Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Bồ Tát Ðạo

07/11/201012:38(Xem: 5980)
2. Bồ Tát Ðạo

 

BỐ THÍ BA LA MẬT
Thích Trí Siêu
Nhà xuất bản: Phương Đông 2007

2. Bồ Tát Đạo

I. Bồ Tát Đạo

Định nghĩa Bồ Tát.

Bồ Tát là nói tắt của Bồ Đề Tát Đỏa tức Bodhisattva (Sanscrit). Bodhi là giác, Sattva là hữu tình. Bodhisattva có nghĩa là người giác ngộ. Nói như vậy thì hơi mơ hồ, vì đức Phật cũng là người giác ngộ, A-La-Hán cũng là người giác ngộ, vậy Bồ Tát khác Phật, khác A-La-hán chỗ nào? Có nhiều lối giải thích:

1. Trên phương diện độ sanh: A La Hán tự độ (độ mình), Bồ Tát độ tha (độ người), còn Phật là giác hạnh viên mãn (độ mình và độ người đã xong).

2. Trên phương diện phát nguyện thì:

- A La Hán chỉ cầu thoát khỏi sinh tử luân hồi.

- Bồ Tát là người phát tâm cầu thành Phật để độ tất cả chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên quảng đường từ lúc mới phát Bồ đề tâm (Bodhicitta) cho đến lúc thành Phật thì gọi là Bồ Tát.

3. Trên phương diện chứng đắc thì:

- A La Hán đã phá được ngã chấp, tức chứng được 'ngã không' (Sattvàsùnyatà), không còn chấp vào một cái Ta (Atman) hiện hữu.

- Bồ Tát cũng chứng được 'ngã không', nhưng chưa hoàn toàn được 'pháp không' (Dharmasùnyatà).

- Phật thì đã phá hoàn toàn ngã chấp và pháp chấp, tức là thấy được thực tướng của vạn pháp, thấy được các pháp không sinh (anutpanna), không diệt (anirudha).

4. Trên phương diện tu trì:

- A La Hán tu theo Tứ Đế, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.

- Bồ Tát hành Lục độ (Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ).

- Phật thì cũng giống như Bồ Tát nhưng đã tới đích. Trên đây chỉ là khái lược sơ về sự khác biệt giữa Phật, Bồ Tát và A La Hán.

Chúng ta là hàng Sơ phát tâm Bồ Tát thì cần chú trọng nhiều về hai phương diện phát nguyện và tu trì. Phát nguyện là phát Bồ đề tâm tức tâm nguyện thành Phật để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi, còn tu trì là luôn luôn tìm mọi cách để thực hành Lục độ.

