Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chân thiện hạnh phúc

13/05/201316:26(Xem: 5362)
Chân thiện hạnh phúc

tulipvang_1

Chân thiện hạnh phúc

Thích Phổ Huân

Mỗi con người mỗi ý thức, mỗi ý thức mỗi một hành động, mỗi một hành động tạo nên hạnh phúc hay khổ đau. Hành tinh xanh thế giới này trong quỹ đạo thái dương hệ thuộc giải ngân hàn Milkyway hiện có hơn sáu tỉ người, tức có hơn sáu tỷ ý thức; ý thức nhiều như vậy cũng chỉ xen tạp khổ và vui. Nhiều hơn nữa, trong cả dãi ngân hà Milky Way có hơn mưòi tỉ ngôi sao, và nếu mỗi ngôi sao mặt trời đó, các hành tinh của nó đều có sinh vật thì cũng chừng ấy cái xen tạp hạnh phúc, khổ đau!

Suy đoán giả thuyết như vậy, căn cứ vào tâm cảnh con người hiện nay mà ra. Con người đã xuất hiện từ bao giờ? Điều này chưa khẳng định chinh xác, nhưng điều có thể quyết đoán chính xác là con ngưòi mãi mãi hơn thua tranh giành với nhau. Lịch sử đã để lại những tàn tích hư hoại, điều này không hoàn toàn do thiên tai, mà đa phần con người đã góp tay vào đó. Chiến tranh hai tiếng này chẳng thiếu ở một quốc gia nào; nhưng nếu có một quốc gia sống an phận thủ thường chẳng hơn thua hướng vọng tham cầu, như là Tây Tạng của nửa thế kỷ trước thì cũng chẳng thể nào tránh được nội chiến bên trong – trong những bộ tộc, những tông đồ, tông phái; và dù không đến nổi tàn phá để gọi là cuộc chiến, nhưng nó vẫn dằn vặt hơn thua, gây bao chướng ngại cho việc tầm chân hướng thiện.

Chung quy lại chẳng có được một đất nước nào toàn chứa người dân thiện; tuy nhiên con người chân thiện vẫn có mặt khắp nơi; tất nhiên một vài nước như Tây Tạng, Ấn Độ có thể được liệt vào nơi có nhiều người chân thiện.

Tìm hiểu việc tìm kiếm con người chân thiện hẳn đã không dễ, vì người thật thiện chẳng thể cho mình là thiện, người thiện lại sống trà trộn ở nhân gian. Nhưng ý thức thiện thì quá dễ tìm và có mặt khắp nơi. Khi ta khởi tâm vui, phát tâm muốn giúp người, tâm muốn hòa giải, đó là hướng thiện, ngược lại ta phải đi tìm, mà chẳng biết chính mình cũng là chân thiện.

Điều khiến cho ta chẳng thấy ta là chân thiện, vì ta chẳng ý thức nhiều về điều thiện. Một người đau khổ, vì thường cho mình bất hạnh và chỉ thấy người khác hạnh phúc; tất nhiên luôn xem người khác hạnh phúc là một điều tốt, để tự điềm tỉnh tâm mình không rơi vào đố kỵ, dèm pha; nhưng cũng phải tự xem mình hạnh phúc, cái hạnh phúc không ganh tỵ khi xem người khác hạnh phúc. Đây là hạnh phúc cao quý của người chân thiện.

Thế ra người chân thiện chỉ là những ý thức được thanh lọc và biểu lộ nơi chính mỗi con người. Và con người tự làm cho mình trở thành chân thiện chỉ là việc tu chỉnh lại ý thức của mình.

Xã hội, quốc gia, thế giới là những ý thức hướng thiện được kết tụ lại trên bình diện xây dựng hài hòa chung, trong mục đích chỉnh trang trật tự đời sống cho cộng đồng nhân loại. Tuy nhiên vì ý thức vốn phức tạp, lại mỗi mỗi người tự giữ lấy ý thức của mình, nên việc chịu phục tùng, chịu hòa giải, chịu nhường nhịn ôn hòa thật khó đồng tâm nhất trí; thành ra xã hội, thế giới chẳng thể tránh được ít nhiều sự lấn áp hơn thua, giành giựt, chiến tranh.

Một đơn vị gia đình chỉ có vài người, chỉ đôi ba ý thức, thế mà chẳng giữ được chân thiện vui hòa để người khác noi theo; khó hiểu hơn nữa vài ba người như vậy lại là người thân yêu của mình. Như thế đủ biết chỉ vì nguyên do mỗi người mỗi ý thức, ý thức ít hướng thiện. Nếu đồng tâm hướng về chân thiện, thì vài ba người nhưng chỉ có một, một tâm thương yêu tha thứ hướng đến chân thiện.

