Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phỉ báng bậc thánh

10/05/201208:51(Xem: 5574)
Phỉ báng bậc thánh
PHỈ BÁNG BẬC THÁNH
Toàn Không

1)- TỲ KHEO CÙ BA LY:

Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấy có Tỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa:

- Thưa Thế Tôn, hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên tạo các ác hạnh, làm các việc ác.

Đức Phật nghe rồi bảo Tỳ Kheo Cù Ba Ly:

- Chớ nói thế, Thầy hãy phát tâm vui vẻ đối với Như Lai, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên làm việc thuần thiện, không có điều ác.

Tỳ Kheo Cù Ba Ly nói lần thứ hai cũng như thế và đức Phật cũng trả lời như thế, lần thứ ba Tỳ Kheo Cù Ba Ly bạch Phật:

- Như Lai nói thật, không có hư dối, nhưng Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên việc làm rất ác, không có gốc lành.

Đức Phật bảo:

- Thầy là người ngu si, chẳng tin lời Như Lai mới nói Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên việc làm rất ác, không có gốc lành; nay Thầy tạo ác khẩu này, không lâu sẽ chịu quả báo.

Lúc ấy, Tỳ Kheo Cù Ba Ly cúi đầu lễ Phật rồi lui đi; không bao lâu sau thân mọc mụn nhọt, trước nhỏ như hạt cải, sau lớn dần bằng hạt đậu, hột ngô, rồi to dần bằng đầu ngón tay ngón chân cái, tới bằng quả đào, bằng nắm tay. Máu mủ chảy ra, đau đớn khổ sở rên rỉ “nóng quá, nóng quá!” kêu than đau đớn cho tới khi chết!

Đêm ấy có 2 vị Trời đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật, rồi vị thứ nhất thưa:

- Cù Ba Ly đã chết rồi.

Vị thứ hai nói:

- Cù Ba ly chết rồi vào địa ngục.

Tôn Giả Mục Kiền Liên nghe sự việc như thế và nghe Cù Ba Ly qua đời chưa được bao lâu, liền đến chỗ đức Phật, cúi lạy rồi bạch:

- Thưa Thế Tôn, Cù Ba Ly chết rồi sinh về đâu?

Đức Phật nói:

- Người đó sinh trong địa ngục Hoa Sen (có cách ghi địa ngục Bát Đàm Ma).

Tôn Giả thưa:

- Nay con muốn đến đó giáo hóa Cù Ba Ly.

Đức Phật bảo:

- Thầy chẳng cần đến đó.

Tôn Giả Mục Kiền Liên lại thưa:

- Con muốn đến đó giáo hóa Thầy ấy.

Đức Phật im lặng không đáp; Tôn Giả Mục Kiền Liên tại chỗ ngồi liền biến mất, từ vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ liền đến đại địa ngục Hoa Sen. Ngay lúc ấy, Tôn Giả trông thấy có tội nhân đang bị lửa đốt, lại có trăm con trâu đang cày trên lưỡi; Tôn giả hỏi Quỷ tốt, thì được biết đó chính là Cù Ba Ly.

Tôn Giả Mục Kiền Liên ngồi kiết già trong hư không, búng ngón tay làm cho lửa tắt trâu ngừng và Cù Ba Ly tỉnh lại. Tôn Giả nói:

- Hãy nhìn đây, Cù Ba Ly.

Cu Ba Ly ngước lên hỏi:

- Ông là ai?

Tôn Giả đáp:

- Cù Ba Ly, ta là đệ tử Phật Thích Ca, tên Mục Kiền Liên.

Lúc ấy Cù Ba Ly trông thấy Tôn Giả Mục Kiền Liên, liền thốt lên lời ác:

- Nay tôi đang bị khổ này vẫn không thoát khỏi thấy ông sao?

Cù Ba Ly vừa nói xong, lửa lại bùng lên đốt, có nghìn con trâu cày trên lưỡi; Tôn Giả thấy thế tăng thêm buồn rầu, sinh lòng hối hận, liền biến mất khỏi địa ngục ấy trở về chỗ đức Phật cúi lạy xong đem nhân duyên ấy thưa lại, Ngài bảo:

- Trước Ta đã nói: “Chẳng cần đến gặp kẻ ấy”.

