có nguyện vọng", chân chánh ắt không đúng hẳn với Phạn ngữ Sampaka. Ý nghĩ chân chánh, hay suy niệm chân chánh, có phần sát nghĩa hơn. "Có những tư tưởng chân chánh" được coi là chính xác hơn hết.

Trong Bát Chánh Đạo, Samkappa đồng nghĩa với "Vitakka", "Tầm", là một tâm sở rất quan trọng giúp ta gạt bỏ những ý tưởng và những khái niệm sai lầm, đồng thời tạo những tâm sở có tánh cách thiện.

Tâm làm cho con người dơ bẩn hay trong sạch. Tâm xây đấp bản tánh và gầy dựng số mạng con người. Tư tưởng thấp hèn làm cho ta trở nên bần tiện. Trái lại, tư tưởng trong sạch nâng đỡ con người đến chỗ thanh cao siêu thoát. Lắm khi chỉ một tư tưởng cũng đủ tiêu diệt thế gian.

Chánh Tư Duy gồm ba phần:

a.- Nekkhamma. Xuất gia, là sự từ khước những dục vọng trần tục, hay lòng vị tha, nghịch nghĩa với tâm luyên ái, vị kỹ, bám níu vào tư sản.

b.- Avyapada, tâm từ ái, thiện chí , hay hảo tâm, nghịch nghĩa với thù hận, ác ý, ganh ghét.

c.- Avihimsa, không hung bạo, hay ôn hòa, hiền lương, bi mẫn, nghịch nghĩa với tính hung bạo, tàn ác.

Những đức tánh và những tật xấu kể trên luôn luôn ngủ ngầm bên trong mọi người. Ngày nào mà chúng ta còn là phàm nhân thì các đức tánh và tật xấu ấy cón có thể đột ngột bộc phát và biểu hiện ra ngoài với sức trỗi dậy khó lường trước được.

Đến khi tận diệt mọi ô nhiễm và đắc quả A La Hán rồi tâm mới hoàn toàn trong sạch.

Trong thế gian vô minh nầy, tham, sân, si là nguồn cội của tất cả tội lỗi. Kẻ thù độc hiểm nhất của nhân loại là lòng tham, tức sự luyến ái, bám níu vào cái được gọi là "Ta", hay "Của Ta". Tất cả mọi nghiệp dữ đều có thể xảy ra do lòng tham gây nên.

Khi bị trở ngại, lòng tham tức giận, sanh ra thù hằn. Chúng ta luôn luôn lựa chọn. Hoặc vui thích với những gì vừa ý, hoặc ghét bỏ điều gì phật lòng. Vừa ý thì luyến ái, bám níu. Trái lòng thì bất mãn, xua đuổi, sân hận, oán ghết. Lòng tham thường thúc giục ta bám níu vào dục lạc và tìm mọi phương cách để thỏa mãn nhục dục. Tâm sân làm cho ta tức giận, lắm khi đến độ cố gắng tiêu diệt điều mình không ưa thích. Đến khi diệt được tự ngã, không còn chấp cái "Ta" nữa thì ta nhận thức rằng tất cả đều tạm bợ, và tất cả đều nằm dưới sự chi phối của định luật vô thường. Lúc ấy tham và sân tự nhiên tiêu tan, không còn nữa.

Kinh Pháp Cú có ghi:

"Không có lửa nào như lửa tham
Không có ngục tù nào như lòng sân
Không có lưới nào như vô minh
Và không có dòng sông nào như ái dục". (câu 251)

Trong khi lần bước trên bậc thang tiến hóa tinh thần, chúnh ta lần hồi từ bỏ mọi luyến ái, thô kịch và vi tế, mọi hình thức đeo níu vào những gì có liên quan đến "Của Ta" và "Ta", tựa hồ như em bé kia, càng trưởng thành, em dần dần từ bỏ những món đồ chơi thân yêu quý chuộng một thời nào. Nếu lúc còn trẻ thơ mà có người đến giải thích cho rằng các món đồ chơi kia là vô ích, nên bỏ đi, thì chắc là em không bằng lòng. Vì tuổi còn thơ, em không thể có sự hiểu biết của người đã trưởng thành, không thể tin được rằng những thú vui tạm bợ ấy không đem lại lợi ích. Nhưng đến lúc lớn lên, hiểu biết rộng hơn, em bé tự nhiên vứt bỏ không chút luyến tiếc, những vật mà trước kia em tưởng chừng như không thể rời được.