Tiếp theo cũng vậy, đồng tâm xiển dương điều thiện, xã hội, quốc gia sẽ tự giải quyết khó khăn một cách tốt đẹp trong sự hài hòa của đại đồng hướng thiện.

Vậy hành tinh xanh chúng ta bấy giờ toàn chứa những con người hướng thiện, những con người đó sẽ chẳng còn lo lắng sợ sệt một chiến tranh thứ ba, thứ tư làm đen tối quả địa cầu – và quả địa cầu sẽ có tuổi thọ dài thêm, dài đến lúc mà ý thức của con người trên hành tinh nầy chẳng còn quan tâm đến sự thọ mạng của chính nó. Ý thức đó sẽ vượt lên cao, vượt xa đối đãi thường tình để trở thành chân thức. Bấy giờ cả hình thể của hành tinh xanh sẽ biến thành chân thể, tính thể vô ngại như chân thức của chúng sanh chân thiện; hay nói cách khác thế giới đó sẽ lìa ngôn ngữ vọng tưởng phân biệt, lìa hình sắc phàm tình thế gian.

Suy tưởng như vậy có thể là lý tưởng, ấn tượng cảm xúc của một ý thức xen tạp mong cầu. Nhưng mong cầu này phần nào có thể làm được.

Nhìn lên bầu trời ban đêm, ta chứng kiến tận mắt muôn vàn ánh sáng nhấp nhô, của vô số thế giới; nhìn ra đại dương tuy chỉ vỏn vẹn trên hành tinh nhỏ của chúng ta, mà ta không thể ngờ được kỳ diệu làm sao, đó chỉ là vô số hạt nước kết thành. Nhìn về con người ta phải ngạc nhiên, chẳng ai giống ai, và ít ai chịu thua ai! Nhìn về ý tưởng (ý thức) ta phải kinh hoàng ngạc nhiên hơn nữa, vì tất cả những điều ta chứng kiến, suy nghĩ, ý thức đều tự ta làm chủ!

Vâng, ta đã tự làm chủ, nên mới quan sát thẩm đoán, suy định, phê bình, ghi nhận v.v… và chính ta làm chủ cho nên ta có quyền ý thức hướng thiện. Nhưng quan trọng nữa, dù sản phẩm ý thức đó có xảy ra hay không xảy ra, ta vẫn thấy chúng chỉ là phương tiện, để tự làm cho mình hạnh phúc hơn là khổ đau.

Bông hoa tự nó đẹp, hương hoa tự nó thơm, cuộc đời vốn vẫn ngần ấy ý thức xen tạp tạo thành; và mỗi chính ta vẫn là chính ta hiện thực, đang là, đang sống trong một thế giới của kết quả ý thức, quá khứ, hiện tại, vị lại. Nếu ta nhận chân ra sự thật của hoa, là quả trong quá khứ từ những hạt mầm có nguyên nhân, thì cái đẹp kia chẳng cần chi thắc mắc, nó chỉ là bình thường thôi; cũng như những gì ngược lại hình ảnh đẹp của bông hoa, tuyệt đối chẳng ra ngoài nguyên nhân quá khứ, hiện tại. Chừng ấy ta đã biết, phải làm sao tự mình hóa kiếp làm hạt mầm tươi đẹp cho đời sống vị lại, như bông hoa có nhân duyên của nó.

Thế thì mỗi người là mỗi ý thức, mỗi ý thức là mỗi hành động; mỗi hành động cuối cùng sẽ tìm về chân thiện hạnh phúc, để xây dựng thế giới vật chất này ngày càng tươi đẹp trong niềm vui chân thức.

Thích Phổ Huân

2003

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2010(Xem: 5518)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 6482)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 6050)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 10392)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 5043)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3951)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 7077)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7850)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
09/05/2010(Xem: 13867)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
30/04/2010(Xem: 10405)
Đã khá lâu rồi, „Lá Thư Tịnh Hữu“ vắng bóng trên Viên Giác. Bắt đầu từ năm 2000, đến giờ sắp sang năm 2004, mà cũng chưa chấm dứt. Nhiều bạn hữu nói nhỏ, “không biết ông Thị Chơn Nghiệp Dọc này còn dài dài đến bao lâu nữa!”. Hôm kỷ niệm 25 năm thành lập chùa Viên Giác và báo Viên Giác, Thị Chơn (TC) tôi đảo một vòng trong khuôn viên của chùa để thăm các quầy phát hành bánh trái, nước uống và thức ăn chay. Chợt nghe một giọng Huế khá quen thuộc phát ra dưới mái lều che mưa nắng dựng nơi quầy phát hành của Sư Bà Như Tuấn:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]