Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm

05/01/201118:26(Xem: 5114)
Ý Nghĩa Thành Đạo Theo Kinh Hoa Nghiêm
luocgiaikinhhoanghiem_httriquang

Ý NGHĨA THÀNH ĐẠO THEO KINH HOA NGHIÊM
HT. Thích Trí Quảng


Đức Phật hoàn toàn tự tại giải thoát trước muôn sự muôn vật. Sự giải thoát trọn vẹn của Đức Phật được chính Ngài khẳng định rằng Ngài đã tìm được người thợ xây ngôi nhà và từ đây không còn người thợ nào có thể xây nhà cho Như Lai dược nữa.
***

Kinh Hoa Nghiêm cho thấy Đức Phật ngồi ở Bồ-đề đạo tràng đi sâu vào đại Thiền định, chứng được Tam Minh. Ngài biết được những kiếp quá khứ của Ngài và thấy sự tiến hoá của các pháp bắt nguồn từ ngũ ấm, tiến đến quốc độ và tạo thành chúng sanh.

Và từ thân con người của một hữu tình chúng sanh, Ngài đã từng trải qua nếp sống tu khổ hạnh của Thanh văn, rồi tu hành quán pháp nhân duyên theo Duyên giác. Và sau cùng Ngài hành Bồ-tát đạo, cứu độ chúng sanh và chứng được Như Lai thân, một thân viên mãn bừng sáng trí tuệ, gọi là Trí thân. Đức Phật sử dụng Trí thân để quán sát muôn pháp, thấy chúng đều chung một gốc là ngũ uẩn mà sanh ra và trong đó có cả Ngàị Với trí tuệ thấu tột cội nguồn của các pháp như vậy, nên đối với Phật, pháp giới cũng chính là mình, hay kinh gọi là Pháp thân. Pháp thân bao hàm muôn loài và điều khiển tất cả vạn vật theo trí giác viên mãn, thường được gọi là Tỳ-lô-giá-na Pháp thân hay Phổ Quang Minh Chiếu.

Thành đạo đạt đến quả vị VôThượng Đẳng Giác, Đức Phật trang nghiêm bằng Trí thân, Pháp thân, nên đối với ngoại giới, Ngài không bị xã hội thiên nhiên chi phối và đối với nội giới, Ngài không còn bị lệ thuộc bởi tham vọng, tình cảm. Đức Phật hoàn toàn tự tại giải thoát trước muôn sự muôn vật. Sự giải thoát trọn vẹn của Đức Phật được chính Ngài khẳng định rằng Ngài đã tìm được người thợ xây ngôi nhà và từ đây không còn người thợ nào có thể xây nhà cho Như Lai dược nữa.

Trong kinh Hoa Nghiêm, tất cả Bồ-tát hành đạo khởi đầu từ phát tâm tu và đi theo lộ trình: thập tín, thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, thập nhẫn, thập định, thập thông. Qúa trình hành Bồ-tát đạo này được cụ thể hoá bằng hình ảnh Thiện Tài Đồng Tử trải qua biết bao gian nan sóng gío trên 52 chặng đường cầu thiện tri thức. Hay cũng có thể hiểu đó là bước đường giáo hóa độ sanh của Đức Phật, Ngài đã vượt qua tất cả chướng duyên, từ hàng ngoại đạo tà giáo cho đến hạng vũ nữ hay sát nhân hoặc vua chúa hung ác. Nói chung Đức Phật đã tiếp xúc với tất cả thành phần xã hội khi Ngài hành Bồ-tát đạọ. Chung đụng với mọi người, mọi loài, Ngài đã học tất cả việc hay dở của họ, thấu biết ngọn nguồn mọi việc, trở thành bậc Toàn Giác. Với trí tuệ vô thượng của đấng Chánh Biến Tri, thấy biết mọi việc rõ ràng như một vật để trong lòng bàn tay, Ngài tùy người, tùy chỗ, tùy thời từng bước dìu dắt những người đã gieo trồng nhân duyên căn lành với Ngàị. Ai được Phật tiếp độ và sống theo sự chỉ dạy của Ngài đều lần lượt được an lạc, giải thoát như Ngài.

