Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

16. Ý nghĩa Lễ Vu Lan

12/11/201016:51(Xem: 11104)
16. Ý nghĩa Lễ Vu Lan


16. Ý NGHĨA LỄ VU LAN

Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy Âm lịch, toàn thể Phật tử Việt Nam chúng ta và Phật tử khắp năm châu đều tổ chức long trọng lễ Vu Lan, cúng dường Phật và chúng Tăng, dựa vào uy lực và giới đức của đức Phật và chúng Tăng, cầu nguyện cho cha mẹ đang còn sống được an lạc và cha mẹ đã quá cố được siêu thăng cõi Tịnh Độ.

Vu Lan là gọi tắt, nếu nói đầy đủ là Vu Lan Bồn. Vu Lan Bồn là cứu tội bị treo ngược, từ Sanskrit là Ulambana, hay là Avalamba nghĩa là "treo ngược". Có tác giả nói từ Bồn là từ Trung Quốc nghĩa là chậu, nghĩa là chậu đựng các thứ cúng dường đức Phật và chư Tăng.

Tôn giả Mục-kiền-liên là một đệ tử lớn của đức Phật, và được suy tôn là bậc thần thông đệ nhất. Sau khi chứng quả A-la-hán. Ngài dùng thiên nhãn quan sát khắp các cõi sống thì thấy mẹ mình đang bị nạn đói khát dày vò trong cõi sống quỷ đói. Tôn giả bèn cầm bát cơm xuống cõi quỷ đói đưa cho mẹ. Mẹ cầm lấy bát cơm đưa vào miệng, thì cơm hóa thành than hồng cháy đỏ không tài nào ăn được. Tôn giả Mục-kiền-liên không biết làm sao được, bèn trở về xin Phật ra tay cứu giúp. Đức Phật nói: "Mẹ ông bao nhiêu đời sống xan tham keo kiệt, nên phải chịu khổ báo là quỷ đói, một mình ông không thể cứu nổi mẹ đâu. Phải nhân ngày rằm tháng bảy tổ chức cúng dường đức Phật và chúng Thánh Tăng mười phương nhờ vào sức mạnh chú nguyện của đức Phật và chúng Tăng mười phương thì mẹ ông mới có thể siêu thóat được".

Tôn giả Mục-kiền-liên vâng lời đức Phật dạy, đến ngày rằm tháng bảy là ngày tự tứ ra hạ của chư Tăng, đem thức ăn, đèn, sáp, hương hoa... đặt vào chậu lớn, cúng dường trai Tăng. Bà mẹ của Tôn giả Mục-kiền-liên nương nhờ vào uy lực của giới đức và phước đức của chư Tăng mười phương, và cũng nương nhờ vào công đức bố thí và lòng chí thành của Tôn giả Mục-kiền-liên, mà sớm thoát khỏi nỗi khổ của quỷ đói, nỗi khổ ví như nỗi khổ của người bị treo ngược, siêu thăng lên các cõi lành.

Nhân đó, đức Phật Thích Ca có lời dạy Tôn giả Mục-kiền-liên rằng: "Làm người đệ tử Phật có đức hiếu thuận, phải thường xuyên ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ đời này cho đến bảy đời. Mỗi năm vào ngày rằm tháng bảy, hãy nên làm lễ Vu Lan Bồn, cúng dường đức Phật và chúng Tăng, để báo ơn sanh thành nuôi dưỡng của cha mẹ, cầu cho cha mẹ sống lâu trăm tuổi và sau khi mạng chung được sanh vào các cõi lành".

Kinh Vu Lan Bồn chủ yếu được lưu hành rộng rãi ở các nước Phật giáo Á Châu, là nơi có truyền thống hiếu kính cha mẹ và thờ phụng tổ tiên rất sâu đậm. Ngày lễ Vu Lan được nhân dân các xứ này tổ chức như một lễ lớn trong năm và trong cả nước, ngày lễ báo ơn báo hiếu đối với cha mẹ, ông bà, sư trưởng, cũng như đối với tất cả những người xứng đáng được tri ân, nhưng trước hết là công ơn cha mẹ và ông bà cho tới bảy đời.

