Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Súc Quyền Và Kinh Pháp Cú

15/02/201223:25(Xem: 5364)
Súc Quyền Và Kinh Pháp Cú
SÚC QUYỀN VÀ KINH PHÁP CÚ
Rosemary Amey
Thích nữ Tịnh Quang dịch

Đừng làm các việc ác, siêng làm các hạnh lành, giữ tâm ý thanh tịnh, là lời chư Phật dạy. (Pháp Cú, 183).

Bối cảnh: Phật giáo và Kinh Pháp Cú

Phật giáo đề cập đến súc quyền như thế nào? Xuyên qua hàng trăm triệu Phật tử trên thế giới, có sư bất đồng về vấn đề cơ bản này. Lần đầu tiên tôi bỗng nhiên thích thú Phật giáo bởi vì hai nhà hàng yêu thích của tôi (Buddha’s Vegetarian Food và Lotus Garden, cả hai ở trên hướng nam đường Dundas Street bangToronto) là Phật tử, và rất cẩn thận chỉ để phục vụ thức ăn chay không có trứng. Trong một nhà hàng mà tôi cho rằng việc này là cần thiết vì các tu sĩ Phật giáo và các nữ tu ăn ở đây. Điều này giúp tôi hiểu rằng Phật giáo có lời nguyền đối với súc vật thực sự rất rất nghiêm túc. Mặt khác, vị hôn phu của tôi và tôi có một vài người bạn là Phật tử, nhưng vẫn tiếp tục ăn thịt và cảm thấy điều này là phù hợp với Phật giáo. Phật tử, hoặc ít nhất là Tăng Ni Phật giáo có ăn chay không? Phật giáo nói gì về việc chúng ta đối xử với loài vật? Điều này rất cần thiết để giải quyết tranh cãi này, tôi cảm thấy quay trở về kinh điển Phật giáo để tìm thấy những gì mà con người phải nói đến vấn đề này.

Cho đến nay, tôi thật thất vọng trong sự cố gắng để mua bản sao về kinh điển Pali cho mình - có lẽ bởi vì nó dài gấp mười một lần Kinh Thánh. Các cửa hàng sách tôi mua đã bao gồm tất cả các cổ phần lớn của những sách về Phật giáo, nhưng không phải là kinh điển chính! Các nguồn trích dẫn phụ (hoặc tệ hơn!) về Phật giáo có làm sáng tỏ chỉ một chút đối với những gì về lời dạy của Đức Phật đối với động vật. Tuy nhiên, tôi đã có được một bản sao của một phần quan trọng của kinh điển Pali, Kinh Pháp Cú. Giáo Pháp (Dharma trong tiếng Sanskrit), có nghĩa là "luật, đạo luật, đạo đức chính trực, luật vĩnh cửu của vũ trụ, chân Lý", và pada có nghĩa là "chân" hoặc "bước chân". Vì vậy, Kinh Pháp Cú là những bước mà chúng ta phải có để sống theo đạo luật và tâm luật (Phật giáo). Theo học giả Juan Mascaró, tinh thần của Kinh Pháp Cú là tinh thần của Đức Phật, được ứng dụng cho cả hai, những người xuất gia và các học giả". Vì vậy, nó có vẻ hợp lý rằng chúng ta có thể tìm thấy được tối thiểu sự tương ứng đầu tiên về phương pháp tiếp cận của Phật giáo đối với câu hỏi về súc quyền từ nền tảng đạo đức cơ bản được đặt ra bởi Đức Phật Gotama trong Kinh Pháp Cú.

Không sát sanh không làm tổnhại


Trong Phật giáo, có năm giới, mà có thể được coi là đóng một vai trò tương tự như Mười Điều Răn cho người Do Thái và Kitô hữu. Những giới luật này cung cấp sự hướng dẫn đạo đức cho các Phật tử cư sĩ cũng như Tăng Ni. Chúng nó được tóm tắt như sau:

He who destroys life, who utters lies, who takes what is not given to him, who goes to the wife of another, who gets drunk with strong drinks -- he digs up the very roots of his life.(Dhammapada, 246-247).

Ai ở đời sát sinh/ nói láo không chân thật/ lấy của không được cho/qua lại với vợ người /nghiện ngập với rượu mạnh/tự đào bới gốc mình.

