Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1.Phật nói Kinh Kiến Chánh

03/05/201318:30(Xem: 7817)
1.Phật nói Kinh Kiến Chánh

TÂM LÝ PHẬT GIÁO TRONG TÂY DU KÝ

THÍCH THIỆN SIÊU

Phần 1

PHẬT NÓI KINH KIẾN CHÁNH

Lời nói đầu

Đạo lý luân hồi đã làm cho các học giả trong đạo cũng như ngoài đạ, thắc mắc nan giải trong lúc đề cập đến nó. Nhưng vì là đạo lý căn bản trong Phật học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi này, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu đối với các vấn đề khác như Vô minh duyên khì, Nghiệp cảm duyên khởi, cho đến A-lại-da duyên khởi, mà trong Phật giáo thường xem là hệ trọng đặc biệt... và chúng ta có thể nói rằng, người không nhận sự thật chúng sanh luân hồi là người sống theo vật chất khoái lạc chủ nghĩa hay ngẫu nhiên chủ nghĩa vậy. 

Nhưng ngẫu nhiên! 

Nhân loại có phải sanh trong ngẫu nhiên, sống trong ngẫu nhiên và chết trong ngẫu nhiên không? Không lẽ! mọi loài đều ngẫu nhiên cả, thì đâu là ý nghĩa cuộc đời và đâu là chân giá trị của hành vi sáng tác, ý chí tự do của con người? Huống chi trong đời sống hiện tại này, chúng ta có thể tạo những điều lành tốt để ngày mai hưởng quả sung sướng, hoặc gây sự xấu xa, để nắn thành một ngày mai đen tối, hung ác. Nếu chúng ta không hiểu rõ nhân nào quả nấy, chẳng có sự ngẫu nhiên nào ngăn đón hay hủy diệt cái định luật nhân quả kia được, ắt chúng ta không bao giờ suy nghĩ làm điều như thế. Vậy cho biết không có ngẫu nhiên nhưng có nhân quả hẳn hòi. Và nhân quả ấy chuyền nối không dứt tức là luân hồi vậy. Phải, chúng sanh vẫn sống trong vòng luân hồi. 

Vì vậy đạo lý luân hồi đã được Phật giảng dạy trong nhiều kinh luận. Kinh Kiến Chánh sau đây là một. Nội dung kinh này, Phật dùng nhiều bằng chứng ví dụ để chứng minh một phần đạo lý. 

Nay nhân dịp Khánh thành nhà in Liên Hoa, gọi là để hồi hướng công đức của quí vị đã có công đối với nhà in, tôi xin lược dịch ra đây, để giúp quý đồng đạo nghiên cứu, hầu mong am tường thêm một đạo lý rất quan hệ đối với sự tu hành của người Phật tử. 

Từ Đàm, ngày 10 – 3 – 1953

*

Tôi nghe như thế này: Một hôm Phật ở tại Tịnh xá Kỳ Hoàn nơi thành La Duyệt Kỳ. Trong lúc gần ngọ, Ngài cùng năm trăm vị Tỳ-kheo, một ngày vị Bồ-tát và Ưu-bà-tắc, bưng đồ cúng dường đi ra ngoài thành La Duyệt Kỳ, bỗng gặp cây đại thọ tên là Cam Hương, cành lá sum sê, cây to gốc lớn, hoa trái tươi tốt đỏ hồng, chứa chất một mùi vị thơm ngọt, dưới gốc cây bằng phẳng. Phật muốn dừng lại đây lót đá mà ngồi. Hàng đệ tử tùy tùng vâng theo ý Phật, sửa chỗ cho Phật ngồi, rồi ai nấy cũng đều ngồi quanh Ngài.

