Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

13. Một môi trường giáo dục tốt phải được khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm

12/11/201016:49(Xem: 11372)
13. Một môi trường giáo dục tốt phải được khởi nguồn xây dựng bởi những người có ý thức và trách nhiệm


13. MỘT MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC TỐT PHẢI ĐƯỢC KHỞI NGUỒN XÂY DỰNG BỞI NHỮNG NGƯỜI CÓ Ý THỨC VÀ TRÁCH NHIỆM

Trên bước đường phụng sự giáo dục, chúng tôi ý thức rất rõ một điều rằng, chúng tôi không thể xây dựng một môi trường giáo dục nếu như chung quanh chúng tôi không có những con người, với ý thức và hoài bão giáo dục, sẵn sàng trợ lực cho chúng tôi trong mọi thời, mọi hoàn cảnh.

Sự nghiệp giáo dục chỉ có thể thành công chừng nào sự nghiệp ấy đã trở thành ý thức và trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Thiếu mất ý thức và trách nhiệm này, chúng ta không thể nói đến giáo dục, hay xây dựng một môi trường giáo dục tốt đẹp cho con người. Một môi trường giáo dục tốt, theo chúng tôi, phải được khởi nguồn xây dựng bởi những con người có ý thức và trách nhiệm.

Hơn thế, với tinh thần giáo dục Phật giáo lấy trí tuệ giải thoát làm căn bản, làm nền tảng, chúng tôi càng ý thức rằng, cần phải kiên trì thật nhiều trong sự nghiệp giáo dục con người và điều quan trọng trước nhất là cần phải xây dựng môi trường giáo dục. Bởi lẽ, như đức Phật đã dạy, trí tuệ giải thoát sẽ không đến với con người ngay lập tức, nhưng trí tuệ giải thoát sẽ đến một cách từ từ, do học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ, ở trong một môi trường tốt đẹp (Kinh Kitagigi, Trung Bộ 70).

Có 12 bước đi nhằm thực hiện trí tuệ giác ngộ mà đức Phật đã giảng dạy, và chúng tôi muốn nêu ra ở đây để xác lập lại một đường hướng giáo dục căn bản mà trong sự nghiệp phụng sự giáo dục, chúng tôi đã nỗ lực xây dựng. 12 bước ấy là:

(1) Có lòng tin, (2) đến gần, (3) tỏ lòng tôn kính, (4) lắng tai, (5) nghe pháp, (6) thọ trì pháp, (7) suy tư ý nghĩa các pháp, (8) chấp nhận các pháp, (9) ước muốn sanh khởi, (10) nỗ lực, (11) cân nhắc, (12) tinh cần. (Kinh Kitagiri, Trung Bộ II.70).

Cả 12 bước đi này là một tiến trình khai mở tuệ giác cho con người, và dĩ nhiên tiến trình ấy cần được thực hiện ở trong một môi trường tốt đẹp.

Một môi trường giáo dục tốt đẹp, thuận tiện cho việc học tập và hành trì chánh pháp, theo lời dạy của đức Phật, cần phải hội đủ hai yếu tố vật chất và tinh thần; nghĩa là, một môi trường mà sống ở đó, người ta có thể ổn định được đời sống vật chất và có khả năng phát triển đời sống tâm đức theo pháp môn Giới, Định, Tuệ. Trong kinh Khu Rừng, Trung Bộ I.17, đức Phật đã chỉ ra các tiêu chuẩn cho thấy một môi trường giáo dục tốt đẹp, xứng đáng làm nơi nương tựa tu học cho các đệ tử mình. Ngài dạy:

"Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo sống ở khu rừng nào, hay sống tại một làng nào, một thị trấn nào, một đô thị nào, một quôc độ nào, gần một người nào, các niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh: các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ; được hoàn toàn đoạn trừ; vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ, dược phẩm trị bệnh kiếm được một cách không khó khăn. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải suy nghĩ như sau: 'Ta sống ở khu rừng này, hay sống tại một làng này, một thị trấn này, một đô thị này, một quốc độ này, các niệm chưa an trú được an trú; tâm chưa định tĩnh được định tĩnh: các lậu hoặc chưa được hoàn toàn đoạn trừ, được hoàn toàn đoạn trừ; vô thượng an ổn khỏi các ách phược chưa chứng đạt, được chứng đạt. Và những vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng toạ, dược phẩm trị bệnh kiếm được một cách không khó khăn'. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo ấy cần phải ở lại những nơi ấy cho đến trọn đời, không được bỏ đi".

