Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghiệp, Tái Sanh và Di Truyền Học

11/10/201010:39(Xem: 7490)
Nghiệp, Tái Sanh và Di Truyền Học
tulipve_1NGHIỆP, TÁI SANH VÀ DI TRUYỀN HỌC
Tác giả : Dr. Buddhadasa P. Kirthisinghe
Người dịch: Trần Như Mai ;
Theo: Karma, Rebirth and Genetics

Hạnh phúc hay đau khổ là số phận chung của mọi chúng sinh, nhất là con người, và theo quan điểm Phật giáo thì đây không phải là phần thưởng hay hình phạt do Thượng Đế ban cho một sinh linh đã làm điều thiện hay điều ác. Tín đồ Phật giáo tin vào một định luật tự nhiên, gọi là “ luật nhân quả”, áp dụng chung cho tất cả mọi hiện tượng trong thế giới này. Tín đồ Phật giáo không tin vào một Đấng Thượng Đế toàn năng, và do đó một Đấng Thượng Đế như vậy, và ngay cả Đức Phật đại từ bi cũng không thể ngăn cản được định luật này.

Định luật này được gọi là “Karma” (Nghiệp) trong tiếng Sanskrit hay “Kamma” trong tiếng Pali, là ngôn ngữ của Đức Phật. Trong những bài thuyết pháp của Đức Phật, chính ‘ nghiệp’ của chúng ta hay các hành động thiện ác sẽ tưởng thưởng hay trừng phạt chúng ta. Đó là một động lực thúc đẩy phản ứng xảy ra tiếp theo sau hành động, chính cái năng lực tạo ra nó xuất phát từ đời sống hiện tại, và đời sống mới là một giòng suối vô tận chảy mãi không ngừng.

Do đó, Đại đức Piyadassi Thera đã nói:” Bao lâu có ý muốn, sẽ có hành động. Bao lâu còn có hành động, bao lâu mà ‘nghiệp’ là một thực tại lạnh lùng, thì phần thưởng hay hình phạt không phải là những danh từ trống rỗng. Chính ái dục phát sinh hành động, hành động đưa đến kết quả, kết quả tự phô bày như một thực thể vật chất bao hàm ái dục mới. Cái năng lực bền bĩ này luôn luôn vận hành để chuyển thành đời sống mới, và chúng ta mãi mãi luân hồi là do lòng khao khát được sống của chúng ta. Tuy nhiên, cái trung gian để tạo ra mọi hiện hữu trong đời chính là ‘nghiệp’.

Như Tiến sĩ Paul Bahlke ở Đức đã nói trong các bài nghị luận về Phật giáo của ông rằng, chính sự hiểu biết về luật nhân quả, về hành động và hậu quả của hành động, đã thúc đẩy con người biết kềm chế không làm việc ác và tích lũy việc thiện. Một người tin vào luật nhân quả biết quá rõ rằng chính hành động của mình sẽ làm mình đau khổ hay hạnh phúc.

Con người ngày nay là kết quả của hằng triệu lần lặp đi lặp lại những tư tưởng và hành động của mình. Con người không phải là một hiện hữu được tạo sẵn như vậy, con người đang hình thành và vẫn tiếp tục hình thành. Tính tình của con người do con người lựa chọn và quyết định trước. Tư tưởng, hành động mà con người lựa chọn theo thói quen, đã hình thành con người như hiện tại.

“ Nghiệp tuyệt đối không biết xót thương và hoàn toàn vô tư trong hoạt động của nó. Cũng như một tấm gương được lau chùi láng bóng sẽ phản chiếu từng chi tiết nhỏ nhất của bất cứ hình ảnh nào chúng ta mang đặt trước gương, ‘nghiệp’ cũng có mức độ chính xác như vậy, nó sẽ phản chiếu lại hậu quả của hành động vào người tạo ra nó”.

Như Đức Phật đã dạy: “ Không phải bay lên trời cao, không phải lặn xuống biển sâu, không phải chui vào hang núi, mà ngươi tìm ra một nơi nào trên thế gian này có thể giúp ngươi trốn thoát được hậu quả hành động của ngươi”.

