Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiếu Phụ Cuồng Điên

22/09/201208:54(Xem: 4404)
Thiếu Phụ Cuồng Điên

me_mum1
THIẾU PHỤ CUỒNG ĐIÊN

Toàn Không

Khi đức Phật du hóa tại nước Di-hy-La, Ngài ngụ trong vườn Am-La. Bấy giờ có thiếu phụ tên là Bà-tứ-Tra có năm người con chết liên tiếp trong mấy năm. Vì qúa nhớ thương buồn rầu, nên khi đứa con thứ năm vừa chết xong, bà phát điên, xõa tóc, xé rách hết quần áo, chạy rong cùng đường kêu la, khi cười khi khóc, lúc nói lảm nhảm một mình.

Một hôm, bà chạy vào vườn Am-La trong lúc đức Phật đang thuyết pháp cho đại-chúng nghe, thiếu phụ điên cuồng chạy vào, vừa trông thấy đức Phật tự nhiên tỉnh lại, bà xấu hổ, khép nép ngồi xuống. Khi ấy đức Phật bảo Thị-giả A-Nan-Đà lấy áo Uất-đa-La của Phật đem cho bà và khiến bà khoác vào, Tôn-giả A-Nan-Đà vâng lời Phật lấy áo đưa cho bà, bà được áo, mặc xong, liền đến trước đức Phật cúi đầu lễ, rồi lui ra ngồi một bên.

Bấy giờ, đức Phật thuyết pháp cho bà nghe, khai thị, chỉ giáo, soi sáng và làm cho vui vẻ. Như thường lệ, đức Phật thuyết pháp theo thứ lớp cho đến khi tín tâm thanh tịnh, thọ tam quy, bà làm lễ xong vui vẻ tỉnh táo ra về.

Một năm sau, đứa con thứ sáu của bà bị bệnh và lăn ra chết! Nhưng lần này bà không ưu sầu phiền não, không còn kêu la khóc lóc, người chồng thấy thế ngạc nhiên hỏi bà:

- Những đứa con chết trước, bà thương nhớ các con nên kêu khóc, than Trời trách Đất ngày đêm, bà bỏ ăn bỏ ngủ, cho đến đứa thứ năm sau khi chết, bà phát cuồng điên, xé rách quần áo, chạy rông kêu la ngoài đường. Nay đứa con thứ sáu chết, bà không kêu la khóc than, không tỏ ra buồn khổ, tại sao vậy?

Bà vợ trả lời:

- Nếu kể từ vô thủy đến giờ, nghĩa là trăm nghìn vạn đời từ trước đến ngày nay, thì tôi có vô số con cháu, không sao tính hết được; nay tôi đã ra khỏi sự sống chết mất còn con cháu, nên không còn sầu khổ nữa.

Chồng bà khen:

- Bà đã được nghe ai nói Pháp ấy ở đâu? tôi chưa từng được nghe nói như thế bao giờ.

- Trong vườn Am-La có đấng Chính-Giác, Ngài là Phật tại thế; Ngài diễn nói tất cả khổ, nguyên nhân đưa đến khổ, làm thế nào diệt trừ khổ, và con đường dẫn đến đạo. Ngài dạy Bát Chính Đạo (Chính Kiến, Chính Tư duy, Chánh Ngữ, Chính Nghiệp, Chính Niệm, và Chính Định), tức là tám con đường Hiền-thánh diệt tất cả khổ, an ổn đến Niết-Bàn. Ngài là vị cứu tinh của tôi, là thầy tôi, tôi rất ưa thích giáo-pháp của Ngài, do đó tôi đã buông bỏ ý nghĩ nhớ con sầu khổ vô ích.

- Tôi cũng sẽ đến đó để được Ngài dạy tôi bỏ ưu phiền khổ não.

Bấy giờ chồng bà Bà-tứ-Tra tên Túc-xá-Đế, liền vội vã lên xe ngựa đến vườn Am-La. Ông vừa thấy Phật, lòng tin vui tăng lên, đi đến trước Phật cúi đầu đảnh lễ. Khi ấy đức Phật nói kệ khai mở pháp-nhãn cho ông, rồi nói Tứ Diệu-Đếvề khổ, khổ tập, diệt khổ, và con đường tiến đến đạo; nghe rồi, ông Túc-xá-Đế liền thấy pháp, và thành tựu quán sát pháp.

Sau khi hiểu pháp, ông xin xuất gia, được đức Phật chấp nhận xuất gia rồi, một mình ông ở chỗ yên tĩnh tư duy thiền định; Đức Phật đã nói trước, thọ ký cho ông là đêm thứ ba ông sẽ đắc Tam-Minh[gồm: Túc-Mạng-Minh(Biết các tiền kiếp của mình và của các chúng-sanh), Sinh-Tử-Minh(Biết rõ chúng-sanh chết nghiệp gì, sinh quả nào), Lậu-Tận-Minh(Biết rõ ô nhiễm của mình chấm dứt như thế nào)], thì đúng đêm thứ ba ông đắc Tam-Minh. Sau khi đắc Tam-Minh rồi, đức Phật bảo người đánh xe đem xe về nhà, và báo cho vợ ông hay. Người đánh xe vâng lời Phật dong xe về, bà vợ thấy người đánh xe, liền hỏi:

- Ông chủ có được gặp đức Phật không, Đức Phật có vì ông chủ thuyết pháp khai thị không, và ông chủ hiện giờ ở đâu?

