Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần cầu nguyện chân chính

24/11/201009:00(Xem: 3296)
Tinh thần cầu nguyện chân chính


lotus_53

TINH THẦN CẦU NGUYỆN
 CHÂN CHÍNH

 Đạo Phật không chú trọng và đặt nặng đến ước muốn van xin, nhờ vào tha lực bên ngoài, mà chủ trương hành động thực tiễn trên nền tảng nhân quả. Cho nên, trong đạo Phật có nhiều bài kinh dạy về cách thế nào để đạt được an lạc và hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại, cũng như cách thức tu tập để được sinh về các cảnh giới an lành của chư Phật. Phương tiện cầu an và cầu siêu mục đích nhằm xoa dịu bớt nỗi đau bất hạnh cho tha nhân. Nếu ta không biết mà lạm dụng quá đáng có thể gây hiểu lầm đạo Phật là đạo của cầu nguyện, van xin và ỷ lại vào tha lực, như một số người chưa đủ niềm tin vào chính mình, nên mới có thái độ mong muốn, cầu nguyện, van xin như thế.

 Về hình thức cầu an và cầu siêu mới có sau này trong căn nhà Phật giáo Việt Nam. Cầu an có nghĩa là cầu cho một người nào đó được tai qua nạn khỏi, bệnh tật tiêu trừ và sống bình yên, hạnh phúc. Trong khi đó, cầu siêu có nghĩa là cầu cho người chết được siêu sinh thoát hóa, được sanh về cõi an lành của chư Phật.

 Như vậy, cầu an là sự mong muốn, là ước vọng được khỏe mạnh, an lạc và hạnh phúc. Để được khỏe mạnh, tai qua nạn khỏi và sự an lạc nội tâm, thì mỗi người Phật tử phải tự rèn luyện đời sống đạo đức, trí tuệ bằng cách giữ gìn năm giới, mở rộng tấm lòng giúp đỡ mọi người và sẵn sàng chia vui, sớt khổ để san sẻ nỗi khổ, niềm đau và cùng vui hưởng niềm an lạc, hạnh phúc. 

 Có một vị Phạm chí hỏi đức Phật rằng, “đệ tử của Ngài sau khi chết có thể cầu nguyện cho họ được lên thiên đàng hay không?”. Đức Phật nói, “không thể được”!

 Rồi Phật hỏi lại vị Phạm Chí, “vậy những người tu theo Ngài sau khi chết lỡ đọa địa ngục, ngài có cầu cho họ được lên thiên đàng không?”. Vị Phạm Chí khẳng định, “được!”

 Phật đưa ra một câu hỏi, “thí dụ, có một tảng đá lớn đem quăng xuống giếng, ông cho tất cả người Phạm Chí đến cầu nguyện để tảng đá được nổi lên có được hay không?”

 Vị Phạm Chí nói, “tảng đá nặng đương nhiên phải chìm dưới nước, dù có cả ngàn người cầu cũng không thể nào làm nổi lên được?”

 Phật bảo, “cũng vậy, một người khi đã tạo mười nghiệp ác thì không thể cầu cho họ lên thiên đàng được”.

 Để làm sáng tỏ thêm tinh thần cầu nguyện, Phật hỏi tiếp, “thí dụ như, dầu đem đổ xuống nước, ông cho ngàn người đến cầu cho dầu bị chìm xuống nước được không?”

 Phạm Chí nói, “dầu nhẹ hơn nước làm sao cầu cho nó chìm xuống được?”

 Phật bảo, “cũng vậy, khi một người đã làm mười nghiệp thiện, dù cả ngàn người có cố cầu cho họ xuống địa ngục cũng không thể được”.

 Vị Phạm Chí nói, “hay thay, Cồ Đàm đã khai mở tâm trí cho con, xin cho con được quy y Phật, Pháp, Tăng, và con nguyện trọn đời theo Phật học đạo”.