Con người thoát khỏi ‘nghiệp’ không phải nhờ giáo huấn, mà nhờ biết sống; học hỏi không giúp con người chấm dứt nghiệp, mà con người phải biết sống như thế nào để có thể thoát khỏi nghiệp. Mỗi cá nhân phải có những nỗ lực cần thiết để tự giải thoát mình, quyền lực định đoạt cuộc đời chúng ta nằm trong tay chúng ta. Người khác có thể giúp chúng ta một tay, nhưng giải thoát khỏi khổ đau phải do mỗi người tự rèn luyện và xây dựng cho chính mình qua kinh nghiệm hành động của bản thân.

Tâm lý Phật giáo cho thấy rằng con người tự thân có những khả năng vô tận, và chính nhờ nỗ lực của bản thân mà con người mới có thể phát triển và khai thác những tiềm năng đó. Con người là một hổn hợp của Thiện và Ác. Sự thay đổi không thể nào tránh khỏi, và tuỳ thuộc hoàn toàn vào hành động của con người chứ không phải vào cái gì khác. Chính do hành động của ta mà ta hình thành tính tình, nhân cách và cá tính. Bằng chính hành động của ta, ta phải thay đổi để trở thành tốt hơn, để tự tái tạo mình và giải phóng bản thân khỏi những điều ác.

Chính vì chúng ta khao khát cuộc sống, tham đắm cuộc sống, bám chặt vào cuộc sống khiến cho tấn tuồng hành động và hậu quả của hành động cứ tái diễn mãi không ngừng. Bao lâu mà ta chưa thấy được bản chất đích thực của nhân quả, bản chất đích thực của yếu tố đạo đức tạo ra nhân, bao lâu chúng ta còn vô minh và ái dục, thì chúng ta còn bị trói buộc vào “ Bánh Xe Luân Hồi của Đời Sống”. Khi nguyên nhân tạo ra sự vật bị tiêu diệt thì kết quả sẽ tự động chấm dứt. Đau khổ sẽ biến mất nếu mọi gốc rễ gây nên khổ đau được loại bỏ. Ví dụ, một người đốt một hạt xoài thành tro là đã chấm đứt khả năng nẩy mầm của nó, và hạt xoài ấy sẽ không bao giờ nẩy sinh thành cây xoài. Cũng giống như vậy đối với tất cả các sự vật do duyên sinh, dù là vật hữu tri hay vô tri.

Như bóng theo liền với hình, và khói bốc lên sau khi lửa tắt, cũng vậy quả theo liền sau nhân, đau khổ và hạnh phúc theo sau tư tưởng và hành động của con người. Trong thế giới quanh ta không có quả nhưng lại có nhân ẩn hiện, và nhân đó theo đúng lẽ công bằng tuyệt đối. Con người gặt hái quả đau khổ vì trong một quá khứ gần hay xa, hay trong đời hiện tại, họ đã gieo hạt giống ác; họ gặt hái hạnh phúc như kết quả của việc gieo trồng hạt giống thiện.

Một người nô lệ lao động nhọc nhằn vẫn có thể trở thành một Hoàng tử,

Nhờ thành tựu nhiều phẩm hạnh xứng đáng và cao quý;

Một vị vua cai trị đất nước vẫn có thể trở thành kẻ lang thang đói rách,

Vì đã làm nhiều điều ác và đã không làm những hạnh lành ”.

Hãy để con người suy ngẫm về định luật này, hãy để con người cố gắng hiểu được định luật này, và rồi họ sẽ bắt đầu chỉ gieo hạt giống lành, và sẽ đốt cháy những hạt giống độc và cỏ dại mà trước đây họ đã trồng trong khu vườn tâm thức của họ.

Tái sanh

Tái sinh và đời sống sau khi chết là một sự kiện đã được công nhận trong Phật giáo. Năng lượng hay động lực được tích lũy này sẽ tiếp tục biểu hiện qua nhiều tầng ý thức khác nhau. Theo định luật bảo toàn năng lượng và tính bất khả diệt của vật chất, chắc chắn là trong quá trình này không có gì mất đi. Thần thức hay nghiệp lực đã thoát khỏi cơ thể chúng ta sẽ bắt đầu một chu kỳ thể hiện mới.