Rồi đức Phật nói kệ:

Người sinh ở thế gian,
Búa rìu từ trong miệng,
Trở lại chém thân mình,
Do những lời nói ác.
Đáng chê đổi thành khen,
Đáng khen thì lại chê,
Tội ấy sinh bởi miệng,
Chết rơi vào địa ngục.

Đức Phật bảo tứ chúng:

- Hãy học ba pháp để thành tựu hạnh của mình. Đó là: Thân làm lành, miệng nói lành, ý nghĩ lành; các Ông hãy học điều này.

LỜI BÀN:

Bài kinh ngắn trên đây nói về câu chuyện Tỳ Kheo Cù Ba Ly nói xấu hai Tôn Giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên, đức Phật bảo không phải như vậy, nhưng Cù Ba Ly nhắc đi nhắc lại ba lần như thế. Cuối cùng, đức Phật bảo Tỳ Kheo Cù Ba Ly là ngu si không tin lời Phật, đã nhất quyết nói hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền liên làm việc làm rất ác, không có gốc lành. Rồi đức Phật thọ ký: “Nay Thầy tạo ác khẩu, không bao lâu nữa sẽ chịu quả báo”.

Ngay khi đức Phật nói xong, nếu Tỳ Kheo Cù Ba Ly hiểu lời Ngài nói mà xin sám hối thì chắc chắn đức Phật sẽ tha tội cho, nhưng vì u mê nên đã làm thinh, chỉ lễ lạy rồi lui đi.

Một điểm cần để ý là Tỳ Kheo Cù Ba Ly đã không nói rõ hai Tỳ Kheo Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên đã làm việc gì ác, mà chỉ nói: “việc làm rất ác, không có gốc lành”, nghĩa là Tỳ Kheo Cù Ba Ly đã không nêu lên việc làm ác một cách cụ thể.

Sự việc là do Cù Ba Ly thuộc nhóm Đề Bà Đạt Đa chia rẽ Tăng đoàn, mưu hại Phật, cấu kết nhau tham lợi dưỡng của Vua A Xà Thế, bị Tôn giả Xá Lợi Phất một lần đến cảnh cáo, và một lần khác cùng Tôn giả Mục Kiền Liên đến chỗ Đề Bà Đạt Đa mang một số Tỳ Kheo của phe Đề Bà Đạt Đa bay lên không đi mất.

Thiết nghĩ, Tỳ Kheo Cù Ba Ly là người có tâm thù hằn vì không hiểu, cố chấp quan điểm của mình, nên dù có bị bệnh khổ sở đến chết cũng không làm cho tỉnh ngộ được sự lỗi lầm; giả thử khi đang bị bệnh ung nhọt ngặt nghèo mà Tỳ Kheo Cù Ba Ly tỉnh mê đến xin đức Phật cho sám hối tội lỗi, thì vẫn còn cứu vãn được vậy.

2) – SA DI QUÂN ĐỀ:

Bấy giờ, tại nước Ba La Nại có một Thừa Tướng rất gàu có, nhưng tới 80 tuổi mới sinh được bé trai khôi ngô tuấn tú đặt tên là Quân Đề, cha mẹ rất yêu thương chăm sóc đầy đủ. Đến năm Quân Đề được 10 tuổi, cha mẹ tìm đến chỗ đức Phật Thích Ca Mâu Ni tại núi Kỳ Xà Quật nước Ma Kiệt, khi gặp Phật, sau khi vái lễ xong, người cha nói:

- Xin Thế Tôn cho Quân Đề được theo Ngài tu hành, vì tới già con mới sinh được một đứa con trai, kính mong Ngài nhận cho Quân Đề được nhập đạo.

Đức Phật nói:

- Hay thay, hay thay Sa Di!

Đức Phật vừa nói xong, tự nhiên tóc Quân Đề rụng hết, đức Phật bảo Tôn giả A Nan thị giả của Ngài đưa áo Cà Sa cho, Quân Đề mặc vào tức thì; rồi Ngài nói pháp cho Quân Đề nghe, chỉ bày dạy bảo, Sa Di Quân Đề sinh lòng vui mừng, liền chứng đạo quả, tức thì giải thoát.

