Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tại Sao Không Có Đức Đạt Lai Lạt Ma Nữ

21/03/201322:04(Xem: 4087)
Tại Sao Không Có Đức Đạt Lai Lạt Ma Nữ
TẠI SAO KHÔNG CÓ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NỮ
The Washington Post, Mar 18
By Michaela Haas*
Thích nữ Tịnh Quang chuyển ngữ

Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định. Ở phương Tây, các giáo viên đến với hàng ngàn học sinh ngay lập tức bằng cách truyền sự hiểu biết của họ trên podcast. Khắp châu Á, phụ nữ hiếm khi tiếp cận được sự bình đẳng giáo dục. Ở phương Tây, phụ nữ đòi hỏi để được thừa nhận trong nhiều vai trò lãnh đạo mà họ đảm trách. Trong nhiều cộng đồng Phật giáo châu Á, việc thay đổi quan điểm cũ là điều không thể tưởng tượng được, trong khi ở các trường phái, sự luận cứ phê bình là chủ yếu.

Đối với tất cả những thay đổi mà chúng ta đang thấy Phật giáo trải qua ở phương Tây, điều quan trọng nhất có thể là phụ nữ nổi bật, thể hiện vai trò bình đẳng. Ngày càng có nhiều phụ nữ Phật giáo tăng lên khi các nhà giáo với quyền của chính mình, hiểu rõ trách nhiệm của mình: để tiếp thêm sinh lực và nâng đỡ phụ nữ nắm giữ “nửa bầu trời "như những người tìm kiếm tâm linh và các bậc thầy. Như nhà nữ quyền, học giả Phật giáo Rita Gross nêu lên trong cuốn sách của mình "Phật Giáo Đằng Sau Chế Độ Gia Trưởng," “Sự khác biệt lớn nhất giữa việc thực hành Phật giáo ở châu Á và sự thực hành của Phật giáo ở phương Tây là sự tham gia đầy đủ và hoàn chỉnh của phụ nữ Phật giáo phương Tây."Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14đã thừa nhận điều này bằng cách chỉ ra rằng hóa thân tiếp theo của ngàicó thểlà một phụ nữ."Tôi cho rằngbản thân mìnhlà mộtnhà nữ quyền", ngài nói. "Đó không phải là điều mà bạn gọi người nào đó đấu tranh cho nữ quyền ư?" Mặc dù lịch sử có phức tạp, yếu tố tôn giáo và chính trị xung quanh việc lựa chọn của các bậc thầy thị hiện trong truyền thống Tây Tạng lưu vong, Đức Đạt Lai Lạt Ma thì công khai thay đổi. Tại sao không? Vấn đề nào là trọng đại?

“Đức Lạt ma cũng không có thể bỏ qua điều này nữa", nữ tu phương Tây Karma Lekshe Tsomo, người sáng lập tổ chức quốc tế quan trọng nhất đối với phụ nữ Phật giáo, Sakyadhita (" người con gái của Đức Phật ") phát biểu. "Trong hầu hết các trung tâm Phật Giáo, nhìn vào nhà bếp---toàn là phụ nữ. Nhưng nhìn vào các văn phòng hành chánh, ai là người lãnh đạo? Hầu hết là phụ nữ. Ai là nhà hoạt động và tổ chức, dọn dẹp và đưa tin, ai là người đi chợ và quản lý? Chủ yếu là phụ nữ. "Họ là những phụ nữ, sau đó cũng trở thành những bậc thầy, những nữ Viện trưởng Tu viện, và thậm chí cả Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ là một sự hóa thân tự nhiên.”

Việc chuyển đổi hiện tình của Phật giáo trong thế kỷ 21 đang nâng cao trên nhiều cấp độ, và phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực này như là môi giới chính. Đức Phật là vị sáng lập tôn giáo đầu tiên sau khi tín đồ Jainism (tại Ấn Độ) cho phép phụ nữ vào hàng ngũ của mình - một quyết định mang tính cách mạng vào thời điểm đó, hơn 2.500 năm trước. Đức Phật lịch sử rõ ràng khuyến khích nữ Phật tử và Ni giới cùng với nam giới là những trụ cột của cộng đồng của mình. Nhưng, trong khi các nguyên lý biểu tượng về sự giác ngộ nữ tính đã được dựng lên trên các đền thờ, ít phụ nữ đã thực sự được khuyến khích đi theo bước chân của các biểu tượng. Mặc dù một sự khích lệ của Đức Padmasambhava, người tiên phong thế kỷ thứ 8 của Phật giáo Tây Tạng, bảo rằng tiềm năng của phụ nữ là đạt được giải thoát tối thượng, hầu hết nền văn hóa Phật giáo xuyên qua nhiều thế kỷ nhận thức rằng phụ nữ như những chúng sinh thấp kém hơn. Những lời sách tấn nhiều hơn bằng nhiều đoạn văn trong các bài viết do Đức Padmasambhava và các bậc đạo sư khác thương xót về những khó khăn của phái nữ. Từ Tây Tạng thường được sử dụng cho phụ nữ, lumenhoặckyemen, nghĩa đen có nghĩa là "người thấp kém" hay “sinh thiếu phước." Vài bậc thầy chính thống nghi ngờ đối với hôm nay nếu phụ nữ có thể đạt được tất cả hiểu biết, và các nghi thức lâu đời dành cho phụ nữ là nguyện ước để được sự tái sinh tốt hơn trong một cơ thể nam giới.

