Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ tu trong Đạo Phật

05/04/201318:58(Xem: 5204)
Chữ tu trong Đạo Phật

Chữ Tu Trong Đạo Phật

a Thượng Thích Thiện Siêu

--- o0o ---

Chắc ai cũng hiểu rằng, từ khi mới lọt lòng ra cho đến khi hơi thở cuối cùng, trong đời thường hưởng được mấy lần vui. Cơn vui vừa thoáng qua, cơn buồn lại kéo đến. Đã đành sanh, già, đau, chết là bốn đại hoạn, không ai tránh khỏi, mà những nổi đói nghèo áp bức, oán thù gặp gỡ, ân ái xa lìa, hoàn cảnh lôi kéo cũng đủ làm cho chúng sanh đau khổ vô cùng. Nước mắt ngập tràn cả đại thiên thế giới, mà vẫn còn dâng lên mãi nếu lòng tham lam dục vọng nơi mỗi cá nhân cũng như đoàn thể-không được vùi dập vào phần nào; hành vi xấu xa độc ác, ích kỷ hại người không được sang bằng và tiêu diệt do lòng từ bi rộng lớn biết nghĩ đến mình, đến người theo công lý và chính đạo. Chúng ta chỉ ngó ngay vào cảnh tượng ngày nay cùng thấy rõ đó là biển nước mắt đau thương bởi cơn cuồng vọng của loài người gây tạo. Thế nên chúng ta tin chắc rằng tất cả đau khổ chỉ có một con đường ra là mọi người biết nhìn nhau bằng cặp mắt từ bi, hay nói một cách khác là người biết tu theo đạo chính đáng giác ngộ.

Xưa nay các bậc thánh nhân, các vị đã giác ngộ như chư Phật, Bồ tát, không vị nào mà không trãi qua con đường ấy; cho đến khi dạy người, dạy đời cũng chú trọng ở điều đó. Vậy bất luận người nào ở trong xã hội cũng cần lấy tu làm gốc, nếu không tự mình đã hư hỏng, mình đã làm tổn hại cho mình, thì mong giúp ích cho ai nửa?

Đời còn như thế, huống chi đạo Phật, một đạo chú trọng mục đích tự giác giác tha, tự lợi lợi tha hơn cả mà lại không quan tâm đền sự tu sao được. Phật dạy trong kinh Lăng Nghiêm rằng:" Như tuy lịch kiếp, ức trì Như Lai bí mật diệu nghiêm, bất như nhứt nhựt tu vô lậu nghiệp". Đại ý nói tuy nhiều kiếp học rộng nghe nhiều nhớ hết tất cả pháp môn của hằng sa chư Phật chỉ dạy, chẳng bằng một ngay chuyên tu nghiệp vô lậu xuất thế. Ấy là lời Phật khuyến cáo Tôn giả A Nan mà cũng là khuyến cáo cái tai hại không tu của chúng ta vậy. Nếu chỉ học mà không tu thì khác nào như người thuộc lòng tấm bản đồ rồi ngồi lỳ một chỗ, chẳng đến đâu được cả.

