Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tâm Bồ Đề - Tâm Siêu Việt

14/09/201200:22(Xem: 5358)
Tâm Bồ Đề - Tâm Siêu Việt
labode_10
TÂM BỒ ĐỀ - TÂM SIÊU VIỆT
Tác giả: Đại sư Kelsang Gyatso
Trích dịch: Thích Nữ Giác Anh

Lời giới thiệu: Đại sư Kelsang Gyatso (1931- ) là một trong những bậc Thầy và cũng là Hành giả nổi tiếng theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng hiện nay. Tuổi vừa lên tám, Ngài đã tỏ ra yêu thích cuộc sống Tu viện và bắt đầu học tập Kinh điển. Tuy còn rất nhỏ nhưng trí tuệ vượt bật hơn người. Chưa đến 10 tuổi Ngài đã thuộc lòng những bộ Kinh dài và quan yếu trong Phật Giáo. Ngài tu học tại Tu viện Sera 15 năm và đạt học vị cao nhất Geshe - Tiến sĩ Phật giáo theo truyền thống Tây Tạng. Năm 1959, Ngài vượt biên sang tị nạn tại Ấn Độ. Vài năm sau đó, tổ chức khóa tu và thành lập tu viện ở Mussoorie, tiểu bang Uttaranchal – Nam Ấn. Cũng chính nơi đây, dưới sự hướng dẫn của vị Thầy Bổn Sư - Đại sư Kyabje Trijang Rinpoche, Ngài đã ẩn tu nhập thất nghiêm mật trong vòng 18 năm. Vào năm 1977, nhân duyên hoằng pháp cho người Tây Phương đã đến, Ngài nhận lời mời của Lama Yeshe đến London giảng pháp. Sau những buổi giảng đầu tiên này, Phật tử Anh cung thỉnh Ngài ở lại hoằng hóa. Bắt đầu từ đây, không những Phật tử Anh mà còn khắp nơi trên thế giới hội đủ duyên lành đón nhận giáo lý Giải Thoát từ một bậc Thầy, vừa là Học giả, vừa là Hành Giả như Đại Sư Kelsang Gyatso. Bài dịch này xin được trích dịch trong phần Bồ Đề Tâm (The Precious Mind of Boddhicitta) từ tác phẩm “8 Bước Đến Hạnh Phúc” (Eight Steps to Happiness) của Ngài.

Khi nói đến tu là nói đến chuyển hóa Tâm thức trong mỗi con người chúng ta, đó là điều quan trọng nhất. Có hai mức độ chuyển hóa, mức độ thứ nhất là phát tâm từ bi thương hết tất cả chúng sanh, mức độ thứ hai là tập hoán chuyển giữa Mình và Người, còn gọi là thực tập pháp tu Cho và Nhận. Chắc ai cũng đã biết, phương pháp Cho và Nhận là một phương pháp huấn luyện tâm rất đặc sắc, nó làm lớn mạnh lòng Từ Bi trong mỗi chúng ta. Vì chúng sanh ai cũng có khuynh hướng không muốn đau khổ và ai cũng mong cầu hạnh phúc, nên dù sớm hay muộn những ai thiết tha hành Bồ Tát đạo đến một lúc đều phải dõng mãnh phát tâm: “Đối với tất cả chúng sanh, con nguyện xin Nhận thay đau khổ và Cho tất cả hạnh phúc”.

Nhưng trước hết cần đặc biệt hiểu rõ phát Tâm Bồ Đề là gì? Tâm Bồ Đề là tâm phát sinh từ tâm Đại Bi, Đại Bi là tâm biết thương yêu trong mỗi con người chúng ta. Tâm biết thương yêu đó như một cánh đồng, trên cánh đồng ấy lấy Từ Bi làm hạt giống, pháp môn là phương pháp trồng trọt để hạt giống Từ Bi sinh trưởng, và cuối cùng Bồ Đề Tâm là kết quả thu hoạch từ hạt giống Từ Bi và quá trình nuôi dưỡng đó. Giữa tất cả những pháp môn để phát triển tâm Từ Bi, Cho và Nhận là pháp sâu sắc nhất, vì thế tâm Bồ Đề sinh trưởng từ đây cũng cao quí hơn hết.