Kỷ niệm ngày Đư’c Phật thành đạo, chúng ta cùng ôn lại hình ảnh thánh thiện của Ngài, những lời dạy của Ngài muôn đời có giá trị và những việc làm cứu khổ độ sanh vô cùng cao quý của Ngàị. Bước theo dấu chân Phật, chúng ta cùng chung sức, chung lòng giúp đỡ nhau, thăng hoa tri thức, đạo đức để tỏa ngát hương từ bi, hương giải thoát, hương đạo hạnh cho ngôi nhà chung của nhân loại được an vui, hạnh phúc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2010(Xem: 21056)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
10/11/2010(Xem: 8290)
Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô Tránh Niệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính.
07/11/2010(Xem: 11181)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
07/11/2010(Xem: 9397)
Tối nay, tôi muốn nói về sự thực tập Phật Pháp trong đời sống hằng này. Từ ngữ Phật Pháp - Giáo Pháp – Dharma có nghĩa là phương sách ngăn ngừa. Nó là điều gì đấy mà chúng ta thực hiện nhằm để tránh những rắc rối. Điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để liên hệ chính chúng ta với sự thực hành Phật Pháp là để nhận ra rằng thực hành Phật Pháp là để hướng tới việc giúp chúng ta tránh khỏi những rắc rối này.
06/11/2010(Xem: 23505)
Ẩn tu nào phải cố xa đời! Mượn cảnh u-nhàn học đạo thôi! Những thẹn riêng mình nhiều nghiệp chướng Bốn ân còn nặng nghĩa đền bồi.
04/11/2010(Xem: 4973)
Cầu siêu là cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho thần thức người đã mất được nhẹ nhàng, siêu thoát về các cõi lành. Trong kinh Địa Tạng có nói rõ tác dụng của sự cầu nguyện cho người chết rằng: Trong 7 phần công đức, người cầu siêu được hưởng sáu phần, người chết chỉ hưởng được một phần mà thôi.
02/11/2010(Xem: 5209)
Điều cực kỳ quan trọng là phải biết đâu là cách thức tốt nhất để dẫn dắt đời sống hàng ngày của ta. Điều này tuỳ thuộc vào việc ta thấu hiểu những gì là hành động tâm linh và những gì không phải, sự khác biệt giữa Pháp và những gì không phải là Pháp. Những lợi lạc của sự thấu hiểu này thì thật vô biên, không thể tin nổi.
02/11/2010(Xem: 5199)
Trong khóa nhập thất Hayagriva Tối Mật tại Viện Vajrapani, Tháng Chín, Tháng Mười năm 1997, Lama Zopa Rinpoche đã ban cho các đệ tử lời khuyên dạy sau đây. Việc này xảy ra khi Rinpoche giải thích một luận văn dài cho sadhana (1) Hayagriva Tối Mật, khi giảng thêm về tiết đoạn quy y:
02/11/2010(Xem: 9144)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
01/11/2010(Xem: 4511)
Mặc dù không thể nói nhiều nhưng tôi muốn nói ít lời này. Tulku Urgyen Rinpoche và tôi cùng quê quán ở miền Đông Tây Tạng, nhưng chúng tôi vẫn có vẻ rất xa cách nhau. Vào thời ấy chúng tôi không có phương tiện để tới với kỹ thuật tân tiến. Bởi không có máy bay, không xe lửa, không xe hơi nên mọi người phải đi bộ hay đi ngựa, vì thế một khoảng cách mà ngày nay chúng ta thấy dễ dàng vượt qua bằng phương tiện vận chuyển hiện đại thì vào thời đó nó có vẻ rất dài. Mặc dù dĩ nhiên là chúng tôi có nghe nói về nhau, nhưng mãi tới khi lần đầu tiên tôi tới Thung lũng Kathmandu thì chúng tôi mới bắt đầu có một sự nối kết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]