Chính thần thức luân lưu này vẫn tìm cách tự biểu hiện từ một hình thái hiện hữu này sang một hình thái hiện hữu khác, và ái dục sẽ là sức mạnh duy trì nghiệp lưc này. Đây là một nghiệp lực vô hình.

‘ Nghiệp’ là một dạng năng lượng mà chúng ta mang theo từ đời này sang đời khác - cả nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Khi chúng ta chết, nghiệp lực của chúng ta sẽ chuyển thành một dạng năng lượng cho đến khi nó gặp được một cơ duyên thích hợp để gá vào bào thai mới tượng hình do tinh trùng và noãn châu phối hợp trong tử cung của người mẹ. Cha mẹ chỉ là những người trang bị điều kiện vật chất cho một đời sống mới được thành hình. Nghiệp lực hay thần thức tái sinh là yếu tố quyết định một đời sống mới. Điều này không phủ nhận khoa di truyền học, theo đó một đứa trẻ thừa kế những đặc điểm của cha mẹ và bà con gần, môi trường xã hội cũng góp phần hình thành đứa trẻ, tuy nhiên tất cả điều này còn tùy thuộc vào ‘nghiệp’ của đứa trẻ.

Trong Phật giáo có năm cảnh giới hiện hữu, và như vậy có năm hình thức tái sinh. Đó là cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người và thiên giới.

Khoa học về di truyền

Di truyền học là khoa nghiên cứu về sinh lý học của vấn đề sinh sản và nghệ thuật nuôi dưỡng cây cỏ và thú vật.

Tất cả đặc tính di truyền được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác qua những tế bào giống bé nhỏ gọi là tinh trùng (ở người nam) và noãn châu (ở người nữ). Hai tế bào này phối hợp trong tử cung để thành một tế bào trứng đã được thụ tinh, rồi tiếp tục nẩy nở thành bào thai và cuối cùng là một đứa trẻ được ra đời.

Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong vấn đề di truyền. Nhân của những tế bào giống chứa đựng nhiều nhiễm sắc thể, và mỗi tinh trùng của người nam chứa 24 nhiễm sắc thể, chỉ bằng nửa số lượng nhiễm sắc thể chứa trong một tế bào bình thường, và con số này thay đổi đối với những động vật khác và cây cỏ.

Quá trình thụ tinh gồm có việc phối hợp nhân của tinh trùng với nhân của noãn châu. Tế bào trứng đã thụ tinh tiếp tục phân chia thành 2, 4, 8, và cuối cùng thành hằng tỷ tế bào của cơ thể một người trưởng thành. Gregor Johann Mendel đã nhận diện đơn vị di truyền như là những di tố. Chúng là những đơn vị sống động được tìm thấy trong các nhiễm sắc thể và có kích thước nhỏ bằng một phân tử. Mỗi đặc điểm nổi bật của cỏ cây và động vật đều có chứa di tố, và như đã nói trước đây, di tố nằm trong các nhiễm sắc thể của nhân tế bào trong tất cả tế bào sinh vật. Mendel đã khám phá ra qui luật di truyền, với tỷ lệ 3:1 đối với cả cây cỏ lẫn động vật. Ông cũng khám phá ra những di tố nổi bật và những di tố chìm. Cuộc thí nghiệm cổ điển của ông đã giúp củng cố lý thuyết của Charles Darwin về nguồn gốc các chủng loại, sự chọn lọc của thiên nhiên và sự sống còn của những sinh vật mạnh nhất trong cuộc đấu tranh để sinh tồn.

Đến nay thì người ta biết rằng trong các tế bào giống (noãn châu và tinh trùng) số lượng di tố được tách làm hai và được gọi là những đơn bào nhiễm sắc thể (haploids), rồi chúng sẽ tái phối hợp trong tế bào trứng đã thụ tinh và bổ sung cho nhau để tạo thành một tổng hợp đầy đủ các di tố như trong những tế bào mẹ.