II. Tầm quan trọng của phát nguyện và hồi hướng

Trong đạo Phật, ta thường nghe nói về Tam Độc tức là lòng ham muốn, giận tức và si mê, chúng trói buộc ta trong vòng sinh tử luân hồi. Và muốn giải thoát thì ta phải dẹp trừ chúng bằng cách bớt ham muốn, mở rộng lòng từ bi, trau dồi giáo lý Phật Pháp. Do hiểu như vậy, 0nên nhiều người trong chúng ta không dám mong cầu gì cả, đến chùa tụng Kinh cho vui vậy thôi chứ không thành tâm phát nguyện và hồi hướng (trong các thời Kinh ở chùa đều có văn phát nguyện và hồi hướng, nhưng vì không chú tâm hoặc không hiểu nên gọi là không thành tâm), khi bố thí thì bố thí vậy thôi chứ không nghĩ gì hết. Rồi ta cho như vậy là đúng, vì trong Thiền Tông thường nói giữ 'Tâm Không', nên ta không dám nghĩ, không dám mong cầu gì hết, chỉ giữ Tâm Không thôi. Nếu ta cứ làm như vậy hoài thì kiếp sau ta sẽ đầu thai thành cục đá bên lề đường, vì cục đá cũng có Tâm Không, vô tri vô giác, không nghĩ, không biết gì cả. Cõi Ta Bà mà chúng ta đang ở đây thuộc về cõi Dục. Chúng sanh ở đây luôn luôn ham muốn, ham muốn ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm. Nhưng chúng ta quên mất một điều là tất cả chư Phật đều thị hiện thành Phật ở cõi này, chứ không thành Phật ở hai cõi Sắc và Vô Sắc. Đức Phật dạy ta lìa bỏ ngũ dục chứ đâu có dạy ta lìa bỏ Niết Bàn dục (tức lòng ham muốn đạt được Niết Bàn). Ở đời, khi làm một việc gì thì ta thường có lý do và mục đích. Lúc nhỏ ta cắp sách đến trường, lý do là cha mẹ ta muốn cho ta nên người. Mục đích của sự học là để được bằng tú tài. Có tú tài để được vào Đại Học. Vào Đại Học mấy năm để có được một văn bằng (diplôme). Có văn bằng để đi ra làm việc. Làm việc để có tiền. Có tiền để nuôi thân hoặc nuôi gia đình,... Tất cả những cái 'để' đó đều là mục đích của những hành động và việc làm của ta. Khi có mục đích là có sự mong cầu. Sự mong cầu hay ham muốn được xem là tốt hay xấu tùy theo mục đích của nó tức là đối tượng của sự mong cầu. Nếu ta ham muốn ngũ dục thì đó là xấu vì kết quả là ta sẽ đau khổ, ngược lại nếu ta ham muốn học đạo, tu đạo, thì đó là một sự ham muốn tốt vì kết quả là ta sẽ giải thoát, hưởng sự an vui của Niết Bàn. Khi ta ham muốn vừa vừa thì gọi là mong cầu, khi ta hết lòng ham muốn và quyết chí đạt cho được mục đích thì gọi là nguyện. Tất cả chư Phật và Bồ Tát đều là những người đã mong cầu, đã phát nguyện năm xưa. Ta há không nhớ Đức Phật Thích Ca đã phát nguyện gì dưới gốc cây Bồ Đề? Ngài nguyện: 'Dù máu khô, thịt nát, xương tan, nếu không giác ngộ (thành Phật) ta thề không rời khỏi nơi đây.'

Ngoài ra đọc trong Túc Sanh Truyện (Jataka) kể về các tiền thân của đức Phật, ta sẽ thấy là mỗi khi làm một hạnh gì, ngài đều phát nguyện và hồi hướng. Phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức cho quả vị Phật.

Hồi hướng là gì?

Là gom góp tất cả để đặt vào một chổ. Người làm phước nhiều mà không biết hồi hướng sẽ giống như người đi làm cho có thật nhiều tiền đem về chất đầy nhà, rồi không biết làm gì với đống tiền đó.

Hãy lấy một thí dụ:

1. Ta đến chùa làm một việc công đức, mà trong tâm ta luôn luôn nghĩ đến sự giàu sang sung sướng, thì kiếp sau ta sẽ được giàu sang sung sướng.

2. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng được giải thoát sinh tử luân hồi, thì trong những kiếp sau ta sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.

3. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng cầu thành Phật thì chắc chắn một kiếp xa xôi nào đó ta sẽ thành Phật.

Tại sao trong thí dụ (1) nói kiếp sau, thí dụ (2) nói những kiếp sau, và thí dụ (3) nói một kiếp xa xôi, ý nghĩa là sao?

Thí dụ (1) nói về sự giàu sang sung sướng ví như một cái áo bành tô (manteau) trị giá 700 quan. Thí dụ (2) nói về sự giải thoát sinh tử luân hồi ví như một chiếc xe hơi trị giá 70.000 quan. Thí dụ (3) nói về sự cầu thành Phật ví như một căn nhà villa trị giá 700.000 quan.

Nếu ta đi làm lương một tháng là 5000 quan, và trong đầu ta không có một mục đích gì cả, thì khi đi đường, nếu thấy một cái áo bành tô đẹp, vừa giá ta có thể mua được thì ta mua ngay không chần chờ.

Cũng với số lương đó mà ta muốn có một chiếc xe hơi thì ta phải dành dụm năm này qua năm nọ, không dám lấy tiền lương xài vào việc khác như mua quần áo, thì khoảng vài năm là ta có thể có được một chiếc xe hơi.

