Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật hãy còn đây

08/04/201316:24(Xem: 6541)
Đức Phật hãy còn đây


Sakya_Muni_19



Đức Phật hãy còn đây !

Thích Phổ Huân
---o0o---

Thời điểm đức Phật vào Niết Bàn tại Câu Thi Na (Kushinaga) rừng Sa La Song Thọ, một số đệ tử Ngài vô cùng thương tiếc muốn tịch diệt theo, thậm chí có một vài đệ tử không nở chứng kiến tình cảnh đó, đành thất lễ mà ra đi trước. Ngược lại cũng có một ít đệ tử vì không uống được giáo pháp giải thoát nên cảm thấy vui hơn là buồn, bởi rồi sẽ không còn ai khiển trách mình nữa!

Nhưng dù vui hay buồn, đấng Đại giác vẫn tự tại đến, và tự tại đi, đúng như danh hiệu Như Lai. Và cũng hiểu như vậy lại có một số đệ tử lớn của Phật đã an nhiên chiêm nghiệm, phấn đấu tinh tấn hơn, xem giờ phút nhập Niết Bàn của đấng Đại Giác là giờ phút thiêng liêng nhất trong đời họ, để hóa thành bài pháp quan trọng nhất kể từ khi đức Phật hiện hữu rồi ra đi.

Rồi lại có những vị đệ tử sáng suốt vĩ đại hơn, đã khẩn trương tìm mọi cách khơi dòng nước giải thoát lan tủa ra, mong sao giáo pháp của đấng toàn giác sẽ hiện hữu như kim thân Ngài, để tiếp tục đốt lên ánh sáng phá tan đêm dài của nhân sinh đau khổ.

Thời nay, chúng ta những người con Phật, xuất gia, tại gia không khỏi không xúc động khi đọc lại cảnh tượng Phật nhập diệt được kể trong kinh Đại Niết Bàn; rồi bùi ngùi cảm động thấy rằng thời gian hơn 2600 năm qua cảnh tượng hóa ra như gần gũi!

Đức Phật thường dạy, sinh làm người là khó, làm người được gặp pháp (Pháp Phật), được nghe pháp còn khó hơn.

Giáo pháp giải thoát là chân lý miên viễn vượt không gian, thời gian, thì 2600 năm chỉ là một khái niệm thời gian duyên khởi, huống chi pháp thân của Phật lại biến khắp pháp giới, thì việc tỉnh thức giác ngộ nhận ra của ta hôm nay lại có khác gì cách đây hơn 2600.

Thử nghĩ rằng ngay thời còn đấng Đại Giác vẫn có không ít người chưa bao giờ nghe biết đến Phật, nên giáo pháp giải thoát chưa từng đến với họ, do đó họ vẫn sống trong vọng tưởng, trong đau khổ ngay thời chánh pháp. Lại nghĩ thêm, đến những vị đã gặp Phật biết Phật, lại là đệ tử Ngài mà vẫn dửng dưng với giáo pháp, thì chúng ta hôm nay với nhân duyên tối thắng đã và đang xúc động tưởng nhớ Ngài, vậy chắc chắn rằng ta vẫn như nhìn thấy được pháp thân Ngài trong giờ phút hiện tại của thời điểm hôm nay.

Phật là tiếng gọi của sự tỉnh thức, tỉnh thức một cách tuyệt đối về cuộc đời, về con người, về chúng sinh, về tất cả vạn pháp vũ trụ này. Danh từ chúng sanh là những hữu tình biết thương biết ghét, biết đau khổ, hạnh phúc và chưa thể tỉnh thức tuyệt đối. Chính vì chưa tỉnh thức tuyệt đối nên vẫn mãi là chúng sinh, và nếu mãi là chúng sinh thì tuyệt đối vẫn mãi đau khổ, không sai chạy được.

Không thể tỉnh thức tuyệt đối, nghĩa là vẫn có tỉnh thức. Thật vậy chúng ta hẳn có tỉnh thức!

Trong cuộc đời ai lại chẳng không hàng trăm lần thốt lời than thở, bất như ý việc này việc kia; nhưng rồi việc bất như ý sinh ra đau khổ khi được quên đi, chúng ta lại chẳng buồn tìm hiểu, chẳng buồn suy tư về cuộc đời!

