Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Quỷ Vô Thường

02/10/201108:47(Xem: 4115)
Con Quỷ Vô Thường

canhdep_8
CON QỦY VÔ THƯỜNG

Đào Văn Bình

Trong thế giới này, trong vũ trụ này hoặc trong muôn ngàn vạn ức thế giới, có một con quỷ - không biết dung mạo của nó ra sao, nó bao nhiêu tuổi, nhưng quyền năng của nó thật ghê gớm. Đó là Con Quỷ Vô Thường:

-Nó làm cho muôn vật không đứng yên một chỗ mà phải biến đối.
-Nó làm cho vạn pháp phải hoại diệt. Thánh thần, dù thần linh tối cao, tối thượng, mầu nhiệm nó cũng không tha.
-Nó làm cho mái tóc xanh của con người phải bạc đi.
-Nó làm cho thân hình đẹp đẽ tráng kiện, hấp dẫn kia phải lọm khọm, đôi môi xinh xắn phải héo tàn. Giọng nói, giọng hát trong trẻo phải thều thào. Làn da mịn màng phải khô như gốc củi.
-Nó làm cho đóa hoa sớm nở tối tàn.
-Nó làm cho lâu đài tráng lệ kia lần hồi hoang phế, mục nát. Biển cả hóa cồn dâu.
-Nó làm cho yêu trở thành ghét. Ghét trở thành yêu. Đen trở thành trắng. Đúng trở thành sai. Bạn trở thành thù. Thù trở thành bạn…không có gì vĩnh cửu cả.
-Nó làm cho giàu sang bỗng trở nên tay trắng. Quyền thế bỗng trở thành tội phạm. Thánh thiện, linh thiênng bỗng trở thành kẻ thương luân bại lý, khiến cuộc đời này giống như một bãi hý trường.
-Nó làm cho đời ta giống như một giấc mộng. Có đó rồi mất đó.
-Cả cái giải Thiên Hà với hàng tỉ, tỉ ngôi sao kia nó cũng làm cho chuyển động không ngừng, mở rộng rồi co vào, rồi nổ tung (Big Bang), rồi văng đi vạn nẻo rồi lại co vào rồi lại nổ tung…giống như một trò vui chơi bất tận.
-Nó làm cho những tụ hội kiêu sa, yến tiệc linh đình, hội họp “thượng đỉnh” phút chốc tan biến đâu mất rồi chỉ còn lại những khắc khoải, lo âu, toan tính và mệt nhọc, đôi khi lại chia rẽ nhau.

-Làm sao chúng ta có thể lấy lại được những gì trong cuộc sống của ngày hôm qua? Chúng ta có thể lưu lại phần nào đó qua những tấm hình, trong băng nhựa, trong các đĩa ép (CD) nhưng rồi Con Quỷ Vô Thường cũng sẽ làm cho những tấm hình trở nên hoen ố, các đĩa ép rồi cũng sẽ vỡ vụn. Chúng ta cũng có thể lưu những thứ đó vào trong máy điện tử nhưng rồi Con Quỷ Vô Thường lại gửi Virus tới lấy đi tất cả. Thật là quái ác!

-Làm sao chúng ta có thể tìm lại những cảm xúc ngọt ngào, những lời nói du dương, những phút giây hạnh phúc của ngày hôm qua? Chúng ta có thể vận dụng trí nhớ nhưng rồi với tuổi đời chồng chất, Con Quỷ Vô Thường cũng sẽ làm cho trí nhớ của chúng ta mòn mỏi. Rồi nó lại “thân tặng” chúng ta căn bệnh Parkinson làm chúng ta mất luôn hoặc trở nên lú lẫn.

Ôi Con Quỷ Vô Thường, nó thật ác độc! Nó là kẻ thù hạnh phúc của con người. Nó làm cho chúng ta đau khổ nhưng hầu như trong chúng ta ít người biết đến nó.

Bạn ơi!

Chúng ta đã coi thường “quyền năng” của Con Quỷ Vô Thường khi chúng ta cho rằng, nghĩ rằng, tin rằng cuộc đời này vĩnh cửu, thế giới này vĩnh cửu, niềm tin này bất diệt, tử tưởng này bất biến, giá trị này muôn đời bền vững, sức mạnh này muôn năm trường trị, tình yêu này bất tử…

Bạn ơi!