Cùng một thế ấy, khách lữ hành trên đường tiến bộ tinh thần để đến chổ tuyệt đỉnh cao thượng, nhờ chuyên chú suy niệm và tinh thần hành thiền, một ngày kia sẽ nhận thức rằng những thích thú khoái lạc mà thủa nào tưởng chừng như là điều kiện tất yếu của đời sống, chỉ là những giọt mật hiếm hoi thỉnh thoảng rơi vào miệng, trong lúc đó ta đang sống giữa khu rừng mênh mông đầy chông gai và đá nhọn, vô cùng gian lao nguy khốn. Đến chừng ấy hành giả tự nhiên xem thường dục lạc, lần hồi chấm dứt mọi hình thức luyến ái và một ngày tươi đẹp kia, hoàn toàn dập tắt lửa tham.

"Thế gian nầy, không luyến ái là hạnh phúc.Và vượt hẳn lên mọi hình thức dục lạc là hạnh phúc".

Đức Phật nhiều lần khuyên dạy và nhắc nhở hàng môn đệ như thế.

Sân hận là một bẩm tánh khác rất khó đối trị, Phạn ngữ "Vyapada" bao hàm ý nghĩa tức giận, ác ý, không thỏa mãn, bất toại nguyện, thù hận. Tâm sân hận không những hao mòn người ôm ấp dưỡng nuôi nó mà còn ảnh hưởng không tốt đến những người ở xung quanh. Vyapada là kém tình thân hữu.

Nghịch nghĩa của sân hận (vyapada) là Avyapada, Từ ái, có thiện chí, một Phạn ngữ đồng nghĩa với tâm "Từ". Từ (Metta) là hiền lành, hảo tâm, tình thương bao trùm tất cả chúng sanh không có bất luận sự phân biệt nào.

Người có tâm Từ không thể sân hận, thù oán, và không khàc nào một bà từ mẫu. Luôn luôn sẵn sàng nâng đỡ và bảo bọc đứa con duy nhất, dầu có phải hy sinh tánh mạng cũng vui lòng. Một hành giả noi theo đường "Trung Đạo" cũng tự mình đồng nhất với tất cả chúng sanh, rải tâm Từ đến tất cả, không thấy mảy may khác biệt nào giữa mình và chúng sanh khác, dầu đó là một con vật câm điếc, người bạn xấu số của chúng ta. Hành giả hòa đồng với tất cả, tự mình chan hòa trong toàn thể, thấy vạn vật và mình là một. Trong tâm không còn một điểm vị kỷ, hành giả vượt lên khỏi mọi hình thức chia rẽ, riêng tư. Không bị giam hảm trong những tư tưởng hẹp hòi, không chịu ảnh hưởng của tinh thần đấu tranh giai cấp, quốc gia, chủng tộc, tôn giáo, hành giả nhìn tất cả thế gian là quê hương của mình và mọi người, mọi chúng sanh, là bạn đồng hành trong đại trùng dương mà ta gọi là đời sống của muôn loài vạn vật.

Avihimsa hay Karuna - không hung bạo, hay tâm Bi - là yếu tố thứ ba của Chánh Tư Duy. Tâm "Bi" hay lòng bác ái, là một đức độ êm dịu có đặc tính làm rung động những tâm hồn trắc ẩn cao thượng trước cảnh khổ của người khác. Cũng như tâm Từ, tâm Bi không bị hạn định trong một quốc gia, một tôn giáo, một giai cấp, hay một loại chúng sanh nào. Tình thương mà có giới hạn thì không phải là tâm Bi.

Người có tâm Bi mềm dịu như một tai hoa, nhưng lắm khi ý chí muốn giúp người thoát ra cảnh khổ cũng làm cho tâm Bi cứng rắn như một hòn đá. Ngày nào chưa cứu giúp được người đau khổ, tâm Bi cũng không thể thỏa mãn. Lắm khi, để làm êm dịu cảnh đau khổ của kẻ khác, người có lòng bi mẫn không ngần ngại hy sinh đến cả sanh mạng mình. Trong Túc Sanh Truyện (Jataka), mỗi truyện tích đều chỉ cho ta thấy rằng Bồ Tát luôn luôn hết sức cố gắng giúp đỡ người bất hạnh và sẵn sàng tạo hạnh phúc cho mọi chúng sanh.

