Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký

03/05/201318:32(Xem: 8606)
3. Tâm lý Phật giáo trong Tây Du ký

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 3

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

Về tâm lý trong Tây Du có một ý nghĩa rất hay mà chưa ai khai thác được. Ngô Thừa Ân rất giỏi rất tài. Ta biết ngài Huyền Trang 17 năm đi du học, về nước 19 năm dịch kinh. Từ khi Ngài phát tâm lúc 13 tuổi xin xuất gia, Ngài thề rằng: Viễn thiệu Như Lai cận quan nhi pháp. Chí nguyện của Ngài từ đó về sau cho đến khi mãn cuộc dịch kinh, trọn cuộc đời trước sau như một, không lay chuyển. Bao nhiêu khó khăn vất vả, bao nhiêu vinh quang không lay chuyển. Một là ý nguyện lớn lao như hòn núi Tu di. Lớn lao mà khiên cố, chứ không phải lớn lao mà không kiên cố. Nếu lớn lao mà không kiên cố thì vác trời hai bữa rồi cũng bỏ thôi. Nếu kiên cố mà không lớn lao thì kiên cố đó cũng là kiên cố đi chơi chứ không ăn thua gì. Cho nên so với chúng ta, Ngài là chí nguyện Tu di, còn chúng ta như một hạt cơm hạt gạo mà thôi. Hạt gạo thì nó nấu kịp thì thành hạt cơm, vừa đủ dán cái bì thơ chứ không làm chi hơn hết. Nếu không kịp nấu cơm để lâu vài hôm thì mọt nó ăn hết. Như vậy cuộc đời Ngài ta thấy rõ từ khi phát tâm xuất gia 13 tuổi cho đến khi 25 tuổi đi thỉnh kinh, Ngài chuyên môn học. 25 tuổi qua Ấn cầu pháp học 17 năm. Về nước 19 năm chuyên môn dịch cho đến khi gác bút nhắm mắt thì thôi, chí nguyện không bao giờ lay chuyển. Trong đó không thấy nói Ngài nghỉ giờ giải lao hay tiêu khiển, không thấy nói đi khám bệnh hay đi nằm viện chi hết, đó là chuyện lạ. Trong công trình dịch kinh của Ngài, Ngài dịch một bộ Bát Nhã 600 quyển mà trước đó chưa ai dịch hết. Vì trước đó thì người ta dịch rãi rác từng bộ từng bộ thôi. Về Bát Nhã thì người ta cũng dịch rãi rác từng bộ như ngài La Thập dịch Kim Cang hay Phóng Quang Bát Nhã … đến Ngài thì Ngài dịch trọn bộ Bát Nhã 600 quyển. Rồi dịch tiếp luận về Duy Thức, Đại Tỳ-bà-sa 200 cuốn. Thuận Chánh Lý luận 80 quyển, Hiển Tôn luận 49 quyển, Câu-xá luận 30 quyển. Và còn nhiều bộ luận khác mà Ngài dịch trong 19 năm trời. Đặc biệt Ngài dở ra là dịch chứ không cần phải ngồi suy tư nữa, 19 năm như vậy Ngài dịch kinh kiên trì như hòn núi Tu di là hiếm có ai bì kịp. Qua sự dịch đó, các vị nên cố gắng bắt chước đôi chút, chứ không thì không ích lợi gì hết. Trong việc dịch có kinh Bát-nhã nhưng Ngài lại thiên trọng về đạo lý Duy thức hơn. Mà trong Duy thức thì nói Vạn pháp Duy thức có 4 thứ. Tiền ngũ thức, ý thức, mạt na thức và A-lại-da thức. Ở đây có một chi tiết nên chú ý. Tại sao phái đoàn Tây du thỉnh kinh mà không cấu tạo 2 nhân vật, 3 nhân vật, 5 nhân vật, 6 nhân vật, 7 nhân vật mà lại cấu tạo 4 nhân vật thôi? Ông Ngô Thừa Ân ông có ý gì không? Chắc chắn có. Trong 4 nhân vật của ông cấu tạo là để tiêu biểu cho 4 cái thức của mỗi con người chúng ta. Tam Tạng là tiêu biểu cho A-lại-da thức, có vẻ vô tư, vô thiện, vô ác, vô phú, vô ký tánh. Trư Bát Giới là tiêu biểu cho đệ thất thức, anh đó say mê ăn ngủ, ưa chấp ngã lắm, cho nên bao nhiêu cái hư hỏng phiền não là do anh mà ra hết. Rồi ý thức là Tề Thiên Đại Thánh, là anh bay trên trời cũng được, lặn xuống nước cũng được. Quá khứ vị lai hiện tại anh ta đều biết cả. Tiền ngũ thức là Sa Tăng. Anh Sa Tăng là anh xuôi xuôi theo vậy thôi. Trong chuyện Tây Du có phải vậy không? Sa Tăng thì xuôi xuôi như vậy, đó là đặc tính của tiền ngũ thức, gặp đâu hay đó, gặp sắc thì hay sắc, gặp riêng thì nghe tiếng, hễ tiếng qua đi rồi thì thôi. Khi đó chỉ có anh ý thức thôi chứ tiền ngũ thức anh không làm việc đó. Rõ ràng chưa? Còn con ngựa nữa? À, ở đây ta nói người thôi chứ ai nói ngựa làm gì. Ngựa là chuyện khác. Trong đoàn đó chính thức là 4 người. Còn gặp chuyện nam nữ yêu quái giữa đường đó là tiêu biểu cho mấy tâm sở. Nói như vậy để biết mỗi ngươờ trong chúng ta có 4 tâm đó không? Có. Như vậy mỗi người chúng ta là 1 đoàn thỉnh kinh, một đoàn Tây du đi thỉnh kinh. Dầu có hay đến hay không đến, cái đó tùy mỗi người thôi. Thấy hết như vậy rồi thì chính mình là một đoàn thỉnh kinh chứ không ai khác, chứ không riêng Ngài đi thỉnh đâu mà chính mình đi thỉnh đó.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/07/2013(Xem: 10825)