Bạn sẽ vô cùng đau khổ khi bạn chống lại Con Quỷ Vô Thường. Bởi nó là một quyền năng vượt lên trên tất cả mọi quyền năng khác. Chúng ta có thể nói rằng không một quyền năng nào có thể chống lại Quyền Năng Vô Thường.

Vậy thì hãy đi với nó. Hãy vui chơi và thuận thảo với nó. Hãy là chính nó. Khi đó chúng ta sẽ mạnh mẽ bảo Con Quỷ Vô Thường rằng:

-Ông ơi, xin ông đi chỗ khác kiếm ăn đi. Tôi có chấp trước gì đâu mà ông đòi hủy diệt? Tôi có lưu giữ gì đâu mà ông đòi lấy đi? Tôi đã biết thế giới này là huyễn hóa thì chuyện ông làm có gì lạ đâu? Cả cái thân tôi đây do “Tứ Đại giả hợp mà thành” (*) tôi biết từ lâu rồi. Nó có mất đi thì cũng là chuyện quá thường. Xin ông đừng hù dọa tôi. Cả cái đồng tiền mà tôi đang cầm trong tay đây cũng chỉ là “tín dụng” - tin mà dùng. Khi niềm tin mất thì nó sẽ trở thành giấy lộn, quăng ngoài đường không ai thèm nhặt. Vậy thì Có-Không, Được-Mất cũng vậy thôi. Luật vô thường tôi nắm trong tay đây này.

Nghe bạn nói như thế, Con Quỷ Vô Thường sẽ trở nên bất lực và kính cẩn chào bạn.

Ban ơi!

-Tâm hồn bạn sẽ thanh thoát, nhẹ nhàng khi bạn hiểu được lẽ vô thường.

-Bạn sẽ quên được những nhọc nhằn, cay đắng hoặc bất lực của cuộc đời khi bạn hiểu được rằng đời này vốn ảo ảnh, vô thường.

-Bạn sẽ không còn nuối tiếc bất cứ một cái gì khi bạn hiểu rằng thật sự ra trên cõi đời này không có gì đích thực là của bạn. Cho dù nó đích thực là của bạn đi nữa rồi thì nó cũng sẽ vô thường. Có đó rồi mất đó.

-Bạn sẽ ung dung, tự tại trước bao đổi thay, hưng-phế, còn-mất, được-thua, đúng-sai đang diễn ra trước mắt.

-Bạn cho rằng cái này Đúng, cái này là Chân Lý ư? Bạn có biết không? Cái hiểu biết của chúng vốn vô thường nhưng rồi chúng ta lại dùng cái hiểu biết vô thường đó để nhận xét về một cái vô thường khác – như như Đức Phật dạy rằng “ vì con mắt bệnh cho nên thấy hoa đốm ở hư không, thấy mặt trăng thứ hai” (*) nó cũng giống như “một người cho rằng cảnh vật trong giấc chiêm bao là thật.” (*). Vì vọng chấp vào đó cho nên Con Quỷ Vô Thường mới làm khổ chúng ta. Vậy thì suy nghĩ cho cùng - cái “quyền năng” của Con Quỷ Vô Thường do chính cái tâm vọng chấp của chúng sinh tạo ra. Nói khác đi chính Vô Minh đã tạo ra Con Quỷ Vô Thường.

-Chư Phật, chư vị Bồ Tát vượt lên lẽ vô thường vì các ngài thường quán chiếu lẽ vô thường, không chấp trước vào đâu, không nương tựa vào đâu cho nên các ngài hằng trụ, không biến đối.

-Hằng trụ, không biến đổi tức không Sinh không Diệt. Không Sinh không Diệt tức không phiền não. Không phiền não tức hạnh phúc, tức Niết Bàn.

Bạn ơi! Vượt lên trên lẽ Vô Thường chính là Chân Như, Bồ Đề, là Phật vậy.