Bồ Đề Tâm dịch nghĩa từ tiếng Phạn Boddhicitta. Bồ Đề - Bodhi - nghĩa là giải thoát, Citta nghĩa là Tâm, như vậy Bodhicitta nghĩa là Bồ Đề Tâm. Đây là “sơ phát tâm” phát khởi từ lòng Từ Bi trong mỗi chúng ta. Bồ Đề Tâm là tâm khao khát mong cầu quả vị Giác ngộ Giải thoát để cứu độ tất cả chúng sanh ra khỏi phiền não đau khổ. Tâm này là tâm cần thiết nhất, và cũng chính là tâm quan yếu nhất trong Phật giáo.

Một khi chúng ta đã đạt được những tinh hoa của Bồ Đề Tâm rồi, tất cả những thiện pháp tự nhiên sẽ được thành tựu, mọi phiền não sẽ chấm dứt, những ước mơ sẽ thành hiện thực và chúng ta có thể phổ độ chúng sanh một cách tự tại và viên mãn. Bồ Đề Tâm là người bạn tốt nhất mà ta có thể có và cũng chính là phẩm hạnh cao quí nhất mỗi một con người nên hướng đến.

Trong cuộc sống thường ngày, nếu thấy ai đối xử tốt với bạn bè, có hiếu với cha mẹ, thường hay giúp đỡ mọi người, chúng ta đã khen ngợi người đó là một người tốt. Vậy tưởng tượng xem, một người dâng hiến cả cuộc đời để ban vui cứu khổ, phụng sự tất cả chúng sanh, thì người ấy càng đáng để chúng ta khâm phục và tán thán hơn biết chừng nào.

Thánh Atisha đã thọ giáo với nhiều bậc Thầy, nhưng chỉ có một bậc Thầy Ngài thừa hưởng ân huệ nhiều nhất, đó là Guru Serlingpa. Bất cứ lúc nào nghe đến danh hiệu Serlingpa, Thánh Atisha đều cung kính đảnh lễ. Đệ tử hỏi vì sao Ngài thương cảm đến thế, Ngài trả lời rằng “vì lòng từ bi của Guru Serlingpa mà Ngài đã phát Tâm Bồ Đề”. Chính nhờ năng lực của Tâm Bồ Đề mà Thánh Atisha đã mang hoan hỷ và an lạc đến cho bất cứ ai có nhân duyên đuợc gặp Ngài, và tất cả mọi hành động của Ngài đều không ngoài mục đích phổ độ chúng sanh.

Vậy Tâm Bồ Đề hoán chuyển phiền não và viên mãn nguyện ước của chúng ta bằng cách nào? Chúng ta đều hiểu rõ, phiền não không ngoài tâm mà có. Bất cứ vấn đề gì đều do tâm quyết định, trước mỗi việc khó khăn, ta nhìn nó dưới con mắt của phiền não hay xem như là một cơ hội để vươn lên, tất cả đều tùy thuộc ở tâm. Nếu có Tâm Bồ Đề, những tâm không tốt như tham ái, sân giận hay ích kỷ nhỏ mọn… không có cách nào hoạt động. Ví dụ trong cuộc sống, có khi ta không tìm được việc làm tốt, nhà đẹp, bạn lành v.v… lúc đó cũng không lấy gì làm buồn, vì ta nghĩ “mơ ước chính của ta là đạt đến giải thoát giác ngộ, nếu hôm nay không có những hỷ lạc thế gian thì cũng không nhằm gì, vì suy cho cùng, chung quy những đòi hỏi thế gian đó chỉ kéo ta trầm luân mãi trong luân hồi mà thôi”. Với tâm trong sáng như vậy, ta sẽ không còn những đòi hỏi cho cá nhân hay oán trách người khác. Không gì có thể ngăn chặn ta trên con đường tìm đến giải thoát. Hơn thế, Tâm Bồ Đề tối thượng đó sẽ tạo nên một nguồn phước đức vô lượng vô biên, vì tất cả mọi tư tưởng và hành vi của ta đều đã biến thành nguồn lợi lạc cho kẻ khác. Công đức sâu dày đó sẽ khiến tất cả mọi nguyện ước đều thành tựu dễ dàng, chúng ta sẽ có một năng lực vĩ đại để phổ độ chúng sanh, lúc đó mọi Phật sự đều thành tựu viên mãn.

Chúng ta cần thường xuyên nhớ nghĩ đến lợi ích của Tâm Bồ Đề, cho đến lúc tận sâu thẩm trong tâm hồn bừng lên niềm cảm hứng sâu xa với tâm quí hiếm cao tột này. Muốn được vậy, không chỉ thường nhớ nghĩ đến lợi ích của Tâm Bồ Đề, mà còn phải thường hành bốn pháp: tích tập phước đức, trao dồi trí tuệ, cần cầu minh sư và tinh tấn tu tập.