Niệm Phật
25/07/2013(Xem: 6658)
Cứu cánh trí tuệ Phật Giáo là chứng đắc Tánh Không của vạn pháp. Trong kinh điển, Tánh Không là pháp giới Tánh, cũng chính là Phật Tánh. Phật tánh không ngằn mé, không hạn lượng, không đối đãi giữa sanh và tử, giữa có và không... Phật tánh kết tập hưng khởi từ sức trí tuệ vô lượng và tâm đại bi vô biên. Đức Phật thường dạy, Bồ Tát đạo nương Phật tánh làm con đường, nương trí huệ Bát Nhã làm thuyền độ sanh. Nhờ nương sức từ bi của chư Phật, Bồ Tát quán sát thế gian như hư huyễn, không thật có sinh diệt, như hoa đốm giữa hư không. Bồ Tát tinh tấn phổ độ chúng sanh không mệt mỏi, không nhàm lìa, nhưng không thấy mình vĩ đại, không thấy chúng sanh đáng tội nghiệp, không thấy mình cao cả, đáng làm chỗ cho chúng sanh cúng dường… Vì dù có chấp, có thấy đến thế nào chăng nữa, thì điểm cuối cùng trên đạo lộ giải thoát vẫn phải là “tâm, Phật, chúng sanh - ba thứ ấy đều không sai biệt”.
02/07/2013(Xem: 5365)
Như một kết quả của việc thực hiện lời dạy của Đạo sư và phụng sự ngài, mọi ước muốn nhất thời và tối thượng của ta được đáp ứng nhanh chóng. Việc hiến mình một cách đúng đắn cho Đạo sư củng cố cội gốc của mọi hạnh phúc trong tương lai, kể cả sự giác ngộ. Mọi sự - những công việc đối với bản thân và chúng sinh – đều thành công và chúng ta nhanh chóng đạt được giác ngộ.
22/06/2013(Xem: 8430)
Thế Thân, tác giả của bộ luận này vốn là một khai sĩ có quá nhiều truyền thuyết và ít nhiều sương khói trùm lên tiểu sử của ngài, đến nỗi cho đến nay, các học giả cũng chưa xác định được Thế Thân là ai.
13/05/2013(Xem: 5296)
Mỗi con người mỗi ý thức, mỗi ý thức mỗi một hành động, mỗi một hành động tạo nên hạnh phúc hay khổ đau. Hành tinh xanh thế giới này trong quỹ đạo thái dương hệ thuộc giải ngân hàn Milkyway hiện có hơn sáu tỉ người, . . .
28/04/2013(Xem: 31986)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
23/04/2013(Xem: 27501)
H.T.Thích Mãn Giác, sanh năm Kỷ Tỵ tại Cố Đố Huế. Nguyên quán Làng Phương Lang, Quận Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. Xuất gia nhập đạo năm 11 tuổi. Thọ Đại Giới năm 1948 cùng một lần với Hòa Thượng Thiện Siêu, cố Hòa Thượng Thiện Minh, cố Hòa Thượng Thiên Ân…
23/04/2013(Xem: 18705)
Phần nhiều người ta hay lo lắng những việc về quá khứ và tương lai, chính đó là nguyên nhân gây ra cho họ đời sống vô cùng đau khổ và rối loạn tâm tư. Những việc gì ở quá khứ thì nó đã qua rồi; còn những gì ở tương lai thì nó chưa đến. Như vậy, tại sao họ phải quá lo lắng những gì liên quan đến quá khứ và tương lai? Thế thì, những gì có thể tồn tại ở đời này, họ cần phải quan tâm đến và sống với nó.
22/04/2013(Xem: 6356)
Cội gốc sanh tử tức là các thứ vọng tưởng hàng ngày của chúng ta, các thứ nghiệp phiền não thương ghét, tham lam, giận hờn của chúng ta, nếu còn một mảy may không dứt thì tức là còn gốc rễ sanh tử. Nay muốn tham thiền đốn ngộ liễu thoát sanh tử, hãy tự suy nghĩ xem có thể một niệm dứt ngay phiền não của nhiều kiếp như chặt đứt một cuộn chỉ hay chăng?
22/04/2013(Xem: 7458)
Trong đời sống, mỗi người chúng ta đều bị bao vây bởi những sự vật, tức là những hiện tượng ở chung quanh ta. Những sự vật ấy muôn hình vạn trạng, tỉ dụ như cây cỏ, núi sông, thân hình chúng sinh, bàn ghế, miếng thịt, ly rượu v.v.... tất cả tạo nên vũ trụ này. Con người thường đi lạc vào trong đó, tương tự như một thứ mê-đồ-ảo-phố và không biết đường nào ra khỏi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]