Giới cấm sát sinh được biết như là giới đầu tiên. Ngoài ra, Đức Phật cũng khuyên chúng ta không "làm tổn thương" những người khác, ví dụ:

He who for the sake of happiness hurts others who also want happiness, shall not hereafter find happiness. (Dhammapada, 131.)

Ai cũng cần hạnh phúc/cầu hạnh phúc cho mình/hại hạnh phúccủa người/đời sau không hạnh phúc

Có lẽ bởi vì không sát sinh và không làm tổn thương kẻ khác là rất quan trọng, Đức Phật nhiều lần yêu cầu chúng ta không nên có hành động đó ở nhiều đoạn văn trong Kinh Pháp Cú (xem phần tiếp theo để biết thêm chi tiết). Thực tế rằng ở giới thứ nhất và các giáo lý khác cấm sát sinh và làm tổn thương không gây tranh cãi giữa các Phật tử với nhau. Trường hợp có tranh cãi đến là câu hỏi của người Phật tử bị cấm không được giết chết hoặc làm tổn thương.

Giới đầu tiên và sự ngăn cấm làm tổn hại để bảo vê ai?

Giới thứ nhất và các lời dạy khác chống làm tổn thương và bảo vệ súc vật? Có lẽ giống như điều răn của Do Thái-Kitô giáo "Ngươi chớ giết" nhằm áp dụng đối với loài người. Khả năng này có thể được loại trừ gần như ngay lập tức, trong Kinh Pháp Cú, có rất nhiều huấn thị rõ ràng chống lại việc sát hại hoặc làm tổn thương chúng sinh, chứ không phải chỉ dành cho "con người ":

But although a man may wear fine clothing, if he lives peacefully; and is good, self-possessed, has faith and is pure; and if he does not hurt any living being,he is a holy Brahmin, a hermit of seclusion, a monk called a Bhikkhu. (Dhammapada, 142. Emphasis added.)

Ngườicó trang sức tốt/nếu sống tâm tịnh thiện/có kiên định phạm hạnh/không tổn hại chúng sinh/vị ấy là phạm chí/ là ẩn sĩ sa môn.

The wise who hurt no living being, and who keep their body under self-control, they go to the immortal NIRVANA, where once gone they sorrow no more. (Dhammapada, 225 Emphasis added.)

Người trí không sát sinh/thường chế ngự bản thân/Đạt niết bàn bất tử/cảnh giới không ưu buồn.

A man is not a great man because he is a warrior and kills other men; but because he hurts not any living beinghe in truth is called a great man. (Dhammapada, 405. Emphasis added.)

Một con người vĩ đại/vì y là chiến sĩ/giết chết nhiều người khác/nhưng người không sát sại/bất kỳ mọi chúng sinh/xứng danh: người vĩ đại.

Rõ ràng rằng Đức Phật đã cố gắng làm cho điều này rõ ràng, rằng huấn thị chống lại việc sát sanh hoặc làm tổn thương không chỉ giới hạn đối với con người, nhưng mở rộng ra đối với tất cả "chúng sinh."
Sau đó, chúng ta có thể tự hỏi, "chúng sinh" là gì hoặc những ai? Một số người lập luận rằng sự bảo vệ của "chúng sinh" bao gồm thực vật cũng như các loài động vật, vì chúng nó cũng có sự sống. Nếu đây là trường hợp, thì điều này có thể tuyên bố rằng đối với một Phật tử, ăn một con thỏ là không tồi tệ hơn ăn một củ cà rốt.

Ở đây tôi đang ở thế bất lợi, khi tôi chưa học tiếng Pali, cũng như tôi không có những bản kinh nguyên gốc bằng tiếng Pali. Tuy nhiên, một đoạn huấn thị tuyệt vời diễn tả rằng chúng sanh là ám chỉ đến những loài có tri giác (hữu tình).

All beings fear before danger, life is dear to all. When a man considers this, he does not kill or cause to kill. (Dhammapada, 129-130.)

Chúng sinh sợ nguy hiểm/chúng sinh sợ tử thần/Biết cân nhắc điều này/không giết không bảo giết.