Tâm Bi giống như tình thâm của một bà từ mẫu thương xót đứa con đang lâm bệnh. Bao nhiêu tâm trí, lời nói, và hành động, đều tập trung lại để chuyên chú tìm phương thế làm cho con đỡ đau khổ. Người có tâm Bi không bao giờ hành hung hay làm hại ai. Hành tâm Bi đúng mức, ta có thể tiệu diệt mọi hình thức hung bạo, tàn ác.

Kẻ thù trực tiếp của tâm Bi là lòng độc ác, hung tợn, tàn bạo. Kẻ thù gián tiếp của tâm Bi là âu sầu, ủ dột, phiền muộn. Tâm Bi trong Phật Giáo không phải là những giọt nước mắt chảy suông trước sự đau khổ của kẻ khác.

Tâm Từ bào trùm tất cả càn khôn vạn vật, nghèo cũng như giàu, tốt như xấu, thân như sơ, thù như bạn. Tâm Bi trái lại, chỉ nhằm vào hạng chúng sanh xấu số, chuyên lo nâng đỡ người thấp hèn, nghèo đói, cô thân, tuyệt vọng, chăm nom săn sóc người đau ốm bệnh hoạn, khuyên nhủ và an ủi người thất bại, dẫn dắt và cứu vớt người tội lỗi, và soi sáng người tối tăm.

Tâm Bi là quy tắc đạo đức căn bản của người tu Phật, xuất gia cũng như cư sĩ. Đề cập đến tâm Bi trong Phật Giáo, Aldous Huxley viết như sau:

"Tánh chất ôn hòa của người Ấn Độ biểu hiện trọn vẹn giáo lý của Đức Phật. Phật Giáo truyền bá tinh thần bất bạo động (ahimsa), tức lòng bi mẫn đối với tất cả chúng sanh. Đối với người cư sĩ Phật tử, chế tạo và buôn bán súng đạn, buôn bán chất độc, chất say, giết hại cầm thú, đều là những giới luật không nên vi phạm."

Đức Phật khuyên hàng đệ tử như sau:

"Nầy hỡi các Tỳ khưu, dầu có người bình phẩm, chỉ trích các con như thế nào,đúng hay sai, hợp thời hay không, lễ độ hay thô bỉ, hợp lý hay điên rồ, ngay thẳng hay gian xảo, các con hãy cố gắng tự rèn luyện tâm tánh giữ tâm luôn luôn trong sạch, không khi nào thốt ra một lời xấu xa bất thiện, luôn luôn dịu hiền và bi mẫn đối với những người ấy. Các con hãy mở rộng tấm lòng để tâm từ cuồn cuộn chảy đến họ như một dòng suối trường lưu bất tức. Các con nên rãi tâm Từ bao trùm cả càn khôn vạn vật, dồi dào, phong phú, vô lượng vô biên. Không bao giờ thù oán, không sân hận, các con phải cố gắng tự trau giồi như thế."

Người đã thanh lọc mọi tham vọng ích kỷ, thù hận, mọi tư tưởng hung ác, tàn bạo, và đượm nhuần tinh thần vị tha từ ái và ôn hòa sẽ thấy đời sống mình an lành vui vẽ.

3.- Chánh Tư Duy dẫn đến Chánh Ngữ, lời nói chân chánh, chi thứ ba của Bát Chánh Đạo. Chánh Ngữ là không nói dối, không nói đâm thọc, làm cho người nầy phiền giận người kia, không nói lời thô bỉ và nói nhảm nhí. Người đã tận diệt tham vọng tất nhiên không thể có lời nói giả dối, phỉ báng, thô bỉ vì một mục tiêu ích kỷ nào, mà luôn chân thành, trung tín, luôn tìm cái đẹp cái tốt nơi người khác hơn là lừa dối, vu oan sĩ nhục, chia rẽ những người bạn đồng cảnh ngộ với mình. Một nhân vật hòa nhã và đượm nhuần tâm Từ không thể có lời nói thô lổ cộc cằn để làm suy giảm giá trị mình và gây tổn hại đến người khác. Lới lẽ của người giàu lòng từ ái bi mẫn không những chân thật dịu dàng mà còn hữu ích và luôn đem lợi lộc lại cho kẻ khác.