Thế thì biết tu là một điều cần yếu. Nhưng hiện nay, nhiều người trong hàng Phật tử chúng ta, cũng như một số đông ở ngoài vẫn còn ôm mối nghi ngờ sai lạc. Có người nghĩ rằng tu là một việc làm quá khó, phải xa gia đình, xã hội để ép mình trong một khuôn khổ hẹp hòi, bít mắt bưng tai trước mọi hoàn cảnh, vứt bỏ bao nhiêu ước mong khoái lạc mà tu hành ủy mị, hàng ngày nghĩ tưởng đến việc gì xa xăm huyền ảo, ỷ lại thần quyền để cầu mong tương lai trường sanh, bất tử hay hưởng quả phúc đời đời. Tu như vậy phỏng có ích lợi gì cho ai? Giả sử tu như vậy mà thành thánh, thành thần, hưởng quả phúc thì lối tu chỉ thích hợp với hạng người thiếu nghị lực, hạng ông lão bà già! Hạng người thứ hai thì trái lại, họ nghĩ rằng tu là một việc rất hay, là nền tảng cho nhân tâm thuần hậu, cho hòa bình an lạc, vững bền; song khi nào hòa bình đã lan khắp, sinh hoạt được mới có thì giờ nghĩ đến việc tu dưỡng; chứ nhằm lúc đao binh loạn lạc, đói khác tung hoành, chính là lúc phải ra sức dẹp loạn an dân, nổ lực làm lụng để vãn hồi sự no ấm, đợi bao giờ tâm thần ổn định mới lo đến chuyện tu. Những điều nghi hoặc đối với sự tu vẫn còn nhiều nữa, song tóm lại cũng không ngoài hai điều vừa kể trên. Cũng vì nghĩ như vậy, mà bây giờ hễ nghe nói chữ tu thì người ta tưởng tượng ngay một hình dáng yếu hèn, một việc làm quái dị lạc hậu, không phải thời.

Xét kỷ hai lối tưởng đó nhiều phần không đúng, song không sai mấy đối với hạng người mệnh danh là tu, mà kỳ thật áp dụng lắm điều không chính đáng! Nếu bây giờ muốn bổ cứu những khuyết điểm trên đây để làm nhiều lợi ích thiết thực cho khỏi phụ lòng tin Phật của chúng ta, thì tưởng cũng nên cùng nhau tìm hiểu rõ chữ" Tu" trong đạo Phật, trước để khỏi cái nạn xưng càn một khi mình không tu chi cả, sau để khỏi bị e ngại bởi những lời mỉa mai nông cạn có thể làm trở ngại bước đường tu tập chính đáng của chúng ta. Lẽ dĩ nhiên là ở đây chúng ta chỉ hiểu chữ " Tu" trong đạo Phật, chứ ngoài lối tu của đạo Phật ra, trên xã hội này còn bao nhiêu lối tu khác; mà tiếc vì phạm vi bài này không cho phép chúng tôi đem ra bàn cãi, chỉ có thể nói đại khái rằng các lối tu ấy đều chưa diệt tận nguồn gốc thống khổ, nên chưa phải là phương pháp đưa người đến chỗ giải thoát an vui chơn thật.

Thế nào là nghĩa chữ " Tu" trong đạo Phật? Định nghĩa một cách tóm tắt thì tu nghĩa là sửa. Xấu xa sửa lại cho tốt đẹp, tà vạy sửa lại cho chính đáng, độc ác sửa lại cho hiền lành, mê mờ sửa lại cho sáng suốt??.. Như người ta thường nói ngọc có dũa mài mới thành đồ hữu dụng, người có học tập mới trở nên người hay, ấy đều là cắt nghĩa chữ " Tu"vậy. Có nhiều người hay nói: " Phật tức tâm, tâm tức Phật, tôi chỉ tu cái tâm cũng đủ". Mới nghe qua tưởng như hợp lý, song xét kỷ thì đó chỉ là câu nói bướng bỉnh để từ chối việc tu hành mà thôi. Nếu thử hỏi lại tâm vì sao phải tu và tu bằng cách nào, thì ít ai trả lời được. Thậm chí có người khi đã biết đạo cũng như khi chưa biết đạo, cứ giữ nguyên tánh xấu xa cố cựu, không chút gì đổi mới hay lo.