Ở đây, Đức Phật giải thích rằng chúng ta không nên sát hại thay vì quan tâm đối với nỗi sợ hãi và yêu thương sự sống mà mọi loài cần có. Hơn nữa, Ngài nói rằng tất cả chúng sinh đều có chung những thuộc tính này, cho thấy rằng từ mà Mascaró đã dịch như "beings" thực sự có nghĩa là "chúng hữu tình" (sentient beings). Một số người hoài nghi có thể cho rằng loài động vật phi nhân không phải là chúng sinh có tri giác (hữu tình). Tuy nhiên, trong đoạn văn khác, Đức Phật đề cập đến tri giác của con cá trong một phép ẩn dụ mô tả một tâm trí loạn động:

Like a fish which is thrown on dry land, taken from his home in the waters, the mind strives and struggles to get free from the power of Death. (Dhammapada, 34.)


Như cá ném đất khô/vứt ra khỏi nguồn nước/tâm tranh đấu vẫy vùng/để thoát khỏi thần chết.

Đoạn này cho thấy rằng, từ “chúng sinh” được diễn tả trong Kinh Pháp Cú 130 (xem ở trên), cuộc sống của con cá rất đáng quí đối với nó - nếu không thì tại sao nó "tranh đấu vùng vẫy dể thoát khỏi thần chết” khi bị đưa ra khỏi dòng nước của nó? Nếu Đức Phật cho rằng loài cá là loài chúng sinh có tri giác, điều này cho thấy rằng ngài đã đề cập đến nhiều loài động vật khác thông thường bị giết hại bởi con người. trong số các loài động vật khác thường thiệt mạng và bị thương của con người (ví dụ như động vật có vú và chim) cũng là hữu tình chúng sinh. Vì vậy, ít nhất là cá, chim và động vật có vú không thể bị giết hoặc bị làm tổn thương theo giới đầu tiên và các giáo lý khác nhằm bảo vệ chúng sinh . Nó có thể là hoàn toàn ở giới đầu tiên bao gồm các động vật khác vậy.

Vậy tại sao Đức Phật không nói thẳng rằng không nên làm hại "động vật”, thay vì là "chúng sinh"? Có lẽ nó là bởi vì thời điểm và quốc độ trong thời Phật, những tín đồ của các tôn giáo nổi tiếng khác chẳng hạn như đạo Jainism đã bảo vệ động vật và như vậy điều này rất rõ ràng đối với đệ tử của Đức Phật trong việc bất sát không giết chết "chúng sinh", có nghĩa là không giết chết động vật . Có lẽ không có từ trong tiếng Pali bao gồm cả những loài động vật nhân và phi nhân, vì thế thuật ngữ được dịch là "chúng sinh (living beings)" là đề cập chung. Hoặc có lẽ là Đức Phật muốn chúng ta phải quan tâm hơn đến các động vật có tri giác (hữu tình), chứ không phải sự sống của loài thực vật vô tình.

Sự gợi ý về việc đối xử của chúng ta đối với động vật

Từ thời Đức Phật, đã có những thay đổi đáng kể trong mối quan hệ giữa động vật và con người. Các thao tác như thuật giải phẩu sinh thể và nhà máy sản xuất nông nghiệp sẽ không được biết trong thời Đức Phật, và do đó, tất nhiên chúng không được đề cập đến một cách chi tiết ở trong Kinh Pháp Cú. Hơn nữa, Kinh Pháp Cú là rất ngắn gọn, và không liệt kê tất cả các hành vi bất thiện có thể được thực hiện đối với động vật (bao gồm con người cũng như động vật!). Tuy nhiên, mặc dù vô số sự hãm hại đối với động vật, không phải tất cả được nói một cách chi tiết trong Kinh Pháp Cú, chúng ta có thể suy ra nhiều điều, đơn thuần là ở giới thứ nhất và những lời dạy chống lại việc làm tổn thương các chúng sinh khác. Rõ ràng rằng Đức Phật không muốn chúng ta tiêu diệt hoặc làm tổn thương động vật như chính bản thân mình. Do đó, Phật tử không thể là thợ săn, người đánh cá, bẫy chim, kẻ đồ tể, kẻ chặt thịt vv… cũng không phải chúng ta có thể dồn động vật đến chỗ không còn đất sống trong những nơi được gọi là ngôi nhà của động vật.