Trong đám đệ tử, có một vị Tỳ-kheo tên là Kiến Chánh, người mới nhập đạo tu hành, nhân trong tâm có chỗ nghi hoặc: “Phật thường nói có đời sau, nhưng từ loài vật cho đến loài người, khi chết rồi chưa từng ai trở lại báo tin cho biết việc ấy như thế nào cả?”. Ông liền đem điều ấy hỏi Phật, Phật nhân đấy bảo cho các đệ tử rõ, bằng những điều chứng minh, thí dụ như sau: 

- Gốc đại thọ này, vốn từ một hột giống và nhờ các trợ duyên: đất, nước, gió, lữa mà nó được to lớn, tàng cây có thể che một số người như thế này. Truy nguyên thời kỳ hột giống thì không thấy có nhánh, lá, hoa trái gì cả, nhưng gặp đủ nhân duyên tứ đại, nó nứt mầm, nảy nhánh, sanh hoa, kết trái dần dần thành một cây to, tàng che một khoảnh đất rộng. Ban đầu nó chỉ gọi là hột, hột sinh mầm, mầm sinh nhánh, nhánh sinh lá, lá sinh hoa, hoa sinh trái, trải qua nhiều giai đoạn, thay đổi triển chuyển mới thành cây đại thọ, đối với hột giống không phải một mà chẳng phải khác, có danh nhưng chẳng phải thường danh. Nó đã trở thành cây đại thọ. Có thể nhóm tất cả hoa, trái, nhánh, lá, cọng, gốc kia lại làm hột giống khi xưa được không? 

- Không thể được - lời các đệ tử đáp – chúng đã biến chuyển thì không thể trở lại được nữa. Một ngày một mục nát, hột giống trở thành mầm, nhánh v.v… Cứ vậy càng sanh càng đổi, tuy không bị tiêu mất, nhưng cũng không thể trở lại hột giống xưa. 

- Sanh tử cũng như thế, thần thức là pháp nguyên khởi, pháp ấy là si (vô minh). Do vô minh sanh tham ái. Vô minh in như hạt giống. Hột giống tuy nhỏ mà trưởng thành cây đại thọ, vô minh tuy ẩn vi mà gây thành nhiều hiện tượng nhân duyên sai khác. Các hiện tượng nhân duyên đều do thức tâm xuất hiện. Từ vô minh sanh ra hành, hành sanh thức, thức sanh danh sắc, danh sắc sanh lục nhập, lục nhập sanh xúc, xúc sanh thọ, thọ sanh ái, ái sanh thủ, thủ sanh hữu, hữu sanh sanh, sanh sanh lão tử, hợp lại thành mười hai nhân duyên, làm bản thể cho thân này. Đã có thân thì có ngày già, chết. Khi ấy thần thức tùy theo hạnh nghiệp dắt dẫn, mà sanh thành một xác thân khác, cũng có cha mẹ, cũng thọ hình thể cũng chịu khổ vui, cũng theo phong tục, nhưng không thứ nào trở lui như cũ. Đã không thể trở lại kiến thức như cũ, thì chẳng làm sao biết được quá khứ. Người ta chỉ một mặt theo kiến thức mới, bảo là thực có, là thường còn, rồi cố chấp theo những điều tri kiến đó, nên không biết rằng: đời trước và đời sau do thần thức chuyển đi theo hạnh nghiệp mà phát hiện ra vậy. 

Thần thức đã chuyển đi, lại nhờ có cha mẹ làm trợ duyên sanh ra hình thể mới, bị khuôn khổ theo lục tình, tập nhiễm, khổ vui, phong tục, không thể trở lại đời cũ, cũng không thể trở lại thân hình cũ, tập quán cũ, kiến thức cũ, như cây đại thọ không thể trở lui hột giống của ngày trước. 

Sau khi nghe Phật dạy, Tỳ-kheo Kiến Chánh đứng dậy, quỳ thẳng bạch Phật: “Ngu ý của đệ tử vẫn chưa trừ giải. Giờ đây chính là lúc đệ tử tỏ bày chỗ ngu si, ngưỡng mong Thế Tôn thương xót chỉ dạy cho. Đệ tử từ khi nhỏ đến giờ gặp người chết không phải là ít: hoặc cha mẹ. anh em, vợ chồng, nội ngoại, hoặc bằng hữu đang thương yêu nhau, hoặc kẻ oán thù đang giận ghét nhau, mà sau khi chết, thần thức họ vẫn không trở lại gặp mặt trả lời cho biết ai sướng ai khổ thế nào cả. Tại sao vậy? Thần thức bị điều gì làm cách ngại, mà họ không trở lại điện báo cho người sống biết? Mong Đức Thế Tôn giải bày phân biệt để cho chúng đệ tử đoạn trừ nghi kiết, sớm thấy lẽ thật!”. 

