Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành nhẫn nhục

29/07/201115:29(Xem: 6940)
Thực hành nhẫn nhục

labode_7THỰC HÀNH NHẪN NHỤC
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ XII khai thị

Ngày 23 tháng 7 năm 2011 tại Nyoma, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã khai thị hoàn toàn bằng tiếng Ladakh về chủ đề Sodpa tức “Nhẫn nhục ba la mật”. Sau đây là phần trình bày tóm tắt nội dung bài giảng pháp của Ngài:

Sodpa hay Nhẫn nhục ba la mật là một trong những pháp thực hành Bồ tát đạo quan trọng nhất. Có những hoàn cảnh đặc biệt bạn cần phải thực hành hạnh Sodpa. Trước hết, khi bạn đang đau khổ tột cùng, đừng bao giờ buông xuôi và nản chí. Bạn cần lạc quan và tiếp tục thực hành thiện hạnh. Bạn cần phải kiên trì thực hành Phật Pháp. Chúng ta đã thực hành và nghe thuyết pháp rất nhiều, vậy mà dường như chúng ta chẳng hề tinh tấn và tiến bộ. Đó chính là vì chúng ta thiếu mất Sodpa.

Bất cứ khi nào cảm thấy vui sướng hạnh phúc, bạn đều dễ bị trôi lăn lạc bước. Bạn không biết tự thỏa mãn, bằng lòng, và tâm bạn luôn tràn đầy kiêu mạn tự hào. Chẳng hạn nếu bạn là người giàu có nhất trong làng, bạn cảm thấy rất tự hào về mình và coi thường người khác. Có được sự giàu có và sức khỏe là điều rất tốt, bởi lẽ ai cũng cần có tài bảo và sức khỏe, nhưng đừng nên ngã mạn. Nếu bạn giàu có, hãy biết cảm ơn những nghiệp thiện mình đã tích lũy. Đừng coi thường người khác.

Là người mạnh mẽ, đẹp đẽ, khỏe mạnh hay giàu có không nên là lý do khiến bạn trở nên ngã mạn, vì ngã mạn sẽ mang lại kết quả không tốt đẹp. Thí dụ, nếu bạn xinh đẹp và hãnh diện về vẻ đẹp của mình, bạn sẽ phải chịu nhiều đau khổ khi nhìn thấy chỉ một vết nhăn hay một cái mụn nhỏ nổi trên mặt. Lúc này đây, trước mặt tôi, tất cả chúng ta đều có làn da cháy nắng, đen đủi và nhăn nheo. Thật đáng tri ân vì chúng ta xấu xí, như vậy chúng ta sẽ không có cơ hội để ngã mạn và vì thế chúng ta sẽ không phải gánh chịu khổ đau. Ha! Ha! Ha!

Nếu bạn đang hạnh phúc, bạn không nên để mình lạc bước hay vui mừng quá độ. Bạn cần biết vì sao mình có được hạnh phúc và không nên kiêu mạn vì những gì mình đang có. Mỗi khi có được quyền lực và sự giàu sang, bạn phải hiểu rằng những điều đó rất vô thường và sẽ không trường tồn bền lâu.

Sodpa có nghĩa là bạn không nên kiêu mạn về bản thân khi mọi điều suôn sẻ thuận lợi đến với mình, và bạn không nên buồn rầu khi những người khác làm tốt hơn bạn, thay vì thế bạn cần phải hoan hỷ giống như chính mình đang thành công như họ vậy.

Thời xa xưa, vua chúa là những người có quyền lực. Họ dùng quyền lực để xây dựng nên rất nhiều thành lũy, cung điện, người dân chẳng có lựa chọn nào khác và buộc phải tuân theo. Giờ đây, tất cả những gì còn lại từ những công trình vĩ đại ấy chỉ còn là đất đá và đổ nát. Những vị vua đó đều đã qua đời từ lâu và bạn chỉ có thể biết tới những thành tựu lớn lao của họ qua những trang sử sách còn lưu lại. Điều này cho chúng ta thấy mọi thứ đều vô thường. Vì vậy, chúng ta cần thực hành Sodpa mỗi khi cảm thấy hạnh phúc hay bất hạnh.

Chúng ta luôn nghĩ và tin tưởng rằng tiền bạc là tất cả. Nếu có được tiền bạc, chúng ta sẽ có thể xoay chuyển được cả thế giới. Và để có được tiền, người ta sẵn sàng làm mọi điều xấu xa. Rất nhiều người trong chúng ta tin rằng nếu giàu có, chúng ta sẽ hạnh phúc. Nhưng sự thực lại không phải như vậy.