Không ăn thịt như thế nào? Một số người cho rằng miễn đừng giết động vật thì ăn thịt cũng không sao. Tuy nhiên, lưu ý rằng đoạn 129 và 130 trong Kinh Pháp Cú xác định rằng chúng ta không nên "giết hoặc gây ra cái chết". Khi mọi người mua sản phẩm làm ra từ cơ thể động vật đã chết, họ hẳn nhiên gián tiếp giết hại những động vật . Do đó, thịt, da và lông cũng bị cấm. Điều này có đúng chăng, để có hiệu quả kinh tế, giết động vật già và kém năng suất là cần thiết để sản xuất sữa và trứng - chắc chắn đây là một trong những yêu cầu của các ngành công nghiệp trứng và sữa biện minh cho hành vi này. Nếu vậy, thì mua sữa và trứng cũng hẳn nhiên là nguyên nhân tạo ra sát sinh, và do đó nên tránh điều này nếu giữ giới thứ nhất.

Món thịt mà người khác đã mua như thế nào? Hầu hết, có lẽ tất cả các trường hợp, với việc chấp nhận thịt phục vụ cho chúng ta bởi người khác, chúng ta đang gây ra việc sát sinh. Ví dụ, nếu ăn thịt bạn bè mời chúng ta đến ăn bữa tối, họ sẽ mua thêm thịt cho chúng ta trong sự mong đợi về chuyến thăm của chúng ta, hoặc nếu chuyến thăm của chúng ta nằm ngoài kế hoạch, họ có thể mua thêm thịt để cất lại trong tủ đựng thịt của họ sau khi chúng ta rời khỏi. Trong cả hai trường hợp, sự chấp nhận của chúng ta đối với thịt đã gây ra cho việc giết hại động vật thêm. Vì vậy, lý tưởng nhất, chúng ta không nên chấp nhận dùng thịt cung cấp từ những người khác, và nên để cho mọi người biết trước điều này bất cứ khi nào có thể.

Một số người cho rằng thức ăn của dạ dày không quan trọng, chỉ có thức ăn của tâm mới quan trọng. Tuy nhiên, Đức Phật đã chỉ ra rằng chúng ta nên đưa ra sự suy nghĩ với những gì chúng ta ăn:

He who lives only for pleasures, and whose soul is not in harmony, who considers not the food he eats,is idle, and has not the power of virtue -- such a man is moved by MARA, is moved by selfish temptations, even as a weak tree is shaken by the wind. (Dhammapada, 7. Emphasis added.)

Người sống theo dục lạc/không chế ngự tâm mình/ăn uống không điều chế/biếng nhác không chuyên cần—như bị ma dẫn đắt/bị ích kỷ khống chế/như cành cây yếu đuối/lung lay theo chiều gió.

Not to hurt by deeds or words, self-control as taught in the Rules, moderation in food, the solitude of one's room and one's bed, and the practice of the highest consciousness: this is the teaching of the Buddhas who are awake. (Dhammapada, 185. Emphasis added.)

Thân khẩu đừng não hại/tự hộ trì giới luật/ăn uống có tiết độ/sống ở nơi thanh tịnh/chuyên tu tập thiền định/đây lời chư Phật dạy.

Có lẽ những lời dạy trên khuyên chúng ta tránh đi thói ham ăn cũng như nên ăn chay. Nhất định nhiều người tìm cách "từ bỏ" sự khổ đau từ thịt (hoặc các sản phẩm khác giết hại động vật) cũng nên xem xét nếu họ đã tự cho phép mình trở nên quá gắn liền với những thú vui vật chất, và chú ý đến những lời của Đức Phật:

He who does what should not be done and fails to do what should be done, who forgets the true aim of life and sinks into transient pleasures -- he will one day envy the man who lives in high contemplation.


Làm việc không nên làm/không làm việc cần làm/người đắm chìm dục lạc/quên chân lý cuộc đời--rồi y sẽ đố kỵ/bậc an trú đại định.

Let a man be free from pleasure and let a man be free from pain; for not to have pleasure is sorrow and to have pain is also sorrow. (Dhammapada, 209-210.)

Hãy thoát khỏi dục lạc/hãy thoát khỏi cực hình/không dục lạc thì khổ/cực hình cũng đớn đau.