Cũng với số lương đó mà ta muốn có một căn nhà villa thì ta phải dành dụm lâu hơn nữa vì lương của ta quá ít so với giá tiền của cái nhà. Do đó ta phải gom góp dành dụm tiền lương không dám xài hoang phí vào việc khác, mà cốt chỉ để mua nhà. Vậy thì khoảng hai mươi năm hay hơn nữa ta mới hoàn toàn làm chủ cái nhà (vì ở bên Pháp cho trả Crédit).

Sau ba thí dụ trên, ta thấy rằng cũng cùng một hành động (karman) cùng một nhân (hetu) mà có quả báo khác nhau. Đó là do tâm hồi hướng mà ra. Nếu ta tạo công đức nhiều mà không biết hồi hướng thì uổng lắm, vì sao? Dĩ nhiên là khi tạo công đức thì chắc chắn ta sẽ gặp quả báo tốt, nhưng uổng vì đó là quả báo hữu lậu của thế gian, sau một thời gian ta sẽ còn lại hai bàn tay trắng mà thôi.

Nếu thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện và hồi hướng thì sau này : trước khi, trong khi, và sau khi làm một việc gì tốt ta nên phát nguyện và hồi hướng. Và hơn nữa khi ta gặp một việc công đức nào ta sẽ vui mừng vì đó là một cơ hội cho ta tiến mau đến mục đích (nếu là trường hợp ta thích xe hơi hoặc căn nhà, mà không thích áo bành tô).

Vậy theo ta hiểu thì Bồ Tát là phải nhớ đến Bồ đề tâm, nhớ phát nguyện và hồi hướng cầu thành Phật, nhưng không hiểu tại sao khi ta đọc Tâm Kinh thì thấy trong đó có nói câu 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố'. Lúc đó ta nên khởi tâm nghĩ như vầy : Bồ Tát Quán Tự Tại là bậc Diệu Giác Bồ Tát, còn ta đây là Bào thai Bồ Tát (Bồ Tát còn nằm trong bụng mẹ). Hơn nữa Quán Tự Tại Bồ Tát đã hiểu, đã thấy, đã chứng được tánh Không, tức thực tướng của vạn pháp, còn ta đây không biết cái gì là phải cái gì là trái, cái gì tốt cái gì xấu, cái gì là Từ Bi cái gì là ác độc, nói chi đến tánh Không với tánh Có. Ta đừng làm giống như người đang đi trên sông, thấy người khác đến bờ vứt bỏ con thuyền, mà ở đây ta cũng vội vàng lấy búa ra đập thủng thuyền của mình. Ta phải luôn luôn ý thức nhìn lại xem mình là ai? Em bé lên 3, thanh niên 20, hay ông lão 70. Nếu là em bé lên 3 thì ta hãy vui vẻ tập đi, không nên bắt chước lấy cây gậy của ông già bảy mươi mà chết sớm. Còn ngược lại nếu thấy mình là ông lão bảy mươi thì ta cứ việc 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố', không ai cấm cản vì đạo Phật là đạo tự giác không có bắt buộc hay độc tài.

Sau khi hiểu được sự phát Bồ đề tâm cũng như sự phát nguyện và hồi hướng của Bồ Tát, ta bước sang phần thực hành của Bồ Tát tức Lục Độ.

À, hình như chúng ta quên mất một điều, là không biết tại sao Bồ Tát lại phát Bồ đề tâm? Mục đích của Bồ đề tâm là thành Phật cứu độ chúng sanh, nhưng lý do và căn nguyên của sự phát Bồ đề tâm là gì? Bồ Tát phát Bồ đề tâm, lý do vì Bồ Tát thấy chúng sanh đau khổ nên muốn cứu khổ chúng sanh, muốn cứu khổ chúng sanh nên mới cầu thành Phật tức cầu sự giác ngộ hoàn toàn.