- Này Tỳ-kheo! Thần thức kia không hình trạng, khi chuyển đi thì tùy theo hạnh nghiệp mà phát hiện. Nếu người ở đời làm phước, thần thức phước đức chuyển sang đời khác, cũng còn không thể trở lại điện báo cho biết được, huống chi là kẻ hung ác. Vì sao? Ví như nhà kỹ sư nấu đá cho chảy để tìm thiếc, đã thành thiếc rồi lại đúc làm các khí cụ, những khí cụ đó, có thể khiến nó trở lại đá được không? 

- Thưa không. 

- Thần thức di chuyển, ở lại thân trung ấm, ví như đá đã lọc thành thiếc; từ trung ấm thay đổi, thọ sanh thân khác, như thiếc đã đúc thành khí cụ. Hình thể đã thay đổi tiêu ma, không trở lại thân cũ được. 

Những ai tu hành năm điều thiện (năm giới) họ sẽ được bẩm thọ thân người, họ sẽ có cha mẹ, và bị sáu thứ ràng buộc:

1.Ở tại trung ấm, không thể trở lại kiếp xưa.

2.Bị bó buộc trong bào thai.

3.Khi sơ sanh bị ép bức đau đớn quên hết dĩ vãng.

4.Rớt xuống đất, các kiến thức trước đều mất, sanh ra kiến thức mới.

5.Sanh ra rồi liền tham trước vật dục, vì tham trước nên kiến thức cũ bị gián đoạn.

6.Lần lần khôn lớn, tập theo kiến thức mới, chứ không nhớ lại kiến thức xưa. 

- Các đệ tử: Ví như người khách buôn, đi khắp bốn phương, gặp đủ điều vui khổ. Khi nhớ những điều ở một quận ấp về phương đông, thì họ không còn nhớ gì về ba phương kia nữa. Trong đường sanh tử cũng vậy. Trong đời này tạo tác hạnh nghiệp rồi sanh qua đời khác. Khi đã họ thân khác, liền sanh kiến thức mới, cho nên kiến thức cũ không phát hiện ra. 

Bởi sáu việc ấy chằn trói ngăn ngại, nên không biết lại đời cũ và báo tin cho ai. 

- Hoặc như người thợ gốm, nung đất làm đồ, do sức lửa đốt, miếng đất trở thành tấm ngói; ta có thể khiến tấm ngói ấy trở lại cục đất được không? 

- Thưa, không thể được. 

- Hoặc như một cây đại thọ bị người ta đốn xuống, cưa xẻ, làm thành trăm thứ đồ dùng. Nếu có người muốn nhóm góp những đồ vụn vặt và các tấm gỗ đã bị cưa, làm lại cây đại thọ như trước được chăng? 

- Thưa không được. 

- Hoặc như người thợ nấu cát thành ra sa sắc hồng, rồi lại thành sắc trắng mà hóa ra như nước. Ta có thể khiến sắc hồn ấy trở lại cát được không? 

- Thưa không được. 

- Sanh tử cũng như thế, người chưa có đạo ý, chưa có đạo nhãn, khi thân chết, thần thức biến hóa theo hạnh nghiệp, thọ sanh thân khác, trong những đời khác, họ bị bưng bít trong bào thai, trong kiến thức, trong tập tánh mới rồi, thì họ không thể nào biết lại đời trước được. 

Hoặc như nước đựng trong bình tròn, thời nước thành tròn, đổ sang đồ vuông thời nước lại thành vuông. Tùy theo đồ đựng, mà nước phải thay hình đổi dạng theo tướng trạng lớn nhỏ, tròn vuông. Sanh tử cũng như thế. Thức tâm vốn không có hình thể nhứt định, chỉ tùy theo hành vi thiện ác mà lãnh thọ báo thân. Có trắng, đen, dài, ngắn, khổ, vui, lành, dữ, đều là sự biến đổi hiện hành theo hạnh nghiệp cả. Như tâm thức của chúng ta khi ở đời đã gây điều phi pháp, nên bị đọa làm súc sanh, mất tự do trong khổ sở, làm sao biết lại đời trước mà báo tin cho ai hay. 