Chắc chắn là có nhiều hành giả nữ vĩ đại ở Tây Tạng," Nữ tu người Anh và là Viện trưởng Jetsunma Tenzin Palmo viết trong cuốn sách của mình “Reflections on a Lake Mountain." “Nhưng bởi vì họ không có một nền tảng đào tạo triết học, họ có thể không thiết tha viết sách, thu thập đệ tử, nghiên cứu Phật Pháp, và thuyết pháp. Khi chúng ta đọc lịch sử, chúng ta sẽ nhận thấy rằng các nữ tu bị phân biệt bởi sự vắng mặt của họ. Nhưng điều này không có nghĩa là họ không có ở đó." Đến hôm nay nhiều Ni viện ở châu Á thường thiếu các tiềm lực mà các tu viện có, và việc truyền Cụ túc giới cho Ni hiện nay không phải là một khả năng trong truyền thống Tây Tạng, mặc dù nhiều Tăng Ni, bao gồm cả Đức Đạt Lai Lạt Ma, đang hoạt động hướng tới một sự thay đổi.

Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên tiếng nhiều lần về sự cần thiết đối với việc phải giải quyết vấn đề này. "Hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật đã thuyết giảng trong một xã hội bị thống trị bởi nam giới," Ngài phát biểu trong một cuộc phỏng vấn. "Nếu Đức Phậtnghiêng vềquan điểm nữ quyền sẽ không có ainghe ngài. Điều quan trọng là bây giờ, trong suốt ba mươi năm qua, chúng tôi đã làm việc để thay đổi điều đó".

Đây là một sự thách thức cho tất cả các tôn giáo khi đối mặt với thế kỷ 21 trong hình thức này hay hình thức khác. Nhìn sự thay đổi ở Vatican, nhiều người hy vọng rằng Giáo hoàng mới sẽ có chút thay đổi, đặc biệt là khi nói đến các vấn đề và câu hỏi của phụ nữ liên quan đến tình dục và ngừa thai. Hơn 70% người Ky Tô giáo Mỹ muốn vị Giáo hoàng kế tiếp là Nữ Giáo hoàng, ban hành việc sử dụng các biện pháp tránh thai, và chấp nhận cho các linh mục kết hôn (More than 70 percent of American Catholics want the next pope to ordain women, approve the use of contraception, and let priests get married). Nhưng chúng ta biết người Ky Tô giáo sẽ không ưng chuẩn cho một nữ Giáo hoàng hoặc các Nữ Linh mục vào lúc này. Phụ nữ chỉ là nhóm bị loại trừ hoàn toàn, và trong quá khứ Giáo hoàng Francis đã không có sự nỗ lực khích lệ. Tuy nhiên, bất kỳ tổ chức nào mà không bao gồm 50% thành viên có khả năng và sáng chói nhất từ bộ phận lãnh đạo của họ sẽ không thể thoát khỏi sự thay đổi mãi mãi. Triều đại Giáo hoàng sẽ không trường cửu trong thời gian tới, nhưng ít nhất chúng ta biết rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma là một sự lựa chọn.”

TN. Tịnh Quang chuyển ngữ

Link:http://www.washingtonpost.com/national/on-faith/why-is-there-no-female-dalai-lama/2013/03/18/75ac132c-8fee-11e2-9cfd-36d6c9b5d7ad_story.html