Bồ Tát là những người ý thức được sự đau khổ của cuộc đời, thấy rõ được sự bất công, sự đàn áp, bóc lột, lợi dụng, tàn hoại, ác độc của chính con người tạo cho con người. Nếu Bồ Tát chỉ ngồi một chỗ, cần gì hô lên một tiếng, có người đem đến dâng cho, thì Bồ Tát khó ý thức được sự khó khăn, đổ mồ hôi sôi nước mắt của người dâng cho mình. Nếu không tự thân chứng nghiệm đau khổ, thì ít nhất Bồ Tát cũng tập ý thức sự có mặt của đau khổ nơi mọi loài. Vì có đau khổ nên mới có đạo Phật, nếu không có đau khổ thì không có đạo Phật. Bồ Tát ý thức được sự đau khổ không phải để sợ hãi, mà là để nuôi dưỡng lòng từ bi của mình. Bồ đề tâm của Bồ Tát cũng ví như ngọn lửa được đốt bằng dầu đau khổ. Nếu không có dầu đau khổ thì ngọn lửa Bồ đề tâm sẽ tắt. Do đó đối với Tứ Diệu Đế, Bồ Tát đã thấu triệt hoàn toàn. Nếu chúng ta muốn đi theo con đường của Bồ Tát thì chúng ta cũng cần phải học cho thông suốt Tứ Diệu Đế, nếu không được thì ít nhất chúng ta cũng cần phải hiểu được 'Nhị diệu đế' tức là hai Diệu đế đầu: Khổ Đế và Tập Đế. Và sau khi hiểu rõ rồi thì ta hãy tiến bước trên Bồ Tát đạo, nếu không như thế thì ta chỉ là 'danh tự Bồ Tát', tức là ta đến chùa thọ bồ tát giới cho vui mà thôi.

Sau khi hiểu được nguyên nhân và mục đích của Bồ Tát, ta bước sang con đường đi của Bồ Tát, tức Bồ Tát đạo (Bodhisattvamàrga).

Bồ Tát đạo thường được biểu hiện qua Lục độ, tức sáu hạnh, còn gọi là Lục Ba La Mật (Pàramità) gồm có: Bố thí (Dàna), Trì giới (Sila), Nhẫn nhục (Ksànti), Tinh tấn (Vìrya), Thiền định (Dhyàna), Trí tuệ (Prajna). Pàramità dịch âm là Ba La Mật Đa, dịch chữ là Đáo Bỉ Ngạn có nghĩa là đến bờ bên kia. Lục Ba La Mật là sáu phương tiện có khả năng đưa (độ) Bồ Tát sang đến bờ bên kia là bờ Đại Giác, tức Phật.

Trong phạm vi nhỏ hẹp, sách này chỉ xin nói về Bố thí Ba la mật thôi. Vì bố thí đúng với ý nghĩa của nó thì nó bao gồm cả sáu Ba la mật, nếu không thì nhiều khi nó cũng không được gọi là Bố thí nữa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 3888)
Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?
05/04/2012(Xem: 4985)
Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.
03/04/2012(Xem: 3934)
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
03/04/2012(Xem: 4281)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện: *TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm) *HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân) * NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)
03/04/2012(Xem: 6488)
Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
26/03/2012(Xem: 5858)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
21/03/2012(Xem: 3728)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả. Tập “Pháp môn niệm Phật” này, chuyên nói về sự niệm Phật. Hành giả nào muốn mau thành Phật không gì qua niệm Phật. Nên biết sáu chữ Hồng danh chẳng luận già trẻ, trai gái, sang hèn, nghèo giàu, kẻ mua gánh bán bưng, kẻ đi bộ, người chèo thuyền, đều niệm Phật được. Nhưng phải phát nguyện sau khi lâm chung thần thức được vãng sanh về Cực lạc, liên hoa hóa sanh. Lại nữa, ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi, muốn viên mãn phước huệ, những ai phát Bồ-đề tâm cầu thành Phật, nguyện độ chúng sanh, đều phải chuyên tu niệm Phật.
19/03/2012(Xem: 9596)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
04/03/2012(Xem: 7604)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
20/02/2012(Xem: 6232)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]