Hoặc như con sùng, sinh ở trong đất, không kêu, không có cánh, nhưng đúng thời tiết nó hóa thành con ve, ở trên cây kêu suốt ngày không ngớt. Ta có thể bảo con ve ấy trở lại với thân hình con sùng đặng báo tin cho các con khác ở trong đất biết được không? 

- Thưa không được. Con sùng đã biến đổi, rời âm để sống trong dương khí, thân hình thay đổi dần cho đến ngày chết đi, hoặc bị chim chóc ăn thịt, chứ không thể trở lại thân sùng được. 

- Sanh tử cũng vậy. Thân này chết rồi, thần thức di chuyển, thọ sanh thân mới, bị ngũ ấm ngăn che, nào kiến thức, nào tập tánh đều đổi mới trong một hoàn cảnh, cho đến ngày tiêu mòn già chết, chứ không thể trở lại thân hình cũ với kiến thức cũ, báo tin cho ta biết. 

Hoặc như miếng thịt sống, để lâu ngày hôi hám, hóa sanh trùng dòi. Muốn nó trở lại thành miếng thịt tươi được không? 

- Thưa không được. 

- Sanh tử cũng vậy. Người thế gian, tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân làm ác, khi họ chết, thần thức di chuyển, đọa làm thân địa ngục, súc sanh, ở cảnh giới mới lạ, sự thấy biết khác với ngày trước, lại bị lưới tội buộc ràng, không biết được ngày xưa, nên cũng không trở lại báo tin cho ta hay được. 

Hoặc như đêm tối không trăng, mọi vật ở trong hắc ám. Giá như có người trong trăm ngàn vạn người xem mọi vật trong đêm tối ấy, họ có thể biện biệt được màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng không? 

- Dù ức triệu người xem trong đêm tối, cũng chẳng thấy được gì, huống chi là biện biệt năm màu sắc. 

- Nếu có người cầm đuốc soi sáng, bảo cho họ xem, họ có thể thấy được không? 

- Có thể thấy được. 

- Nếu có người ngu không cầm đuốc, đi vào chỗ tối. Càng đi càng xa, càng tối, khi ấy họ muốn thấy năm sắc được không? 

- Người ngu đã xây lưng với ánh sáng mà đi vào chỗ tối, họ đi xa không bao giờ thấy màu sắc được cả.

- Các đệ tử! Chúng sanh ở trong đường sanh tử tối tăm cũng như thế. Từ loài người cho đến loài vật, hễ đã mang thân hình, ngu si mờ ám, không có đạo hạnh, không hiểu được nguồn gốc thân tâm, chưa có tuệ nhãn mà vộ mong biết đến thần thức qua lại thọ sanh trong đường sanh tử, lui về báo tin, chẳng khác nào ở trong đêm tối muốn thấy năm sắc. Trái lại, nếu biết học kinh trì giới, tu hành ba mươi bảy món trợ đạo bồ-đề, giữ gìn tâm ý thanh tịnh, là họ như người cầm đuốc sáng thấy rõ năm sắc. Người nương theo giáo pháp Đức Phật, có thể biết đường sanh tử và cảnh giới thiện ác mà thần thức đã qua lại. Ngoài ra những người không thấu rõ nhân tâm, ngược bỏ kinh giới, theo dòng trần tục, tự ý buông lung, đoạn diệt Phật pháp, lòng không tin tưởng thực hành Phật pháp, kẻ ấy như người vất đuốc đi vào chỗ tối, càng đi càng mù mờ không trông thấy gì cả. 

- Các đệ tử! Các người chớ có thuận theo tâm ý ngu si, kiết phước mà nghi ngờ đạo lý chơn chánh thanh tịnh. Nếu thuận theo tâm ý ngu si, các người khó tránh khỏi cảnh giới tối tăm, đọa đày thống khổ. Ta đã có ý dẫn dụ giải bày rành rẽ, vậy các người hãy siêng năng phụng hành, đừng bao giờ quên. 