Bấy giờ, mọi người đều ngạc nhiên thắc mắc, Tôn giả A Nan Đà liền đứng dậy vái Phật rồi thưa:

- Bạch đức Thế Tôn, Sa Di Quân Đề quá khứ làm công đức gì mà nay vừa được gặp Thế Tôn chẳng được bao lâu đã chứng quả, sao mau chóng quá vậy?

Đức Phật bảo:

- Sa Di Quân Đề không phải hôm nay mới tu hành mà được như vậy đâu, kết quả của ngày hôm nay là do đời quá khứ đã từng cúng dường cha mẹ và chúng Tăng, và đã từng tu các công đức từ lâu đời rồi.

Rồi đức Phật nói tiếp: Về đời quá khứ xa xưa, sau khi đức Phật Tỳ Bà Thi (Cách nay 91 kiếp = khoảng 6.5 tỷ năm) diệt độ, trong thời chính pháp, có một Tỳ Kheo trẻ, thông suốt ba Tạng Kinh điển A Tỳ Đàm, Tỳ Ni, Tu Đà La. Tỳ Kheo này có diện mạo đẹp đẽ, tiếng nói trong trẻo, thông minh, tài giỏi nên từ Vua Quan đến nhân dân ai cũng biết và ca ngợi.

Lúc ấy, có một Tỳ Kheo già thân hình mặt mũi xấu xí, lại có giọng nói không được tốt, nhưng thường hay tụng Kinh; một hôm, vị Sư Tam Tạng trẻ ấy, ngẫu nhiên nghe thấy vị Sư già tụng Kinh không êm suôi tai, liền sinh tâm hủy báng nói rằng:

“- Tiếng tụng Kinh như thế, chẳng khác nào tiếng chó sủa.”

Vị Sư già nghe vậy nói:

“- Sao Thầy lại hủy báng ta như vậy, Thầy có biết ta chăng?”

Vị Sư trẻ nói:

“- Tôi biết Ông chứ, Ông là Tỳ Kheo già Ma Ha La trong thời chính pháp của Phật Tỳ Bà Thi, sao tôi lại không biết?”

Tỳ Kheo Ma Ha La nói:

“- Ta nay chỗ làm đã xong, phạm hạnh (khuôn phép) đã lập, không còn sinh tử đời sau nữa.”

Vị Sư trẻ nghe nói rồi sinh lòng sợ hãi; vị Sư già liền đưa cánh tay phải ra phóng hào quang sáng rực khắp cả. Vị Sư trẻ tức thì đảnh lễ cầu xin sám hối rằng:

“- Tôi là người ngu si không biết phân biệt Hiền Thánh, xin cho đời sau được gặp Thánh Sư, sạch hết phiền não cũng như Ngài.”

Tỳ Kheo trẻ Tam Tạng ấy vì một lời nói ác hủy báng Thánh nhân, mà sau làm thân Chó 500 kiếp; khi ấy, mọi người trong đại chúng nghe đức Phật nói thế, đều kinh hoàng, không ngờ lời nói ác mà độc hại đến thế; bấy giờ, ai nấy đều tự nghĩ tự nguyện không bao giờ dám dùng lời độc ác hủy báng Thánh Hiền, Thiện nhân.

Đức Phật nói tiếp:

- Cách đây mười năm, tại khoảng giữa hai nước Ma Kiệt và Xá Vệ, có đoàn thương buôn đi ngang qua, người chủ thương buôn có mang theo một con chó. Vào lúc chập tối hôm ấy, người bạn của chủ buôn có nấu thịt để làm thức ăn cho ngày hôm sau, tới đêm, con chó ăn vụng và làm đánh đổ hết. Sáng hôm sau họ định lấy thức ăn ấy ra ăn thì biết con chó đã ăn hết và làm đổ tứ tung cả! Đang gặp lúc đói khát, nên họ sinh ra tức giận, liền cầm dao chặt đứt bốn chân chó, rồi quẳng xuống hố và bỏ đi, con chó ở dưới hố đau đớn quằn quại rên rỉ rất là thảm thiết.