Đức Phật còn nhấn mạnh rằng vị Tỷ-kheo sống ở nơi nào hay sống người nào có đầy đủ các tiêu chuẩn trên thời phải hết lòng sống tại đó cho đến trọn đời, không được bỏ đi, dù người ta có xua đuổi.

Những bước đi tiếp cận chân lý giác ngộ như đã nói ở trên gợi cho chúng ta hình ảnh một môi trường giáo dục thanh thoát, đầy trí tuệ và tình người do chư đức Phật xây dựng mà theo thời gian, với sự sáng của nó, môi trường ấy đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, luôn luôn được giữ gìn và được xây dựng bởi những người con Phật với mục đích đem lại hạnh phúc và an lạc cho con người. Quả vậy, mỗi một ngôi chùa Phật giáo luôn luôn là một môi trường giáo dục tốt và người Phật tử đến với ngôi chùa ấy không phải chỉ để học kiến thức về kinh điển Phật giáo, mà để tu học và đóng góp sức mình cho việc xây dựng và phát huy môi trường ngày càng tốt đẹp. Và, qua nếp sống đó, Tăng Ni và Phật tử Việt Nam đang nỗ lực hướng vào mục tiêu chung của xã hội Việt Nam cũng như ở thế giới ngày nay là làm trong sạch hóa môi trường sống của con người mà đạo đức là căn bản.

Ngày nay, với lối sống buông trôi theo dục lạc, con người hiện đại đang dần dần làm ô nhiễm và phá vỡ một trường sống tốt đẹp của mình. Nhiều biểu hiện thiếu cân nhắc, thiếu phản tỉnh của con người ngày nay khiến chúng ta không khỏi lo ngại đến cuộc sống hiện đại và tương lai, nếu con người không thật sự quay về để tìm xem mình đang làm gì và có thái độ sống thích hợp như thế nào.

Đứng trước sự thách thức to lớn của lối sống thiếu giác tỉnh, bất chấp các hậu quả của con người ngày nay, chúng ta - những người Phật tử - cần phải tỏ rõ hơn nữa nếp sống tự ý thức và tự chế ngự của mình đồng thời cần phải nỗ lực xây dựng nhiều môi trường sinh hoạt mang tính giáo dục cao cả cho con người. Tất nhiên, chúng ta không chủ trương xây dựng những ngôi chùa nguy nga tráng lệ nhằm thu hút sự chú ý của mọi người, vì đạo Phật không chủ trương nhiếp phục con người bằng quảng cáo hay cổ xuý, đạo Phật chỉ giúp xây dựng hạnh phúc cho con người bằng cách nói: "Mời bạn đến và thấy" (ehipassika). Nhưng chúng ta sẽ nổ lực xây dựng, trong phạm vi khả năng của mình, những môi trường sinh hoạt tốt đẹp với những nội dung giáo dục lành mạnh, trong sáng, hướng thượng, thắm đượm tính người, tính dân tộc bằng chính sự nỗ lực và trí tuệ mỗi chúng ta. Làm sao mỗi một ngôi chùa đều trở nên một môi trường giáo dục tốt, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá, đạo đức của dân tộc, đúng như một nhà thơ đã ca ngợi:

"Mái chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ tông".