- Các đệ tử! Người đời chỉ dùng mắt thịt mà thấy những việc trong hiện tại, nhưng không thể thấy trước đây mình từ đâu đến, và sau khi già chết, bước sang đời sau, thọ một thân hình khác, cũng không biết lại những việc ngày nay. Vì sao? Vì mỗi lần sống chết, thần thức chuyển dịch theo mười hai nhân duyên, mà trong mười hai nhân duyên, ngu si là chủ yếu mà tối tăm, nên một lần thay đổi, khó biết lại việc cũ. Như đem tấm vải trắng nhuộm thành các màu xanh, vàng, đỏ, tím, tấm vải đã bị nhuộm không thể trở lại như cũ được. Sanh tử chuyển dịch cũng như thế. Thức tâm không có tánh thể thường nhứt, nó bị nhuộm theo hạnh nghiệp mà thay đổi mãi. Và tâm ý của chúng sanh thường tưởng niệm mọi pháp, trong một đời người, lòng nghĩ muốn về những điều lành dữ báo ứng rất nhiều, hễ các niệm mới sanh thì niệm cũ diệt, mà trong đường sanh tử chỉ ngu si là thường hơn cả. Ai muốn hiểu nguồn gốc sanh tử qua lại, hãy cố gắng tu luyện thân tâm, thâm nhập thanh tịnh, suy nghĩ nguồn gốc mọi pháp, thì có thể khai ngộ như thức giấc ngủ. 

- Các đệ tử! Thần thức bị điều si ám trong việc thiện ác, nên hễ chết rồi lại sanh với những thân hình sai khác. Không hạnh nghiệp thiện ác là không thọ sanh, như lửa gặp củi thì còn, củi cháy hết thì không, ý thức không hành vi thiện ác thì cũng không còn có hình thức gì vậy.

Hoặc như gương mờ không thể soi thấy gì được. Bức gương thức tâm bị hổn trược ngăn che, chuyển di sanh tử, đầy nhẫy thảm khốc sợ hãi, và bị dắt dẫn theo sự họ phúc tai ương cũng vậy, chẳng soi thấy việc trong đời cũ. Như ao nước đục, dẫu có cá trạnh trong đó vẫn không làm sao trông thấy. Ở trong sanh tử hỗn loạn, bị mọi điều ưu tư bưng bít, nên hễ một lần chuyển sang kiếp khác là quên mất đời cũ. Như người nhắm mắt đi trong đêm tối, hoàn toàn chẳng trông thấy gì. Người đi trong đêm tối sanh tử, trôi theo dòng họa phúc, phải cam chịu điều mừng vui, khổ não, không thể biết lại việc cũ trong kiếp trước. 

Các đệ tử! Ta lấy tuệ nhãn thanh tịnh soi thấy một cách rõ ràng, hết thảy chúng sanh qua lại sanh tử trong vòng ba cõi, khác nào nhìn sợi chỉ trong hột ngọc thủy tinh, lưu ly. Xanh vàng đều trông thấy rõ. Và như nước trong, có thể nhìn thấu đáy, tất nhiên thấy rõ các loài thủy tộc trong ấy. Phật thấy chúng sanh sống chết trong năm đường, như người đứng trên cầu lớn, thấy rõ tất cả hành khách qua lại trên cầu. Hoặc như đứng trên núi cao, nhìn thấy cả bốn bề xa gần, Phật ý cao viễn, Ngài thấy mọi loài sanh tử cũng vậy. 

Các ngươi nếu tùy theo lời chỉ dạy của ta, thì biết rõ sanh tử trong muôn ngàn kiếp. Thật hành ba mươi bảy pháp trọng yếu là 4 món niệm xứ, 4 món chánh cần, 4 món thần túc, 5 căn, 5 lực, 7 món giác ý, 8 món chánh đạo để trừ bỏ sự nhơ xấu nơi tự tâm, diệt trừ ba độc tham, sân, si, cắt đứt mối nghi ngờ, khai hóa tri thức thanh tịnh, như chư Phật, là có thể biết được việc quá khứ vị lai.

- Các đệ tử! Người đời làm những điều thiện ác, chết rồi đều có sự báo đáp lại cả. Nhưng không ai biết được là vì chưa có thứ tịnh nhãn. Bị ngăn ngại theo lục căn, nhìn với con mắt thịt, cứ làm theo những việc xấu xa ô trược, đắm đuối trong chỗ ngu si, chuyển hóa theo dòng sanh tử, bị xác thân chướng ngại, nên rời việc cũ xây việc mới, không thể biết có sự báo đáp tùy theo hạnh nghiệp ấy. Chứ ở đời có sự thọ phước, thọ ương, hoặc tương lân, tương ố lẫn nhau, đó chính là sự thật, chứng nghiệm việc báo tin của hạnh nghiệp quá khứ ấy.