Ở Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và nhiều nước khác ở Đông Nam Á, ngày lễ Vu Lan được quần chúng hưởng ứng rất rộng rãi. Có thể nói là mọi người kể cả những người không theo đạo Phật, những gia đình theo Nho giáo hay theo Lão giáo cũng đều làm lễ Vu Lan, nhân ngày lễ đó tưởng nhớ ông bà, cha mẹ đến bảy đời, công ơn thầy dạy, công ơn quốc gia cũng như công ơn của tất cả chúng sinh.

Trong kinh tạng Pàli của Phật giáo Nguyên thuỷ, chúng ta có thể đọc được những lời đức Phật dạy về chữ Hiếu thật là đầy đủ, sinh động và cụ thể, những lời mà chỉ có đức Phật là bậc đại trí tuệ mới có thể nói ra được.

"Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Đó là mẹ và cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm như vậy suốt một trăm năm cho đến khi cha mẹ trăm tuổi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ để trả ơn cho mẹ và cha. Nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội và dù tại đấy, mẹ cha có vãi đại tiện, tiểu tiện, dù như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ để trả ơn mẹ và cha... (Tăng Chi I, 75).

Các kinh Bắc tông nói về đạo hiếu cũng rất nhiều, ngoài Kinh Vu Lan Bồn ra, có thể kể các kinh khác như: Nhẫn Nhục Kinh, Đại Tập Kinh, Tứ Thập Nhị Chương Kinh... lời lẽ trong các kinh này cũng thống thiết, sinh động như trong các kinh Nguyên thuỷ vậy. Như Kinh Nhẫn Nhục nói: "Thiện cùng cực, không có gì hơn hiếu; ác cùng cực; không gì hơn bất hiếu". Kinh Tứ Thập Nhị Chương nói: "Phàm người phụng thờ quỷ thần, không bằng phụng thờ cha mẹ. Cha mẹ là vị thần tối thượng". Kinh Đại Tập nói: "Nếu ở đời không có Phật thì hãy khéo phụng thờ cha mẹ. Khéo phụ thờ cha mẹ cũng giống như khéo phụng thờ Phật".

Như vậy kinh điển của Phật giáo Nam Tông cũng như Bắc Tông đều nói đến đạo hiếu và rất coi trọng đạo hiếu. Trước đây và hiện nay vẫn còn có một số người chưa hiểu hết giáo lý giải thoát của nhà Phật, cho rằng các vị đi tu không có vợ con nên không có con nối dõi tông đường, họ cho là bất hiếu. Vì họ hiểu sai về lý tưởng xuất gia của đạo Phật. Xuất gia không phải là từ bỏ cha mẹ và người thân. Xuất gia chỉ có nghĩa là từ bỏ danh lợi thế gian, từ bỏ mọi tình cảm hẹp hòi vị kỷ, từ bỏ ba độc tham-sân-si. Sách Phật thường nói về sự xuất gia và lý xuất gia. Cạo tóc, mặc áo cà sa vào chùa ở chỉ mới là sự xuất gia. Từ bỏ được ân ái hẹp hòi, từ bỏ được danh lợi thế gian tầm thường, từ bỏ được mọi tham muốn thấp hèn về ăn uống, tiền tài danh sắc, ngủ nghỉ, từ bỏ được tham sân mới gọi là xuất gia.

Người tu sĩ sau khi xuất gia, chấp nhận tất cả chúng sinh, tất cả mọi người trong xã hội đều là cha mẹ, anh em, con cái của mình, và thương yêu với một tình thương không phân biệt. Đức Phật Thích Ca được tôn xưng là đấng Từ phụ, tức là cha lành, vì Ngài thương yêu tất cả chúng sinh như con một của mình. Mọi người xuất gia cũng vậy, noi gương đức cha lành, cũng xem mọi người trong xã hội đều như cha mẹ anh em, bà con ruột thịt của mình.