 Đây là một bài kinh ngắn gọn, súc tích, nhưng đầy đủ giá trị thiết thực, nêu cao tinh thần làm chủ bản thân qua triết lý nền tảng của nhân quả, mình làm việc thiện lành tốt đẹp sẽ được hưởng quả báo an vui, hạnh phúc; mình làm việc xấu xa, tội lỗi thì bị sa đọa, khổ đau. Đi ngược lại các truyền thống từ xa xưa, đạo Phật ra đời nhằm đem lại quyền làm chủ bản thân cho con người, họa hay phúc đều do mình tạo lấy, không ai có thể ban phước, giáng họa.

 Họa hay phúc do mình tạo lấy

Bây giờ, chúng ta thử làm một thí dụ thực tế ngay trong đời sống hằng ngày, quí Phật tử có bệnh đi tới phòng khám của bác sĩ. Khi khám xong, bác sĩ định bệnh và cho toa để ta mua thuốc uống. Nhưng ta lại không chịu như vậy mà nói rằng, “bác sĩ cứu giùm tôi cho hết bệnh”. Rồi ta nhất quyết, nằng nặc đòi như vậy. Chắc bác sĩ nói người này bệnh tâm thần rồi kêu xe chở vào nhà thương điên gấp. Nếu thật sự ta có bệnh thì yêu cầu bác sĩ khám bệnh, rồi cho toa. Chúng ta mua thuốc uống, thì bệnh mới lành. Nhưng đằng này, chúng ta không chịu khám bệnh, không chịu mua thuốc uống, mà cứ đòi bác sĩ giúp cho hết bệnh, đó là việc không thể nào làm được.

 Việc tu hành cũng lại như thế, chúng ta ngày nay đến chùa cứ một bề xin Phật, Bồ-tát dang tay tế độ cho con giống y như những người bệnh đến với bác sĩ, không bắt mạch, hốt thuốc uống, mà muốn mạnh khỏe. Phật đã từng nói, “ta không có quyền ban phước, giáng họa cho ai. Ta chỉ là vị thầy dẫn đường chỉ cho mọi người biết được điều hay, lẽ phải, điều tốt, lẽ xấu, còn làm được hay không là do sự quyết tâm của họ”. Chính vì vậy, một số người không biết, chê Phật dở quá, vì không ban giúp gì được cho hàng đệ tử.

 Như trường hợp ở trên, Phật đưa ra thí dụ, một tảng đá lớn nếu bỏ xuống nước bị chìm sâu dưới đáy, rồi cho ngàn người tu hành cầu để tảng đá nổi lên, vậy có được hay không? Chắc chắn là không, vậy mà quý Phật tử hễ đến chùa là xin đủ thứ, Phật làm sao giúp được chỗ này.

Đây là điểm quan trọng và thiết yếu của người tu hành theo đạo Phật, quý vị cần phải có thời gian chiêm nghiệm và suy xét cho kỹ càng, mới thấu rõ lời Phật dạy. Rõ ràng, sự thật của cuộc sống này là gieo nhân tốt thì được quả tốt, gieo nhân xấu thì bị quả xấu, chớ không ai có quyền áp đặt, định đoạt, hoặc chen vô chỗ này hết.

Đó là một chân lý, một lẽ thật mà chúng ta không chịu tin. Tại sao ta không tin, vì ta quá tham lam và mê muội, muốn ngồi không mà hưởng thụ cho nhiều, nên cuối cùng trở thành tín đồ của mê tín, cuồng si. 

 Chúng ta đến với đạo Phật là đến với tinh thần từ bi và trí tuệ, muốn có trí tuệ thì phải biết quán chiếu, xem xét, để biết sự thật của kiếp người, mà cố gắng dụng công tu hành, không phải đến với đạo Phật bằng cách cầu khẩn, van xin như một số người thường hay làm như vậy. Quí Phật tử hãy nhớ cho rõ ràng, từ hồi biết đi chùa cho tới bây giờ, mình bắt chước tu theo Phật hay là cầu xin Phật ban cho? Đó là điều rất đáng buồn trong căn nhà Phật giáo của chúng ta.