- Dạ, ông chủ đã được gặp Phật, và đã có lòng tin thanh tịnh; Ông chủ đã tôn kính Phật làm thầy, và được Phật khai mở Pháp-Nhãn. Ông chủ còn được Phật dạy bốn Diệu-Đế, và thành tựu quán sát pháp. Sau khi biết pháp, ông chủ liền xuất gia, và chuyên cần tinh tấn tư duy thiền định; hiện nay, ông chủ đã đắc Tam-Minh, và đức Phật sai con về đây nói với Bà như thế.

Bà vợ nghe xong, trong lòng vô cùng phấn khởi, vui vẻ nói với người đánh xe:

- Cho ngươi ngựa, xe với một trăm nghìn tiền bạc để làm vốn mà sinh sống, rồi ngươi hãy đi truyền tin tức này, nói rằng: “Bà-la-Môn Túc-xá-Đế đã theo Phật tu hành và chỉ sau ba ngày đã chứng Tam-Minh, khiến lòng bà vợ là Bà-tứ-Tra vô cùng sung sướng”.

Người đánh xe đáp:

- Con bây giờ đâu cần xe ngựa tiền bạc làm gì ? Xin trả lại cho bà, vì con sẽ xin đi theo ông chủ, xin Phật cho xuất gia tu đạo.

- Hay thay ! Ý Ngươi như thế rất đúng, hãy mau trở lại chỗ Phật để theo ông chủ xuất gia; không bao lâu nữa, chắc cũng đầy đủ Tam-Minh như ông chủ.

- Đúng thế, ông chủ xuất gia, con cũng muốn xuất gia như thế.

- Ông chủ xuất gia, ngươi cũng xuất gia theo, chắc chẳng bao lâu nữa, ta cũng xuất gia theo. Giống như con rồng lớn nương hư không mà bay đi, những con rồng khác, rồng nam, rồng nữ thảy đều bay theo. Ta cũng như thế, sẽ mang bình bát, mặc áo Cà-Sa, sống đời giản dị.

- Ý bà như vậy, ắt sẽ thành tựu, không bao lâu nữa sẽ thấy bà ít muốn, biết đủ, cạo tóc, mặc áo Cà-Sa, mang bình bát đi đến từng nhà khất thực mà ăn. Đối với năm ấm(tham, sân, hôn trầm, phóng dật, nghi ngờ, hoặc có thể là Sắc, thọ, tưởng, hành, thức), sáu giới(Bố thí, nhân nhục, trì giới, tinh tấn, thiền định, trí huệ, hoặc có thể là đất, nước, gió, lửa, hư không, và thức) đoạn trừ ái dục, xa lià sự trói buộc của tham, và dứt hết phiền não. Đó là những lời Phật giảng cho ông chủ mà con được nghe.

Chẳng bao lâu sau, ông Túc-xá-Đế, người đánh xe, bà Bà-tứ-Tra, và cô con gái Bà-lê-Tôn-Đà, bốn người nối tiếp xuất gia theo Phật tu hành, và giải thoát hết khổ. Về sau tất cả đều đắc qủa Thánh..,.

Toàn Không

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2013(Xem: 7348)
“Ư bỉ nhị thập nhất câu chi Phật độ, công đức trang nghiêm chi sự, minh liễu thông đạt, như nhất Phật sát, sở nhiếp Phật quốc, siêu quá ư bỉ.” Chỉ một câu văn trong kinh Vô Lượng Thọ mà ta đã có ba chữ nói về cõi Phật. (Xin đọc phần đính kèm ở cuối bài, nói về 4 loại Tịnh độ)
16/09/2013(Xem: 11431)
Sáng dậy đọc xong cuốn Phật thuyết A Di Đà Kinh Yếu giải của đại sư Ngẫu Ích Trí Húc, được pháp sư Tịnh Không giảng thuật bỗng dâng lên nỗi cảm khái. Ngẫm lại, Phật giáo ngày nay đã đi sâu vào đời sống. Số lượng người đi chùa lễ Phật, quy y Tam bảo cũng nhiều. Xã hội ngày nay công việc bận rộn, người học Phật đa phần tu theo pháp môn Tịnh độ, đơn giản vì nó giản dị, dễ tu, hơn nữa cũng không có thời gian tham Thiền hay tu các môn khác. Tổ Vĩnh Minh có nói: “Tịnh độ vạn người tu, vạn người vãng sinh”.
14/09/2013(Xem: 9866)
Kinh A Di Đà là một bản Kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước Viễn Đông châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của Kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin; và trong lòng người hành trì, Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.
11/09/2013(Xem: 6621)
Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm? Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.
07/09/2013(Xem: 5874)
“Nếu như ngày xưa Đức Phật chỉ bày duy nhất một pháp môn thôi, ví dụ một là thiền, hai là tịnh, ba là mật…hoặc là Pháp Hoa tông, Luật tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông… thì giờ tốt biết mấy. Vì con thấy không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản, Trung Hoa hay tất cả các nước tu học theo tinh thần Phật giáo thì thường có những xung đột, dù không có gì là lớn lắm giữa các Phật tử theo các tông phái khác nhau”. Tôi có trả lời rằng: “Dù cho mình có trí tuệ đầy khắp tam thiên đại thiên thế giới như Ngài Xá Lợi Phất thì cũng không bằng Đức Phật. Đức Phật thấy suốt, biết hết nên Ngài mới tùy căn cơ của chúng sinh mà bày ra các phương tiện khác nhau”
01/09/2013(Xem: 10143)
Hôm nay, tôi sẽ nói đề tài: "Chỗ gặp gỡ và chỗ không gặp gỡ giữa Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông". Phật giáo Việt Nam chúng ta có chia ra nhiều tông phái, nhưng xét kỹ thì có ba tông chính: Thiền Tông, Tịnh Ðộ Tông và Mật Tông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]