Người đời bị trói buộc trong sự nghi ngờ, sanh ra từ chỗ ngu si, không chút hành vi thanh tịnh, mà muốn biết việc đời trước cùng những hiệu quả báo ứng, họ khác nào kẻ không tay muốn viết, không mắt muốn trông. Vì cớ đó Phật ra đời, giảng bày kinh đạo, mở mang tâm ý mọi người. Ai là kẻ muốn biết rõ và cải hoán nhân quả hưởng thọ của mình trong đường sanh tử, hãy tùy theo Phật giáo, thực hành đạo pháp, trau dồi trí tuệ, điều chỉnh tâm ý, luyện tập thiền quán, thì đều có hiệu quả được cả. 

- Các đệ tử! Thần thức có danh không hình, tùy hành vi thiện ác và bốn món đại làm thể chất. Lúc mới sanh thân nhỏ, sáu căn chưa đủ, kiến thức hẹp hòi, hiểu biết cạn cợt, đến khi khôn lớn, đủ cả sáu căn, thức tâm huân tập thêm những điều ái dục, càng ngày càng nhiều, cho đến ngày suy yếu, bốn đại tiêu mòn, thức tâm không còn minh mẫn, sáu tình giảm ít. Chỉ trong một đời hiện tại mà vô thường thay đổi, sau không giống trước, kiến thức khi trẻ như bị quên hết với tuổi già, huống chi nhiều đời cách biệt, thai ấm ngăn che, chưa được đạo ý, tà hạnh mê lầm, mà mong biết sau khi chết trở lui báo tin. Mong biết việc trước như vậy, khác nào kẻ xâu kim trong đêm tối, tìm lửa trong nước mà thôi. 

Vậy các đệ tử! Hãy siêng năng thực hành kinh giới, thâm tư nguồn gốc sanh tử: từ đâu lại và sẽ về đâu? Nhân gì mà có sự qua lại? Duyên gì mà phải sanh tử? Suy xét cho kỹ tự tánh các pháp vô ngã, thì mọi điều nghi ngờ nhất thời tự giải. 

Phật nói kinh này rồi, năm trăm Tỳ-kheo và Ưu-bà-tắc đều được kiến đạo, và các hàng Bồ-tát đều được bất thối tam muội. Tất cả đứng dậy, nhiễu quanh Phật ba vòng, lễ Phật sát đất, lễ xong, theo Phật trở về Tịnh xá.