Nếu ai đến với đạo Phật cũng đều cầu xin như thế thì đạo Phật trở thành mê tín, dị đoan hết rồi. Cho nên, nhiều người đi chùa đã hơn mười năm, thậm chí có người hơn hai mươi năm nhưng phiền não tham, sân, si ngày càng thêm nhiều, làm cho người thân trong gia đình và mọi người mất tín tâm. Đi chùa nhiều như thế thì đâu có lợi ích gì cho mình và người.

 Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, để chuyển hóa, chừa bỏ những thói quen, tật xấu có tính cách hại người vật. Vậy mà ta đi chùa lâu, rốt cuộc những thói hư, tật xấu vẫn cứ sờ sờ ra đó, thật là khó coi. Lỗi tại ai? Tại vì chúng ta không chịu tu mà cứ lạy lục cầu khẩn, van xin hoài, vì ta tham lam quá đáng. Người quá tham thì càng tu càng sân si, vì tham không được thì sinh nóng giận, nên buồn quá không đến chùa luôn. Vì vậy, khi nghe ai đồn rằng miếu Bà, miếu Ông gì đó linh lắm, xin gì cũng được, ta liền mướn xe đi mua hoa quả, thậm chí có người mua luôn heo quay, tới cúng để cầu xin. Vì hay xin nên ta dễ dàng lạc vào đường tà mà trở thành kẻ tín đồ mê tín, dị đoan.

Tích lũy thiện nghiệp không bị đọa 3 đường xấu

Khi chúng ta biết tu rồi, hãy ứng dụng lời Phật dạy và tin sâu nhân quả, thì lần lần sẽ dứt bớt khổ đau mà được an vui, hạnh phúc, chớ nên xin xỏ, tìm cầu đâu xa. 

 Ngày xưa, vua Ma Ha Nam, con của Cam Lộ Phạn Vương, em nhà chú bác với đức Phật. Ma Ha Nam tu theo hạnh cư sĩ tại gia, giữ năm giới, tu mười điều lành, thọ bát quan trai... Một hôm, ông hỏi Phật, “bạch Thế Tôn! Bình thường con tu giữ năm giới, thọ bát quan trai, tu mười điều lành, giả sử con chết bất đắc kỳ tử bởi một tai nạn xảy ra, sau khi chết con sẽ đi về đâu?”

 Phật trả lời bằng một ví dụ, “có một cây thân và cành nghiêng về một bên. Vậy khi cưa, thân cây sẽ ngã về bên nào?”

 Vua Ma Ha Nam đáp, “dĩ nhiên là cây sẽ ngã về phía mà nó đang nghiêng ạ”.

 Phật dạy tiếp, “cũng vậy, bình thường ông hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp; khi chết bất đắc kỳ tử, nhờ nghiệp thiện tích lũy nhiều sẽ hướng ông đến chỗ thiện lành, tốt đẹp. Không sao! Đừng sợ, mặc dù có khủng hoảng đôi chút”.

 Vậy, chủ yếu của việc tu hành để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc thì hiện tại, ta phải tạo nghiệp lành thuần thục trong lúc còn mạnh khỏe, đến lúc gần chết, tâm niệm cũng phải lành, thì ta tin chắc chắn rằng ta sẽ đi đến cõi lành. 

 Đức Phật dạy, “tất cả chúng ta muốn được quả lành thì phải gieo nhân lành. Chúng ta muốn quả dữ, quả ác thì gieo nhân ác. Nhân lành sẽ đưa đến quả lành, nhân ác sẽ đưa đến quả khổ”. Như vậy, cái khổ, cái vui đều do chúng ta tạo mà ra, chớ Phật không làm thế được chỗ này. Như người đã gieo nghiệp thuần thiện, tức là đã tích lũy nghiệp lành sâu dày, dù ai có cố tình dùng bùa phép để trù ém hay cầu cho người đó bị đọa địa ngục cũng không thể nào được. Vì sao? Vì nhân quả rất công bằng và sòng phẳng, làm lành thì được quả tốt, làm ác phải chịu khổ đau. 