Đào Văn Bình
(Tháng 11 năm 2011)

(*) Kinh Viên Giác tức Bí Mật Vương Tam Muội Kinh
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 38749)
Kim Quang Minh kinh, theo Phật học nghiên cứu (Bài 10 trang 52), có 6 bản dịch. Bản Một, Kim Quang Minh kinh, 4 cuốn, 19 phẩm, Đàm Mô Sấm dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 414-426. Bản Hai, Kim Quang Minh kinh, 7 cuốn, 21 phẩm, Chân Đế dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 548-569.
08/04/2013(Xem: 6506)
Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!
08/04/2013(Xem: 8203)
Kính lạy đấng Thế Tôn bậc thầy của nhân thiên, bậc siêu việt trên mọi siêu việt, bậc không thể nghĩ bàn, không thể tán thán, không thể ca tụng, xưng dương hết ý được, do vì những lời lẽ ngôn từ tán thán chỉ là ý thức vọng động phân biệt kẹt chấp phạm trù ngôn ngữ thế gian; hay có thể nói bao giờ phàm phu chúng ta có thể hành động, có thể đi vào an định trong giáo pháp của Ngài.
08/04/2013(Xem: 6002)
Dòng tâm thức luôn lăn trôi từng sát na sanh diệt, do đó chúng ta sống trong thế giới hiện tượng này làm sao tránh khỏi tâm viên ý mã, mà nguyên nhân là lý sanh diệt luôn biến dị chi phối , làm cho chúng ta tưởng chừng như có nhiều tâm trong con người. Thật vậy tâm luôn thay đổi qua nhiều tình huống, thăng trầm của tư duy qua sự phát triển của khối óc và căn cơ trình độ.
08/04/2013(Xem: 14467)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 15169)
Tụng kinh Pháp Hoa, chúng ta thường đọc những bài tán thán công đức của kinh này để gợi cho chúng ta suy nghĩ về những tinh ba vi diệu của kinh và từ đó phát khởi được niềm tin trong sạch đối với Đức Phật và lời dạy của Ngài, kế tiếp mới đi vào phần nội dung của kinh.
08/04/2013(Xem: 10533)
Hai chữ Kim Cang, nhiều người giải nghĩa dựa trên tính bền chắc sắc bén có thể cắt đứt. Đây là nói phiếm. Nhưng ở Tây Vức có của báu Kim Cang, báu này rất bền chắc chẳng thể hư hoại, lại phá hoại được tất cả vật. Nếu lấy báu này để dụ cho Bát Nhã đoạn trừ được phiền não, thì tuy gần với lý, nhưng đều chẳng phải ý Phật, chỉ là tri kiến theo thói xưa tầm thường.
08/04/2013(Xem: 7174)
Hôm nay, tất cả quí vị đã bỏ nhà để đến chùa góp mặt trong pháp hội này, phải nói đây là một cơ hội thật tốt để chúng ta tạm thời gát qua hết những chuyện đời và quay về sống phản tỉnh đối với bản thân. Nhưng tôi chỉ mới nói rằng quý vị đang có một cơ hội tốt, còn quý vị thì sao? Quý vị có ý thức được mình đang ở đâu và làm gì hay không? Đi vào chùa để vãn cảnh hay để tu học? Nếu để tu học thì quý vị đã bắt đầu chưa? Các vị hãy luôn nhớ rằng, một khi đã chấp nhận con đường tu học thì chúng ta nhất định phải cố gắng thế nào đó để tự khẳng định chính mình. Chúng ta không thể tu học như một hình thức chiếu lệ mà ngược lại phải luôn nhìn về phía trước để nhắm tới những tiến bộ. Chúng ta phải biết tu học một cách có lý tưởng, áp dụng Phật Pháp vào ngay chính đời sống của mình để từng sinh hoạt của bản thân được thực hiện dưới ánh sáng Phật pháp.
08/04/2013(Xem: 17862)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
08/04/2013(Xem: 9116)
Mùa hè năm 1996, tôi có dịp sang Canada thuyết giảng và hướng dẫn vài khóa tu học. Một số Phật tử đã thâu băng những buổi giảng và chép ra để làm tài liệu tu tập...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]