4.- Sau Chánh Ngữ là Chánh Nghiệp, hành động chân chánh, khả dĩ tạo thiện nghiệp. Hành động chân chánh là không sát sanh, không trộm cắp, và không tà dâm.

Nguyên nhân của tâm luyến ái, thù hận, và tánh hung bạo độc ác là tham, sân, si. Hành giả đã tẩy sạch tham sân si, và giữ tâm hoàn toàn thanh tịnh thì những xu hướng xấu xa không khởi sanh lên được. Tâm thanh ý tịnh thì đời sống cũng được trong sạch. Người không tham, không sân, không si, ắt cũng không thể sát sanh, trộm cắp, tà dâm.

5.- Chi thứ năm của Bát Chánh Đạo là Chánh Mạng, hành nghề sinh sống chân chánh. Giữ thân, khẩu, ý trong sạch, hành giả cố gắng sống đời trong sạch, lánh xa năm nghề nuôi mạng khả dĩ tạo nghiệp xấu là buôn bán khí giới, buôn bán nô bộc, nuôi thú vật để bán cho người ta ăn thịt hoặc làm nghề đồ tể, bán vật thực có chất say, và buôn bán độc dược.

Đối với hàng xuất gia, đạo đức giả dối không phải là Chánh Mạng.

6.- Chánh Tinh Tấn, cố gắng chân chánh, chi thứ sáu của Bát Chánh Đạo, chia làm bốn:

a.- Cố gắng tiêu trừ các ác pháp phát sanh.
b.- Cố gắng đè nén các ác pháp đang, hoặc chưa phát sanh.
c.- Cố gắng làm cho thiện pháp phát sanh.
d.- Cố gắng trau giồi các thiện pháp đã phát sanh.

Chánh Tinh Tấn rất quan trọng. Theo Phật Giáo, chính sự cố gắng liên tục là yếu tố cần thiết để giải thoát chớ không phải nương nhờ hay van vái ai mà thực hiện được mục tiêu. Bên trong mỗi người đều có một kho tàng đức hạnh cao thượng và một hầm tật xấu đê hèn. Chánh Tinh Tấn là đè nén, tuyệt trừ tật xấu và cố gắng vun xới đắp bồi tánh tốt.

Tóm tắt, Chánh Tinh Tấn là cố gắng chú tâm kiểm soát thân, khẩu, ý.

7.- Chánh Tinh Tấn liên quan mật thiết với Chánh Niệm, tức liên tục chú tâm quán tưởng đến thân, thọ, tâm, và pháp - niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, và niệm pháp.

Suy niệm chân chánh về bốn đề mục trên có khuynh hướng tận diệt bốn sai lầm rất phổ thông trong đời sống là:

- Ưa thích (Subha) cái không được ưa thích.
- Thấy đau khổ (dukkha) là hạnh phúc (sukha).
- Xem cái vô thường (anicca) là trường tồn bất biến (nicca).
- Vô ngã (anatta), lại cho là linh hồn trường cửu (atta).

8.- Chánh Tinh Tấn và Chánh Niệm dẫn đến Chánh Định, nhiếp tâm an trụ vào một điểm duy nhất. Chánh Định là yếu tố rất cần thiết giúp minh sát sự vật để thấy rỏ thực tướng của vạn hữu.

Trong tám yếu tố hay chi nầy:

- Chánh Kiến và Chánh Tư Duy thuộc về Trí tuệ (panna).
- Chánh Ngữ , Chánh Nghiệp, và Chánh Mạng thuộc về Giới Hạnh (sila).
- Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định thuộc về Định (samadhi).