Lúc ấy, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất trong đêm dùng Thiên nhãn thấy việc như thế ấy; hôm sau, khi khất thực xong, Tỳ Kheo Xá Lợi Phất liền đến chỗ con chó, đem thức ăn cho nó ăn, rồi nói pháp dạy bảo. Sau khi chết, chó ấy được thoát kiếp Chó trong 500 kiếp, làm kiếp Người; con chó ấy, nay là Sa Di Quân Đề này.

Do lời hủy báng Thánh Hiền phải đọa lạc vào đường ác, nhưng vì ăn năn sám hối và phát nguyện nên được gặp Thánh thiện nhân là Tỳ kheo Xá Lợi Phất, thoát kiếp Chó làm Người, được gặp Ta và giải thoát mau chóng như thế.

LỜI BÀN:

Đọc xong Kinh nói về Sa Di Quân Đề, chúng ta thấy có một điểm cần nêu ra, đó là khi người cha của Quân Đề đến xin đức Phật chấp nhận cho Quân đề được theo Phật học đạo, liền được Ngài hoan hỷ chấp thuận ngay, và đức Phật nói: “Hay thay, hay thay Sa Di”. Liền lúc đó tóc của Quân Đề rụng hết, đây là một việc lạ, khó tin, vì trái với khoa học; còn nếu chúng ta tin được thì khoa học không thể giải thích nổi. Cũng có rất nhiều điều khoa học không thể giải thích được như Tam Minh, Ngũ Nhãn, Lục Thông của chư vị đắc đạo, làm sao khoa học chứng minh?

Xuyên qua hai bài Kinh trên, chúng ta thấy sự hủy báng bậc Thánh Hiền quả là cần phải để ý đề phòng cẩn thận, vì lời nói ác mà phải chịu tội vô cùng nặng nề như thế; bởi vậy, chúng ta không nên coi nhẹ lời nói, mà phải hết sức thận trọng trong việc nói năng sao cho phải đạo.