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2012(Xem: 4404)
Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.
14/09/2012(Xem: 4746)
Kinh Lăng Nghiêm là một trong những bộ Kinh tinh túy cốt lõi thuộc truyền thống Kinh điển đại thừa Bồ Tát đạo trong Phật Giáo. Tinh thần Bồ tát là tinh thần cầu thành Phật, phổ độ chúng sanh, tinh thần ấy không phân biệt giữa hai giới tại gia hay xuất gia. Đã là Phật tử, tức phải xác định mục đích tấn tu duy nhất, mục đích đó là phát Bồ đề tâm, hành Bồ tát đạo. Trong lời tựa tán thán Kinh Lăng Nghiêm, Ngài A Nan phát nguyện “ngũ truợc ác thế thệ tiên nhập”, lời phát nguyện đó cũng chính là lời phát nguyện cho mỗi người Phật tử trên con đường tu tập.
14/09/2012(Xem: 5267)
Phật dạy các pháp đều từ tâm sanh, dù vậy cảnh vật bên ngoài vẫn là hiện hữu. Tuy nhiên sẽ không có cảnh tượng nếu không có tâm tưởng. Những giác quan chính của con người từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) đều như thế. Sỡ dĩ ta có thể nhận thức được mọi thứ là do căn tiếp xúc với trần, rồi dùng thức để phân biệt nhận lãnh. Nếu không như vậy ta không thể nhận biết được gì.
14/09/2012(Xem: 5328)
Khi nói đến tu là nói đến chuyển hóa Tâm thức trong mỗi con người chúng ta, đó là điều quan trọng nhất. Có hai mức độ chuyển hóa, mức độ thứ nhất là phát tâm từ bi thương hết tất cả chúng sanh, mức độ thứ hai là tập hoán chuyển giữa Mình và Người, còn gọi là thực tập pháp tu Cho và Nhận.
06/09/2012(Xem: 3773)
Khi đức Phật du hóa đến núi Tỳ-ha-La, thuộc thành La-duyệt-Kỳ, Ngài trú ngụ trong động cây Thất-diệp (Sau này tập kết Kinh Luật ở đây); có một vị Cư-sĩ tên là Tán-đà-Na thuộc thành La-duyệt-Kỳ, cứ mỗi ngày thường đến chỗ Phật ngụ. Một hôm trên đường đi, Cư-sĩ Tán-đà-Na nhìn bóng mặt trời thấy còn sớm, vì Cư-sĩ nghĩ rằng đức Phật còn đang nhập định, và các vị Tỳ-kheo cũng còn đang thiền-định; nghĩ như vậy, nên Cư-sĩ Tán-đà-Na tạm thời tạt vào nghỉ chân tại rừng Ô-tạm Bà-Lợi.
01/09/2012(Xem: 4448)
Một hôm đức Phật vào thành A-Nậu-Di khất thực, nhưng vì còn sớm, nên Ngài ghé vào vườn chỗ cư ngụ của Phạm-chí Phòng-già-Bà, để đợi đến giờ rồi mới đi khất thực; lúc đó, Phạm-Chí từ xa trông thấy đức Phật đi đến liền ra nghênh đón và nói: - Chào Cù-Đàm, qúy hóa thay đức Cù-Đàm; từ lâu không đến, nay Ngài chiếu cố chắc là có chuyện gì, kính mời Ngài ngồi chỗ này.
23/08/2012(Xem: 4794)
Khi đức Phật du hoá tại phiá bắc thôn Thâu-lô-Tra, thuộc nước Câu-Lâu-Sấu, bấy giờ các người trong thôn nghe tin: “Sa-môn Cù-Đàm, con Vua dòng họ Thích, lià bỏ tông-tộc, xuất gia học đạo, đang trú ngụ trong vườn Nhiếp-hoà; vị Sa-môn ấy có tiếng tăm lớn đồn khắp mọi nơi là bậc đắc đạo, là thầy của Trời và Người, thuyết pháp vi diệu chưa từng có”, nên họ rủ nhau cùng đến gặp Ngài để lễ bái cúng dường.
18/08/2012(Xem: 8304)
Anh chị em thân mến, đặc biệt là người thân hữu lâu năm Jim[1]. Thật sự tôi rất vui mừng được đến đây để gặp gở mọi người. Một số là người thân quen đã lâu, và hầu hết các vị là mới. Tôi cảm thấy rất quan trọng để gặp gở và chia sẻ một số quan điểm của tôi, chính yếu là những kinh nghiệm của riêng tôi và cũng như tôi nghĩ là một số quán chiếu. Tôi nghĩ ở đằng ấy, những sinh viên trẻ tuổi mà tôi cho là tôi có kinh nghiệm hơn (cười). Các bạn chỉ vừa mới bắt đầu một cuộc đời thật sự, còn tôi đã sắp nói lời giả biệt, bye bye (cười).
18/08/2012(Xem: 4274)
Một hôm, đức Phật dạy các Tỳ Kheo: - Thuở xưa, Chư Thiên đánh nhau với Thần A Tu la. Thích Đề Hòan Nhân (Vua trời Đế Thích) ra lệnh cho Chư Thiên Đạo Lợi: “- Các Ông đánh nhau với Thần A Tu La, làm sao bắt được Vua Thần A Tu La, hãy dùng 5 sợi dây trói lại, đem về giảng đường Thiện Pháp, ta muốn thấy mặt nó.”
16/08/2012(Xem: 4775)
Một số người theo thuyết Nhất thần giáo thành lập niềm tin vào "Thiên chúa" trong nhiều Tôn giáo. Nhiều người tự cho Tôn giáo mình là Hữu thần-Bất khả tri (Agnostic), và những người khác vui vẻ tự nhận mình là Vô thần (Atheist). Một vài giáo phái Bất khả tri luận cũng là Phật tử, và một số họ tin vào "những tầng trời" và "những cõi địa ngục". Tuy nhiên những Phật tử này tránh từ “G" (God) trong tất cả tình huống. Vậy thì Phật tử theo chủ thuyết Bất khả tri luận có thể chấp nhận “Thiên chúa” không?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]