 Vì vậy, tinh thần cầu nguyện nhằm giúp cho một số người chưa đủ niềm tin và hiểu biết đúng đắn trong cuộc sống, bởi số đông chưa thấm nhuần và tin sâu đạo lý nhân quả. Do đó, sự cầu nguyện chỉ giới hạn ở một mức độ nào đó thôi, ta không nên ỷ lại vào tha lực mà chính yếu vẫn là tự lực.

 Có những cái rất thực tế mà không ai chịu nhìn nhận là ta có hiểu biết, ta có suy nghĩ, ta biết tư duy, ta biết quán chiếu, ta có nhận thức sáng suốt nếu mình chịu khó học hỏi và thực hành. Muốn biết thì phải học, muốn giỏi thì phải kiên trì, bền bỉ, nghiên cứu làm việc; chỗ này đâu có ai có thể giúp cho ta được, có chăng chỉ là hướng dẫn bước đầu, còn ta phải chịu khó học hỏi thực hành.

Con người vì quá tham lam, nên làm cái gì cũng muốn cho thật nhiều; do đó, tham được thì thêm tham, tham không được thì sinh ra oán giận, thù hằn, tìm cách trả đũa nhau, nên cuộc đời không bao giờ có được bình yên, hạnh phúc thật sự.

Quy y Tam bảo như thế nào mới đúng cách và để trở thành Phật tử chân chính?

Một số người hễ cứ nghĩ đến chùa làm lễ qui y là Phật sẽ ban cho hết tất cả, nên họ nhờ người khác ghi tên dùm và lấy lá phái. Bởi trong lá phái có câu qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sanh.

Trong nhà Phật có nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh. Nếu qui y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi rơi vào loài ngạ quỉ, qui y Tăng rồi khỏi rơi vào loài súc sanh. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên chúng ta, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”.

Chánh pháp ở đây có nghĩa là lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh, hại vật, không trộm cướp, lường gạt…

 Như chúng ta đã biết, Phật là bậc giác ngộ sáng suốt hoàn toàn, không còn mê lầm, khổ đau. Qui y Phật tức là trở về con đường thanh tịnh, sáng suốt. Như một số người vì tin lầm, mê bậy, cuồng tín cho rằng giết người được lên thiên đàng, nên họ khủng bố, giết chóc, dã man. Thế giới này từng có những hạng người như thế, hỏi sao không đọa địa ngục cho được? Họ tưởng làm vậy sẽ được sinh thiên, nào dè bị đọa chỗ u mê, tối tăm, không có ngày ra khỏi.

 Cũng vậy, khi chúng ta phát nguyện qui y tu theo Phật, có nghĩa là chúng ta phải tin sâu nhân quả và quyết tâm gìn giữ không gieo nhân xấu ác, để từng bước đi tới quả giác ngộ, giải thoát. Nhưng trong quá trình từ nhân đến quả, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực liên tục, phải cố gắng thực tập hạnh buông xả và kiên trì, bền bỉ tu hành, mới được kết quả như lời Phật dạy.

 Qui y Pháp khỏi đọa vào loài ngạ quỉ, ngạ quỉ tức là loài quỉ đói. Vì người tu theo đạo Phật phải có tấm lòng rộng lớn, từ bi, thương yêu, bình đẳng với mọi người. Khi ta có lòng từ bi thì ai khổ đau, bất hạnh, chúng ta luôn tìm cách san sẻ và giúp đỡ. Nhờ lòng từ bi nên chúng ta không nỡ gian tham trộm cướp, hiểm độc lường gạt của ai, hay tìm cách bòn rút của người khác, mà còn sẵn sàng chia vui, sớt khổ bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