Mặc dù lý tưởng của sự tách biệt không có nghĩa là chúng ta bị cấm để trải nghiệm những thú vui vật chất, rõ ràng cho phép hưởng thụ dục lạc đối với thịt để vượt qua giới cấm thứ nhất là trái với tinh thần của Kinh Pháp Cú. Nhiều người đã cố gắng biện minh cho việc giết chết động vật bởi vì những lợi ích mà nó mang lại, cho dù lợi ích kinh tế cho những người làm nghề giết chết động vật, hoặc các lợi ích có tiềm năng y học có thể phát sinh từ sự giải phẩu sinh thể. Tuy nhiên, Đức Phật nói:

He who for himself or others craves not for sons or power or wealth, who puts not his own success before the success of righteousness,he is virtuous, and righteous, and wise. (Dhammapada, 84. Emphasis added.)

Không vì mình vì người/ và không cầu con cái/ hoặc tài sản lớn lao/chẳng mong mình thành tựu/với thành tựu đạo đức/vị ấy có giới hạnh/có chánh pháp, trí tuệ.

Đó là, sự thực hành chánh đạo (tuân theo giới luật) có mức ưu tiên cao hơn sự “thành tựu” thế gian. Hơn nữa, Đức Phật cảnh báo về vìệc tham luyến đối với thân thể:

Consider this body! A painted puppet with jointed limbs, sometimes suffering and covered with ulcers, full of imaginings, never permanent, for ever changing.

Hãy quán sát thân này/như con rối tô màu/với chân tay ráp lại/đau đớn và ung nhọt/tràn đầy điều khởi tưởng/ không bao giờ trường cửu/và thay đổi không ngừng.

This body is decaying! A nest of diseases, a heap of corruption, bound to destruction, to dissolution. All life ends in death.

Thân này đang suy già/là một ổ bịnh hoạn/một đống phân thúi nát/buộc ràng với hoại diệt/Vì tất cả đời sống/kết thúc bằng cái chết.

Look at these grey-white dried bones, like dried empty gourds thrown away at the end of the summer. Who will feel joy in looking at them?

Nhìn xương xám trắng này/như bầu bí rỗng khô/ném bỏ cuối mùa hè/ai còn thích nhìn chúng?

A house of bones is this body, bones covered with flesh and with blood. Pride and hypocrisy dwell in this house and also old age and death.

Thân này làm bằng xương/xương phủ bằng thịt máu/kiêu mạn và dối trá/trụ trong ngôi nhà này/rồi cũng già và chết.

The glorious chariots of kings wear out, and the body wears out and grows old; but the virtue of the good never grows old... (Dhammapada, 147-151).

Như xe vua rực rỡ/rồi cũng phải mục hư/thân này rồi già suy/nhưng giới đức thiện pháp/chẳng già suy bao giờ…

Mặc dù Đức Phật không yêu cầu chúng ta gây tổn hại cho cơ thể của chúng ta, hoặc trực tiếp hoặc bằng cách bỏ qua các nhu cầu của cơ thể chúng ta (điều này sẽ là vô nghĩa), ngài nhấn mạnh rằng cơ thể là vô thường, và chúng ta nên quan tâm nhiều về đạo đức hơn là việc bảo vệ cơ thể. Do đó, giết chết động vật (một hành vi vi phạm của giới đầu tiên), không thể được biện minh bằng cách tuyên bố rằng nó sẽ kéo dài tuổi thọ của con người. Hơn nữa, không giống như kinh điển Do Thái-Kitô giáo, Kinh Pháp Cú không cho rằng con người là cao hơn hoặc quan trọng hơn các động vật khác.

Vậy kết thúc ở đâu? Đây là một điều đáng buồn đối với cuộc sống mà mọi thứ chúng ta mua hoàn toàn liên quan đến sự hãm hại chúng sinh ở một số điểm trong sản xuất, đơn giản bởi vì đại đa số người sẵn sàng giết hại động vật bất cứ khi nào cần thiết. Ví dụ, các loại rau cải mà chúng ta ăn có thể đã được bón bằng phân bột làm bằng xương, quần áo kết bằng sợi thực vật có thể được làm bằng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thuốc men hiện tại được giám định bởi pháp luật xuyên qua việc thử nghiệm trên thân thể động vật. Tuy nhiên, việc mua các sản phẩm như thế này không đòi hỏi phải giết hại cho việc sản xuất của họ, nó không rõ ràng rằng chúng ta đang gây ra cái chết cho những loài khác - đặc biệt là nếu chúng ta cũng đang làm việc để thay đổi những phương thức trong các ngành công nghiệp. Vậy thì, tốt nhất là để duy trì mức tiêu thụ của tất cả các sản phẩm ở mức tối thiểu, cả hai để giảm thiểu những vụ lợi chung để sát sinh, với việc tuân thủ lý tưởng buông xả của Phật giáo bằng mọi cách.