Sodpa thực chất chính là sự thực hành Bồ tát đạo. Nếu không có Sodpa thì sự thực hành Bồ tát đạo sẽ không thể nào viên mãn. Cho dù chúng ta có thực hành bất cứ pháp nào, như Lục độ Ba La mật hay bất cứ một công hạnh nào khác, chúng ta đều cần thực hành Bồ tát đạo với tình yêu thương và lòng bi mẫn. Nếu không có tình yêu thương và lòng bi mẫn, chúng ta sẽ không thể thực hành Lục Độ Ba La Mật cũng như mọi thiện hạnh khác.

Vạn Pháp đều không nằm ngoài từ bi và tính không. Từ bi là phạm trù vô cùng rộng lớn và tính không vô cùng sâu xa. Từ và bi giống như những đội quân đóng ở biên phòng để canh giữ biên giới cho tổ quốc, chống lại mọi thế lực thù địch. Chẳng hạn như đội quân biên phòng có nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc ở biên cương, nếu chỉ đi người không thì quả thật là điều vô cùng ngu ngốc và vô nghĩa. Họ cần phải được trang bị vũ khí. Tương tự như vậy, bạn cần phải được trang bị tâm từ và tâm bi để có thể chống lại những xúc tình tiêu cực hiện tướng của ngũ độc, tức là sân giận, tật đố, chấp thủ, vô minh và ngã mạn. Vì vậy, nếu bạn tìm kiếm giác ngộ, bạn cần phải thực hành vì lợi ích của hữu tình chúng sinh. Nếu không có sức mạnh của tình yêu thương và lòng bi mẫn, bạn sẽ không thể đạt tới giác ngộ. Khi bạn thực hành tâm từ và tâm bi với động cơ chân chính, sự thực hành sẽ thực sự che chở và giúp đỡ cho bạn có thể chinh phục mọi xúc tình tiêu cực và vượt qua mọi chướng ngại. Thí dụ, có một lần Đức Phật, với tâm đại từ đại bi đã thành thục viên mãn, bị người em họ Ngài là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa) đem tâm đố kỵ âm mưu ám hại. Devadatta định hãm hại Đức Phật bằng một hòn đá tảng, nhưng hòn đá lại lăn xa khỏi người Đức Phật rồi quay vòng trở lại. Một thí dụ khác, Đức Phật đã gặp một đàn voi say điên cuồng giết hại mọi người và phá hoại nhà cửa. Khi tới gần Đức Phật, chúng bỗng trở nên hiền lành, bình tâm trở lại, và quỳ lạy dưới chân Đức Phật. Không ai có thể kiểm soát được đàn voi ấy, nhưng với lòng từ bi, Đức Phật đã có thể chế ngự được chúng.

Nhờ thực hành trưởng dưỡng tâm từ bi, Đức Phật đã hoàn toàn chuyển hóa sân giận, vô minh, bám chấp cũng như mọi xúc tình tiêu cực khác trong tâm mình. Nếu bạn không thể phá bỏ được những xúc tình tiêu cực ấy, không thể kiểm soát được tâm sân giận của mình, có thể rốt cuộc bạn sẽ giết hại kẻ thù của mình. Gia đình họ hàng quyến thuộc của kẻ thù sẽ truy đuổi bạn và kết quả là bạn có thêm nhiều kẻ thù hơn. Nếu giết hại 100 kẻ thù, bạn sẽ có thêm 5,000 kẻ thù khác. Bạn sẽ chỉ làm tăng thêm chứ không làm giảm đi những quả báo bất thiện. Vì vậy nên bạn đừng nghĩ tới chuyện loại bỏ kẻ thù bên ngoài của bạn, thay vì thế, bạn cần phá hủy tâm sân giận bởi đó chính là kẻ thù bên trong của bạn.

Như vậy, số lượng kẻ thù sẽ tăng lên hay giảm đi chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào mình bạn. Tam độc hay ngũ độc được coi là kẻ thù bên trong của bạn, còn mọi người, chúng sinh hay hoàn cảnh đều được coi là kẻ thù bên ngoài. Chúng ta vẫn thường cố gắng hết sức để phá hủy những kẻ thù bên ngoài mà không hề biết rằng chỉ cần phá hủy được kẻ thù bên trong, mọi kẻ thù bên ngoài sẽ hoàn toàn biến mất.