 Vì có lòng từ bi nên ta không có tâm tham lam, bỏn sẻn, tâm keo kiết, ích kỷ và ác độc với ai. Vì ta không gieo nhân như thế, nên không bao giờ bị đọa làm loài quỉ đói. Bởi vì chúng ta đã gieo nhân tốt thì làm sao bị quả xấu được. Cho nên, khi qui y Pháp rồi thì quý vị tránh khỏi làm loài quỉ đói, nhờ biết gieo nhân thương người, cứu vật bằng tất cả tấm lòng. Vì vậy, khi đã qui y, chúng ta phải thực hành lời Phật dạy, để phát triển tâm từ bi rộng lớn, mà cùng nhau chia vui, sớt khổ theo tinh thần của Bồ-tát Quán Thế Âm, dấn thân đi vào đời để phục vụ chúng sinh bằng 33 ứng thân.

 Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm loài súc sinh. Tại sao? Vì súc sinh là từ nhân si mê mà ra. Phật đã nhập Niết Bàn từ lâu, bây giờ còn lại chư Tăng đang kế thừa con đường của Phật, vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn cho chúng ta biết đâu là điều thiện lành, tốt đẹp, đâu là điều xấu ác, đâu là tội, đâu là phước, đâu là chánh, đâu là tà. Khi chư Tăng đã chỉ cho mình biết rõ rồi, thì mình phải khôn ngoan, sáng suốt, tránh tội làm phước, tránh ác làm lành, và tránh tà làm chánh. Như vậy, từ nhân đến quả ta không gây tạo nhân si mê thì làm sao bị đọa làm loài súc sinh cho được. 

 Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, có nghĩa là sửa, là bỏ, là chừa những thói quen tật xấu, nên Phật dạy lấy nhân quả làm nền tảng trong sự tu hành chuyển hóa. Khi chúng ta gieo nhân tốt rồi, còn phải cố gắng duy trì bền bỉ, bảo vệ dài lâu, thì sẽ được kết quả tốt đẹp. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải đọa vào chỗ khốn cùng, đó là một sự thật. Như vậy, người Phật tử chân chính phải biết sáng suốt chọn lựa nhân tốt để gieo, tránh không làm những việc xấu ác. Đó là chúng ta biết tu theo lời Phật dạy. 

 Bước đầu tu theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba chánh nhân thiện lành, tốt đẹp. Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để giúp ta không bị u mê, tối tăm che mờ; do đó, không bị đọa vào địa ngục. Nhân thứ hai là nhờ có lòng từ bi, thương yêu nhân loại bằng trái tim hiểu biết, nên không bao giờ bị đọa vào chỗ ngạ quỉ. Nhân thứ ba là nhờ quán chiếu, chiêm nghiệm, xem xét, nên ta phát sinh trí tuệ; do đó, không bao giờ bị đọa vào chỗ súc sinh. Ba chánh nhân này như cái đỉnh ba chân giúp ta đứng vững trên đường tu học, không bị phong ba, bão táp làm chướng ngại nhờ thanh tịnh, sáng suốt, từ bi và trí tuệ soi rọi.

 Muốn không đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì ta phải giữ giới không giết người, hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, lường gạt và không uống rượu say sưa, hay dùng các chất độc hại như là xì ke, ma túy, thì chúng ta tránh khỏi bị người thù hằn oán giận, tránh khỏi nhân giết hại lẫn nhau, tránh khỏi nhân si mê và tù tội. Giữ được đầy đủ những giới như vậy thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì vi phạm pháp luật, không bị ai phá hoại hạnh phúc gia đình, không bị ai lường gạt, hãm hại và không si mê, tối tăm để làm các việc xấu ác.

 Cho nên, chúng ta đến với đạo Phật, nếu biết tu thì được hưởng nhân nào quả nấy tốt đẹp, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ đau. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt, thì phải làm những gì Phật dạy. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban phước, giáng họa cho ta hết.