Ngay giờ phút này là cơ hội ngàn vàng cho ta phát Tâm Bồ Đề. Tuy nhiên không một ai chắc chắn cơ hội này sẽ được tồn tại đến bao lâu. Một khi ta phung phí để thời gian trôi qua vô ích, chúng ta sẽ không còn bao giờ tìm thấy lại nữa. Nếu bị mất việc, mất cơ hội kiếm tiền hay mất một người đẹp, người hấp dẫn nào đó, đó chưa thật sự đáng tiếc, đó chưa phải là mất. Vì tìm kiếm những thứ đó không khó, chưa kể khi chiếm hữu được rồi, chắc gì chúng đã đem đến cho ta hạnh phúc thật sự. Nhưng một khi để vụt qua cơ hội này, không phát Tâm Bồ Đề, đó mới chính là điều thật đáng tiếc vô cùng vô tận, chính đó mới là sự mất mát cực kỳ to lớn.

Được thân người là cơ hội lớn nhất để phát huy cuộc sống tâm linh. Thân người chỉ là một tái sanh trong bao nhiêu lần tái sanh của chúng ta từ vô lượng kiếp vừa qua. Nhưng thử quan sát xem, xã hội ngày nay có mấy ai muốn sống đời sống tâm linh. Trong số những người ít oi đó, mấy ai được biết Phật Pháp. Quan sát như vậy mới nhận thức được sự may mắn và hiếm hoi của chúng ta trong giờ phút này, đây là cơ hội quí báu cho ta hướng đến niềm an vui tối thượng của Phật quả.

Bây giờ chúng ta bước sang giai đoạn sau khi đã phát Tâm Bồ Đề rồi. Chúng ta ai nấy đều biết rằng, hiện giờ Tâm Bồ Đề đã được phát và đã có ước nguyện phổ độ tất cả chúng sanh, mặc dù vậy nhưng ta chưa có khả năng biến ước mơ thành hiện thật. Ví như người đang chết đuối làm sao cứu người khác, cho dù người chết đuối đó có tâm khao khát muốn cứu người bao nhiêu chăng nửa. Như vậy, chỉ có người đã tự giải thoát mới có khả năng giúp đỡ người khác mà thôi.

Hãy tự hỏi xem, ai mới là người có đủ năng lực phổ độ chúng sanh. Chắc chắn người đó không ai khác hơn là Phật. Chỉ có Phật mới hoàn toàn khỏi những lỗi lầm, vượt qua hết những giới hạn, có đầy đủ trí huệ và phương tiện viên mãn tối thượng để tùy thuận từng căn cơ giáo hóa chúng sanh. Chỉ có Phật mới là bậc hoàn toàn đến bờ kia, bờ giác ngộ giải thoát. Chỉ có Phật mới là người duy nhất đưa chúng sanh vượt thoát biển khổ luân hồi.

Quán sát như vậy, Tâm Bồ Đề sẽ bừng lên trong tâm thức, tự nhiên tâm sẽ phát nguyện: “Con xin nguyện phổ độ chúng sanh, nhưng vì bản thân còn nhiều phiền não giới hạn, không sao thực hành điều đó được. Chỉ có Phật quả mới đủ năng lực, nên con nguyện tu tập chứng ngộ Phật quả càng sớm càng tốt để phổ độ chúng sanh”. Quán chiếu tâm nguyện này nhiều lần cho đến lúc nguyện ước đó hiển hiện rõ ràng trong tâm thức.

Khi muốn một tách trà, tức là tâm đầu tiên muốn uống trà, dĩ nhiên tự động phải khởi tâm thứ hai là tìm cái tách trà. Cũng vậy tâm niệm đầu tiên là muốn giải thoát cho chúng sanh, tất nhiên tâm thứ hai kèm theo, là phải thành tựu Phật quả. Vì nếu không thành tựu Phật quả, thì không thể giải thoát chúng sanh. Giống như không có tách làm sao uống trà?

Thời gian đầu mới phát tâm, tất nhiên tâm đó còn gượng ép, dễ bị lui sụt, thậm chí chỉ khi nào nghĩ đến thì tâm mới phát, nếu không thì thôi. Thế nên cách tốt nhất để Tâm Bồ Đề luôn hiển hiện rõ ràng là thường xuyên huân tập tâm giác ngộ đó.