Những gợi ý của Kinh Pháp Cúđối với nhữngnhà bảo vệ Súc quyền

Ở mức tối thiểu, Kinh Pháp Cú là phù hợp với những quyền lợi động vật. Thật vậy, có vẻ như nó chỉ thị đối với các mục tiêu của phong trào súc quyền, ví dụ như việc bãi bỏ ngành công nghiệp thịt và thuật giải phẩu sinh thể. Kinh Pháp Cú được cho là một trong những kinh điển cốt lõi của Phật giáo, điều này thì không dễ dàng để thấy được làm thế nào mà Phật tử tham gia vào hoạt động giết thú vật có thể biện minh cho sự tương phản giữa thực hành và những lời dạy của Đức Phật.

Tuy nhiên, những nhà hoạt động súc quyền nên lưu ý rằng giết chết các loài động vật trong các"trang trại" cũng bị cấm. Theo như tôi hiểu, đây là một hệ quả hợp lý của súc quyền cũng như Phật giáo, tuy nhiên một thực tế không may là nhiều người tự coi mình là một phần của phong trào đòi quyền động vật vẫn thấy giết mèo vô gia cư và con chó hợp pháp hoặc trường hợp cần thiết. Cũng thế, dù các mục tiêu của súc quyền là bởi và rất thích hợp với Phật giáo, các hành động thường xuyên được thực hiện để đạt được những mục tiêu này thì không thấy. Nhiều người ủng hộ các quyền lợi của động vật chỉ trích gay gắt về những người hành hạ động vật. Nhưng đìều tốt nào mà con người cần thực hiện? Đức Phật nhắc nhở chúng ta.


Never speak harsh words, for once spoken they may return to you. Angry words are painful and there may be blows for blows. (Dhammapada, 133.)

Chớ nói lời cay độc/một khi đã thốt ra/chúng trở về với bạn/lời thù hận làm đau/ và đánh bật lại mình.


Vì vậy, làm thế nào chúng ta có thể hành động để giải thoát chúng sinh từ nỗi đau khổ? Nếu chúng ta làm tốt sẽ có kết quả tương ứng sau đây:


Overcome anger by peacefulness: overcome evil by good. Overcome the mean by generosity; and the man who lies by truth. (Dhammapada, 223.)

Định tĩnh thắng sân hận/lòng thiện thắng ác hung/rộng lượng thắng bủn xỉn/chân thật thắng dối lừa.

Và nếu chúng ta phấn đấu để sống một cách hòa bình sẽ là bài học cho thế giới về từ bi hơn là sự hênh hoang đầy thù địch. Tất nhiên, đây không phải là dễ dàng! Tôi không tuyên bố làm chủ được bản thân mình, mặc dù nó là một vài đìều mà tôi còn phấn đấu. Đức Phật thừa nhận những khó khăn, nhưng khuyến khích chúng ta tiếp tục nỗ lực:

If he makes himself as good as he tells others to be, then he in truth can teach others. Difficult indeed is self-control. (Dhammapada, 159.)

Nếu tự làm mình tốt/như răn bảo người khác/người sống thật với mình/có thể dạy người khác/tự điều phục khó thay.


Đôi khi lý tưởng này dường như vô nghĩa, và vô vọng, vô ích, chúng ta hãy cố gắng gạt qua cơn giận dữ và nỗi tuyệt vọng của chúng ta ở những gì mà con người đồng loại của chúng ta đang đối xử với động vật, và hãy tập trung tình yêu dành cho động vật, thúc đẩy sự tranh đấu dành cho súc quyền: Vì lòng căm thù không chinh phục được lòng căm thù: lòng căm thù được chinh phục bởi tình yêu. Đây là một định luật nghìn thu. (Kinh Pháp Cú, 5.)

Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/12/2012(Xem: 6133)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
21/11/2012(Xem: 7179)
Vì khiếm khuyết và lỗi lầm không là những phẩm chất cố hữu của tâm thức, nên lỗi lầm có thể được tiêu trừ.
15/11/2012(Xem: 6655)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ. Một hôm, đức Phật bảo bốn chúng (Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ): - Nên tu tưởng (nhớ nghĩ) vô thường, nên quảng bá (phổ biến rộng rãi) vô thường. Đã tu tưởng vô thường quảng bá tưởng vô thường, thì đoạn diệt ái dục giới, ái sắc giới, ái vô sắc giới, đoạn hết vô minh, đoạn hết kiêu mạn, ví như đốt cháy cỏ cây, dẹp trừ sạch hết, đây cũng vậy, nếu tu tưởng vô thường, thì đoạn trừ hết tất cả kết sử, vì sao?
06/11/2012(Xem: 5905)
Hãy quên tất cả những sự thực hành thiền quán, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, trái tim thật sự của Đạo Phật là hoàn thành chí nguyện đến những người khác. Trong bình luận này về Con Đường của Bồ Tát, ngài diễn tả trái tim tỉnh thức của Đức Phật, đấy là thệ nguyện của Ngài đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
27/10/2012(Xem: 5528)
Với kiếp sống của con người thì chỉ hiện tại là có thực (tương đối). Sống có nghĩa là sống với hiện tại, sống vào hiện tại; hay nói cách khác, chỉ có hiện tại là sống. Sống ngay với hiện tại là tinh thần thiết thực. Than thở tiếc nuối quá khứ, hay mơ ước tương lai chẳng những để mình rơi vào chỗ phi thực, còn để mình vướng mắc vào rối loạn tâm lý, khổ đau và đánh mất hiện tại đang là, cái hiện tại sống động, mới mẻ, đầy sáng tạo, đầy nghĩa sống, và có thể hiện tại là vĩnh cửu nếu mình biết nhiếp phục (xóa tan ý niệm về thời gian).
25/10/2012(Xem: 7203)
Không phải ngẫu nhiên ngày nay Phật giáo được nhân loại tôn vinh là một trong những tôn giáo có một triết lý sống nhân văn và thiết thực nhất. Cụ thể, đạo Phật là tôn giáo xuất phát từ hiện thực con người và vì con người, nhằm hướng con người đi đến hạnh phúc an lạc. Sở dĩ được tôn vinh như vậy là do toàn bộ giáo lý của Đức Phật thể hiện một nếp sống đạo đức có những đặc trưng riêng biệt, nổi bật mà khi chúng ta trải nghiệm sẽ nhận chân được các giá trị hạnh phúc.
12/10/2012(Xem: 10031)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 12080)
Cũng vào lúc bấy giờ, Đại bồ tát Quan Tự Tại thâm nhập pháp tu Bát nhã ba la mật đa sâu xa, thấy năm uẩn đều không tự tánh. Sau Phật, Tâm Kinh dẫn chúng ta đến gặp Bồ tát Quan Tự Tại. Tiếng Tây Tạng gọi Bồ tát là jangchub sempa. Jangchub (Phạn: bodhi), có nghĩa là “giác ngộ”, và sempa (Phạn: sattvà), có nghĩa là “anh hùng” hay “người”. Gộp chung lại thì từ jangchub sempa có nghĩa là “vị anh hùng giác ngộ”. Trong chữ jangchub - “giác ngộ” - âm đầu tiên là ị ang ứng vào sự chiến thắng đoạn diệt mọi sức mạnh chướng ngại, còn âm thứ nhì, chub, có nghĩa là thành tựu trí tuệ viên mãn.
11/10/2012(Xem: 5317)
Tất cả những tranh luận triết lý nói trên đều dẫn đến điều căn bản này: chúng ta luôn có khuynh hướng nhìn sự vật không đúng như sự thật. Xin nhắc lại thêm một lần nữa, nói như vậy không phải là để chối bỏ kinh nghiệm thực tại. Vấn đề nêu ra không phải là sự vật có hiện hữu hay không, mà là hiện hữu như thế nào. Đây mới chính là nội dung của tất cả những phân tích phức tạp nói trên.
04/10/2012(Xem: 6436)
Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc có con gái tên Tu-Ma-Đề, nhan sắc đẹp đẽ, đoan chính, thùy mị, lễ phép, hiếm có trên đời; bấy giờ có Trưởng-giả Mãn-Tài tại thành Mãn-Phú là bạn với Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc, có chút việc đến thăm Trưởng-giả Cấp-Cô-Độc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]