Khi sân hận, bạn chiến đấu và giết hại kẻ thù, rồi sau đó bạn cảm thấy rất tự hào về mình. Nhưng đối với một con người, đây là điều tệ hại và xấu xa nhất không được phạm phải. Xét từ góc độ từ bi nhân ái, từ góc độ tâm linh hay thậm chí từ góc độ xã hội, sân giận là một điều vô cùng xấu xa. Mọi người có thể sẽ không chê bai trước mặt bạn, nhưng khi vắng mặt họ sẽ nói với nhau “Không nên gần gũi người đó”. Vì vậy chúng ta cần phải kiểm soát được tâm mình.

Nếu nói về tài bảo thế gian thì có bao nhiêu cũng không bao giờ đủ. Hôm nay bạn có thể có 10 đô la nhưng bạn vẫn ước ngày mai có 20 đô la, và mỗi ngày ước muốn đó càng tăng lên. Bạn không bao giờ mãn nguyện. Điều này giống như uống nước muối khi bạn đang khát. Càng uống bạn càng thấy khát. Đó chính là hậu quả của lòng tham muốn hay dục vọng. Cách đối trị là mỗi ngày bạn cần kiểm soát sự tham muốn trong nội tâm. Chẳng hạn khi thấy một thứ gì đẹp đẽ, tâm tham muốn bên trong của bạn lập tức muốn có được thứ đó. Nhưng bạn cần kiểm soát tâm mình bằng cách từ bỏ ham muốn đó. Mỗi ngày, từng ngày một, từng chút một, bạn làm như vậy, rồi sẽ tới một ngày bạn kiểm soát được tâm mình.

Chẳng hạn nếu bạn nghiện thuốc hay nghiện rượu, bạn sẽ không thể bỏ được ngay một lúc. Cho dù bạn có phát nguyện, rồi cuối cùng bạn cũng sẽ không làm được. Vì thế, hãy cố đừng giữ bất cứ điếu thuốc nào trong túi, đừng đi chơi với những người bạn thích uống rượu. Hãy đề nghị bạn bè đừng uống rượu hay hút thuốc trước mặt bạn. Nếu bạn có thể thực hiện điều này từng chút một, có khi bạn chưa kịp nhận thấy thì bạn đã từ bỏ được thói quen xấu đó rồi. Nếu không, khi gặp gỡ bạn bè, có thể vì lịch sự, bạn sẽ uống một chút rượu hay hút một điếu thuốc. Và bạn tự nhủ rằng chỉ một lần này thôi thì cũng chẳng hại gì. Cứ như vậy cuối cùng mỗi lần bạn sẽ dùng thêm một chút, cho tới khi bạn sẽ chẳng thể ngừng thói quen xấu đó lại được nữa.

Tất cả những thói quen xấu như hút thuốc hay uống rượu đều rất tổn hại đối với con đường dẫn tới giác ngộ xét từ khía cạnh thực hành tâm linh và cả từ góc độ thế tục. Những thói quen này đều rất có hại tới sức khỏe. Hút thuốc rồi sẽ dẫn tới căn bệnh ung thư, thế nhưng mọi người vẫn cứ tiếp tục hút cho tới khi bị mắc bệnh thật sự. Khi họ mắc bệnh thì đã quá muộn rồi. Vì thế nếu bạn có thể đấu tranh để loại bỏ chúng, từng chút một, từng ngày một bạn sẽ có thể đạt được tiến bộ. Đó cũng chính là thực hành Bồ tát đạo.

Bất cứ điều gì bạn nhìn thấy, nghe được hay cảm giác đều là do tâm tạo tác. Tâm chính là yếu tố mang lại cảm giác mãnh liệt về điều gì tốt, điều gì xấu. Chẳng hạn như ngọn đồi ngoài kia, tâm nói với chúng ta rằng ngọn đồi đó cao hay thấp. Ngọn đồi không phải do tâm tạo ra, nhưng tâm tạo ra những hoàn cảnh hay điều kiện về ngọn đồi. Chẳng hạn tâm nói với chúng ta món ăn này ngon hay dở, nói với chúng ta thứ này ngắn hay dài. Nhưng tất cả mọi thứ đều chỉ là vọng tưởng, ngay cả tâm cũng không phải là thật. Nếu bạn thử tìm kiếm xem tâm ở đâu; tâm có màu gì; tâm có kích thước như thế nào; bạn sẽ không thể nào tìm thấy câu trả lời. Đó chính là bản chất của tâm.

Có và không, xấu và tốt, cao và thấp, tất cả đều chỉ mang tính tương đối. Tự tính của vạn pháp là chân không. Do tâm là hư vọng nên mọi thứ do tâm tạo ra cũng đều là hư vọng, và chúng ta không nên đuổi theo hư vọng.