Vì vậy, trong bất cứ một gia đình nào, trẻ con cũng có thể trông rất giống nhau. Tuy nhiên, nhìn theo quan điểm đạo đức, trí tuệ và tình cảm thì chúng có thể rất giống nhau mà cũng có thể rất khác nhau. Đây là ý nghĩa của cái gọi là ‘duyên nghiệp’. Cha mẹ thông minh có thể sinh ra con ngu đần hay ngược lại, tùy thuộc vào ‘nghiệp’ của cả cha mẹ lẫn con cái.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu thú vị về trường hợp của những đứa trẻ song sinh, một cặp song sinh từ hai tế bào trứng đã thụ tinh riêng biệt trong tử cung được so sánh tương phản với một cặp song sinh do cùng một tế bào trứng đã thụ tinh được tách làm hai. Đối với hai trẻ song sinh từ hai tế bào trứng được thụ tinh riêng biệt thì vấn đề chúng khác nhau là hoàn toàn tự nhiên, và chúng để lộ những điểm khác biệt về di truyền cũng giống như những anh chị em bình thường khác. Nhưng điều này sẽ không đúng đối với hai trẻ song sinh từ một tế bào trứng được tách làm hai.

Một nhóm khoa học gia của Viện đại học danh tiếng Chicago University - là Newman, Freeman và Holzinger - đã quan sát và nhận thấy rằng khi một cặp song sinh từ một tế bào trứng lớn lên, một số điểm khác nhau giữa chúng nó bắt đầu xuất hiện. Một đứa có thể lên cân nhanh hơn đứa kia, một đứa có thể học dễ dàng hơn, một đứa có thể bộc lộ tính nóng nảy hoặc những điểm khác với đứa kia. Câu trả lời cho vấn đề những trẻ song sinh phát triển lệch hướng với khoa di truyền học là, bởi vì những đứa trẻ này đã chịu ảnh hưởng của ‘ nghiệp’ - một yếu tố không thể tránh được.

Người dịch: Trần Như Mai ; Theo: Karma, Rebirth and Genetics
Source: Buddhism & Science - Book edited by Dr Buddhadasa P. Kirthisinghe