*Tiến sĩ Michaela Haas, là một nhà báo quốctế, giảng viên, và là nhà tư vấn. Bà là tác giả của tác phẩm Dakini Power: Twelve Extraordinary Women Changing the Transmission of Tibetan Buddhism in the West,” sẽ đượcxuất bản bởi Snow Lion / Shambhala vào tháng tư này. Với bằng tiến sĩ trong ChâuÁHọc, Bà ta là một học giả thỉnh giảng trong Tôn giáo học tại Đại học California Santa Barbara. Bà ta đãnghiên cứu và thực hành Phật Phật pháptrong gần hai mươi năm. Bà talà chủ sở hữu sáng lập của HAAS live!,một công ty huấn luyện quốc tế, kếthợp kinh nghiệm của mình trong các phương tiện truyền thông với việcđào tạochánh niệm. Kể từ khi 16 tuổi, Bà tađã làm việc như một nhà văn và người phỏng vấn chocác tờbáo lớn, các tạp chí và các đài truyền hìnhcủa Đức trên toàn quốc.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2011(Xem: 6843)
Tôi học Phật đến nay cũng đã lâu, tuy nhiên cũng đã từng đi trợ niệm người lâm chung! Lúc đối diện với người qua đời thường khiến cho người ta nhớ đến mấy câu thơ: Ngã kiến tha nhân tử Ngã tâm nhiệt như hỏa Bất thị nhiệt tha nhân Khán khán luân đáo ngã Ta thấy người khác chết Tâm ta như lửa đốt Chẳng phải đốt người khác Nhìn lại tới phiên ta.
04/05/2011(Xem: 4191)
Cuộc đời của Đức Phật vẫn là một gương lành, là bài ca siêu thoát, là một tác phẩm tâm linh không thể nào diễn tả hết được chiều sâu vô tận...
28/04/2011(Xem: 4570)
Cuộc hành trình từ vô lượng kiếp của Ðức Phật, trải qua nhiều thân Bồ Tát và đến thân tối hậu có tên là Sĩ Ðạt Ta gói trọn trong một bài kệ gồm 4 câu...
25/04/2011(Xem: 4164)
“Viễn ly chúng khổ quy viên tịch” là một câu trong bài tụng Hộ Pháp, được dịch là “xa rời các khổ về viên tịch” hay cũng có thể hiểu là “xa rời các khổ chứng niết bàn.”Ai ở cõi ta bà này đã từng ở trong cảnh khổ, chịu đựng cảnh khổ, nếm mùi khổ đến một lúc mà người ta phải thốt lên, “Ô quá đủ rồi, tôi muốn từ bỏ cảnh khổ, tôi tin rằng tôi có thể thoát cảnh khồ và tôi sẽ hành động để thoát khổ.” Khi người ta hạ quyết tâm thoát ly khổ cảnh thì gọi là viễn ly. Nhưng không chỉ quyết định thoát khỏi hoàn cảnh khổ (quả khổ) mà từ bỏ cõi luân hồi (nhân khổ) mới thật sự là viễn ly, như câu thường nghe nói “bồ tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”.
18/04/2011(Xem: 50220)
Câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" quả thật rất mầu nhiệm, công năng rất lớn, được rất nhiều lợi ích, nếu mà nói về đề tài xoay quanh câu đại hồng danh này thì bản thân tôi không bao giờ thấy chán và tôi chỉ luôn luôn nói và viết như nhiều bài bình luận tôi đã viết, có gì không phải xin BQT và các bạn đồng tu, các Phật tử xa gần bỏ quá cho:
18/04/2011(Xem: 5208)
Vào tháng Mười năm 2002, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sẽ truyền pháp Thời Luân ở Graz, Áo Quốc. Sự kiện được thực hiện công cộng cho cả những Phật tử lẫn không Phật tử. Mục tiêu của lễ truyền pháp là để cung cấp một cơ hội cho mọi người tất cả mọi tín ngưỡng tụ họp trong một không khí hòa bình để lắng nghe giáo huấn về từ ái và bi mẫn và để tái khẳng định chí nguyện của mọi người để duy trì đạo đức thuần khiết từ truyền thống của họ. Do vậy, lễ truyền pháp được công khai hóa như “Giáo Pháp Thời Luân vì Hòa Bình Thế Giới”. Với những hành giả Phật tử, mục tiêu bổ sung là ban phép gia trì cho họ để dấn thân trong những thực hành mật thừa nâng cao của Giáo Pháp Thời Luân.
09/04/2011(Xem: 5154)
Hệ thống Kalachakra hay “bánh xe thời gian” hay ‘thời luân’ của Mật Pháp Tương Tục Du Già Tối Thượng bổ sung thêm xa hơn những sự song hành nội tại và ngoại tại.
05/04/2011(Xem: 7017)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
03/04/2011(Xem: 7065)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
03/04/2011(Xem: 7114)
Kinh Bát-nhã lấy niết-bàn siêu việt danh, tướng, phân biệt, cũng chính là sự tự chứng của Thích-ca Như lai, làm lập trường căn bản. Dựa theo đây để quán tất cả pháp, hữu vi và vô vi không phải là hai, sanh tử và niết-bàn không phải là hai, tất cả đều không phải là hai, không phải là khác, ‘dứt tuyệt mọi hí luận’. Dùng điều này để giáo hóa dẫn dắt, thì không bằng như sự giáo hóa của đức Thích tôn, không bắt đầu từ vô thường, khổ, mà trực tiếp từ không, vô tướng, vô nguyện, v.v., nhập môn, đây là Phật pháp Đại thừa – đặc sắc của kinh Bát-nhã.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567