Chúng ta thường có khuynh hướng tham chấp ái luyến những con người, những hoàn cảnh, những sự vật hiện tượng tốt đẹp. Chẳng ai muốn chịu đựng đau khổ. Ai cũng muốn được hạnh phúc. Nhưng chúng ta cần phải hiểu được rằng hạnh phúc hay khổ đau cũng đều là hư vọng. Giống như cầu vồng vậy. Tất cả những thứ tốt đẹp cũng giống như cầu vồng, đều không có thật. Thực hành xả chấp cũng là thực hành Bồ tát đạo. Bám chấp sẽ dẫn tới khổ đau vô lượng. Thế nhưng cũng đừng nên tuyệt vọng khi gặp đau khổ, vì đau khổ cũng chỉ là hư vọng mà thôi.

Khổ đau muôn hình vạn trạng, trong đó có bốn nhóm chính. Thứ nhất là bạn đau khổ khi không có được điều minh mong muốn. Thứ hai là ngay cả khi đã có được thứ mình mong muốn rồi, bạn vẫn đau khổ vì lo sợ sẽ đánh mất nó. Loại khổ thứ ba là bạn gặp gỡ những người hoặc những hoàn cảnh mà bạn không mong muốn song lại chẳng có cách nào để trốn tránh. Loại khổ thứ tư là bạn buộc phải xa lìa những người, những đồ vật hay những hoàn cảnh mà bạn yêu mến.

Đây là bốn loại khổ thông thường vẫn gặp. Có những người khổ vì ốm đau, có những người khổ vì mất người thân yêu v.v. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau khổ. Nếu như bạn gặp phải bất cứ cảnh ngộ nào như vậy, bạn đừng nên tuyệt vọng. Bạn cần phải hiểu rằng đau khổ là bản chất của luân hồi. Hãy nghĩ về điều đó và tự nhủ, “Mình đang đau khổ bởi những nghiệp quả bất thiện trong quá khứ đang chín muồi”. Thay vì cảm thấy tuyệt vọng hay hoảng loạn, bạn hãy bình tâm và cầu nguyện. Hãy thử suy nghĩ và hành động tích cực, thiện lành, để trong tương lai và những đời sống sau nữa bạn sẽ không phải trải qua cảnh khổ tương tự. Trong khi đau khổ, bạn cũng cần nghĩ tới những người đang chịu đau khổ giống như bạn, hãy cầu nguyện cả cho họ và nguyện rằng họ sẽ không phải chịu đau khổ giống như bạn đang phải chịu.