 Tất cả quí Phật tử nghĩ cho kỹ xem, đức Phật dạy ta muốn hưởng quả tốt thì phải gieo nhân tốt, đó là sự thật; nhưng vì ta quá tham lam, nên không chịu tu, muốn xin cho khỏe. Do đó, tinh thần cầu nguyện chỉ là phụ thôi, vì nó rất giới hạn để đạt được điều ta mong muốn; nhưng tinh thần cầu nguyện không thể thiếu trong đời sống của nhân loại, vì đó là nhu cầu chung để giúp cho nhiều người chưa đủ niềm tin về nhân quả mà vượt qua lo âu và sợ hãi.  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2017(Xem: 6791)
Cụm từ "Di Đà Tự tánh" hay "Duy tâm Tịnh độ" thường được dùng để chỉ đỉnh cao của pháp môn Tịnh độ, nhưng rất dễ gây hiều lầm. Về phương diện Lí tánh thì Phật A-di đà Vô Lượng Quang Vô Lượng Thọ là Tự tánh thường chiếu và vĩnh hằng của chúng ta. Khi ta niệm danh hiệu A-di-đà là trở về với Tự tánh, bản tâm. Chúng ta hãy xem đoạn văn sau đây của những người dùng lí thuyết "cao siêu" để bài bác pháp môn Tịnh độ: "Niệm danh hiệu Phật để cầu sanh Tịnh độ là còn chấp Tướng, tìm pháp ngoài Tâm - không hiểu rằng tất cả các pháp đều là tâm".
16/04/2017(Xem: 6402)
Phương pháp Thập Niệm do một vị Đại sư nổi tiếng giảng dạy dựa trên sự vãng sanh Hạ phẩm được diễn tả trong Quán Kinh. Phương pháp nầy đặc biệt dành cho những người quá bận bịu với cuộc sống nên hằng ngày không thể niệm Phật (nhiều lần) để cầu vãng sanh như người tu Tịnh độ bình thường. Do đó, cách nầy dạy niệm danh hiệu Phật A-di-đà khoảng mười lần mỗi khi hít vào và thở ra. Chủ đích của phương pháp nầy là dùng hơi thở để tập trung tâm ý. Tùy theo hơi thở dài hay ngắn mà hành giả có thể niệm được nhiều hơn hay ít hơn 10 danh hiệu. Sau mười lần hít vô--thở ra (tức là niệm được tổng cộng khoảng từ 50 đến 100 câu Phật hiệu), hành giả có thể bắt đầu tụng bài thơ hồi hướng công đức sau đây:
02/04/2017(Xem: 8142)
Theo âm Hán Viêt, A Di Đà Phật có nghĩa là Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Quang Phật, Tây Phương Phật. Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca giảng là Phật A Di Đà, Giáo Chủ cõi Cực Lạc (Soukhavati (Scr.), ở phương Tây, cách cõi Ta Bà của chúng ta mười vạn ức cõi Phật. Đó là một cõi đầy đủ các công đức trang nghiêm. Lầu các, cây cối, đất đai toàn là châu báu. Nào là các loài chim bạch hạt, khổng tước, anh võ, xá lợi, ca lăng tầng già v.v… ngày đêm sáu thời ca hát ra những lời pháp: năm căn, năm lực, bảy món bồ đề, bát chánh đạo…
27/03/2017(Xem: 3970)
Tịnh độ tông là tên gọi chung của tất cả những giáo lí dạy rằng chúng sanh có thể thành Phật nếu được vãng sanh về cõi Tịnh độ của đức Phật A-di-đà. Ở Ấn độ. giáo lí nầy được các ngài Mã Minh, Long Thọ và Thế Thân giảng dạy trên cơ sở nhiều kinh điển khác nhau, như hai bộ kinh A-di-đà. Lịch sử của Tịnh độ tông bắt đầu từ Ấn độ thời cổ đại, nhưng thời đó truyền thống đức tin chưa được nhấn mạnh. Mặc dầu Ấn-độ lúc đó đã có một môn phái thờ đức A-di-đà, sự kính ngưỡng Ngài chỉ là một trong các cách thực hành của Phật giáo Đại thừa lúc ban sơ.