Đa phần thời gian thường ngày chúng ta không có công phu, nên hãy cố gắng tận dụng mọi cơ hội trong cuộc sống để tập phát tâm. Làm sao những thời công phu và những lúc ngoài công phu hỗ trợ lợi lạc cho nhau. Nếu không, chỉ những lúc ngồi xuống tu tập ta mới phát tâm, mới hưởng những phút giây an lạc, nhưng khi rời thời khóa công phu rồi, trở lại nguyên vẹn những đau khổ hằng ngày do sân hận, tham trước và si mê gây ra. Những phiền não đó chính là chướng ngại ngăn trở con đường tu tiến của chúng ta. Mình phải học cách áp dụng việc tu vào những sinh hoạt thường ngày. Đạt được như vậy, dù ngày hay đêm ta đều hưởng thụ trạng thái an vui hỷ lạc, duy trì sự chú tâm mà trước đây chỉ có mỗi khi bắt đầu thời khóa công phu mà thôi.

Hiện tại có thể tâm cảm chúng ta trong đời sống thường trái ngược với những lúc ta hành trì, thậm chí có khi đã đi vào thời khóa rồi, nhưng vẫn không sao ngăn được những nhớ nghĩ cứ tuôn trào ào ạt do những sinh hoạt hằng ngày kéo đến, khiến ta không sao giữ vững sự nhiếp tâm. Tất cả những thiện pháp lúc đó sẽ biến mất do cả ngày bận rộn, thay vào đó là những mệt mỏi, căng thẳng và tâm tư phủ đầy những tư tưởng loạn động.

Tuy nhiên, mọi khó khăn đều có cách giải quyết. Chúng ta có thể vượt qua những ngăn ngại đó bằng cách chuyển tất cả những sinh hoạt và kinh nghiệm phải trãi qua hằng ngày sang chiều hướng tu tập. Hãy tạo một cách suy nghĩ đặc biệt.

Những sinh hoạt hằng ngày như nấu nướng, làm việc, nói năng hoặc tịnh dưỡng nghỉ ngơi… đều không hẳn chỉ là những việc mang tính thế gian. Chúng sẽ thế gian nếu ta làm với tâm thế gian. Nhưng cũng những việc đó mà hành động với động lực tu tập thì chính những việc thường ngày sẽ chuyển biến thành những pháp tu thanh tịnh.

Ví dụ, mỗi khi trao đổi tiếp chuyện với bạn bè, chúng ta thường để cho bản ngã ích kỷ tự ái chi phối, thích nói những gì có sẵn trong đầu, không cần biết điều đó lợi ích hay không. Nay thay vì như thế, tâm tư chuyển sang khuynh hướng khác, chỉ nói những lời tốt đẹp lợi lạc, khuyến khích khơi dậy những thiện tâm của người đối diện, tránh tối đa những gì khiến cho người đau lòng hay tổn thương. Thay vì trước đây chỉ lấy lòng người và nâng cao mình, thì nay nên tìm cách khuyến tấn, nhắc nhở lẫn nhau tất cả chúng ta đây còn đang mắc kẹt trong vòng luân hồi, thiếu duyên phước này. Với khuynh hướng đó, tiếp chuyện với bạn bè sẽ trở thành một pháp tu để ta phát triển tình thương, lòng từ bi và nhận thức những giá trị khác trong tinh thần Đại thừa.

Nếu có thể chuyển đổi tất cả những hành vi trong đời sống thành pháp tu như thế, thì mỗi khi vào thời khóa công phu, tất nhiên sẽ không còn cảm giác mệt mỏi, căng thẳng nữa, mà sẽ là một niềm cảm hứng hỷ lạc vô biên. Đó chính là lúc hành giả tiến sâu vào cảnh giới của Định một cách mau chóng và dễ dàng nhất.

Tóm lại, phát triển lòng từ bi là điều rất quan trọng và căn bản, đó là nhân chủng của Tâm Bồ Đề. Để cho hạt giống này phát triển, cần phải thường xuyên kết hợp vun trồng phước đức, diệt trừ tất cả những ác pháp và thường cầu nguyện sự hộ trì gia bị của tất cả chư Phật và Bồ Tát. Có được tất cả những thiện duyên như thế, chắc chắn Tâm Bồ Đề sẽ được phát huy đến mức viên mãn.

Pháp Bảo Tự Viện, Sydney.

Mừng Xuân Tân Mão 2011

Thích Nữ Giác Anh trích dịch.

(CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GỈA)





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 6218)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
21/11/2012(Xem: 7238)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6762)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5960)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5566)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7240)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10377)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12278)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5396)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6561)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]