----o0o---

Vi tính: Minh Minh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/09/2010(Xem: 5513)
Vào những năm đầu Tây lịch, Phật giáo từ miền Đông bắc Ấn Độ truyền vào Trung Quốc, từ đó Phật giáo lại truyền vào bán đảo Hàn Quốc và Nhật Bổn. Ở những quốc gia này, Phật giáo đại thừa được quảng đại quần chúng tin theo và thọ trì. Như các tông phái Tịnh độ khác, Chân tông Tịnh độ cũng thuộc đại thừa Phật giáo. Giáo lý căn bản của Chân tông Tịnh độ cùng tương đồng với các giáo phái đại thừa khác như Thiền tông, Mật tông Tây Tạng là những tông phái được phổ biến thạnh hành ở Tây phương.
04/09/2010(Xem: 6471)
Tổ Long Thọ nói rằng cho một hệ thống nơi mà tính không là có thể, nó cũng có thể có chức năng, và vì chức năng là có thể, tính không cũng có thể. Vì thế khi chúng ta nói về thiên nhiên, căn bản thiết yếu của thiên nhiên là tính không. Tính không hay shunyata nghĩa là gì? Nó không là tính không của sự tồn tại (không đối với có) nhưng đúng hơn là tính không của chân lý (chân không) hay sự tồn tại độc lập, điều này nghĩa là những sự vật khác tồn tại bởi sự lệ thuộc trên những nhân tố khác.
03/09/2010(Xem: 6032)
Theo giáo nghĩa Đạo Phật, có một sự phụ thuộc lẫn nhau rất gần gũi giữa môi trường thiên nhiên và những chúng sinh sống với nó. Vài người bạn đã từng nói với tôi rằng, căn bản tự nhiên của con người là những gì bạo động, nhưng tôi đã nói với họ rằng tôi không đồng ý. Nếu chúng ta thẩm tra những thú vật khác nhau, thí dụ, những thú vật mà chính sự tồn tại của chúng tùy thuộc vào việc lấy đi mạng sống của những thú vật khác, như những con sư tử, beo, hay cọp, chúng ta học rằng căn bản tự nhiên của chúng cung cấp cho chúng với răng nanh và móng vuốt bén nhọn.
28/08/2010(Xem: 10383)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
28/08/2010(Xem: 5042)
Nền giáo dục thiết lập trên nền tảng hiểu biết sự liên hệ giữa nhân duyên, nhân quả của cá nhân và cộng đồng không phải trong một thời gian mà mọi thời gian, và không phải trong một không gian mà mọi không gian là hết sức cần thiết cho đời sống hòa bình, an lạc và văn minh của chúng ta, khiến tự nó có khả năng vãn hồi trật tự và hoàn thiện cho xã hội của chúng ta ngày nay.
14/06/2010(Xem: 3950)
Đời sống quốc gia với hoàn cảnh địa lý và sự ảnh hưởng khí hậu thiên nhiên đã tạo cho Ấn Độ có một lịch sử khác với các quốc gia trên thế giới. Đó là một Ấn Độ có những rừng núi thâm u , tục gọi là Lục địa xanh (Pays blues) đã ảnh hưởng nhiều tới luồng tư tưởng nhân bản, tiến bộ và giải thoát sớm nhất trong lịch sử nhân loại. Các nhà triết học, các luận sư và các luận thuyết trứ danh cũng đều xuất hiện tại xứ sở đầy huyền bí này
15/05/2010(Xem: 7074)
Người học Phật chúng taai cũng đều chứng nghiệm được rằng việc tu học tại xứ người quả thật không đơn giản. Trước tiên vì bối cảnh của quốc độ mình đang trú, sau cùng nhưng lại có ảnh hưởng lớn nhất là cuộc sống của bản thân và chính gia đình mình. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cứ nhìn hay là quán những khúc mắc đó như là một phương tiện trong ý nghĩa của tùy duyên bất biến để học, tu và hành Đạo. Ngoài ra chúng ta cũng đừng quên câu thứ 4 trong mười điều của Luận Bảo Vương Tam Muội có ghi rõ là: xây dựng đạo hạnh thì đừng cầu không bị ma chướng, vì không bị ma chướng thì chí nguyện không kiên cường.
14/05/2010(Xem: 7847)
thế là lá thư tịnh hữu đã thiếu các bạn một kỳ rồi đó. Chúng ta hẳn biết rằng, sự hiện hữu và thành hoại của mọi vạn vật không hề ra ngoài lý nhân duyên và duyên khởi. Nên sự vắng một lần thư trên số báo Viên Giác kỳ trước cũng không ra khỏi phạm trù này vậy! Có; không vì không để mà có và không; không vì không có mà không. Mọi vật, mọi việc đều nằm trong vòng chi phối của nhân và duyên để mà có hay không, thành hay hoại. Đây cũng là tinh túy nội dung một câu chuyện mà ai trong chúng ta đã từng được nghe hoặc đọc rồi. Câu chuyện như sau: giai đoạn đầu thấy núi là núi, sông là sông; giai đoạn giữa thấy núi không là núi, sông không là sông; giai đoạn cuối là thấy núi vẫn là núi và sông cũng vẫn là sông! Theo tôi, ba giai đoạn trên có hiện hữu hay không cũng không ở ngoài nhận thức của chúng ta. Nhưng! Nếu không thấu triệt luật nhân duyên, lý duyên khởi thì mình không thể phá vỡ được những thành kiến, định kiến v.v... Cái mà trong nhà Phật gọi là chấp. Và cũng chính cái này là nhân tố qu
09/05/2010(Xem: 13854)
Có người nói: "Cuộc đời như giấc mộng", có người nói "Cuộc đời như tấn trò", có người nói "Cuộc đời như hạt sương"; cũng có người nói: "Đời là bể khổ", đời người như "khách qua đường", cuộc đời như "mây trôi"! Nếu như những ví von này xác đáng thì cuộc đời quả đáng buồn biết bao.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]