Đau khổ là vọng tưởng và vọng tưởng giống như một giấc mơ. Thí dụ như khi bạn nằm mơ thấy con mình tử nạn, trong mơ bạn cảm thấy đau đớn tột cùng, cho dù đó chỉ là giấc mơ. Ngay khi thức dậy, bạn nhận ra rằng con bạn vẫn còn sống và đó chỉ là một cơn ác mộng. Điều này cho thấy những đau khổ chúng ta đang trải qua cũng chỉ là ảo vọng. Hiểu được rằng đau khổ là hư vọng cũng là thực hành Bồ tát đạo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2012(Xem: 5163)
Sanh tử là vấn đề ai cũng phải trải qua nhưng không phải ai cũng có thể hiểu rõ bản chất của nó. Đứng trên quan điểm nhị nguyên, sanh tử được cho là hai thái cực trái ngược nhau và do đó nhân loại luôn tìm cách kéo dài sự sống mà lý tưởng của nó là trường sanh bất tử. Dù có nỗ lực vượt bậc, con người cũng không thể đạt được mục tiêu ấy vì lý do đơn giản, đó là quy luật của tạo hóa. Trong khi chấp nhận sự thật sanh tử, con người lại tiếp tục tìm cách lý giải hiện tượng sau khi chết với hai thái cực trái ngược nhau là không còn gì tồn tại sau khi chết (đoạn kiến) và vẫn còn sự tồn tại sau khi chết. Ở thái độ thứ hai, lại có nhiều quan điểm khác nhau. Có thuyết cho rằng linh hồn (tâm) tồn tại bất biến hay bất diệt[1](thường kiến), có thuyết cho rằng sau khi chết linh hồn tội lỗi phải chờ đợi đến ngày phán quyết cuối cùng để hoặc lên thiêng đàng hay đọa địa ngục do Chúa quyết định (Cơ đốc giáo, Hồi giáo…).[2]Phật giáo cũng khẳng định sau khi chết con người không mất hẳn mà tiếp tục luân
15/02/2012(Xem: 5438)
Phật giáo đề cập đến súc quyền như thế nào? Xuyên qua hàng trăm triệu Phật tử trên thế giới, có sư bất đồng về vấn đề cơ bản này. Lần đầu tiên tôi bỗng nhiên thích thú Phật giáo bởi vì hai nhà hàng yêu thích của tôi (Buddha’s Vegetarian Food và Lotus Garden, cả hai ở trên hướng nam đường Dundas Street bangToronto) là Phật tử, và rất cẩn thận chỉ để phục vụ thức ăn chay không có trứng. Trong một nhà hàng mà tôi cho rằng việc này là cần thiết vì các tu sĩ Phật giáo và các nữ tu ăn ở đây. Điều này giúp tôi hiểu rằng Phật giáo có lời nguyền đối với súc vật thực sự rất rất nghiêm túc.
15/02/2012(Xem: 6258)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năng và Vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
07/02/2012(Xem: 4518)
Đã tạo nên một thái độ bình đẳng đối với bạn hữu, kẻ thù, và người trung tính, chúng ta có một nền tảng để nhìn mỗi con người như người bạn thân nhất của chúng ta. Khuynh hướng bây giờ là để phát triển một cảm giác chân thật về sự mật thiết với mọi người. Vì sự mến chuộng được phát sinh một cách dễ dàng cho bạn hữu, chúng ta cần một kỷ năng cho việc trau dồi việc nhận thức tất cả chúng sinh như bạn hữu, sử dụng chính những mối quan hệ thân hữu nhất của chính chúng ta như kiểu mẫu. Ai là người bạn thân nhất của chúng ta?
03/02/2012(Xem: 20130)
Theo lời đức Phật Thích Ca, thế giới Ta Bà có nhiều đau khổ, nên Ngài giới thiệu cảnh giới Cực Lạc của đức Phật A Di Đà, là một thế giới hoàn toàn an vui, không còn đau khổ, để chúng sanh tu hành phát nguyện vãng sanh về cõi ấy. Thế giới ấy cũng gọi là cảnh giới Tịnh Độ, Chánh báo (thân người), Y báo (hoàn cảnh sống) trang nghiêm, thanh tịnh.
01/02/2012(Xem: 10547)
Muôn nhờ Đức Phật từ bi Giải oan cứu khổ độ về Tây Phương (Nguyễn Du) Mỗi khi gặp nhau, những người Phật tử Việt Nam thường chào hỏi với nhau bằng cách chắp tay trước ngực và niệm danh hiệu Đức Phật Di Đà, và khóa tụng kinh buổi tối thì gần như hầu hết các chùa, nhất là các chùa ở miệt nhà quê không gọi là đi tụng kinh mà gọi là đi Tịnh Độ. Điều ấy chứng tỏ rằng tín ngưỡng Di Đà đã gần như được tuyệt đại đa số xuất gia cũng như tại gia, trí thức cũng như bình dân đều hết lòng tin theo và thọ trì.
18/01/2012(Xem: 6429)
Trong hiện tại con thấy rằng thật không thể chịu nổi vì người thân của con khổ đau, nhưng con vui thích khi kẻ thù con đau khổ, và con dửng dưng đến khổ đau của những người không liên hệ. Tông Khách Ba, Đại Luận Con Đường Tiệm Tiến - Lamrim [1] Từ nền tảng bản chất thật sự của tâm, chúng ta cần phát triển từ ái và bi mẫn thật mạnh mẽ rằng khổ đau của người khác trở nên không thể chịu nổi. Vì từ ái và bi mẫn phải được cảm nhận một cách bình đẳng cho tất cả mọi loài chúng sinh, sức mạnh của những thái độ này sẽ tùy thuộc trên mức độ của sự gần gũi hay thân thiết mà chúng ta cảm nhận cho người khác.
07/01/2012(Xem: 5297)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
03/01/2012(Xem: 5256)
Có thể loại trừ những cảm xúc rắc rối một cách hoàn toàn, hay có thể chỉ có đè nén chúng mà thôi? Theo tuệ giác căn bản của Đạo Phật, tâm một cách cốt yếu là sáng rở và tri nhận. Do thế, những rắc rối cảm xúc không thể lưu trú trong bản chất của tâm; những thái độ chướng ngại ẩn tàng là tạm thời và nông cạn, và có thể bị loại trừ.
02/01/2012(Xem: 20959)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]