Chúng ta không phải bi quan khi luôn nghĩ về đau khổ, mà nên hiểu đau khổ là nguyên nhân của một tác nhân trong dòng nhân quả nghiệp lực của chính mình tạo ra.

Có khi dòng nhân quả nghiệp duyên đó tưởng chừng như do người khác tạo ra, gây ra cho mình; nhưng không, vì liên hệ, vì gắn bó, vay mượn với họ trong đời này hay quá khứ nên trở thành quả báo xấu đẹp mà thôi.

Chính việc chẳng chịu suy tư, chẳng chịu chuyển hóa dòng ý thức để hành động hướng lên con đường vị tha vô ngã nên ta chẳng thể tỉnh thức tuyệt đối. Và như thế dù có sống ngay trong thời chánh pháp ta vẫn không thể thấm môi một giọt giải thoát nào.

Dù rằng vẫn biết sanh trước Phật, sau Phật là một trong cái khổ của tám nạn, vì chỉ cần thấy Phật, chỉ cần chiêm ngưỡng kim tướng của Ngài, chúng sanh đó sẽ kết được duyên lành trong tương lai. Nguyên nhân, Pháp tướng của Phật là hiện thân của công đức là quả và hương thơm tích tụ vô số nhân lành từ vô số kiếp, nay đúng mùa đơm nở, nên ví như Hoa Ưu Đàm hàng triệu năm mới nở một lần. Vậy thì mọi vật chung quanh hương thơm đó sẽ hấp thụ được mùi thơm. Cũng thế cho dù chúng sanh hữu tình hay vô tình có không muốn ảnh hưởng đến hương thơm kia cũng không được.

Đối với chúng sinh hữu tình là loài người cao quý nếu có thái độ phản lại, không chấp nhận mùi thơm giải thoát chăng nữa, như một số đệ tử dững dưng với giáo pháp, hay tệ hơn như Đề Bà Đạt Đa thì họ vẫn có duyên đã gắn bó với Đấng toàn giác rồi, và đã liên hệ với ánh sáng mặt trời thanh tịnh giải thoát, thì hấp lực của ánh sáng từ bi một ngày nào đó sẽ bừng dậy chiếu soi trong lòng họ, cuối cùng họ vẫn là những vị Phật tương lai. Điều này được minh chứng khi chính đức Phật đã thọ ký cho chính Đề Bà Đạt Đa sẽ thành Phật tương lai. (kinh Pháp Hoa phẩm Đề Bà Đạt Đa thứ 12)

Chúng sinh của ngày hôm nay, trên thực tế đã rơi vào nạn khổ sanh sau Phật, nhưng được thắng duyên nghe được chánh pháp rồi cố gắng thực hành, thì niềm ưu tư suy tưởng về đấng toàn giác hơn 2600 năm qua có lẽ cũng đã có nhân duyên gắn bó rồi.

Nhưng rồi chúng ta hãy làm gì đây, để tạo nên gắn bó liên hệ với đức Phật một cách tha thiết y như ta đã có mặt ở rừng Sa la song thọ. Ta không thể gào khóc được như các đệ tử của Ngài lúc đó, Ta cũng không thể an nhiên tự tại quay lại chính mình quán sát các pháp hữu vi là sanh diệt để thiền định xả bỏ ngã pháp tức thì, mà chứng quả, hay nhập diệt...

Ta chỉ còn một cách là hãy giữ cho giáo pháp của Ngài mãi mãi tiếp nối theo thời gian, cho những chúng sanh tương lai sẽ may mắn gặp được mà giác ngộ, giống như hàng đệ tử vĩ đại của Ngài đã làm trong quá khứ ngay khi Phật vào Niết Bàn, và nhờ vậy mà chúng sinh ngày nay còn biết được pháp thân Phật vẫn lưu xuất khắp không gian.

Lưu giữ và nối truyền dòng pháp giải thoát là những kinh điển mà ngày nay chúng ta đã thấy, tất cả đều được thiết bị đầy đủ phương tiện phổ cập khắp nơi trong quần chúng. Nhưng điều quan trọng hơn vẫn là lưu giữ dòng pháp giải thoát tự thân của mỗi người.