07/09/2016(Xem: 5355)
Theo lời giới thiệu của nhà xuất bản Seuil, Paris, thì Jean Eracle nguyên là Quản Đốc Viện Bảo Tàng Dân Tộc Học Á Châu, đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sỹ. Do một nhân duyên vô cùng kỳ lạ, ông được sang Nhật-bản lưu trú suốt mấy mươi năm để học hỏi cùng thực hành Niệm Phật theo giáo pháp của “Đạo Phật Chân Chánh trong Pháp môn Tịnh-độ” tức Tịnh-độ Chân-tông do Ngài Thân Loan Thánh Nhân khai sáng cách đây gần 8 thế kỷ.
28/04/2016(Xem: 16163)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
15/02/2016(Xem: 11290)
Trong bổn hội các liên hữu đồng tu, đều tuân theo tu học Tịnh Độ Ngũ Kinh và Tịnh Độ Thập Yếu, đặc biệt là Kinh Vô Lương Thọ, bản hội tập của Hạ Liên Cư Đại Sĩ, Di Đà Yếu Giải, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, nhất định phải y cứ ba bộ kinh này tu học, dốc hết toàn lực, nghiên cứu học tập kinh luận Đại Thừa mới có thể tương ứng với Tịnh Tông. Bổn hội đặc biệt chú trọng hành giải tương ứng, tâm khẩu nhất như, cho nên hành môn là mọi người phải phát nguyện, cho đến mức cùng đời vị lai. Tuân theo Quán Kinh tu Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Thập Đại Nguyện Vương.
23/12/2015(Xem: 9608)
Hễ phát tiểu nguyện thì không hợp nhân quả, chẳng được vãng sanh. Tại sao ? Vì tiểu nguyện chỉ phát nguyện cho một mình được vãng sanh, nếu không trở lại đầu thai thì làm sao có quả báo ? Bây giờ chẳng nói về kiếp trước, chỉ nói kiếp này : Từ nhỏ tới lớn có sát sanh không? Có giết chết con muỗi con kiến không ? Có ăn thịt chúng sanh không ? Theo nhân quả là một mạng phải đền một mạng, ăn một cục thịt trả một cục thịt, thế thì làm sao trả nợ mạng, nợ thịt? Nên phải phát đại nguyện.
24/07/2015(Xem: 13861)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
10/07/2015(Xem: 5757)
Hầu hết các kinh luận Đại thừa đa số đều thuyết minh tổng quát về pháp môn niệm Phật. Trên thực tế hình thành pháp môn Tịnh Độ phổ biến từ tư tưởng các bộ kinh căn bản như Kinh Bát Chu Tam Muội (Ban Châu Tam Muội), Kinh A Di Đà, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Thủ Lăng Nghiêm và nhiều bộ kinh khác. Pháp niệm Phật đến với quần chúng ước tính khoảng mười tám thế kỷ qua (Tính từ khi Kinh Ban Châu Tam Muội được dịch tại Trung quốc năm 179 s.dl.), và pháp môn Tịnh Độ được hình thành và phát triển thời tổ sư Huệ Viễn (334-416 TL) cho đến ngày nay. Thực tế lịch sử đã chứng minh pháp môn niệm Phật đã đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực truyền bá Phật giáo Đại thừa. Y cứ từ kinh điển liên quan Pháp môn niệm Phật, trên căn bản thì thiền sư Tông Mật (784-841), tổ thứ năm của tông Hoa Nghiêm đã phân thành bốn phương pháp niệm Phật. Đó là trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật và thật tướng niệm Phật. Từ thời đại Tổ Liên Trì về sau
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567