Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại Tạng Kinh Phật Giáo: Kho tàng văn hóa tri thức của nhân loại

13/09/201100:42(Xem: 4625)
Đại Tạng Kinh Phật Giáo: Kho tàng văn hóa tri thức của nhân loại

daitangkinhvietnam_1
ĐẠI TẠNG KINH PHẬT GIÁO

kho tàng văn hóa - tri thức của nhân loại

HT.Thích Trí Quảng

Đức Phật tại thế, mọi người được sống hạnh phúc bên cạnh bậc đại Đạo sư minh triết tuyệt vời, cho nên không cần đặt ra vấn đề tìm hiểu về Phật. Nhưng khi Phật nhập Niết bàn, mọi người đều có chung suy nghĩ rằng cần góp nhặt lời Phật dạy để truyền cho nhau tu hành. Trong lần kiết tập đầu tiên, dĩ nhiên không thể trùng tuyên đầy đủ lời Phật dạy, cũng như không được mọi người tán thành hoàn toàn. Thật vậy, những chứng nhân quan trọng đã từng trực tiếp nghe Phật thuyết pháp như Xá Lợi Phất hay Mục Kiền Liên đã nhập Niết bàn. Ngoài ra, lịch sử cũng ghi rõ đại đệ tử thuyết pháp bậc nhất Phú Lâu Na và 500 Tỳ kheo không đồng ý với những gì được kiết tập. Họ đã đến hang động khác để trùng tuyên lại.

Có thể nói vì trình độ hiểu biết của mỗi người khác nhau, cho nên tuy cùng một lời dạy của Đức Phật mà lại nảy sanh những nhận thức khác biệt. Từ đây, nhiều bộ phái Phật giáo được hình thành, nhưng chung quy có hai bộ phái chính là Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Tư tưởng của Thượng tọa bộ truyền xuống phía Nam được tiếp nhận nguyên vẹn, vì nơi đây nền văn hóa còn thấp. Ngược lại, tư tưởng Phật giáo của Đại chúng bộ từ Trung Ấn lên Bắc Ấn, gặp ngay tư tưởng triết học có sẵn thuộc văn hóa Hy Lạp, Ai Cập, La Mã. Thật vậy, sau Phật nhập diệt 400 năm, Alexandre chinh phục Ấn Độ và mang đến tư tưởng Hy Lạp, một nền triết học lớn của nhân loại thời ấy. Chính trong môi trường của văn minh Ấn kết hợp với văn minh Hy Lạp sản sinh ra tư tưởng Phật giáo Đại thừa, tạo nên một cái nhìn mới về Phật giáo dưới dạng triết học.

Đại thừa Phật giáo, hay Phật giáo phát triển chú trọng đến việc vận dụng tinh thần của kinh, diễn tả theo chân ý của Phật bằng lối văn thời đại. Sách giáo lý diễn tả theo văn xưa không còn thích hợp được thay bằng kinh điển Đại thừa có khả năng đương đầu với tư tưởng ngoại đạo. Đó là chân tinh thần Phật giáo phát triển truyền bá đến nơi nào cũng tiếp thu những nét sáng đẹp của văn hóa địa phương để phát triển tinh ba của địa phương ấy. Sức sống của Phật giáo phát triển giống như dòng nước ngọt trôi chảy đến mọi nơi, nuôi sống tưới tẩm đất đai cây trái xanh tươi.

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng kinh điển Phật giáo dù thuộc hệ Nam truyền hay Bắc truyền đều không phải ghi nhận một cách chính xác trực tiếp từ lời nói của Đức Phật. Ý kinh thuộc về phần thuyết giảng của Phật, nhưng văn kinh do người đời sau ghi lại. Mỗi khi thuyết pháp, Đức Phật tùy theo căn cơ, trình độ, hoàn cảnh địa phương mà Ngài nói pháp tương ưng khác nhau. Trong chúng hội, người nghe pháp trình độ không đồng, nên sức tiếp thu và ghi nhận phải khác nhau là điều tất yếu.

Nội dung kinh tạng Nikaya thuộc hệ Nam truyền bao hàm nền tảng căn bản giáo lý Phật Đà, với lối văn mộc mạc, bình dân, cho nên dễ hiểu và dễ ứng dụng thực hành. Trong khi kinh điển Phật giáo phát triển thì văn lý hàm chứa ý nghĩa sâu sắc và chải chuốt, thường triển khai các loại hình thế giới siêu nhiên nhiều hơn, như kinh Hoa Nghiêm có đến 45.000 bài kệ. Nhưng dù kinh tạng thuộc hệ Nam truyền hay Bắc truyền đều đề cập từ những giáo lý căn bản như Tam quy, Ngũ giới, cho đến Tứ đế, Duyên khởi, Vô ngã, từ những phương pháp xây dựng đời sống gia đình an vui, hạnh phúc cho hàng Phật tử tại gia, đến các phương pháp tu tập diệt trừ phiền não và chuyển hóa tâm thức để đạt được các Thánh quả cho hàng đệ tử xuất gia, v.v…