Toàn Không


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/07/2011(Xem: 10272)
Muốn đền đáp ân đức cha mẹ là khi cha mẹ chưa có lòng chính tín thì khuyên bảo cha mẹ có lòng chính tín để có được nơi an ổn từ niềm tin đó...
20/07/2011(Xem: 5476)
Kết quả của bất cứ hành động nào tùy thuộc trên động cơ. Tùy thuộc trên hoặc là có một cảm xúc phiền não hay một cảm xúc tích cực phía sau nó, cùng một hành động đưa đến những kết quả khác nhau. Ngay cả khi cùng một cảm xúc chung chung, lòng từ bi thương yêu như vậy, thúc đẩy một hành động, những sự hổ trợ tinh thần và xúc cảm của hành động ấy cũng tác động lên kết quả.
17/07/2011(Xem: 9134)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
13/07/2011(Xem: 5686)
Điều bi thảm nhất trong thế gian thật không chi bằng cái chết, nhưng khắp cả người đời có ai may mắn thoát được nổi? Vì vậy, người hữu tâm muốn lợi mình lợi người thì chẳng thể không sớm lo liệu… Kẻ chẳng biết Phật pháp chỉ đành mặc cho nghiệp xoay chuyển, không làm thế nào được. Nay đã được nghe pháp môn Tịnh Độ phổ độ chúng sanh của đức Như Lai thì phải nên tín, nguyện niệm Phật, sắp sẵn tư lương vãng sanh, hầu mong thoát được huyễn khổ luân hồi sanh tử, chứng sự vui chơn thật Niết Bàn thường trụ.
12/07/2011(Xem: 7507)
Một số người nghĩ rằng họ biết tất cả về Đạo Phật và Phật tử chỉ bởi vì họ đã đọc một vài quyển sách. Họ cầm một quyển lên, “Hmm. Hãy xem quyển sách này nói gì. Ô, theo điều này, dường như những người Phật tử là cực đoan. Họ tin tưởng trong tất cả những loại dữ kiện kỳ dị.” Họ cẩm một quyển khác lên: “Lạy Chúa tôi, Đạo Phật hoàn toàn hư vô.” Họ vẻ ra tất cả những loại kết luận sai lầm căn cứ trên những thông tin giới hạn một cách cực đoan; họ không thấy bất cứ điều gì như toàn cảnh của một bức tranh. Điều này rất nguy hiểm.
12/07/2011(Xem: 4350)
Tứ Diệu Đế là giáo lý căn bản, tối quan trọng trong hệ thống giáo lý, là tinh hoa căn bản trong lời Phật dạy. Đây là pháp hành căn bản trong sự tu tập giải thoát. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa lý thâm sâu bài pháp Tứ Diệu Đế, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa như thế nào được gọi là tam chuyển pháp luân thập nhị hành?
07/07/2011(Xem: 5844)
Đưa ra sự kiện rằng trong truyền thống của ngài hiện hữu những thể trạng trong sáng và có những báo cáo về những hành giả kinh nghiệm thể trạng vi tế của tâm thức, câu hỏi của tôi có hai phần: Thứ nhất, những thể trạng vô phân biệt của tâm thức trong lý thuyết có thể được quán sát với những khí cụ ngoại tại không? Thí dụ, nếu chúng tôi để một thiền giả người ở trong thể trạng linh quang vào trong một trong những máy móc hiện đại của chúng tôi với những cộng hưởng từ trường, sử dụng những kỷ thuật hình dung não bộ mới, chúng tôi có thể thấy điều gì đấy, dấu hiệu gì đấy về thể trạng vi tế này không? Có lẻ chúng tôi chưa biết làm điều này như thế nào, nhưng trong lý thuyết, ngài có nghĩ là có thể làm được không? Chúng tôi không muốn đầu hàng với một nhị nguyên mới, tính thô thiển và vi tế, bản chất tự nhiên nhân quả giữa hai trình độ này là gì?
01/07/2011(Xem: 4184)
Việc đối nhân xử thế của chúng ta ở trong cõi đời này, đều cần coi trọng hiệu năng và công dụng. Tựa như kiếm tiền có ích gì, đọc sách có lợi gì? Kiếm tiền không những có thể giải quyết nhiều vấn đề trong đời sống, mà còn có thể tạo phước cho nhân quần xã hội; đọc sách có thể tăng thêm tri thức, hiểu thêm cách ứng xử giao tiếp, mai sau có thể lập nghiệp thành công. Cũng vậy, “Bát nhã” có diệu dụng gì đối với chúng ta? “Bát nhã” chính là trí tuệ và năng lực (trí năng), không chỉ dừng lại ở đấy, mà diệu dụng của nó còn có rất nhiều.
01/07/2011(Xem: 4632)
Đạo Phật đến với người Âu Mỹ chúng ta qua nhiều tông phái và hệ phái, làm cho một người mới vào đạo cảm thấy rất bỡ ngỡ, mất rất nhiều thì giờ tìm hiểu những chi tiết vô nghĩa. Ngay cả chính tôi, sau 30 năm nghiên cứu Đạo Phật và hành trì trong những truyền thống khác nhau, tôi vẫn cảm thấy ngại ngùng về tính chất phức tạp của đạo nầy. Từ lâu, tôi đã giới hạn sự hiểu biết của tôi trên bình diện tổng quát của Đạo Phật, và chỉ đào sâu vào một vài tông phái đặc biệt. Cho nên, vì sự hiểu biết của tôi rất tổng quát, hy vọng những gì trình bày ở đây có thể sẽ giúp ích phần nào cho những người mới bắt đầu tìm hiểu Đạo Phật.
01/07/2011(Xem: 3543)
Khi thời điểm Tính Không hiện hữu nơi tôi Tôi nguyện không bị hốt hoảng vì Hội thượng của các vị Phật bảo hộ từ bi và uy mãnh : những biến hiện của chính tâm của tôi. Liên Hoa Sinh. Tử thư Tây Tạng. Trung hữu này được gọi là Trung hữu của Tính không bởi vì, như chúng ta vừa mới thảo luận, nó là thời điểm mà quang sắc giác chiếu, hoặc bản chất căn bản của tâm, xuất hiện đối với một hữu tình đã giác ngộ (=viên giác). Trong khi hữu tình viên giác trải nghiệm trung hữu của tính không, thì một hữu tình bình thường trải nghiệm thời kì của bất thức, nói chung, kéo dài ba ngày rưỡi, trong suốt thời gian đó tâm duy trì trong trạng thái bất ý thức, không có khả năng thấu hiểu, tối mịt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]