Đã đành rằng " Tâm tức Phật", nhưng hiện nào còn làm chúng sinh thì quyết chắc tâm của ta còn mê lầm, vọng tưởng ích kỷ, biếng lười, chưa được như tâm Phật: sáng suốt, chân thật, rộng rãi, từ bi. Đứng về phương diện sự tướng sai biệt thì ta và Phật hai đàng mê ngộ, khổ vui khác nhau như trời và vực, không thể nói suông mà mong được giải thoát. Trái lại cần phải thành thật cố gắng kiểm điểm lại mình, nghiệm xét nơi mình để thấy rõ cái gì xấu xa, cái gì tà vạy, cái gì độc ác, cái gì mê lầm mà lần lần sửa đổi tu hành cho đến khi hoàn toàn viên mãn. Trong lúc tu hành ấy, hễ sửa được bao nhiêu điều hư quấy, tức là diệt được bấy nhiêu nguyên nhân thống khổ, sự khổ sẽ tách dần ra mà sự an vui lần hồi phát hiện, bao giờ hoàn toàn thanh tịnh ấy là chứng đủ bốn đức Thường, lạc, ngã, tịnh; không bị điều chi làm hệ lụy. Cho nên kinh có câu:" Nhược năng chuyển vật, tức đồng Như Lai". Như Lai hay Phật là vị đã chuyển được mọi vật, bên trong không bị tánh tình ô nhiễm làm mờ tối, và bên ngoài không bị hoàn cảnh sắc, thanh, danh lợi quyến rủ chi phối. Tự mình làm chủ mình, làm chủ hoàn cảnh.

Nếu bây chúng ta muốn được an vui, thì phải tự chủ; mà muốn được tự chủ thì cần nương theo Phật pháp để sửa đổi hành vi, tánh tình, quan niệm hẹp hòi sai lạc đã lâu đời lâu kiếp bám chắc nơi chúng ta. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều độc ác của hành động và lời nói. Thân thường hay sát hại, trộm cắp, dâm ô: miệng thường hay nói dối, dèm pha, nịnh hót v... v ấy là hành vi có hại mà ít ai tránh khỏi. Nếu chúng nó được bồi đắp, lan rộng ra hoài thì nhân loại chúng sanh càng bị xô mau đến chỗ tiêu diệt. Hãy xem như một nghiệp sát, mấy năm lại đây không nơi nào là không do nghiệp sát gieo họa gớm ghê, làm cho sự sống, một điều mật thiết quan trọng hơn cả của mọi vật, không còn chút gì bảo đảm. Đã bao giờ như ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp lo âu, nơm nớp sợ hãi khi thấy mạng mình nhẹ hơn cát bụi bên vệ đường, không phút nào yên tâm với bàn tay tàn nhẫn của nghiệp sát đang hung hăng chực chờ dọa nạt. Vậy là chưa kể đến tai nạn các hành vi trộm cướp, nói dối v.. v cũng gieo họa ghê gớm không kém.

Nếu ai nấy cũng nhận chân sâu sắc các hành vi ác độc kể trên là nguyên nhân trực tiếp gây ra đau khổ giữa người và mình- vì gieo nhân sát hại thì hoặc cách này hay cách khác cũng phải gặt lấy kết quả bị sát hại; để sửa đổi, tu hành diệt trừ dần đi mới có ngày sống an toàn trong hòa vui thân mật được. Đã sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa mới thật nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu xa cố cựu của chúng sinh.

Vẫn biết đã có thân thì ai lại không tham muốn sống còn, nhưng lắm người vì chất chứa lòng tham vô đáy, điều gì hay ho đều muốn thu góp về phần mình, chỉ muốn đời sống của mình được vinh quang sung sướng, đầy đủ, quý trọng hơn hết thảy mọi người, nên dù việc gì đê hèn hay độc ác mà hễ đưa lại lợi lộc về mình thì không bao giờ từ chối, mặc ai thiếu thốn, khổ não, kêu la, cũng không hề đoái nghĩ! Thậm chí xem tiền tài, danh vọng hơn trăm, ngàn, ức triệu tánh mạng sanh linh đồng loại chỉ vì tham chút lợi danh mà làm cho đời sống nhân loại bị điêu đứng, niệm tham lam vô hình mà tai hại không phải ít, ở trong gia đình có một kẻ tham- tham ăn chẳng hạn- thì sự sống của gia đình mất sự hòa thuận; đến giữa xã hội hễ lòng tham nảy nở mạnh mẽ ở đâu thì ở đấy không sao tránh khỏi cảnh tình xô xát thảm mục thương tâm; vì đã tham tất nhiên có sân, đã sân thì tất nhiên tranh giành xâu xé..