Theo dòng thời gian, đạo Phật tồn tại và phát triển theo đà tiến hóa của nhân loại cho đến nay đã trải qua gần 26 thế kỷ. Với chiều dài lịch sử gắn bó mật thiết với cuộc sống con người lâu xa như vậy, Đại tạng kinh Phật giáo luôn luôn là kim chỉ nam cần thiết và có giá trị tuyệt đối cho cuộc sống thương yêu, hòa bình, hạnh phúc, hiểu biết đúng đắn của thế giới loài người. Thật vậy, lịch sử Phật giáo đã chứng minh rõ nét rằng theo bước chân hoằng pháp độ sanh từ thời Đức Phật tại thế đến chư vị Tổ sư và cho đến ngày nay, trải qua khắp năm châu bốn biển, không bao giờ có đổ máu, hận thù, tàn phá, giết chóc, mà giáo lý Phật Đà chỉ xây dựng tình thương vô ngã vị tha, lòng độ lượng và trí tuệ cho mọi người. Tình thương trong sáng và sự thật muôn đời vẫn là những gì quý báu nhất cho mọi người, mọi xã hội. Vì vậy, xã hội càng tiến bộ, mọi người càng nhận ra sự trong sáng của lòng từ bi, của đức khoan dung và của sự hiểu biết đúng đắn theo tinh thần Phật dạy lưu lại trong kinh điển Phật giáo.

Từ tinh thần tùy duyên, các bậc chân tu đã ứng dụng những phương tiện độ đời một cách khéo léo, khiến cho đạo Phật toát lên những màu sắc đa dạng. Người thì cho đạo Phật là một tôn giáo, vì đọc tụng kinh Phật dạy, hay lễ lạy tôn tượng Phật, Bồ tát, họ đã tìm thấy được sự bình an trong tâm hồn. Người thì cho đạo Phật là một hệ thống triết học cao siêu. Có người tìm thấy đạo Phật là nền văn hóa cực kỳ quý báu của phương Đông, v.v… Có thể khẳng định rằng đạo Phật bao gồm tất cả những yếu tố đặc sắc kể trên, mà hơn thế nữa, giáo pháp Phật dạy còn vượt lên trên tất cả, vì đã chỉ dạy cho con người phương pháp chấm dứt khổ đau, xây dựng được cuộc sống an lạc, tự tại ngay đây và ngay bây giờ. Tuy có hình thức tôn giáo, nhưng đạo Phật không chấp nhận sự lệ thuộc con người vào thần linh, mà trái lại coi con người là trung tâm điểm có khả năng thăng hoa cuộc sống đến những tầng cao hơn, tốt đẹp hơn. Và mỗi người đều có thể nương vào lời Phật dạy, để chuyển hóa phiền não, khổ đau mà từng bước tạo cho mình cuộc sống an lạc ngay trong hiện tại, ngay trong cuộc sống ở đây, chứ không phải chờ đến một kiếp xa xăm nào, ở cõi vô hình nào.

Tóm lại, trong kho tàng kinh điển Phật giáo vô cùng đồ sộ, Đức Phật luôn chỉ dạy mọi người những phương pháp sống để có được cuộc đời có ý nghĩa, bình an và sung sướng hơn. Từ đó, tạo ra một thế giới hài hòa, hòa bình, an vui, hạnh phúc.

Với nền tảng mưu cầu hạnh phúc vì nhân sinh và cho nhân sinh như vậy, giáo pháp Phật mãi mãi tồn tại song hành cùng với con người và tỏa sáng giá trị văn hóa, trí tuệ tuyệt đỉnh cho nhân loại.

(NGUYỆT SAN GIÁC NGỘ SỐ 186/ Thư Viện Hoa Sen)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2010(Xem: 21494)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 8473)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 11284)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 9726)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 23702)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 5024)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 5299)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 5263)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
02/11/2010(Xem: 9203)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
01/11/2010(Xem: 4542)
Mặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng chúng tôi vẫn có vẻ rất xa cách nhau. Vào thời ấy chúng tôi không có phương tiện để tới với kỹ thuật tân tiến. Bởi không có máy bay, không xe lửa, không xe hơi nên mọi người phải đi bộ hay đi ngựa, vì thế một khoảng cách mà ngày nay chúng ta thấy dễ dàng vượt qua bằng phương tiện vận chuyển hiện đại thì vào thời đó nó có vẻ rất dài. Mặc dù dĩ nhiên là chúng tôi có nghe nói về nhau, nhưng mãi tới khi lần đầu tiên tôi tới Thung lũng Kathmandu thì chúng tôi mới bắt đầu có một sự nối kết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]