Chánh Ngữ 

Chánh Nghiệp 

Chánh Mạng 

Giới (Sila) 

Chánh Tinh Tấn 

Chánh Niệm 

Chánh Định 

Định (Samadhi) 

Chánh Kiến 

Chánh Tư Duy 

Tuệ (Panna) 

Theo thứ tự phát triển, Giới (Sila), Định (Samadhi) và Tuệ (Panna) là ba giai đoạn của con đường. Một cách chính xác, tám chi của Bát Chánh Đạo là tám tâm sở (cetasika) luôn luôn nằm trong bốn loại tâm siêu thế (lokuttara cita) có đối tượng là Niết Bàn.

Tám tâm sở ấy là tuệ căn (pannindriya), tầm (vitakka), ba điều kiêng cữ (virati), tinh tấn (viriya), niệm (sati) và nhất điểm tâm (ekaggata).

Tất cả tám yếu tố ấy cũng cho thấy tâm trạng của người có chú nguyện cố gắng thành đạt giải thoát.

Chú thích:

[1] Xem Chương 6.

[2] Samyutta Nikaya, Tạp A Hàm, phần I, trang 62; xem Kindred Sayings, phần I, trang 86.

[3] Do đó không thể chứng minh giả thuyết cho rằng Phật Giáo là một giai đoạn trưởng thành tự nhiên của Ấn Độ Giáo, mặc dầu ta phải nhìn nhận rằng có một vài điểm tương đồng căn bản giữa hai tôn giáo, vì đó là những đặc điểm giáo lý trùng hợp với chân lý vĩnh cửu hay Pháp (Dhamma).