Than ôi! Một tánh tham đã làm cho ai nấy cháy ruột nung gan, huống còn thêm bao nhiêu tánh xấu xa khác nữa. Song, muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc thì đồng thời phải sửa đổi quan niệm hẹp hòi ích kỷ.

Tất cả mọi vật đều sanh sanh, hóa hóa trên một bản thể chung cùng hòa hợp, không có sự vật nào được tồn tại ra ngoài bản thể chung cùng ấy. Chính chúng ta cũng phải nhờ sự liên quan hỗ trợ tất cả mà có ra. Vậy mà chúng sanh mê mờ, tự phân biệt, tưởng tượng chấp riêng một cái Ta, xây ranh giới mà chắn ngang giữa mình và mọi người, mọi vật; luôn luôn đặt cái Ta ra trước, lên trên, lấy cái ta làm định chuẩn cho mọi hành động, nói năng, suy nghĩ. Bởi vậy nên thường bị hẹp hòi, sai lầm, khổ sở. Suy rộng ra nào vinh nào nhục, nào thị nào phi, không có gì là tuyệt đối. Cái vinh của người này là cái nhục của người kia, cái vinh của người kia tức là cái nhục của người này. Ở đời cũng lắm chuyện để cho ta thấy rõ trường đời là nơi đấu tranh nhỏ hẹp ở trong sự phê phán xây nắn của cái Ta hẹp hòi giả dối. Vậy cần phải mở mang trí tuệ thật rộng rãi, phá lần quan niệm sai lầm chấp có bản ngã mới thấy đời rất rộng rãi để khoan hòa đối với mọi loài, mọi vật.

Như vừa nói ở trên, đó là sửa đổi hành vi hung ác, sửa đổi tánh tình xấu xa, sửa đổi quan niệm chấp có cái Ta hẹp hòi, ấy là nói về ngăn ngừa cái xấu, diệt trừ cái xấu, đừng để cho nó đâm chồi mọc nhánh ra hoài. Tu như vầy có thể cho là lối tu tiêu cực hơn là phát huy cái tốt, khuếch trương cái tốt, làm cho cái tốt càng ngày càng rộng rãi lớn lao. Hiện tiền nơi chúng ta không những có rất nhiều điều tà vạy ô nhiễm, mà cũng có rất nhiều điều hay, cần nên bồi đắp, tu dưỡng; như bố thí, nhẫn nại, khoan hòa, sáng suốt, bình đẳng, xét ra chẳng ai không có, nếu biết cố gắng vun bồi thì không việc lợi ích gì mà chúng ta không làm được.

Tóm lại hai phương diện tu hành trên, một đàng lo diệt trừ cái tánh hại người hại mình, một đàng lo cái tánh lợi mình, lợi người. Đã nhận thấy lòng tham lam có hại mà lo diệt bớt lòng tham là tu, diệt trừ lòng giận là tu, diệt trừ lòng kiêu mạn, ích kỷ là tu. Trái lại nhận thấy bố thí là hay, chăm làm bố thí là tu, từ bi cứu vật là tu, khoan hòa rộng rãi là tu. Cho đến bất luận gì hành động tốt đẹp, có nhiều lợi ích cho người mà cố gắng quên mình để thực hành theo cũng đều gọi là tu cả. Tu như vậy đâu có phải là hẹp hòi hay nhu nhược, tu như vậy đâu phải là việc riêng của một nhóm người nào hay của một thời đại nào, chỉ vì có nhiều người chưa hiểu chữ " Tu" có một phạm vi rộng rãi đó, nên tưởng rằng tu là việc chuyên môn của người tu sĩ, của kẻ chán đời, ẩn dật, hay của hạng môn đồ đạo này hoặc đạo khác mà thôi, ngoài ra không liên quan với đại đa số người còn đang lăn lộn, chống chọi, hoạt động sống với đời sống không xa thực tế hơn. Ôi, đâu biết rằng cái quan niệm sai lầm ấykhông khác nào cái quan niệm của mấy người tưởng phép vệ sinh là phạm vi chuyên môn của mấy ông thầy thuốc, hay của mấy người đã mắc bệnh truyền nhiễm.