Updaed: 01/02/2013


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2012(Xem: 3889)
Người niệm Phật mà được sự hộ niệm của chư Phật, nhiếp trì nguyện lực của Phật A Di Đà thì lúc mạng chung vào thẳng ngôi bất thoái, tự giác tiến tu thẳng đến thành Phật. Kinh A Di Đà nói: “Những chúng sinh sinh lên nước ta đều là bất thoái chuyển, trong số đó có rất nhiều người một đời được bổ xứ làm Phật, số ấy rất nhiều, không thể tính đếm hết được”. Suy xét câu một đời được bổ xứ thành Phật, tức là thân sau chót, như vậy há không phải một đời tức được thành Phật sao?
05/04/2012(Xem: 4999)
Chính là con người có một cảm nhận đáng giá về cái "tôi" và đồng hành một cách tự nhiên từ cảm nhận ấy mà chúng ta muốn theo đuổi hạnh phúc và lẫn tránh khổ đau. Đây là quyền lợi bẩm sinh của chúng ta, và điều không cần phải bàn cải gì hơn nữa. Những chúng sinh khác cũng mong ước được tự do khỏi khổ đau, vì thế nếu chúng ta có quyền vượt thắng khổ đau, thế thì những chúng sinh khác tự nhiên cũng có cùng quyền con người như vậy. Vậy thì điều gì là sự khác biệt giữa tự thân và người khác? Có một sự khác biệt lớn lao con số, nếu không phải là bản chất. Những người khác là con số nhiều hơn ta vô cùng. Ta chỉ là một, và con số của những chúng sinh khác là vô hạn.
03/04/2012(Xem: 3936)
Lúc bình thường tại sao cần phải niệm Phật? Vì bình thường niệm Phật là để chuẩn bị cho khi lâm chung. Tại sao không đợi đến lâm chung mới niệm Phật? Vì hằng ngày niệm Phật chính là để huân tập hạt giống Phật vào trong tâm của bạn. Nếu bạn niệm mãi thì trải qua thời gian, hạt giống đó lớn dần lên trong mảnh đất tâm của bạn và đưa bạn đến kết quả giải thoát giác ngộ. Nếu bình thường bạn không niệm Phật thì bạn không biết gieo hạt giống Phật vào mảnh đất tâm của mình. Khi lâm chung, thần trí rối loạn thì làm sao nghĩ đến Phật mà niệm được chứ. Tại sao vậy? Vì hiện tại không thường xuyên niệm Phật. Do đó, hằng ngày cần phải niệm Phật, lạy Phật, tu pháp môn Tịnh độ. Được như thế thì hiện tại được bình an, khi lâm chung không bị hôn mê tán loạn lại được tự tại vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.
03/04/2012(Xem: 4288)
Muốn cảm ứng đạo giao với Phật A Di Đà để vãng sanh về xứ Cực lạc cần phải tu cho đúng, nghĩa là niệm Phật phải đạt nhất niệm, muốn được vậy phải có 3 điều kiện: *TÍN # ĐỊNH # THỂ (thuộc tâm) *HẠNH # GIỚI # TƯỚNG (thuộc thân) * NGUYỆN # TUỆ # DỤNG (diệu dụng của tâm)
03/04/2012(Xem: 6495)
Xác thân chết nhưng linh hồn còn chuyển biến liên tục mãi mãi. Lúc hấp hối hiện ra những việc thiện, ác hay vô ký (không thiện không ác) đã làm trong cuộc sống. Nếu tắt thở hiện ra việc thiện thì tái sanh về cõi thiện (người, trời) ; hiện ra việc ác thì tái sanh về cõi ác (địa ngục, ngạ quỷ, atula). Tốt nhất, chúng ta niệm Phật niệm Phật được nhất niệm và phát nguyện vãng sanh sẽ được Phật tiếp dẫn về Tây phương Cực lạc, vĩnh viễn thoát luân hồi sinh tử khổ. Phương cách niệm lục tự A Di Đà được nhất niệm thông qua 6 căn :
26/03/2012(Xem: 5869)
Để phát sinh lòng từ ái chân thật, chúng ta cần biết nó khác biệt với luyến ái như thế nào. Lòng yêu thương và trắc ẩn thông thường quyện kết với luyến ái, bởi vì động cơ của chúng là vị kỷ: chúng ta quan tâm đến những người nào đấy bởi vì họ tạm thời giúp đở chúng ta và người thân của chúng ta.
21/03/2012(Xem: 3741)
Về nhà chỉ có một lối, nhưng phương tiện thì có nhiều ngả. Phật dạy có nhiều pháp môn tu, nhưng chuyên tu một pháp môn nào cũng đều được liễu ngộ cả. Tập “Pháp môn niệm Phật” này, chuyên nói về sự niệm Phật. Hành giả nào muốn mau thành Phật không gì qua niệm Phật. Nên biết sáu chữ Hồng danh chẳng luận già trẻ, trai gái, sang hèn, nghèo giàu, kẻ mua gánh bán bưng, kẻ đi bộ, người chèo thuyền, đều niệm Phật được. Nhưng phải phát nguyện sau khi lâm chung thần thức được vãng sanh về Cực lạc, liên hoa hóa sanh. Lại nữa, ai là người muốn giải thoát sanh tử luân hồi, muốn viên mãn phước huệ, những ai phát Bồ-đề tâm cầu thành Phật, nguyện độ chúng sanh, đều phải chuyên tu niệm Phật.
19/03/2012(Xem: 9839)
Một thái độ từ ái vị tha chỉ có một khuôn mặt, ân cần tử tế đến tất cả. Tuy nhiên, sự vị tha này giúp ích người khác và chính mình, cả hiện tại bây giờ và trong tương lai dài lâu. Như một vi lạt ma Tây Tạng Kunu Tenzin Gyelsten đã nói, "nếu con muốn là một người thân hữu của tất cả, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn là một người hướng dẫn tâm linh cho tất cả mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn. Nếu con muốn giúp ích mọi người, hãy phát sinh lòng từ ái và bi mẫn."
04/03/2012(Xem: 7613)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
20/02/2012(Xem: 6241)
Phật A Di Đà chính là vị Phật biểu trưng cho một Phật thể có thọ mạng vô lượng, trí tuệ vô cùng, công đức vô biên (Vô lượng thọ, Vô lượng quang, Vô lượng công đức).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]