Giáo pháp sống động xiển dương được chánh, phân biệt được tà là phải cụ thể hiển hiện lưu xuất ra từ nơi con người học pháp hành pháp, vậy mới có thể tồn tại vượt cả hai mặt thời gian và không gian. Chính sự thật như thế, nên khi Phật nhập diệt rồi mãi hơn ba trăm năm sau, chánh pháp mới được ghi lại trên văn bản, mà không bị sai lạc. Nếu như trong thời gian hơn 300 năm đó, các đệ tử Phật không thật sự sống y như những ngày gần gũi đấng Đại Giác, rõ hơn là sống như các vị A La Hán đắc đạo thì không cách nào giữ được hơn cả triệu lời của Phật nói ra. Điểm đáng lưu ý nhất là chính vị đại diện trùng tuyên lời Phật dạy bấy giờ, không phải là Ngài A Nan của lúc còn Phật, mà là Đại Thánh Tăng A Nan (đã đắc quả A La Hán). Cho nên cả đến khi Thánh Tăng A Nan viên tịch lời Phật dạy dù vẫn chưa được ghi lên trên văn bản, nhưng khi kinh bản chính thức ghi lên bản lá vẫn không sai lời Phật dạy, và mãi đến bây giờ. Thế thì quan trọng nhất là nhờ vào sự đắc pháp, chứng đạo mới giữ được dòng pháp giải thoát một cách xác thực.

Ngày nay chúng ta vô cùng may mắn đọc được văn bản truyền từ kim ngôn đức Đại Giác chuyển thông qua lời các bậc Đại Thánh thanh tịnh Tăng, nên niềm xúc động hẳn phải là dâng trào không thể bày tõ được.

Chúng ta hãy tự quay lại chính mình sống theo lời kinh dạy, lắng nghe các pháp đến từ tâm, chuyển hóa những vọng tưởng điên đảo thành nguồn suối mát thanh tịnh. Có như thế lời kinh Phật sẽ còn mãi với thế gian và hình ảnh Ngài dù qua tranh tượng khác nhau của mỗi quốc độ văn hóa truyền thống ta vẫn thấy Ngài như còn gần với ta mãi mãi.

Và như thế pháp âm giải thoát nơi vườn Lộc Uyển, Núi Linh Thứu, Tịnh Xá Kỳ Viên cho đến các cung điện Thiên cung, Long cung...và cuối cùng dưới bóng mát của rừng Sa La song thọ sau hơn 2600 năm bên thiên trúc vẫn mãi vang vọng đến ngày nay.