Đành rằng phương diện điều trị thân xác có nhiều điều ngóc ngách khó khăn mà thầy thuốc phải gia công tầm cứu, phải cần cho mình một hoàn cảnh sạch sẽ hợp vệ sinh hơn, nhưng trong hạng người không phải thầy thuốc mà không cần biết vệ sinh, tự do ăn nhớp ở nhúa thì không chỉ tai hại cho mình, còn lây sang mọi người xung quanh, khiến họ phải sống chung trong một cảnh ngộ nguy hiểm. Phương diện trị thân xác đã vậy,thì phương diện cải tạo tinh thần không kém chi. Muốn diệt hết bao nhiêu tâm niệm xấu xa còn lại, và phát huy tất cả tâm niệm tốt đẹp rộng rãi thêm lên lại càng rất khó, nếu không phải là người có quyết tâm với much đích ấy, nếu không có một hoàn cảnh thuận tiện cho sự tu hành thì khó mong kết quả hoàn toàn. Bởi vậy trong đạo Phật các vị tăng già, các hàng tu sĩ phải xuất gia để bớt ngoại duyên phiền nhiễu, phải ở nơi nhàn tịch mới thấy rõ nguồn gốc sâu xa của tội lỗi mà gội rửa tiêu trừ. Nhưng nếu hiểu thêm rằng không phải là chỉ mấy vị ấy mới tu được, mấy vị ấy mới cần tu, mà tất cả các hạng người ở vào địa vị nào trong thời loạn cũng như thời bình, đều có thể tu, đều cần nên tu cả; nếu không tu tức là tự do để cho thói tham lam, bóc lột, ích kỷ hại người đứng lên làm chủ, gây tai ương không bờ không bến.

Vậy ta có nên xem chuyện tu là việc ngoài phận sự của mình không? Ta có thể không nhận rõ nghĩa chữ "Tu" được không? Hãy nên nhận chân cho rõ, xem đó là một phương châm của đời sống ngay thật thà mà không trao đưa cho ai cả, chỉ tự mình gắng thực hành lấy và khuyên lơn người khác biết mà thực hành, để cùng nhau xây dựng nên một cảnh sống yên vui bền vững tạo cảnh Cực Lạc giữa Ta bà này. Nếu được như vậy tức là đã hiểu đã thực hành đúng nghĩa chữ " Tu"trong đạo Phật.