Hơn nữa người xuất gia làm tròn đạo hiếu của mình bằng một cách khác. Tức là bằng cách xây dựng đức tin cho cha mẹ thiếu đức tin, khuyến khích cha mẹ bỏ ác làm lành, khuyến khích cha mẹ bố thí và tu học chánh pháp, đạt tới trí tuệ chơn chánh. Và làm như vậy, theo như lời đức Phật nói, chính là báo hiếu cha mẹ một cách đầy đủ trọn vẹn nhất.

Chữ báo hiếu không có nghĩa cha mẹ làm gì mình cũng tán thành, dù rằng làm ác, làm điều bất thiện. Ngay báo hiếu cũng phải có trí tuệ. Đạo Phật nói đến chữ Nhân và chữ Hiếu như đạo Nho, nhưng với một nội dung rộng lớn hơn nhiều, như có thể thấy qua câu mở đầu toát yếu toàn bộ ý tứ trong tập truyện thơ dân gian "Nam Hải Quan Âm", rất được ưa chuộng của dân chúng Việt Nam:

"Chơn như đạo Phật rất mầu,
Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân,
Hiếu là độ được song thân,
Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài.
...
Trên thời hiếu báo sanh thành,
Dưới thời nhân cứu chúng sinh Ta bà".

Độ thoát cha mẹ khỏi vòng sống chết luân hồi là cách thức báo hiếu cha mẹ đầy đủ nhất, hoàn hảo nhất, nhưng không phải ai cũng làm được. Bởi vì mình có tu hành chứng quả, độ thoát được mình, mới có thể độ thoát cho cha mẹ được. Đó là việc làm đức Phật bà Quan Âm Diệu Thiện trong truyện Nam Hai Quan Âm.

Thế nhưng tất cả chúng ta, dù xuất gia hay tại gia đều có thể trả ơn đầy đủ cho cha mẹ, nếu chúng ta học tập và thực hành theo lời đức Phật dạy trong Tăng Chi bộ Kinh Tập I trang 75;

"Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với của cải vật chất, tiền bạc thời không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, thì khuyến khích cha mẹ an trú vào lòng tin; đối với cha mẹ theo ác giới, thì khuyến khích hướng dẫn cha mẹ an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích hướng dẫn cha mẹ an trú vào bố thí; đối với cha mẹ theo ác trí tuệ, thì khuyến khích cha mẹ an trú vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo tức là làm đủ và trả ơn đủ cho cha và mẹ".

Những lời dạy của đức Phật, tất cả Phật tử chúng ta đều có thể thực hành được.

Chúng ta đều là đệ tử Phật, là con Phật. Chúng ta đều thọ Tam quy: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Nếu cha mẹ chúng ta chưa tin Tam Bảo, thì chúng ta khéo léo hướng dẫn, khuyến khích cha mẹ đặt niềm tin ở Tam Bảo, và tiến dần tới Tam quy y. Phép quy y cũng có sự quy y và lý quy y. Làm lễ quy y Tam Bảo mới chỉ là sự quy y. Chúng ta còn phải giảng giải cho cha mẹ rõ thế nào là Phật, Pháp, Tăng và quy y Phật, Pháp, Tăng có lợi ích như thế nào. Nếu cha mẹ có làm những điều ác bất thiện nơi thân hay nơi lời nói như sát, đạo, dâm, nói dối, nói chia rẽ, nói ác, nói lời vô nghĩa, thì chúng ta phải khuyên cha mẹ bỏ ác làm lành, khuyến khích cha mẹ phóng sanh, thay vì sát sanh; bố thí thay vì lấy của không cho; sống chánh hạnh thay vì tà hạnh; nói lời thật thay vì nói dối; nói lời đoàn kết thay vì nói chia rẽ; nói lời dịu hiền thay vì nói ác độc; nói lời có ý nghĩa thay vì nói vô nghĩa... Những lời dạy của đức Phật, mặc dù nói ra cách đây hơn hai ngàn rưỡi năm, nhưng vẫn mang tính thời sự nóng bỏng đối với xã hội chúng ta hiện nay. Những lời nói đó xứng đáng là khuôn vàng thước ngọc cho đời sống chúng ta, cho mọi cung cách ứng xử của chúng ta trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tất cả chúng ta hãy sống theo lời dạy của đức Phật, tức khắc chúng ta sẽ được an lạc và hạnh phúc. Nếu ngược lại, chúng ta sẽ bất hạnh và đau khổ.