[4] Xem Chương 33-34.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2024(Xem: 298)
Đức Phật là Đại Y Vương, bậc tuệ tri mọi pháp, Thầy của trời người. Sau khi giác ngộ, trở thành bậc Chánh Đẳng Giác. Ngài đi khắp nơi thuyết pháp độ sinh, kết quả là độ thoát vô số chúng hữu tình, đặc biệt để lại cho đời một kho tàng Chánh Pháp mà theo đó tùy theo căn cơ, sở trường của hành giả ứng dụng để chuyển hóa nỗi khổ và niềm đau thành an lạc, giải thoát, niết bàn. Những gì Ngài thuyết là từ tự thân thực chứng của Ngài (chứ không nghe từ ai cả), có nghĩa có văn từ sơ thiện, trung thiện cho đến hậu thiện, thiết thực trong hiện tại, có khả năng hướng thượng, nói lên phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh, đến để mà thấy, được người trí tự mình giác hiểu.
15/10/2024(Xem: 563)
Đây là câu hỏi hay, cũng là vấn đề khó biện giải bằng thức tri và tưởng tri của một người học Phật, ngoài trừ Bậc Tuệ Tri Mọi Pháp, Bậc Toàn Thiện, Toàn Giác, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sỹ, Điệu Ngự, Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn mới có thể làm cho vấn đề sáng tỏ, làm cho khai thị, làm cho khai ngộ, làm cho minh hiển "như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, hay đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc... "
06/10/2024(Xem: 604)
Tịnh Độ là một trong mười tông phái của Phật giáo Trung Hoa. Pháp sư Huệ Viễn được coi là Tổ đầu tiên của Tịnh tông Trung Hoa; thành lập Bạch Liên Xã quy tụ được hơn ba ngàn cả tăng lẫn tục toàn các bậc hào kiệt trong đời, trong đó có 18 vị là bậc thượng thủ, để lại cho hậu thế đời sau vô số câu chuyện vãng sinh ly kỳ. Đây là tông phái siêu việt, với nhiều đặc thù thuộc Đại thừa viên đốn. Gọi Đại thừa bởi tông này lấy tâm Bồ đề làm nhân, lấy quả vị cứu cánh Phật làm quả. Viên, bởi tông này lý sự vẹn toàn, tóm thâu cả Tiểu thừa giáo, Đại thừa thỉ giáo, Đại thừa chung giáo và Đại thừa đốn giáo. Đốn, vì tông này không luận bàn về pháp tướng mà chỉ chuyên về chân tánh, không cần trải qua nhiều thứ lớp, tu tập trong một đời có thể chứng lên quả vị Bất thối chuyển. Đây chính là những điểm siêu xuất, đặc thù của tông Tịnh Độ.
20/09/2024(Xem: 1510)
Đại sư Thiếu Khang họ Chu quê ở huyện Tấn Vân tỉnh Chiết Giang. Một hôm, mẹ ngài mơ thấy mình đi trên đỉnh Định Hồ, có Ngọc nữ trao cho bà một cành hoa sen xanh và nói: “Hoa sen xanh này biểu tượng cho Đại cát tường xin tặng cho bà. Bà sẽ sanh được quý tử, mong bà yêu thương giữ gìn nó”. Nghĩa là cành hoa sen này biểu tượng cho điều tốt lành lớn, nay trao tặng cho bà. Bà sẽ sanh được con trai tôn quý. Hy vọng bà chăm sóc con trai thật tốt.
30/08/2024(Xem: 642)
Hệ thống giáo nghĩa Chân tông được kiến lập qua tác phẩm chủ yếu của Ngài Thân Loan (1173-1262) là Giáo Hành Tín Chứng (Đại Chánh Tạng tập 83). Các trứ tác sau này của Ngài chỉ là bổ sung và phát triển quan điểm này từ các phương diện khác. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu kết cấu toàn thể hệ thống giáo nghĩa Chân tông và các đặc điểm của nó.
30/08/2024(Xem: 888)
Tại Diễn đàn Nghệ thuật Châu Á - Thái Bình Dương (Forum of Asian and Pacific Performing Art) năm 1996 ở Hyogo, Nhật Bản, những nhạc công Nhã nhạc Huế đã có các buổi giao lưu, cùng biểu diễn với Nhã nhạc Nhật Bản; đồng thời một số nhà nghiên cứu Nhã nhạc của hai nước cũng đã có dịp trao đổi về mối quan hệ giữa Nhã nhạc Á Đông (Gagakư Nhật Bản, Ahak Hàn Quốc, Yayue Trung Hoa và Nhã nhạc Việt Nam).
28/08/2024(Xem: 1765)
Đạo Phật giáo là nơi cứu khổ Độ chúng-sanh không bỏ một ai Lòng thương yêu khắp nhân-loài Không hề muốn thấy một ai khổ trần Đường chơn-chánh trên hơn tất cả Nẻo nhiệm-mầu chẳng có chi bì Muốn người rõ tánh từ-bi Cho nên Phật bảo con đi khuyên đời
28/06/2024(Xem: 1992)
Bố thí và cúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát. Suốt cuộc đời Đức Phật, ngài đã sống bằng phẩm vật cúng dường. Tương tự, sự phát triển của Phật giáo lan rộng khắp thế giới và được hộ trì cho tới giờ cũng là nhờ phẩm vật cúng dường của đàn na thí chủ. Do vậy, bài này được viết để mời nhau giữ hạnh bố thí và cúng dường.
06/05/2024(Xem: 1136)
Kinh A Di Đà cùng với kinh Vô Lượng Thọ và Quán Vô Lượng Thọ là ba kinh căn bản làm tông của tông Tịnh Độ. So với hai kinh kia thì kinh A Di Đà ngắn, ngôn ngữ dễ hiểu, nội dung không quá thâm sâu hay mật nghĩa như những kinh Đại Thừa khác. Phật tử bắc tông phần nhiều ai cũng đọc tụng và khá nhiều người thuộc nằm lòng.
16/04/2024(Xem: 1185)
Một đám đông Mỹ-Mễ-Mít làm việc chung với nhau, ngày nào cũng đùa giỡn rần rật, chơi khăm rồi cười sằng sặc, tán dóc đủ thứ chuyện trên đời, từ chính trị cho đến chuyện súng ống tràn lan, giá xăng tăng… Nhưng nhiều nhất và thường xuyên nhất vẫn là chuyện bóng cà na và chuyện đàn bà. Y cũng là một tên tích cực trong nhóm, thậm chí còn nổi trội về những trò gây cười. Y là tay nghịch ngầm và có nhiều ý tưởng mới, hễ y ra tay hay góp lời là cả đám cười hả hê. Những lúc câu chuyện trở nên thô tục quá thì y giật mình nhớ lại vấn đề chánh niệm nên ngưng nói. Giữ chánh niệm không phải là dễ, nhất là khi ở trong một môi trường mọi người đều thất niệm hay không biết chánh niệm là gì, quả thật những chuyện đùa , chuyện sắc dục nó hấp dẫn và dễ dãi hơn là chuyện chánh niệm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]