Nam Mô A DiĐà Phật

Thích Phổ Huân
Kỷ niệm xuân 2003

--- o0o ---


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 38910)
Kim Quang Minh kinh, theo Phật học nghiên cứu (Bài 10 trang 52), có 6 bản dịch. Bản Một, Kim Quang Minh kinh, 4 cuốn, 19 phẩm, Đàm Mô Sấm dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 414-426. Bản Hai, Kim Quang Minh kinh, 7 cuốn, 21 phẩm, Chân Đế dịch. Niên đại phiên dịch của ngài này là 548-569.
08/04/2013(Xem: 8230)
Kính lạy đấng Thế Tôn bậc thầy của nhân thiên, bậc siêu việt trên mọi siêu việt, bậc không thể nghĩ bàn, không thể tán thán, không thể ca tụng, xưng dương hết ý được, do vì những lời lẽ ngôn từ tán thán chỉ là ý thức vọng động phân biệt kẹt chấp phạm trù ngôn ngữ thế gian; hay có thể nói bao giờ phàm phu chúng ta có thể hành động, có thể đi vào an định trong giáo pháp của Ngài.
08/04/2013(Xem: 6036)
Dòng tâm thức luôn lăn trôi từng sát na sanh diệt, do đó chúng ta sống trong thế giới hiện tượng này làm sao tránh khỏi tâm viên ý mã, mà nguyên nhân là lý sanh diệt luôn biến dị chi phối , làm cho chúng ta tưởng chừng như có nhiều tâm trong con người. Thật vậy tâm luôn thay đổi qua nhiều tình huống, thăng trầm của tư duy qua sự phát triển của khối óc và căn cơ trình độ.
08/04/2013(Xem: 14573)
Cần thực hành những nghi thức trì tụng kinh Phật, như bài tán lư hương, chơn ngôn tịnh pháp giới, chơn ngôn tịnh khẩu nghiệp, chơn ngôn tịnh ba nghiệp, chơn ngôn phổ cúng dường, bài văn phát nguyện và bài kệ khai kinh.
08/04/2013(Xem: 15245)
Tụng kinh Pháp Hoa, chúng ta thường đọc những bài tán thán công đức của kinh này để gợi cho chúng ta suy nghĩ về những tinh ba vi diệu của kinh và từ đó phát khởi được niềm tin trong sạch đối với Đức Phật và lời dạy của Ngài, kế tiếp mới đi vào phần nội dung của kinh.
08/04/2013(Xem: 10573)
Hai chữ Kim Cang, nhiều người giải nghĩa dựa trên tính bền chắc sắc bén có thể cắt đứt. Đây là nói phiếm. Nhưng ở Tây Vức có của báu Kim Cang, báu này rất bền chắc chẳng thể hư hoại, lại phá hoại được tất cả vật. Nếu lấy báu này để dụ cho Bát Nhã đoạn trừ được phiền não, thì tuy gần với lý, nhưng đều chẳng phải ý Phật, chỉ là tri kiến theo thói xưa tầm thường.
08/04/2013(Xem: 7191)
Hôm nay, tất cả quí vị đã bỏ nhà để đến chùa góp mặt trong pháp hội này, phải nói đây là một cơ hội thật tốt để chúng ta tạm thời gát qua hết những chuyện đời và quay về sống phản tỉnh đối với bản thân. Nhưng tôi chỉ mới nói rằng quý vị đang có một cơ hội tốt, còn quý vị thì sao? Quý vị có ý thức được mình đang ở đâu và làm gì hay không? Đi vào chùa để vãn cảnh hay để tu học? Nếu để tu học thì quý vị đã bắt đầu chưa? Các vị hãy luôn nhớ rằng, một khi đã chấp nhận con đường tu học thì chúng ta nhất định phải cố gắng thế nào đó để tự khẳng định chính mình. Chúng ta không thể tu học như một hình thức chiếu lệ mà ngược lại phải luôn nhìn về phía trước để nhắm tới những tiến bộ. Chúng ta phải biết tu học một cách có lý tưởng, áp dụng Phật Pháp vào ngay chính đời sống của mình để từng sinh hoạt của bản thân được thực hiện dưới ánh sáng Phật pháp.
08/04/2013(Xem: 17970)
Đại đức Rahula, người Tích lan được đào tạo trong truyền thống Thượng tọa bộ tại Phật học viện Pirivena, sau vào Đại học Tích Lan đậu bằng B.A (London) rồi viết luận án Tiến sĩ về lịch sử đạo Phật ở Tích Lan và được cấp bằng Tiến sĩ Triết học (Ph. D). Sau Đại đức qua Calcutta, cộng tác với các giáo sư Đại thừa và bắt đầu học chữ Hán và chữ Tây Tạng. Cuối cùng Đại đức qua Đại học đường Sorbonne để nghiên cứu về Ngài Asanga (Vô Trước) và lâu nay vẫn ở tại Paris vừa giảng dạy đạo Phật, vừa trước tác sách vở. Như vậy Đại đức có thể được xem là tinh thông cả hai giáo lý, Đại thừa và Tiểu thừa. Kỳ qua Paris năm 1965, tôi có viếng thăm Đại đức và trong câu chuyện ngót hai tiếng đồng hồ, chúng tôi bàn luận rất nhiều về liên lạc giữa Nam tông và Bắc tông, và chúng tôi đồng ý rằng cả hai tông đều chấp nhận và thọ trì một số giáo lý căn bản.
08/04/2013(Xem: 9159)
Mùa hè năm 1996, tôi có dịp sang Canada thuyết giảng và hướng dẫn vài khóa tu học. Một số Phật tử đã thâu băng những buổi giảng và chép ra để làm tài liệu tu tập...
08/04/2013(Xem: 20885)
Đã hơn 3 năm qua,kể từ khi Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu,bậc Tôn sư của chúng tôi viên tịch, cuốn sách nhỏ này là tập thứ 5 sau 4 tập “Chữ nghiệp trong ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]