Vì lợi lạc của mọi người, của số đông, chúng ta hãy phổ biến rộng rãi những lời dạy vàng ngọc đó của đức Phật. Mỗi chúng ta, chứ không gì riêng Tăng sĩ, đều phải nói pháp, khéo nói pháp, có như vậy bánh xe pháp mới thường chuyển, ngọn đèn pháp mới ngày đêm sáng tỏ.

Đức Phật đã từng dạy rằng: "Trong tất cả hình thức bố thí, thì bố thí pháp là đệ nhất".

Cho nên tất cả chúng ta phải học nói pháp, biết nói pháp, khéo nói pháp. Đừng nên nghĩ rằng nói pháp phải là đăng đàn thuyết pháp, nói hai ba giờ liền và dẫn chứng nhiều kinh điển mới là thuyết pháp. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật đã từng răn dạy rằng: "Nói trăm ngàn lời cũng không bằng nói một lời làm cho tâm người nghe được an tịnh".

Học pháp là học những lời đức Phật dạy để biết rõ đâu là thiện, đâu là bất thiện; đâu là gốc rễ của thiện, của bất thiện. Không sát sanh, không lấy của không cho, không tà hạnh trong các dục, không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm, không tham, không sân, có chánh kiến là thiện. Ngược lại là bất thiện. Tham sân si là gốc rễ của bất thiện. Ngược lại là thiện. Học rồi đem sở học ấy áp dụng vào nếp sống hàng ngày của chính mình và khuyến khích người khác áp dụng thì gọi là hành pháp.

Học pháp là hành pháp là nếp sống tu học song đôi của người Phật tử. Nếp sống ấy vừa phù hợp với đạo lý tu nhân tích đức của người Việt Nam, vừa nói lên ý nghĩa đúng đắn của một người Phật biết sống vì mình vì người. Đó là cách báo hiếu báo ân tốt đẹp nhất của mỗi người Phật tử chúng ta.

(Bài thuyết giảng Đại Lễ Vu Lan PL 2540)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/03/2013(Xem: 4851)
Xưa nay có một số người hiểu lầm cho rằng Niết-bàn là hư vô, hủy diệt, hay là cái chết. Nếu hiểu như thế thì không đúng với tinh thần kinh điển Phật giáo. (Trên tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 180, mục Chuyện Đông Chuyện Tây tr. 57, ông An Chi có trả lời một độc giả về xuất xứ của từ Niết-bàn, nhưng về ý nghĩa, ông muốn độc giả tự tìm hiểu lấy. Nhân đây, chúng tôi xin góp ý về cách lãnh hội khái niệm Niết-bàn theo kinh điển Phật giáo, để giúp độc giả nào muốn tìm hiểu thêm một từ ngữ khá hàm súc và thường bị ngộ nhận này).
21/03/2013(Xem: 4586)
Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định.
18/03/2013(Xem: 6409)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
23/02/2013(Xem: 5499)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
19/02/2013(Xem: 6311)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
11/01/2013(Xem: 7181)
Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau: 1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
26/12/2012(Xem: 6162)
Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...
14/12/2012(Xem: 9937)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
13/12/2012(Xem: 9346)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
13/12/2012(Xem: 6953)
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm ta thêm nữa. Ta không phải thực sự nhìn vào trong và xem điều gì xảy ra. Vì thế ta trở nên khô cạn. Ta làm hư hại Pháp.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]