--- o0o ---

| Thư Mục Tác Giả|

--- o0o ---

Vi tính : Diệu Nga - Samue

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/03/2013(Xem: 4669)
Mỗi khi Phật giáo di cư từ vị trí của nó có nguồn gốc tại Ấn Độ đến các quốc gia khác như Sri Lanka, Miến Điện, Nhật Bản, Trung Quốc hay Tây Tạng…triết học, phong tục và nghi lễ cũng được thay đổi. Chẳng có gì đáng ngạc nhiên, sự tái định cư của Phật giáo với phương Tây kèm theo với một số thay đổi của những sự nổi bật và văn hóa. Ở Tây Tạng, các bậc thầy tôn kính có thể cô lập mình trong các hang động xa xôi, đôi khi hàng chục năm trong đại định.
18/03/2013(Xem: 6510)
Mỗi năm hoa Vô Ưu lại nở một lần, những người con Phật sống dưới bất cứ phương trời nào, dù ngôn ngữ bất đồng, nhưng muôn triệu con tim cùng hòa chung một nhịp đập, hân hoan kỷ niệm ngày Đản sinh của đức Từ Phụ. Hình ảnh của đức Thế Tôn là một bài ca bất tuyệt, giáo pháp của Ngài là ánh hải đăng chiếu sáng nghìn thu. Những pháp âm tại vườn Lộc Uyển, núi Linh Thứu thuở nào dường như còn vang vọng đâu đây. Pháp âm ấy tỏa khắp muôn phương, thấm sâu vào tâm hồn của những chúng sinh đang khát khao hạnh phúc và chân lý.
23/02/2013(Xem: 5594)
Một thời đức Phật ngự tại rừng Ca Duy nước Thích Sí Đề cùng với 500 Thánh tăng toàn là bậc A La Hán, bấy giờ có bốn vị Trời ở cõi Tịnh Cư nơi Thiên cung đều nghĩ: “Nay đức Thế Tôn và 500 vị Đại Tăng, toàn là bậc Thánh A La Hán đang ngự trong rừng Ca Duy thuộc nước Thích Sí Đề, đồng thời có vô số chư Thiên với thần thông vi diệu từ 10 phương đều tập trung ở đấy để kính lễ đức Như Lai và chúng Đại Tăng.
19/02/2013(Xem: 6415)
Một câu hỏi lớn nằm dưới kinh nghiệm của chúng ta, dù chúng ta nghĩ về nó một cách ý thức hay không: mục đích của cuộc sống là gì? Tôi đã cân nhắc câu hỏi này và muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với hy vọng rằng chúng có thể có lợi ích trực tiếp và thực tế đối với những ai suy nghĩ về chúng.
11/01/2013(Xem: 7238)
Khi chúng ta nói về tính bản nhiên của tâm thức trong phạm trù Phật Giáo, chúng ta phải hiểu rằng nó có thể được hiểu trên hai trình độ khác nhau: 1- Trình độ căn bản của thực tại, nơi tính bản nhiên của tâm được hiểu trong dạng thức của tính không của nó của tính tồn tại vốn có, và 2- Sự liên hệ hay trình độ quy ước, điều liên hệ đến chỉ là phẩm chất của độ sáng, tri thức và kinh nghiệm.
26/12/2012(Xem: 6253)
Là pháp môn niệm Phật, lấy nhất tâm niệm Phật, cầu sinh Tây phương, ly khổ đắc lạc. Nhìn vào thấy như là Tiểu thừa, chỉ tự lợi mình, nhưng thực tế mà nói thì là Đại thừa, có thể lợi tha. Vì sao? Vì niệm Phật vãng sinh, được thấy Phật nghe pháp, chứng vô sinh nhẫn, đắc thân, khẩu, ý tam luân bất tư nghì nghiệp, trở lại tam giới quảng độ chúng sinh. Trong cái chán khổ ấy chính là muốn cứu khổ cho chúng sinh, tức tâm đại bi của Bồ Tát vậy...
14/12/2012(Xem: 10005)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
13/12/2012(Xem: 9467)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
13/12/2012(Xem: 6997)
Tôi thường cầu nguyện rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con. Bởi khi chúng ta bám chấp vào tâm thức của riêng ta, hình ảnh của bản thân ta, năng lực trí thức của ta, ta đánh mất một điều gì đó. Tâm ta trở nên chai cứng. Đối với hành giả Giáo Pháp lâu năm, điều tối cần thiết là họ cần tiếp cận với Pháp như những đứa trẻ, bởi chúng ta có cảm tưởng rằng ta không phải kiểm soát bản thân nữa. Ta không phải khảo sát tâm ta thêm nữa. Ta không phải thực sự nhìn vào trong và xem điều gì xảy ra. Vì thế ta trở nên khô cạn. Ta làm hư hại Pháp.
05/12/2012(Xem: 6198)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]